Giáo án Vật lí Lớp 11 - Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân, trang sức xi mạ - Vũ Thị Ngọc Ánh

pdf 19 trang Đăng Bình 05/12/2023 470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 11 - Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân, trang sức xi mạ - Vũ Thị Ngọc Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_11_bai_14_dong_dien_trong_chat_dien_phan.pdf

Nội dung text: Giáo án Vật lí Lớp 11 - Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân, trang sức xi mạ - Vũ Thị Ngọc Ánh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG  GGIIÁÁOO ÁÁNN VVẬẬTT LLÍÍ 1111 DDÒÒNNGG ĐĐIIỆỆNN TTRROONNGG CCHHẤẤTT ĐĐIIỆỆNN PPHHÂÂNN TTRRAANNGG SSỨỨCC XXII MMẠẠ Người soạn: Vũ Thị Ngọc Ánh Đơn vị công tác: Trường THPT Đinh Tiên Hoàng Năm học: 2018-2019 Vũng Tàu, 2018
  2. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 Tiết Ngày soạn: BÀI 14: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN, TRANG SỨC XI MẠ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu được tính dẫn điện của chất điện phân, hiện tượng điện phân. Nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân. Hiểu được cơ chế xảy ra hiện tượng dương cực tan, điều kiện để xảy ra hiện tượng và giải thích được hiện tượng dương cực tan. Ứng dụng hiện tượng điện phân, dương cực tan trong kinh doanh trang sức xi mạ Nội dung định luật Faraday về hiện tượng điện phân 2. Kĩ năng Tiến hành các thí nghiệm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Sử dụng kiến thức đã biết - sự điện li ( hóa học 11) để tìm ra hạt tải điện trong chất điện phân, giải thích hiện tượng xảy ra ở các điện cực. Kỹ năng làm việc theo nhóm để tìm ra kiến thức. Kỹ năng thuyết trình, tham gia thảo luận và phản biện một vấn đề nào đó. Tìm hiểu ngành nghề,cơ sở sản xuất, kinh doanh trang sức xi mạ tại địa phương. 3. Thái độ Quan tâm tới hiện tượng điện phân, hiện tượng dương cực tan, ứng dụng của hiện tượng này trong đời sống, trong sản xuất kinh doanh trang sức xi mạ. Yêu thích môn học, tìm hiểu giải thích các hiện tượng vật lí trong tự nhiên. Hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động học tập. Tham gia tích cực và có ý kiến xây dựng bài học thông qua việc hoàn thành các phiếu học tập, các nhiệm vụ được giao. 4. Phát triển năng lực Năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề , năng lực sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu KHTN&XH, công nghệ. Năng lực giải quyết vấn đề nghiên cứu của bài học trong SGK và thực tiễn. Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. Năng lực tìm tòi, khám phá về công nghệ xi mạ trang sức. Năng lực tính toán, trình bày và thảo luận thông tin. Năng lực thực hành. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Video clip, ảnh về quá trình mạ xi kim loại. Bộ dụng cụ thí nghiệm dòng điện trong chất điện phân. Vũ Thị Ngọc Ánh Page 1
  3. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 Các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS. Kế hoạch dạy học, câu hỏi kiểm tra đánh giá Phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo Liên hệ với các cơ sở kinh doanh trang sức xi mạ để tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm thực tiễn. 2. Học sinh Ôn lại kiến thức về dòng điện trong kim loại, một số kiến thức về dòng điện, thuyết điện li. SGK, vở ghi bài, Internet, tư liệu GV cung cấp Tìm hiểu về trang sức xi mạ, dự kiến các câu hỏi dùng trong trải nghiệm thực tiễn. Điện thoại, máy ghi âm, vở ghi, bút để ghi nhận kiến thức khi trải nghiệm