Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 21

docx 12 trang Diệp Đức 03/08/2023 2370
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_21.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 21

  1. Họ và tên: PHIẾU GIAO VIỆC HỌC SINH HỌC Ở NHÀ Lớp: 2/1 Môn: Tiếng Việt (Tuần 21) Mục tiêu học sinh cần đạt: - Đọc hiểu câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng. - Đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu? - Chép đúng một đoạn văn. - Đọc hiểu bà Vè Chim. Thuộc lòng một đoạn trong bài vè. - Viết đoạn văn về loài chim. Nhiệm vụNh 1: Em hãy đọc nhiều lần bài Chim sơn ca và bông cúc trắng (Trang 23, 24 Hướng dẫnN học Tiếng Việt - Tập 2) sau đó: a. Đọc các từ ngữ và lời giải nghĩa ở bài tập 3 trang 24. b. Đọc từ ngữ và đọc câu ở bài tập 4 trang 24. c. Theo em ai đã làm cho chim sơn ca chết? Trả lời: d. Tìm trong bài Chim sơn ca và bông cúc trắng và trả lời các câu hỏi sau: - Trước khi bị bỏ vào lòng chim sơn ca và bông cúc trắng sống thế nào? (Đọc đoạn 1) Trả lời: - Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm? (Đọc đoạn 2) Trả lời: - Điều gì cho thấy các cậu bé vô tình đối với chim và hoa? (Đọc đoạn 3) Trả lời: - Hành động của các cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?(Đọc đoạn 4) Trả lời: * Phần giảng bài của giáo viên: Các em ạ! Những câu hỏi có cụm từ ở đâu? là hỏi về địa điểm hay(vị trí, nơi chốn, chỗ). Ví dụ: Hỏi: Bông cúc trắng mọc ở đâu? Trả lời: Bông cúc trắng mọc bên bờ rào giữa đám cỏ dại. Nhiệm vụ 2: Tương tự ví dụ trên em điền từ vào chỗ chấm ( ) để hoàn thành các câu hỏi và các câu trả lời sau: a. Hỏi: Em thường để sách vở ? Trả lời: Em thường để sách vở . b. Hỏi: Giờ ra chơi em thường chơi ? Trả lời: Giờ ra chơi em thường chơi . c. Hỏi: Cha em làm việc ? Trả lời: Cha em làm việc . Nhiệm vụ 3: Em hãy kể lại 1 đoạn mà em thích hoặc (cả câu chuyện) Chim sơn ca và bông cúc trắng cho người thân của em nghe.
  2. Nhiệm vụ 4: Em hãy viết vào quyển (Luyện viết Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học - Tập 2; trang 8) chữ hoa R, từ Phan Rang, Phú Riềng Đỏ câu Ríu rít đàn chim sẽ Rộn ràng cả vòm cây Nhiệm vụ 5: Em ( dùng bút chì ) thực hiện bài tập 1a, 1b trong (quyển Hướng dẫn học Tiếng Việt - Tập 2; trang 28, 29). * Phần giảng bài của giáo viên: Các em a! Người ta gọi tên các loài chim theo đặc điểm về hình dáng, đặc điểm về tiếng kêu, đặc điểm về cách kiếm ăn. Ví dụ: Người ta gọi chim cánh cụt vì hình dáng nó có đôi cánh cụt. Người ta gọi chim tu hú vì nó có tiếng kêu tu hú. Người ta gọi chim bói cá vì kiếm ăn bằng cách bói cá. Nhiệm vụ 6: Dựa vào đặc điểm thầy vừa nêu các em hãy xếp tên các loài chim dưới đây vào từng nhóm thích hợp. (Ghi vào phiếu học tập phía dưới). (Chim cánh cụt, tu hú, bói cá, cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh) PHIẾU