Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường - Cao Thị Lực Toàn

docx 8 trang Thu Nguyệt 27/07/2023 2010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường - Cao Thị Lực Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_17_phong_tranh_nga_khi.docx

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường - Cao Thị Lực Toàn

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ LỖ B Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2017 Người dạy: Cao Thị Lực Toàn KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Tự nhiên xã hội- Lớp 2 BÀI 17: PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết: -Kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. 2. Kĩ năng: -Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi tham gia các hoạt động ở trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy tính, máy chiếu. - Đồ dùng cho hoạt động khởi động (một số nhạc cụ gõ). - Đồ dùng cho hoạt động 2: Tranh ảnh, video. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Ổn định: Giới - Lớp trưởng cho các bạn đứng thiệu đại biểu. - Cô xin trân trọng giới thiệu với cả lớp, trong giờ học hôm nay chúng mình rất vinh dự được đón các thầy cô trong BGK về dự tiết học TNXH. Các con hãy nổ một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các thầy cô! Các con đã sẵn sàng vào giờ học chưa? II.Khởi động: * Các con ạ: Các bạn trong Đội văn nghệ của lớp nói với cô rằng: Các bạn muốn gửi đến các thầy cô
  2. giáo và cả lớp 1 tiết mục văn nghệ, chúng ta sẵn sàng đón nhận tình cảm của các bạn chứ? - Cổ vũ cho các bạn nào! - Xin mời đội văn nghệ! GV- Cô mời bạn Lê Giang lên điều khiển phần khởi động giúp cô. Quản trò:- Các bạn ơi! - Lớp đồng thanh: Có chúng tớ đây. -Các bạn đã sẵn sàng chưa - Lớp đồng thanh: Rồi. - Tớ mời cả lớp đứng dậy. - Mời các bạn trong đội văn nghệ - Đội văn nghệ biểu diễn bài lên biểu diễn tiết mục mà các bạn vè - Cả lớp cùng hưởng đã chuẩn bị nào. (6 HS lên bảng ứng. biểu diễn.) - Cảm ơn các bạn- Xin mời các bạn về chỗ, mời cả lớp ngồi xuống. Quản trò : -Các bạn hãy kể tên các trò chơi -Vài học sinh kể. có trong bài vè mà các bạn vừa nghe? -Quản trò nói: Các bạn trả lời đúng rồi. Mình cảm ơn các bạn. Con xin mời cô giáo tiếp tục bài học. III.Bài mới : 1.Khám phá – - Cô cảm ơn các con. Tiết mục của -HS vỗ tay. Giới thiệu bài: các con rất hay. Cô khen cả lớp nào. -Vừa rồi cô thấy các con khởi động rất vui lại kể được một số trò -HS trả lời: Đuổi bắt, trốn chơi trong bài vè. Thế hàng ngày ở tìm, ô ăn quan trường, các con thường chơi những trò chơi gì? -Trong khi chơi có bạn nào bị ngã không? Khi ngã con cảm thấy như -HS: Có.Con thấy đau, sợ thế nào?
  3. -GV nói: Những trò chơi mà các con vừa kể là những hoạt động vui chơi giải trí. Tuy nhiên, khi chơi nếu không cẩn thận chúng ta có thể gây thương tích cho mình và cho người khác. Vì vậy tiết học hôm nay cô sẽ giúp các con biết phòng tránh ngã khi ở trường. Bây giờ các con lấy vở ghi bài cùng cô nào. - Cả lớp mở vở ghi tên bài. 2.Kết nối: - Ghi vở- Nhắc lại tên bài. * Hoạt động 1: Những hoạt -Giáo viên: Bây giờ cô trò mình động nguy hiểm cùng tìm hiểu hoạt động thứ nhất: cần tránh. Những hoạt động nguy hiểm cần tránh. -Để tìm hiểu hoạt động này, cô mời các con mở SGK trang 36- 37. Quan sát tranh 1, 2, 3, 4 và trả lời 2 câu hỏi trên màn hình của cô. -Cô mời 1 bạn đọc lại 2 câu hỏi. - 1 học sinh -GV nêu tiếp yêu cầu: Cô cho các con thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi này nhé. Thời gian hoạt động nhóm bắt đầu. -HS thảo luận nhóm. -GV nói: Bây giờ cô mời bạn Hà Anh lên giúp cô điều khiển phần báo cáo kết quả thảo luận nhóm. -HS: Chúng mình cùng báo cáo kết quả thảo luận các bạn nhé. -Hà Anh lên điều khiển. +Nhóm nào xung phong báo cáo tranh 1? - Đại diện nhóm báo cáo. Hỏi: *Vì sao trèo cây lại nguy hiểm? *Bạn nào có ý kiến khác không?