thực Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập III. Thiết kế tổ chức các hoạt động học của học sinh 1. Dự kiến tổ chức các hoạt động học theo thời gian như bảng dưới đây Quá trình Thời lượng Hoạt động Nội dung hoạt động dạy học dự kiến *. Chuẩn bị trải nghiệm Học sinh tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến các trang sức xi mạ, các giai đoạn của quá trình xi mạ kim loại qua SGK, qua các nguồn thông tin khác như Trong 1 sách, internet, , các vấn đề cần giải ngày, gồm: quyết, những thắc mắc, xây dựng hệ Hoạt động 1: 1 buổi tham thống các câu hỏi trải nghiệm. Chuẩn bị và quan từ Tình *. Trải nghiệm thực tế tham gia trải 1giờ đến 2 huống Học sinh thăm quan và trải nghiệm nghiệm thực giờ. xuất phát thực tiễn tại hai cơ sở kinh doanh vàng tiễn, xây dựng Làm báo bạc và trang sức xi mạ Hiền Lộc và Kim báo cáo cáo trải Mai. Ghi lại những thông tin quan sát và nghiệm 1 nghe được vào phiếu học tập 01. đến 2 giờ *. Xây dựng báo cáo Học sinh tìm hiểu thêm các thông tin từ các nguồn khác (sách báo, Internet), thảo luận nhóm, làm báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm . Hình Hoạt động 2: Học sinh lắng nghe báo cáo của các 55 phút thành Hình thành hệ nhóm khác, đọc sách giáo khoa, làm thí ở lớp Vũ Thị Ngọc Ánh Page 2
  4. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 kiến thức thống kiến nghiệm , thảo luận hình thành các kiến thức thức về bản chất dòng điện trong chất điện phân, hiện tượng dương cực tan và xi mạ kim loại. Hoạt động 3: Chọn từ 1 đến 2 nhóm báo cáo kết quả 15 phút báo cáo kết thu thập từ trải nghiệm và từ quá trình ở lớp quả thảo luận của nhóm. Hoạt động 4: Luyện Hệ thống hóa - Làm thí nghiệm xi mạ một đồ vật. 15 phút tập kiến thức và - Hệ thống hóa kiến thức bài học. ở lớp luyện tập 5 phút Giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm: Vận giao nhiệm Hoạt động 5: - Tìm hiểu các công nghệ xi mạ kim loại dụng, tìm vụ và 01 Tìm tòi mở khác. tòi mở tuần xây rộng kiến thức - Tìm hiểu kĩ quy trình xử lí chất thải rộng dựng sản của ngành xi mạ kim loại phẩm nhóm 2. Thiết kế nhiệm vụ cho từng hoạt động học 2.1 Hoạt động 1: Trải nghiệm thực tế tại cơ sở kinh doanh vàng bạc, trang sức xi mạ a. Thiết bị, đồ dùng dạy học - Điện thoại, máy ghi âm, giấy, bút. - Phiếu học tập số 1. b. Mục tiêu Qua trải nghiệm thực tế nhận ra được tình huống xuất phát, thấy hứng thú với bài mới, hứng thú với ngành kinh doanh trang sức xi mạ. c. Gợi ý tổ chức hoạt động Giáo viên liên hệ với cơ sở kinh doanh thống nhất thời gian trải nghiệm thực tiễn Chia lớp thành 4 nhóm Phổ biến kế hoạch tham quan, giao nhiệm vụ, phiếu học tập số 1 d. Sản phẩm mong muốn Sau khi trải nghiệm thực tiễn, thảo luận ở nhà, học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1. Đại diện nhóm thuyết trình, báo cáo kết quả trải nghiệm. 2.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức bản chất dòng điện trong chất điện phân Nhiệm vụ 1: Thí nghiệm 1: kiểm chứng sự dẫn điện của chất điện phân Nhiệm vụ 2: Hình thành kiến thức: bản chất dòng điện trong chất điện phân a. Thiết bị, đồ dùng dạy học Sách giáo khoa. Bộ thí nghiệm hiện tượng điện phân. Vũ Thị Ngọc Ánh Page 3