HỌC TẬP a. Gọi tên theo hình dáng chim cánh cụt, b. Gọi tên theo tiếng kêu tu hú, c. Gọi tên theo cách kiếm ăn bói cá, Nhiệm vụ 7: Em chép đoạn văn trong bài Chim sơn ca và bông cúc trắng (từ Bên bờ rào đến bầu trời xanh thẳm) vào quyển (Luyện viết Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học - Tập 2; trang 7). Nhiệm vụ 8: Em hãy đọc nhiều lần bài Vè chim (Trang 31 Hướng dẫn học Tiếng Việt - Tập 2) sau đó: a. Đọc các từ ngữ và lời giải nghĩa ở bài tập 3 trang 31. b. Em thích con chim nào trong bài Vè Chim? Trả lời: c. Con chim đó có đặc điểm nào được tả như người? Trả lời: Nhiệm vụ 9: Em học thuộc 1 đoạn (4 dòng) hoặc học thuộc cả bài Vè chim. Nhiệm vụ 10: Tìm từ ngữ. a. Tìm tên 5 loài vật có tiếng bắt đầu bắng ch hoặc tr (ví dụ: chào mào, trâu ) Học sinh viết: b. Tìm 5 đồ vật hay việc có tiếng chứa vần uôt hay uôc (ví dụ lúa, cái cuốc ) Học sinh viết: Nhiệm vụ 11: Đọc bài văn Chim chích bông (quyển Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 - Tập 2; trang 32) sau đó:
  3. Tìm những từ ngữ tả hình dáng và hoạt động của chích bông để điền vào ô trống trong bảng sau: Từ ngữ tả hình dáng Từ ngữ tả hoạt động Hai chân Hai cánh Cặp mỏ Nhiệm vụ 12: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 4 câu kể về một loài chim mà em biết theo gợi ý sau: Gợi ý: - Đó là loài chim nào? - Em nhìn thấy loài chim đó ở đâu? - Loài chim đó có đặc điểm gì nổi bật? - Nó thường hoạt động thế nào? Phần làmbài của học sinh Rất mong quý phụ huynh hướng dẫn, giúp đỡ các em thực hiện nội dung trên. Chúc các em hoàn thành nội dung phiếu giao việc. (Nếu phụ huynh có gì cần trao đổi hãy gọi số: 09.03.09.1991)
  4. Trường Tiểu học Lý Nhơn PHIẾU GIAO VIỆC HỌC SINH HỌC Ở NHÀ Họ và tên: Môn: Toán (Tuần 21) Lớp: 2.1 Mục tiêu học sinh cần đạt: - Em thuộc bảng nhân 4, bảng nhân 5 - Vận dụng bảng nhân 4 và bảng nhân 5 vào làm tính và giải toán. *Phần giảng bài của giáo viên về cách hình thành Bảng nhân 4 Tấm bìa có 4 chấm tròn thầy lấy 1 tấm bìa: 4 được lấy 1 lần, ta viết 4 x 1 = 4 Thầy lấy ra 2 tấm bìa; 4 được lấy 2 lần, ta có: 4 x 2 = 4 + 4 = 8 Vậy 4 x 2 = 8 Thầy lấy ra 3 tấm bìa; 4 được lấy 3 lần, ta có: 4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12 Vậy 4 x 3 = 12 Nhiệm vụ 1: Tương tự như trên các em tính và viết kết quả các phép tính nhân sau: P 4 x 4 = 4 x 6 = 4 x 9 = 4 x 5 = 4 x 7 = 4 x 10 = 4 x 8 = Nhiệm vụ 2: Em viết kết quả vào các phép tính của Bảng nhân 4 rồi học thuộc lòng nhé! BẢNG NHÂN 4 4 x 1 = 4 x 6 = 4 x 2 = 4 x 7 = PP 4 x 3 = 4 x 8 = 4 x 4 = 4 x 9 = P 4 x 5 = 4 x 10 = NhiệmP vụ 3: Tính nhẩm rồi ghi kết quả vào các phép tính sau: 4 x 2 = 4 x 7 = 4 x 8 = 4 x 4 = 4 x 9 = 4 x 3 = 4 x 6 = 4 x 10 = 4 x 5 = Nhiệm vụ 4: Mỗi xe ô tô có 4 bánh xe. Hỏi 6 xe ô tô như thế có bao nhiêu bánh xe?
