Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_10_bai_23_phong_trao_tay_son_va_su_nghie.doc
Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII - Trường THPT Thái Phiên
- Giáo án giảng dạy Bài 23 Lịch sử 10 1 BÀI 23 PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Thế kỷ XVI - XVIII đất nước bị chia thành 2 miền có chính quyền riêng biệt mà tập đoàn phong kiến thống trị không còn khả năng thống nhất. - Phong trào Tây Sơn trong quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị, đã xóa bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất đất nước. - Trong quá trình đấu tranh, phong trào nông dân còn hoàn thành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến (chống Xiêm và chống Thanh) bảo vệ nền độc lập dân tộc, góp thêm chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước của dân tộc. 2. Về tư tưởng, tình cảm - Giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ đất nước. - Tự hào về tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam. 3. Kĩ năng - Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử. - Bồi dưỡng khả năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Bản đồ Việt Nam có những địa danh cần thiết. - Lược đồ các trận đánh mang tính quyết chiến. - Một số câu nói của vua Quang Trung, thơ ca của người đương thời nói về Quang Trung. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC Cuối thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong đều bước vào giai đoạn khủng hoảng suy tàn. Một phong trào nông dân bùng lêm rầm rộ, mở đầu từ ấp Tây Sơn (Bình Định) và trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình đã làm nên 2 sự nghiệp lớn: Thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững I. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XVIII - Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài, Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc Phong trào nông dân bùng nổ. - 1771, khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định). - Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng trở thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. - 1786 – 1788, nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn PK Trịnh – Lê, thống nhất đất nước. II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CUỐI THẾ KỶ XVIII 1. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785 - Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm 5 vạn quân Xiêm tràn vào nước ta. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thúy 1 THPT Thái Phiên
- Giáo án giảng dạy Bài 23 Lịch sử 10 2 - 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - tỉnh Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm. 2. Kháng chiến chống Thanh (1789) - Vua Lê Chiêu Thống cầu viện, quân Thanh kéo sang nước ta. - 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc. - Mùng 5 Tết 1789, nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. - Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc. III. VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN - 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức) Vương triều Tây Sơn thành lập. - 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc. - Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất. - Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học). - Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp tốt đẹp. - 1792, Quang Trung qua đời. - 1802, Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ. MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1. Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phát triển nông dân Tây Sơn? A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ C. Phong trào nông dân bị đàn áp D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái Câu 2. Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào? A. Năm 1771 B. Năm 1775 C. Năm 1789 D. Năm 1791 Câu 3. Phong trào Tây Sơn bắt đầu từ địa phương nào? A. Tư sản hạ đạo B. Tư sản thượng đạo C. Phủ Quy Nhơn D. Gia Định Câu 4. Từ năm 1771 đến năm 1783, thành tựu mà nghĩa quân Tây Sơn đạt được là A. Đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào B. Đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ toàn bộ Đàng Trong Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thúy 2 THPT Thái Phiên
- Giáo án giảng dạy Bài 23 Lịch sử 10 3 C. Đánh đổ chúa Nguyễn, chiến thắng quân Xiêm xâm lược D. Đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, bước đầu làm suy yếu lực lượng của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài Câu 5. Nguyên cớ để quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1785 là A. Quân Nguyễn nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới của Chân Lạp – thuộc quốc của Xiêm B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn D. Quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với Xiêm Câu 6. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là A. Trận Bạch Đằng B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút C. Trận Chi Lăng – Xương Giang D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa Câu 7. Sử cũ viết: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, chứng tỏ điều gì? A. Những tên lính Xiêm chạy thoát khi nhắc đến quân Tây Sơn thì vô cùng sợ hãi B. Cách đánh giặc tài tình của quân Tây Sơn C. Khẳng định uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn D. Quân Xiêm không dám sang xâm lược nước ta Câu 8. Sau khi làm chủ hầu hết các vùng Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh C. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước D. Tiêu diệt chúa Trịnh lập nên triều đại mới Câu 9. Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước C. Thiết lập vương triều Tây Sơn D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc Câu 10. Kẻ “rước quân Thanh về giày xéo đất nước” là A. Nguyễn Ánh B. Lê Chiêu Thống C. Tôn Sĩ Nghị D. Nguyễn Hữu Chính Câu 11. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh giành thắng lợi vào năm nào A. Năm 1771 B. Năm 1785 C. Năm 1789 D. Năm 1791 Câu 12. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi là A. Nguyễn Nhạc B. Nguyễn Lữ C. Quang Trung – Nguyễn Huệ D. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thúy 3 THPT Thái Phiên
- Giáo án giảng dạy Bài 23 Lịch sử 10 4 Câu 13. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra ở đâu? A. Sông Như Nguyệt B. Chi Lăng – Xương Giang C. Ngọc Hồi – Đống Đa D. Sông Bạch Đằng Câu 14. Phong trào Tây Sơn mang tính chất A. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm B. Cuộc khởi nghĩa nông dân C. Chiến tranh giải phóng dân tộc D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước Câu 15. Hãy đưa ra lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thiện nội dung sau về phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc An Khê, tính Gia Lai) do lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, nghĩa quân đã phần đất từ Quảng Nam trở vào. Từ sau chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, về cơ bản quân Tây Sơn đã làm chủ được toàn bộ Trong những năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ .làm chủ toàn bộ đất nước. A. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ làm chủ Gia Định .tập đoàn Trịnh – Lê. B. Nguyễn Nhạc làm chủ vùng đất Đàng Trong tập đoàn Trịnh – Lê. C. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ làm chủ vùng đất Đàng Trong hai tập đoàn Trịnh – Lê D. Nguyễn Huệ .chiếm được Đàng Trong tập đoàn chúa Trịnh Câu 16. Ý nào không phản ánh đúng biện pháp của vương triều Tây Sơn để ổn định và phát triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Thanh? A. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để kiểm soát đất nước B. Ban Chiếu khuyến nông, để kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất C. Tổ chức giáo dục thi cử để tuyển chọn nhân tài; tổ chức quân đội quy củ,chặt chẽ D. Cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà Thanh Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thúy 4 THPT Thái Phiên