  5. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 Phiếu học tập số 2. Hình ảnh mô phỏng chuyển động của các ion dưới tác dụng của điện trường. b. Mục tiêu Học sinh hiểu hạt tải điện trong chất điện phân là gì. Nêu được bản chất dòng điện của chất điện phân. Hiểu được dòng điện trong chất điện phân vừa tải điện lượng vừa tải cả vật chất c. Gợi ý tổ chức Học sinh thiết kế sơ đồ và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng sự dẫn điện chất chất điện phân Hướng dẫn học sinh dựa vào thuyết điện li, tác dụng của điện trường đối với các ion để hình thành bản chất dòng điện trong chất điện phân. d. Sản phẩm mong đợi Sau khi tiến hành thí nghiệm và thảo luận nhóm, học sinh thuyết trình kết quả tìm hiểu về sự dẫn điện của chất điện phân, bản chất dòng điện trong chất điện phân. 2.3 Hoạt động 3: Hình thành kiến thức hiện tượng dương cực tan Nhiệm vụ 1: Giải thích hiện tượng xảy ra ở cực âm của bình điện phân trong thí nghiệm 1 ( thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 với hai điện cực trơ). Nhiệm vụ 2: Thí nghiệm 2: điện phân dung dịch CuSO4 với cực dương bằng đồng a. Thiết bị, đồ dùng dạy học Sách giáo khoa. Bộ thí nghiệm hiện tượng điện phân. Phiếu học tập số 3. b. Mục tiêu và nhiệm vụ của học sinh Học sinh đề xuất phương án thí nghiệm 2 dựa trên thí nghiệm 1 đã làm Nhận biết, giải thích được hiện tượng xảy ra ở hai điện. Nắm được điều kiện xảy ra hiện tượng dương cực tan. c. Gợi ý tổ chức Gợi ý để học sinh lắp ráp thí nghiệm 2 Hướng dẫn học sinh giải thích quá trình trao đổi điện tích giữa các ion với điện cực dựa vào kiến thức về phản ứng ôxi hóa khử. d. Sản phẩm mong đợi: Hoàn thành phiếu học tập số 3, đại diện nhóm thuyết trình 2.4 Hoạt động 4: Hình thành kiến thức các định luật Faraday về hiện tượng điện phân a. Thiết bị, đồ dùng dạy học Sách giáo khoa. b. Mục tiêu và nhiệm vụ của học sinh Vũ Thị Ngọc Ánh Page 4
  6. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, trao đổi thảo luận để nắm kiến thức của các định luật Faraday về hiện tượng điện phân c. Gợi ý tổ chức Hướng dẫn Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa, trao đổi, chiếm lĩnh tri thức d. Sản phẩm mong đợi: Học sinh hiểu và vận dụng được định luật Faraday về hiện tượng điện phân 2.5 Hoạt động 5: Ứng dụng của hiện tượng điện phân - Xi mạ trang sức Nhiệm vụ 1: Báo cáo của nhóm sau khi trải nghiệm thực tế tại cửa hàng vàng, bạc, trang sức xi mạ ( Phiếu học tập số 01 ) Nhiệm vụ 2: Thí nghiệm 3: thực hành mạ vàng cho một đồ vật. a. Thiết bị, đồ dùng dạy học Bộ thí nghiệm hiện tượng điện phân. Phiếu học tập số 4. b. Mục tiêu và nhiệm vụ của học sinh Học sinh đề xuất phương án thí nghiệm 3 dựa trên hiện tượng dương cực tan. Nhận biết, giải thích được hiện tượng xảy ra ở cực âm catôt. Nắm được nguyên tắc xi mạ trang sức. c. Gợi ý tổ chức Gợi ý để học sinh lắp ráp thí nghiệm 3 Các nhóm làm thí nghiệm d. Sản phẩm mong đợi: Mạ vàng thành công cho sản phẩm IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp ( 1 phút) 2. Hình thức tổ chức dạy học Bài học được tiến hành trong 3 tiết (2 tiết trên lớp và 1 tiết ở nhà) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV chia lớp thành 4 nhóm, đề nghị bầu - Bầu nhóm trưởng và thư ký nhóm trưởng, thư ký từng nhóm. - Tổ chức dạy học theo từng hoạt động: - Lắng nghe GV giao nhiệm vụ. + Phát phiếu học tập cho từng nhóm, chiếu - Hỗ trợ nhau làm việc, hoàn thành các phiếu học tập lên màn hình phiếu học tập + GV quan sát hoạt động của HS, hỗ trợ kịp - Các thành viên trong nhóm thảo thời các tình huống phát sinh. luận và hoàn thành các nhiệm vụ ghi + Kiểm tra cách ghi chép của thư ký. trên phiếu học tập. Sau đó báo cáo + Đưa ra kết luận về nội dung kiến thức cần trước lớp. Vũ Thị Ngọc Ánh Page 5