  5. Bài giải Nhiệm vụ 5: Tính (theo mẫu) : a) 4 x 6 + 20 = Mẫu: 4 x 5 + 3 = 20 + 3 = = 23 b) 4 x 8 + 18 = = c) 4 x 2 + 32 = = *Phần giảng bài của giáo viên về cách hình thành Bảng nhân 5 Tấm bìa có 5 chấm tròn thầy lấy 1 tấm bìa: 5 được lấy 1 lần, ta viết 5 x 1 = 5 Thầy lấy ra 2 tấm bìa; 5 được lấy 2 lần, ta có: 5 x 2 = 5 + 5 = 10 Vậy 5 x 2 = 10 Thầy lấy ra 3 tấm bìa; 5 được lấy 3 lần, ta có: 5 x 3 = 5 + 5 + 5 = 15 Vậy 5 x 3 = 15 Nhiệm vụ 1: Tương tự như trên các em tính và viết kết quả các phép tính nhân sau: 5 x 4 = 5 x 6 = 5 x 9 = 5 x 5 = 5 x 7 = 5 x 10 = 5 x 8 = Nhiệm vụ 2: Em viết kết quả vào các phép tính của Bảng nhân 5 rồi học thuộc lòng nhé! BẢNG NHÂN 5 5 x 1 = 5 x 6 = 5 x 2 = 5 x 7 = 5 x 3 = 5 x 8 = 5 x 4 = 5 x 9 = 5 x 5 = 5 x 10 = Nhiệm vụ 3: Tính nhẩm rồi ghi kết quả vào các phép tính sau:
  6. 5 x 4 = 5 x 10 = 5 x 8 = 5 x 6 = 5 x 9 = 5 x 2 = 5 x 7 = 5 x 3 = 5 x 5 = Nhiệm vụ 4: Tính (theo mẫu) : a) 5 x 10 - 30 = Mẫu: 5 x 4 - 7 = 20 - 7 = = 13 b) 5 x 9 - 15 = = c) 5 x 3 + 9 = = Nhiệm vụ 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi giải bài toán: Mỗi bàn tay có ngón tay. Hỏi 6 bàn tay có tất cả bao nhiêu ngón tay? Bái giải Rất mong quý phụ huynh hướng dẫn, giúp đỡ các em thực hiện nội dung trên. Chúc các em hoàn thành nội dung phiếu giao việc. (Nếu phụ huynh có gì cần trao đổi hãy gọi số: 09.03.09.1991)
  7. Trường Tiểu học Lý Nhơn PHIẾU GIAO VIỆC HỌC SINH HỌC Ở NHÀ Họ và tên: Môn: Tiếng Việt (Tuần 22) Lớp: 2.1 Mục tiêu học sinh cần đạt: - Đọc - hiểu câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - Luyện tập dùng dấu chấm, dấu phẩy. - Viết chữ hoa S. Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d / r / gi các từ chứa tiếng có thanh hỏi / thanh ngã. Chép đúng một đoạn văn. - Mở rộng vốn từ về các loài chim. - Đọc - hiểu câu chuyện Cò và Cuốc. - Sắp xếp các câu thành đoạn văn. Nhiệm vụ 1: Em hãy đọc nhiều lần bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn (Sách hướng dẫn học Tiếng Việt - Tập 2; trang 34) Nhiệm vụ 2: Em hãy (dùng bút chì) nối từ ngữ ở cột A phù hợp lời giải nghĩa ở cột B. A B Ngầm vội đến mức rối lên Cuống quýt bất ngờ Đắn đo kín đáo, không lộ ra ngoài Thình lình cân nhắc xem lợi hay hại Nhiệm vụ 3: Em hãy luyện đọc các từ sau đây: cuống quýt, reo lên, lấy gậy, quẳng, thình lình, vùng chạy, nhảy nhót. Nhiệm vụ 4: Theo em Chồn thông minh hơn hay Gà Rừng thông minh hơn? P Trả lời: Nhiệm vụ 5: Tìm trong bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn rồi trả lời các câu hỏi sau: a. Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng. (Đọc đoạn 1) Trả lời: b. Khi gặp nạn Chồn như thế nào? (Đọc đoạn 2) Trả lời: c. Gà Rừng đã nghĩ ra kế gì để cả hai thoát nạn? (Đọc đoạn 3) PP Trả lời: P d. Câu nói nào ở đoạn 4 cho thấy Chồn không còn coi thường Gà Rừng nữa? Trả lời: P Nhiệm vụ 6: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô vuông trong đoạn văn sau: Ngày xưa có đôi bạn Diệc và Cò Chúng thường cùng ở cùng ăn cùng làm việc và đi chơi cùng nhau Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.
