Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 21+22
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 21+22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_an_lich_su_lop_9_tuan_2122.doc
Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 21+22
- ÔN TẬP LỊCH SỬ 9 TUẦN 21 CHỦ ĐỀ 1: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI 1919 – 1925 I. MỤC TIÊU - Các em hiểu được những hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919 – 1925; - Biết vận dụng kiến thức ôn tập để làm bài tập. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. CHỦ ĐỀ : CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 I. MỤC TIÊU - Ở chủ đề này các em khái quát được 04 nội dung cơ bản nhất đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; cao trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931; cuộc vận động dân tộc, dân chủ 1936 – 1939; cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945. - Vận dụng kiến thức ôn tập để làm bài tập. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Nội dung :Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng. a. Hoàn cảnh lịch sử: - Sự ra đời ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng cách mạng dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ, - Ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. - Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã về Hương Cảng để triêụ tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản. (3 đến 7/2/1930 tại Cửu Long - Hương Cảng –Trung Quốc). b. Nội dung. - Thống nhất ba tổ chức cộng sản thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, và điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. c. Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng: - Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản có ý nghĩa và giá trị như một Đại hội thành lập Đảng - Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 1
- 2. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới. - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm đầu thế kĩ XX. - Đảng ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, Vì: + Đối với giai cấp công nhân: Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. + Đối với CMVN: Chấm dứt thời kì khủng hoảng về mặt đường lối, và giai cấp lãnh đạo. Từ đây CMVN thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp Công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây CMVN theo con đường CM tháng 10 Nga vĩ đại. - Đảng CSĐD ra đời khẳng định cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thé giới. - Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và dân tộc Việt Nam. III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN. Bài tập cơ bản. Câu1: Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất 1. Ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc diễn ra sự kiện: A. Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng B. Thành lập An Nam Cộng sản đảng C. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam D. Thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương Câu2: Nêu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa lịch sử Hội nghị thành lập Đảng. Bài tập nâng cao. 2
- ÔN TẬP LỊCH SỬ 9 TUẦN 22 CHỦ ĐỀ : CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 I. MỤC TIÊU - Ở chủ đề này các em khái quát được 04 nội dung cơ bản nhất đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; cao trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931; cuộc vận động dân tộc, dân chủ 1936 – 1939; cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945. - Vận dụng kiến thức ôn tập để làm bài tập. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Nội dung 1 :Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1931. 1. Hoàn cảnh lịch sử bùng nổ cao trào cách mạng 1930 - 1931. - Việt Nam chịu ảnh nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới. + Kinh tế: Chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế như: Nông nghiệp, công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ. + Xã hội: Công nhân thất nghiệp, nống dân bị bần cùng hóa và bị phá sản, TTS thành thị bị điêu đứng, Tư sản dân tộc bị đóng cửa tiệm. - Thực dân Pháp đấy mạnh chính sách khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng vừa mới bùng nổ. - Đảng cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời nên đã lãnh đạo phong trào đấu tranh. Ba yếu tố trên đã làm cho tinh thần Cách mạng của nhân dân ta lên cao và làm bùng nổ cao trào cách mạng 1930 - 1931. 2. Ý nghĩa lịch sử của cao trào cách mạng 1930 - 1931. - Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đã giáng một đòn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai. - Qua thực tiển phong trào cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng thì giai cấp công nhân, nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm: + Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng. + Bài học về xây dựng khối liên minh công nông. + Bài học về sử dụng bạo lực cách mang của quần chúng để giành chính quyền. +Bài học về xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân. 3
