Lý thuyết và bài tập Địa lí Lớp 12 - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết và bài tập Địa lí Lớp 12 - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ly_thuyet_va_bai_tap_dia_li_lop_12_bai_6_dat_nuoc_nhieu_doi.pdf
Nội dung text: Lý thuyết và bài tập Địa lí Lớp 12 - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi - Trường THPT Thái Phiên
- BÀI GIẢNG 2 LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN MÔN ĐỊA LÍ 12 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM Có 4 đặc điểm của tự nhiên VN: - Đất nước nhiều đồi núi - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Thiên nhiên phân hóa đa dạng BÀI 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I. Đặc điểm chung của địa hình 1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích. - Đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích. - Nếu tính cả đồng bằng và núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích, núi có độ cao trung bình (1000m – 2000m) chiếm 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%. * Địa hình đồi núi thấp là chủ yếu khiến cho tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta được bảo toàn. 2. Cấu trúc địa hình khá đa dạng - Địa hình có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, có tính phân bậc theo độ cao. - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng. - Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: + Hướng TB - ĐN (vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc) + Hướng vòng cung (vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam). 3. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Xâm thực mạnh ở vùng núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng. 4. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người Các hoạt động của con người làm cho địa hình bị biến đổi : Khai thác khoáng sản, chặt phá rừng, làm đường hầm II. Các khu vực địa hình 1. Khu vực đồi núi: a. Vùng núi: Có 4 vùng núi * Vùng núi Đông Bắc: Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng (phía đông thung lũng sông Hồng). Hướng núi: vòng cung. Đặc điểm: - Chủ yếu là đồi núi thấp - Có 4 cánh cung lớn (cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở dãy núi Tam Đảo, mở rộng về phía bắc và phía đông. - Hướng nghiêng: tây bắc - đông nam, thể hiện: + Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. + Các khối núi đá vôi trên 1000m nằm ở biên giới Việt -Trung + Trung tâm là vùng đồi núi thấp + Về phía biển, độ cao còn khoảng 100m. - Các sông cũng có hướng vòng cung (sông Gâm, sông Lô ) * Vùng núi Tây Bắc: Phạm vi: nằm giữa sông Hồng và sông Cả
- Hướng núi: tây bắc - đông nam. Hình thái chung: - Địa hình cao nhất nước ta. - Có 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam: + Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, có đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m. + Phía Tây là các dãy núi trung bình chạy dọc biên giới Việt - Lào (như dãy Pu đen đinh, Pu-sam- sao). + Ở giữa thấp hơn gồm các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Sơn La đến Ninh Bình - Thanh Hóa (Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu). - Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng TB - ĐN (sông Mã, sông Đà). * Vùng núi Trường Sơn Bắc Phạm vi: phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. Hướng núi: Tây Bắc - Đông Nam. Hình thái chung: - Các dãy núi song song, so le nhau. - Thấp, hẹp ngang, nâng cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa (phía bắc là vùng núi tây Nghệ An, phía nam là vùng núi tây Thừa Thiên Huế, ở giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình). - Dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển (hướng tây - đông) * Vùng núi Trường Sơn Nam Phạm vi: phía Nam dãy Bạch Mã Hướng núi: vòng cung Hình thái chung: - Gồm các khối núi và cao nguyên (khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ và nhiều cao nguyên badan như Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên, ) - Bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn đông - tây : + Phía tây: sườn thoải; Phía đông: dốc đứng, chênh vênh xuống các đồng bằng ven biển. b) Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: - Bán bình nguyên và đồi trung du là bộ phận chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. - Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở vùng Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan độ cao không quá 200m. + Vùng đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở phía bắc và tây ĐBSH, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đây không phải là đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta A. Đất nước nhiều đồi núi B.Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển C.Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa D.Thiên nhiên cận nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 2. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi A.cấu trúc địa hình khá đa dạng. B.địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. C.địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. D.địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ. Câu 3. Biểu hiện của sự phân hóa rất đa dạng của địa hình đồi núi nước ta là có A. ¾ diện tích là đồi núi. B. Nhiều khu vực đồi núi. C. nhiều núi và cao nguyên. D. Nhiều dạng địa hình núi. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình Việt Nam? A. Cấu trúc cổ được vận độngTân kiến tạo làm trẻ lại. B. Có sự phân bậc theo độ cao. C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