  7. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 tìm hiểu. Hệ thống và chuẩn hóa các kiến - Quan sát hoạt động của các thành thức. viên để có sự đánh giá lẫn nhau + Kiểm tra và đánh giá sự hoạt động của các trong hoạt động nhóm. thành viên trong nhóm. Lắng nghe và thảo luận ý kiến, báo + Giáo viên cho điểm từng nhóm. Tổng kết cáo của các nhóm khác điểm cuối tiết học. GV: Giới thiệu cách đánh giá quá trình hoạt động theo các tiêu chí ( phần phụ lục ) 3. Bài mới ( Kiểm tra kiến thức cũ trong quá trình hình thành kiến thức mới ) Hoạt động 1: *. Học sinh đã trải nghiệm thực tế tại cơ sở kinh doanh vàng bạc, trang sức xi mạ. Sản phẩm trải nghiệm sẽ báo cáo vào giữa tiết học *. Đặt vấn đề cho bài mới, tạo tình huống xuất phát Giáo viên làm thí nghiệm mạ vàng cho một chiếc nhẫn bạc, phát vấn học sinh dự đoán hiện tượng xảy ra? Dự đoán này sẽ được kiểm chứng vào giữa tiết học. Hoạt động 2: Bản chất dòng điện trong chất điện phân Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Chuyển giao nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ : I. Bản chất dòng điện trong chất Phiếu học tập số 2 *. Nhiệm vụ 1: điện phân *. Nhiệm vụ 1: kiểm 1. Thí nghiệm 1: kiểm chứng chứng sự dẫn điện HS: Thảo luận đề ra các sự dẫn điện của chất điện của chất điện phân dụng cụ cần sử dụng. phân. GV: Nghe báo cáo các HS: Thảo luận nhóm, vẽ nhóm, thống nhất sơ đồ mạch điện. phương án thí nghiệm . GV: Kiểm tra mạch HS: Tiến hành thí nghiệm, điện của từng nhóm. quan sát hiện tượng. *. Kết luận GV: Nhận xét, chuẩn Trả lời vào phiếu học tập Dung dịch muối CuSO4 dẫn hóa kiến thức. điện. Chuyển giao nhiệm vụ 2 Thực hiện nhiệm vụ 2 2. bản chất dòng điện trong chất bản chất dòng điện điện phân trong chất điện phân HS:Thảo luận hoàn thành * Chất điện phân gồm các dung GV: Nghe báo cáo các nhiệm vụ 2 trong phiếu dịch (muối, axit, ba giơ), muối nhóm, chẩn hóa kiến học tập số 02 . nóng chảy thức. a. Hạt tải điện trong chất điện GV: Lưu ý học sinh HS:Cử đại diện nhóm phân hướng chuyển động của trình bày báo cáo * Trong dung dịch CuSO4 Vũ Thị Ngọc Ánh Page 6
  8. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 22 từng loại ion trong dung CuSO Cu SO4 dịch. 22 => Hạt tải điện là Cu ;SO4 GV: Giao nhiệm vụ về *. Hạt tải điện trong chất điện nhà HS: Lắng nghe báo cáo, phân là các ion âm, ion dương. ? Tại sao chất điện trao đổi để bổ xung, chuẩn => Chất điện phân dẫn điện phân dẫn điện không tốt hóa kiến thức. b. Bản chất dòng điện trong bằng kim loại? chất điện phân ? So sánh sự phụ thuộc Dòng điện trong chất điện của điện trở suất của HS:Trả lời vào phiếu học phân là dòng ion dương và ion kim loại, của chất điện tập. âm chuyển động có hướng theo phân vào nhiệt độ. Giải hai chiều ngược nhau. thích ? Hoạt động 3: Hiện tượng dương cực tan Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Chuyển giao nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ 1 : II. Hiện tượng dương cực tan Phiếu học tập số 03 1. Thí nghiệm 2 Nhiệm vụ 1: Giải thích HS: Vận dụng kiến thức Điện phân dung dịch CuSO4 hiện tượng xảy ra ở cực hóa học về phản ứng ôxi với cực dương bằng đồng (Cu) âm của bình điện phân hóa, khử để giải thích *. Hiện tượng : trong thí nghiệm 1 hiện tượng đồng bám vào Cực âm catôt có đồng bám vào cực âm catôt Cực dương anôt bị bào mòn (tan dần) *. Giải thích: Nhiệm vụ 2: điện phân Thực hiện nhiệm vụ 2 : - Tại cực âm catôt: 2 dung dịch CuSO4 với cực Cu 2 e Cu dương bằng đồng (Cu) => Đồng bám vào catot - Tại cực dương anốt : GV: Nghe báo cáo các HS: Thảo luận nhóm, Cu Cu2 2 e 22 nhóm, thống nhất thống nhất phương án. SO44 Cu CuSO phương án thí nghiệm . => Đồng tan ra ở cực dương anot GV: quan sát kết quả thí HS: Tiến hành thí *. Chú ý : nghiệm của từng nhóm nghiệm. Quan sát, giải - Dung dịch CuSO4 vận chuyển thích hiện tượng được đồng từ cực dương tới cực âm. giao. - Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng GV: Nhận xét, chuẩn Trả lời vào phiếu học tập mà còn tải cả vật chất. Vũ Thị Ngọc Ánh Page 7
