Ôn tập môn Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Thạnh An

pdf 4 trang Diệp Đức 03/08/2023 630
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Thạnh An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon_tap_mon_tieng_viet_lop_3_tuan_21_truong_tieu_hoc_thanh_an.pdf

Nội dung text: Ôn tập môn Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Thạnh An

  1. UBND HUYỆN CẦN GIỜ TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH AN NỘI DUNG ÔN TẬP LỚP 3 – MÔN TIẾNG VIỆT TUẦN 21 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Em đọc 2 bài tập sau và trả lời câu hỏi: Bài 1: Ông tổ nghề thêu (Theo Ngọc Vũ – Hướng dẫn học Tiếng Việt 3 tập 2 trang 21, Nhà xuất bản Giáo dụcViệt Nam) *Học sinh đọc toàn bài. Câu hỏi 1: Trần Quốc Khái đã làm gì để sống khi bị nhốt trên lầu cao? Câu hỏi 2: Qua nhân vật Trần Quốc Khái trong câu chuyện trên, em học được điều gì? Bài 2: Bàn tay cô giáo (Theo Nguyễn Trọng Hoàn – Hướng dẫn học Tiếng Việt 3 tập 2 trang 2 , Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) *Học sinh đọc toàn bài. Câu hỏi 1: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì ? Câu hỏi 2: Em cần làm gì để báo đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô mình ? II. ĐỌC HIỂU Chiếc chậu nứt Một người có hai chiếc chậu lớn để khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt. Khi từ giếng về nhà, nước trong chậu này chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên
  2. vẹn rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với ông chủ: “Tôi thật sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!”. Người chủ hỏi: “Ngươi xấu hổ về chuyện gì?”. Chiếc chậu nứt đáp: - Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!” Người chủ liền khuyên chiếc chậu này hãy tận dụng vết nứt của mình để tưới nước những luống hoa bên đường. Quả thật, dọc theo bên đường là những luống hoa rực rỡ khiến chiếc chậu nứt rất vui vẻ. Theo Quang Khải Học sinh đọc thầm bài “Chiếc chậu nứt” rồi làm các bài tập sau: Câu 1: Hai chiếc chậu của người chủ có đặc điểm gì? A. Hai chiếc chậu còn nguyên vẹn với các màu sắc đẹp. B. Hai chiếc chậu đã có vết nứt trông thật xấu xí. C. Một chiếc chậu còn nguyên, chậu còn lại đã có vết nứt. Câu 2: Vì sao chiếc chậu nứt thấy cắn rứt xin lỗi ông chủ? A. Vì nó bị cái chậu lành trêu chọc khiến nó tự ti, không dám nói chuyện. B. Vì nó không thể mang về đủ nước như cái chậu còn nguyên vẹn. C. Vì vẻ ngoài xấu xí của nó khiến ông chủ xấu hổ vứt luôn ra thùng rác. Câu 3: Nếu có một bạn trong lớp luôn thấy mặc cảm vì học chưa tốt. Em sẽ làm gì để giúp bạn tự tin hơn? Câu 4: Trong câu: “Quả thật, dọc theo bên đường là những luống hoa rực rỡ khiến chiếc chậu nứt rất vui vẻ.” sự vật được nhân hóa là: Câu 5: Em hãy điền dấu hỏi, dấu ngã trên các từ in đậm. hanh diện an ui thấp thom ki năng Câu 6: Em hãy đặt một câu hỏi có cụm từ ở đâu? để hỏi về quê của một bạn trong lớp.
  3. III. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) nói về một bác sĩ ở nơi em sinh sống. Gợi ý: - Người em muốn nói tên là gì? - Người đó năm nay khoảng bao nhiêu tuổi? - Người đó đã làm nghề bác sĩ được bao lâu rồi? - Công việc hằng ngày của người đó là gì? - Tình cảm của em dành cho người đó như thế nào? Bài làm