- Với những ý nghĩatrên, phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô- Viết Nghệ-Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng tám 1945. Nội dung 2: Cuộc vận động dân tộc dân chủ 1936-1939. 1. Hoàn cảnh lịch sử bùng nổ cuộc vận động dân tộc dân chủ 1936 - 1939 a) Tình hình thế giới - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho mâu thuẫn xã hội trong các nước tư bản thêm sâu sắc, chế độ phát xít được thiết lập ở nhiều nước. - Đại hội lần 7 của Quốc tế cộng sản (7/1935) đã xác định ke thù nguy hiểm của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. - Ở Pháp, mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền và thi hành một số chính sách dân chủ cho các nước thuộc địa. b)Tình hình trong nước - Một số tù chính trị được thả và nhanh chóng hoạt động trở lại. - Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động đến các giai cấp, tầng lớp. Chính sách bóc lột, khủng bố của Pháp càng làm cho cuộc sống của nhân dân ta thêm ngột ngạt. Yêu cầu cải thiện đời sống và thực hiện quyền dân chủ được đặt ra. - Cuộc vân động dân chủ 1936-1939 là một phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn. 2. Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939. a) Chủ trương của Đảng. - Xác định kẻ thù: Bọn phản động Pháp cùng bè lũ tay sai không thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp. - Nhiệm vụ cách mạng: “Chống phát xít, chống Chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự dom dân chủ, cơm áo, hòa bình”. - Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1936) đến 3/1938 đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương. b) Các phong trào tiêu biểu. - Cuộc vận động thành lập Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội. - Phong trào đấu tranh của quần chúng công nông tiêu biểu là cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo (Hà Nội). c) Ý nghĩa: - Qua cuộc vận động dân tộc dân chủ uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng, trình độ chính trị và khả năng công tác của cán bộ được nâng lên, tổ chức Đảng được củng cố và phát trển. - Cuộc vận động dân tộc dân chủ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm như + bài học về sử dụng các hình thức và khẩu hiệu đấu tranh. 4
- + bài học về vận động tổ chức quần chúng đấu tranh. + bài học về xây dựng Mặt trận nhân dân thống nhất. Với những ý nghĩa đó cuộc vận động dân tộc dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Nội dung 3: Hội nghị TW Đảng lần thứ VIII (5/1941) a. Hoàn cảnh: - 1941 phát xít Đức tấn công Liên Xô nên trên thế giới hình thành 2 trận tuyến giữa 1 bên là lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu với 1 bên là phe phát xít Đức - Ý - Nhật. Ngay từ đầu cuộc đấu tranh của nhân dân ta đứng về phía Liên Xô. - 28/1/1941 lãnh tụ NAQ đã về nước triệu tập Hội nghị lần VIII của Ban chấp hành TƯ ĐCSĐD (10 - 19/5/1941 tại Pắc Pó - Cao Bẳng). b. Nội dung: - Hội nghị chủ trương giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương khỏi ách áp bức của Pháp - Nhật - Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”,thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc,Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô giảm tức, chia lại ruộng công", tiến tới thực hiện "Người cày có ruộng" - Chủ trương thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh(gọi tắt là Việt Minh) c. Ý nghĩa lịch sử của hội nghị: - Đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Đảng ta: giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. - Thành lập mặt trận Việt Minh để đoàn kết các lực lượng yêu nước để chống đế quốc. III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN. 1. Bài tập cơ bản. Câu1: Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất 1. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 diễn ra trong bối cảnh: A. Chủ nghĩa phát xít ra đời, đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. B. Quốc tế Cộng sản họp đề ra chủ trương mới C. Liên Xô giúp đỡ các nước thuộc địa D. Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử, thi hành các quyền tự do dân chủ. 2. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là gì? 5
- A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Pháp – Nhật. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai. D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai. Câu 3: Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941) ra đời trong bối cảnh nào? Nội dung? Ý nghĩa hội nghị. Bài tập nâng cao. Câu4: Tại sao cao trào CM 1930 - 1931 nổ ra mạnh mẽ ở Nghệ An, Hà Tĩnh? Câu5: So sánh sự khác nhau cao trào cách mạng 1930 – 1931 với cuộc vận động dân tộc dân chủ 1936 – 1939. 6