  9. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 hóa kiến thức. 2. Hiện tượng dương cực tan *. Dương cực tan là hiện tượng điện phân trong đó cực dương bị tan dần. *. Điều kiện để có dương cực tan là kim loại làm cực dương trùng với kim loại của muối trong dung dịch chất điện phân. Hoạt động 4: Các định luật Faraday về hiện tượng điện phân. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Chuyển giao nhiệm Thực hiện nhiệm vụ 1 : III. Các định luật Faraday về Nghiên cứu sách giáo hiện tượng điện phân khoa HS: đọc sách, thảo luận 1. Định luật Faraday thứ nhất GV: Tìm hiểu, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ *. Nội dung (SGK) để hiểu nội dung, biểu được giao *. Biểu thức định luật thức của các định luật m=kq (14.1) Faraday về hiện tượng k: đương lượng điện hóa của điện phân . chất tan ra (bám vào) điện cực 2. Định luật Faraday thứ hai GV: kết hợp công thức *. Nội dung (SGK) (14.1) và (14.2) hình *. Biểu thức định luật 1A thành công thức (14.3) k (14.2) Fn F: hằng số Faraday *. Kết hợp (1),(2) 1 A 1 A m q It (14.3) F n F n Hoạt động 5: Luyện tập mạ vàng cho một vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Chuyển giao nhiệm vụ : Thực hiện nhiệm vụ 1 : IV. Ứng dụng của hiện tượng Phiếu học tập số 04 Nhiệm vụ 1: Báo cáo điện phân - Trang sức xi mạ Nhiệm vụ 1: Báo cáo trải nghiệm thực tế . Trang sức xi mạ là một trải nghiệm thực tế . loại trang sức được làm bằng hợp kim, nấu và đổ vào khung Vũ Thị Ngọc Ánh Page 8
  10. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 GV: Chọn 1 nhóm báo HS: Cử đại diện báo cáo được chế tạo từng công đoạn cáo kết quả trải nghiệm. kết quả trải nghiệm. khác nhau. Sau khi được vào GV: Kiểm chứng lại dự khung và thành phẩm, người ta đoán của học sinh lúc đem đi xử lý và sản phẩm được đầu giờ học. khoác lên một lớp chất sáng Dẫn dắt từ thí nghiệm mạ đẹp y như hàng thật (tuỳ theo vàng đến vấn đề kinh yêu cầu của người tiêu dùng là doanh các trang sức xi áo Vàng 24k, 18k hay là Bạch mạ. kim). Chuyển giao nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ 2 : Xi mạ kim loại là ứng 2: Thực hành mạ vàng Thí nghiệm 3: thực dụng của hiện tượng điện phân cho một đồ vật. hành mạ vàng cho một đồ vật. GV: Nghe báo cáo các HS: Thảo luận thống nhóm, thống nhất nhất phương án bố trí thí phương án thí nghiệm . nghiệm. GV: quan sát kết quả thí nghiệm của từng nhóm HS: Tiến hành thí GV: Nhận xét. Rút kinh nghiệm 3 nghiệm thí nghiệm. GV: Nghe báo cáo các HS: Báo cáo kết quả tự nhóm, nhận xét, chuẩn tìm hiểu kiến thức về xi hóa kiến thức . mạ kim loại và ứng dụng của ngành xi mạ trong công nghiệp, trong đời sống Hoạt động 5: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà *.Củng cố Câu 1: Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển của A. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron ngược chiều điện trường B. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường C. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường D. các ion và electron chuyển động có hướng trong điện trường Câu 2: Trong thí nghiệm điện phân, electron tham gia dẫn điện ở A. Trong lòng chất điện phân B. trên bề mặt chất điện phân C. trên dây dẫn và các điện cực kim loại D. electron không tham gia dẫn điện. *. Giao nhiệm vụ về nhà Vũ Thị Ngọc Ánh Page 9