- D. Địa hình núi cao chiếm diện tích lớn. Câu 5. Địa hình nước ta có 2 hướng chính là A. đông bắc - tây nam và vòng cung. B. đông - tây và vòng cung. C. tây bắc - đông nam và vòng cung. D. tây nam - đông bắc và vòng cung. Câu 6. Hướng vòng cung là hướng chính của A. vùng núi Đông Bắc. B. vùng núi Trường Sơn Bắc. C. vùng núi Tây Bắc. D. dãy Hoàng Liên Sơn. Câu 7. Nước ta có 4 vùng núi là A. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. B. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, vùng bán bình nguyên. C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Nam, vùng đồi trung du. D. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, vùng đồi trung du. Câu 8. Hướng chủ đạo của địa hình vùng núi Tây Bắc là A. Tây bắc - Đông Nam B. vòng cung C. Đông Bắc-Tây nam D. Tây - Đông Câu 9. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. B. có địa hình cao nhất nước ta. C. gồm các khối núi và cao nguyên. D. nâng cao hai đầu, thấp trũng ở giữa. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, khu vực đồi núi Đông Bắc theo lát cắt điạ hình từ A đến B (A-B) có đặc điểm địa hình là A. cao dần từ đông sang tây, nhiều đỉnh núi thấp, cao nhất là sơn nguyên Đồng Văn. B. thấp dần từ tây bắc về đông nam, có các thung lũng sông đan xen đồi núi thấp. C. cao ở tây bắc thấp dần về đông nam, có nhiều khối núi thấp đan xen thung lũng sông. D. cao ở đông bắc thấp dần về tây nam, có nhiều khối núi thấp đan xen thung lũng sông. Câu 11. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là A. gồm các khối núi và cao nguyên. B. có bốn cánh cung lớn. C. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. D. địa hình thấp và hẹp ngang. Câu 12. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là A.đồi núi thấp chiếm ưu thế B.nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam. C.có nhiều sơn nguyên, cao nguyên. D.có nhiều khối núi cao, đồ sộ. Câu 13. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 14. Đặc điểm chung của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc là A. có các cánh cung lớn mở ra về phía bắc và phía đông B. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn hướng TB-ĐN C. gồm các dãy núi song song và so le theo hướng TB-ĐN. D. gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng đất đỏ ban dan. Câu 15. Điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Nam? A. sườn phía đông dốc, sườn phía tây thoải. B. khối núi ở 2 đầu nâng cao, đồ sộ. C. có các cao nguyên ba dan tương đối bằng phẳng. D. địa hình không có sự phân bậc. Câu 16. Đặc điểm khác biệt của Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là A. địa hình cao hơn. B. hai sườn núi ít bất đối xứng hơn. C. sườn núi dốc hơn. D. có nhiều đỉnh núi cao hơn. Câu 17. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là A. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. B.có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan. C.được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo. D.nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
- Câu 18. Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở phía bắc và phía tây của A. Đồng bằng duyên hải miền Trung B. Đồng bằng sông Hồng C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Các đồng bằng giữa núi Câu 19. Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở A. Đông Bắc. B. ven rìa đồng bằng sông Hồng. C. phía tây đồng bằng Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ. Câu 20. Kiểu địa hình nào sau đây không phổ biến ở vùng núi Trường Sơn Nam A. cao nguyên ba dan B. bán bình nguyên xen đồi C. núi cao. D. sơn nguyên đá vôi Câu 21. Kiểu địa hình nào sau đây không phổ biến ở vùng núi Tây Bắc A. Cao nguyên ba dan B. Bán bình nguyên xen đồi C. Núi cao D. Đồng bằng giữa núi Câu 22. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên bậc thang là A. Tây Bắc B. Đông bắc C. Trường Sơn Nam D. Trường Sơn Bắc. Câu 23: Bề mặt phủ ba dan cao khoảng 200m ở Đông Nam Bộ được xếp vào dạng địa hình nào dưới đây? A. Cao nguyên. B. Đồi thấp. C. Bán bình nguyên. D. Bậc thềm phù sa cổ. Câu 24. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp làm cho thiên nhiên nước ta thể hiện rõ nét đặc điểm nào sau đây? A. thiên nhiên phân hóa theo độ cao B. thiên nhiên phân hóa đa dạng C. thiên nhiên phân hóa theo bắc nam D. thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Câu 25. Mặc dù nước ta có 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhưng tính chất nhiệt đới vẫn được bảo toàn, nguyên nhân là: A. chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc B. chịu tác động của gió mùa Tây Nam C. địa hình phân hóa đa dạng. D. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp Câu 26: Đặc điểm nào sau đây của địa hình nước ta tạo thuận lợi chủ yếu cho phát triển thủy điện? A. Đồi núi thấp và đồng bằng chiếm nhiều diện tích. B. Cấu trúc cổ được trẻ lại, phân bậc rõ theo độ cao. C. Hướng núi chính tây bắc - đông nam, vòng cung. D. Biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa, bị cắt xẻ nhiều.