  4. +Nhóm nào báo cáo tranh 2? Hỏi: *Các bạn có ý kiến gì không? +Còn tranh 3 và tranh 4, nhóm nào báo cáo? Hỏi: *Có bạn nào có ý kiến gì không? Cám ơn các bạn. Con mời cô tiếp tục bài học. GV:Cô cảm ơn bạn Hà Anh và các con. -Bây giờ có bạn nào có ý kiến gì khác không? -Không ạ -Cô cũng đồng ý với kết quả thảo luận của cả lớp. Các con cùng quan sát lên màn hình bức tranh 3 -Chọn hoạt động của tranh và 4, nói cho cô biết: Giữa tranh 3 4.Vì các bạn lên xuống cầu và tranh 4, chúng mình sẽ chọn thang theo hàng, không xô hoạt động ở tranh nào để thực hiện đẩy nhau. theo? Vì sao? GV: Khi lên xuống cầu thang chúng ta cần đi bên phải và đi thẳng hàng, không chen lấn, xô đẩy nhau.Còn hoạt động xô đẩy nhau trên cầu thang hay nhoài người ra ngoài cửa sổ trên nhà tầng để hái hoa hoặc trèo cây, đuổi nhau là những hoạt động gây nguy hiểm cho mình và cho người khác. Chúng mình không được tham gia các hoạt động này và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. -Ngoài những hoạt động dễ gây nguy hiểm mà chúng mình vừa kể trong tranh, lớp mình có bạn nào biết còn có hoạt động cũng gây -HS kể: Đi xe đạp trong nguy hiểm cho mình và cho người trường, trèo lên lan can, khác khi ở trường? trượt cầu thang, .
  5. -Vì sao đi xe đạp trong sân trường -HS trả lời. lại nguy hiểm? Cô cũng đồng ý. Vì vậy chúng mình nhớ không được tham gia vào các hoạt động nguy hiểm này ở trường cũng như ở nhà. * Hoạt động 2: Chuyển ý: Chúng mình đã biết Lựa chọn hoạt những hoạt động dễ gây nguy động bổ ích khi hiểm cho mình và cho người ở trường. khác. Vậy khi ở trường chúng ta nên chọn những hoạt động nào để vui chơi bổ ích, cô trò mình cùng chuyển sang hoạt động 2. -Gv đưa 6 tranh (màn hình). -Yêu cầu: Cô có 6 bức tranh, chúng mình cùng quan sát và nói cho cô, hoạt động ở tranh nào chúng mình nên tham gia hoặc không nên tham gia. Các con đã rõ yêu cầu của cô chưa? Để thực hiện yêu cầu này cô mời các con thảo luận nhóm đôi. Thời -Quan sát, thảo luận nhóm gian thảo luận nhóm bắt đầu. đôi. -Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận. -Đại diện nhóm báo cáo. -Mời ý kiến của nhóm khác. GV nói: Chúng mình nên chọn những hoạt động bổ ích để tham gia, tránh gây nguy hiểm cho mình và người khác khi ở trường. -Bây giờ mời các con hướng mắt lên màn hình xem 1 đoạn video ngắn ghi lại một số hoạt động của các bạn trường mình. Các con hãy -HS xem video. quan sát và xem các bạn đã tham gia những hoạt động nào? Hỏi: +Kể tên các hoạt động có -HS kể.
  6. trong đoạn video trên? +Con có nhận xét gì về các hoạt động mà các bạn trường mình đã tham gia? + Bạn nào có thể kể thêm những hoạt động bổ ích khác? + Con đã tham gia những hoạt động bổ ích nào? + Con cảm thấy thế nào khi -HS nêu. tham gia các hoạt động này? GV chốt: Đây là những hoạt động bổ ích nhưng các con vẫn cần phải cẩn thận khi chơi. * Hoạt động 3: *Trò chơi: Củng cố - Dặn Giờ cô trò mình cùng tham gia dò: một trò chơi, các con có thích không? Trò chơi của cô có tên gọi: Đây là trò chơi mà chúng mình đã tham gia chơi hàng ngày. Nhưng -HS lắng nghe. cô vẫn muốn nhắc lại cách chơi cho chúng mình nhớ. -Mời các bạn lên tham gia. -Trò chơi bắt đầu. -HS tham gia chơi. Hỏi: + Khi tham gia trò chơi con -HS trả lời. cần lưu ý điều gì? + Nếu chẳng may con hay bạn bị ngã, con cần phải làm gì? +Cô mời ý kiến khác? -Cảm ơn các con! -Bài học hôm nay các con cần nhớ -HS trả lời: Không tham gia điều gì? hoạt động nguy hiểm.Nên
  7. chọn hoạt động bổ ích để GV chốt: Nên chơi những trò chơi. chơi vui vẻ lành mạnh, như nhảy dây, múa hát tập thể, bắn bi, đá bóng, đá cầu, Không nên chơi những trò chơi nguy hiểm, hoặc leo trèo lên lan can cầu thang, cây cối xung quanh trường để giữ an toàn cho mình và người khác khi ở trường. -Giờ học hôm nay cô thấy lớp mình học rất sôi nổi.Vậy cô đố bạn nào biết: Ai sôi nổi nhất? -HS bình chọn và khen bạn. (khen). -Chuẩn bị bài sau: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN Đường Thị Thắm Cao Thị Lực Toàn
  8. Nghe vẻ, nghe ve Còn bao nhiêu trò Nghe vè, hoạt động. Lò cò, bắn bị Nhà trường sân rộng Nhảy dây, đá cầu Vui chơi cẩn thận. Chơi chuyền, múa hát Qua cầu thang rộng, Chơi trong bóng mát Chớ xô đẩy nhau, Vui thật là vui Sân sau bóng mát, Chúc thầy cô khỏe Không trèo cây cao, Các bạn vui vẻ Hàng rào lan can, Làm nhiều việc hay Không leo lên đó. Nói đến đây thôi Nguy hiểm nguy hiểm. Đến giờ học tiếp, học tiếp, học tiếp, .