  11. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 +. Phiếu học tập số 5 +. Chất thải của ngành xi mạ kim loại ảnh hưởng đến con người và môi trường như thế nào? Tìm hiểu thêm về qui trình xử lí chất thải của ngành xi mạ? *. Tổng kết điểm từng nhóm vào cuối giờ học. V. Rút kinh nghiệm tiết dạy Vũ Thị Ngọc Ánh Page 10
  12. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01 Trường THPT: Lớp: Họ và tên: Nhóm BẢN THU HOẠCH TRẢI NGHIỆM Hoạt động 1 Trải nghiệm thực tế tại cơ sở kinh doanh vàng bạc, trang sức xi mạ Hiền Lộc và cơ sở Kim Mai A. Chú ý an toàn : - Tuân thủ các quy định của cơ sở, của người hướng dẫn. - Không sờ vào máy móc, các vật dụng bày bán trên kệ, quầy hàng. B. Yêu cầu quan sát Quan sát các thiết bị, sản phẩm kinh doanh của cơ sở kinh doanh vàng bạc và trang sức xi mạ . Hỏi người hướng dẫn những thông tin và hoàn thiện các mục sau 1. Cơ sở kinh doanh mặt hàng gì? Sản phẩm mạ của cửa hàng dựa là ứng dụng thuộc lĩnh vực nào? Trang sức xi mạ là gì? Vì sao cần xi mạ trang sức? 2. Quan sát quá trình xi mạ sản phẩm. Tìm hiểu các giai đoạn chính của quá trình này? 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm mạ? Làm thế nào để sản phẩm mạ đều màu, để điều chỉnh độ dày, mỏng của lớp mạ? 4. Công nghệ xi mạ và môi trường Chất thải của quá trình xi mạ có ảnh hưởng tới môi trường không? Hiện nay cơ sở đã xử lí chất thải trong quá trình xi mạ như thế nào? 5. Các cảm nhận về buổi trải nghiệm. Yêu cầu: Hoàn thành phiếu cá nhân sau buổi trải nghiệm, sau đó làm việc nhóm tại nhà để xây dựng báo cáo sản phẩm nhóm về các vấn đề trên để trình bày tại lớp vào giờ học về các tật của mắt (trình bày từ 5 đến 7 phút). Vũ Thị Ngọc Ánh Page 11
  13. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02 Nhóm Hoạt động 2:Bản chất của dòng điện trong chất điện phân Nhiệm vụ 1: Thí nghiệm 1: kiểm chứng sự dẫn điện của chất điện phân 1. Để kiểm tra dung dịch đồng sunphat CuSO4 có dẫn điện không ta cần sử dụng những dụng cụ thí nghiệm nào? 2. Với các dụng cụ đã chọn ở trên a. Lắp ráp sơ đồ và tiến hành thí nghiệm b. Quan sát kim điện kế rút ra kết luận về sự dẫn điện của dung dịch CuSO4? Nhiệm vụ 2: Hình thành kiến thức: bản chất dòng điện trong chất điện phân 1. Giải thích sự dẫn điện của dung dịch CuSO4 Vẽ Bổ sung vào hình bên - tên của các hạt tải điện trong dung dịch CuSO4 - hướng của điện trường ngoài E - hướng chuyển động của các hạt tải điện dưới tác dụng của điện trường ngoài => Kết luận : Hạt tải điện trong dung dịch CuSO4 là Hạt tải điện trong chất điện phân là 2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân => Bản chất dòng điện chất điện phân: Vũ Thị Ngọc Ánh Page 12
  14. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03 Nhóm Hoạt động 3: Hiện tượng dương cực tan Nhiệm vụ 1: Giải thích hiện tượng xảy ra ở cực âm của bình điện phân trong thí nghiệm 1 ( điện phân dung dịch CuSO4). Quan sát cực âm K (catôt) của bình điện phân và nêu hiện tượng xảy ra ở cực này. => hiện tượng : Giải thích sự trao đổi điện tích tại cực âm catôt ? Nhiệm vụ 2: Thí nghiệm 2: điện phân dung dịch CuSO4 với cực dương bằng đồng (Cu) 1. Sử dụng các dụng cụ trong thí nghiệm 1,em hãy đề xuất phương án thí nghiệm 2? 2. Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm 2 3. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra ở hai điện cực? Giải thích sự trao đổi điện tích ở hai điện cực này? *. Ở cực âm K (catôt) của bình điện phân Hiện tượng Giải thích *. Ở cực dương A (anôt) của bình điện phân Hiện tượng Giải thích 4. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm 2 gọi là hiện tượng dương cực tan. Điều kiện để xảy ra hiện tượng dương cực tan là gì ? Vũ Thị Ngọc Ánh Page 13
  15. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 04 Nhóm Hoạt động 4: Xi mạ trang sức Nhiệm vụ 1: Báo cáo của nhóm sau khi trải nghiệm thực tế tại cửa hàng vàng, bạc, trang sức xi mạ Nhiệm vụ 2: Thí nghiệm 3: thực hành mạ vàng cho một đồ vật. 1. Em hãy đề xuất phương án mạ vàng cho một đồ vật 2. Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm Kết quả Rút kinh nghiệm PHIẾU HỌC TẬP SỐ 05 Trường THPT: Lớp: Họ và tên: Nhóm TÌM HIỂU NGÀNH SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẠ KIM LOẠI ( MẠ CROM, MẠ NIKEN, MẠ KẼM, MẠ ĐỒNG ) (định hướng nghề nghiệp) Cơ sở Lĩnh vực sản Yêu cầu Mức thu Nhu cầu Đánh giá, nhận (tên, địa xuất/kinh về con nhập nhân lực định về sự phát chỉ) doanh người trung triển vực này chế tạo buôn bình bán Vũ Thị Ngọc Ánh Page 14
  16. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỪNG NHÓM THÔNG QUA CÁC NĂNG LỰC ĐẠT ĐƯỢC Đánh giá mức độ phát triển năng TT Tiêu chí lực, hoạt động trải nghiệm thực tế/ Nhận xét Điểm đạt được Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 1. Năng lực tự chủ và tự học Tìm hiểu thông tin về vấn đề trải nghiệm Đánh giá mức độ chính xác của nguồn thông tin Đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng Thiết kế tiến hành phương án thí nghiệm sau trải nghiệm 2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Đặt được câu hỏi về: Điều kiện để có hiện tượng, nguyên tắc, cấu tạo của hoạt động, mối liên hệ giữa các đại lượng Tiến hành suy luận logic đề xuất giả thiết, suy luận ra các hệ quả có thể kiểm tra bằng thực nghiệm Khái quá hóa, rút ra kết luận từ kết quả thu được Vũ Thị Ngọc Ánh Page 15
  17. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 Chỉ ra ứng dụng và giới hạn ứng dụng các kiến thức vật lí trong đời sống và kĩ thuật 3. Năng lực Thẩm mĩ Tạo ra sản phẩm có tính khoa học và thẩm mĩ Nhận thức được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên, của quy luật vật lí 4. Năng lực thể chất Điều chỉnh hoạt động cơ thể một cách hợp lí 5. Năng lực giao tiếp Sử dụng ngôn ngữ, cách thức diễn đạt khoa học các tình huống liên quan tới các sự kiện vật lí Sử dụng ngôn ngữ vật lí để mô tả, giải thích hiện tượng vật lí Đưa ra các lập luận logic, biện chứng chặt chẽ về sự vật , hiện tượng, quá trình vật lí 6. Năng lực hợp tác Thống nhất được quy trình làm việc nhóm Vũ Thị Ngọc Ánh Page 16
  18. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 Giữ thái độ đúng mực, chân thành khi trao đổi, đóng góp ý kiến Thực hiện nhiệm vụ được giao vì thành công chung của nhóm 7. Năng lực tính toán Mô hình hóa quy luật vật lí bằng các công thức toán học Sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã biết ra hệ quả, kiến thức mới Thực hiện tính toán đưa ra lựa chọn phù hợp 8. Năng lực công nghệ và tin học Sử dụng máy vi tính để tính toán, đánh giá các quá trình vật lí Sử dụng các phần mềm hỗ trợ tương ứng Sử dụng máy vi tính để thu thập, phân tích xử lí thông tin Khai thác, chia sẻ, trao đổi thông tin qua internet hiệu quả Tổng điểm đạt được Vũ Thị Ngọc Ánh Page 17
  19. THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo án Lý 11 Thang điểm cho mỗi nhóm là: Tốt: 3 điểm, Khá: 2 điểm, Trung bình: 1 điểm Chưa hoàn thành: 0 điểm Vũ Thị Ngọc Ánh Page 18