  8. Nhiệm vụ 7: Em hãy viết tên các loài chim dưới đây vào chỗ chấm dưới mỗi hình cho phù hợp: ( đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt ) 1 2 3 4 5 6 7 Nhiệm vụ 8: Em hãy viết vào (quyển Luyện viết Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học - trang 11) chữ hoa S, từ Sơn La, Sơn Đoòng, câu Sơn ca hót véo von. Nhiệm vụ 9: Chọn tên các loài chim dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: (vẹt, quạ, khướu, cú, cắt) a) Loài chim nào có lông đen? Trả lời: b) Loài chim nào bay rất nhanh? Trả lời: c) Loài chim nào mắt tinh, nhưng cơ thể hôi hám? Trả lời: d) Loài chim nào bắt chước tiếng người rất giỏi? Trả lời: đ) Loài chim nào hay hót? Trả lời: Nhiệm vụ 10: Chọn tên các loài chim (vẹt, quạ, khướu, cú, cắt) điền vào mỗi chỗ chấm ( ) thích hợp trong các câu thành ngữ sau: - Đen như Nói như Hôi như Hót như Nhanh như
  9. Nhiệm vụ 11: Em nhờ cha, mẹ, anh chị (hoặc người thân) đọc cho em viết một đoạn trong bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn (Từ Một buổi sáng cho đến thọc vào hang ; Sách hướng dẫn học Tiếng Việt - Tập 2; trang 34) Lưu ý: Em viết chính tả vào quyển Luyện viết Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học - trang 10. Nhiệm vụ 12: Em hãy tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau đây để tạo thành từ ngữ: - giêng: tháng giêng, - mở : mở cửa, - riêng: - mỡ : - dơi : - rẻ : - rơi : - rẽ : - dạ : - củ : - rạ : - cũ : Nhiệm vụ 13: Em hãy đọc nhiều lần bài Cò và Cuốc (Sách hướng dẫn học Tiếng Việt - Tập 2; trang 40). Nhiệm vụ 14: Em hãy luyện đọc các từ ngữ và các câu sau đây: (Nhớ ngắt nghỉ ngay dấu gạch xiên.) a) Đọc từ ngữ: lội ruộng, lần ra, vất vả, làm việc, nhìn lên, trắng tinh. b) Đọc câu: Em sống trong bụi cây dưới đất, / nhìn lên trời xanh, / thấy các anh chị trắng phau phau, / đôi cánh dập dờn như múa, / không nghĩ có lúc chị phải khó nhọc như thế này. // Nhiệm vụ 15: Em tìm trong bài Cò và Cuốc rồi trả lời các câu hỏi sau: a) Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào? Trả lời: b) Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy? Trả lời: c) Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì? Trả lời: Nhiệm vụ 16: Em hãy chọn r , d hay gi để điền vào chỗ chấm ( ) trong bài thơ sau: Tiếng chim cùng bé tưới hoa Mát trong từng ọt nước hòa tiếng chim Vòm cây xanh đố bé tìm Tiếng nào iêng ữa trăm ngàn tiếng chung. Nhiệm vụ 17: Các câu dưới đây tả về con chim gáy, nhưng không được xếp theo thứ tự. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các câu để thành một đoạn văn tả con chim gáy.
  10. - Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. - Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. - Thỉnh thoảng chú cất tiếng gáy “cúc cù cu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả. - Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ. Các em sắp xếp thành đoạn văn vào chỗ chấm dưới đây. Rất mong quý phụ huynh hướng dẫn, giúp đỡ các em thực hiện nội dung trên. Chúc các em hoàn thành nội dung phiếu giao việc. (Nếu phụ huynh có gì cần trao đổi hãy gọi số: 09.03.09.1991)
  11. Trường Tiểu học Lý Nhơn PHIẾU GIAO VIỆC HỌC SINH HỌC Ở NHÀ Họ và tên: Môn: Toán (Tuần 22) Lớp: 2.1 BÀI 57: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC Mục tiêu học sinh cần đạt: Luyện tập thực hành các phép nhân trong bảng nhân 2; 3; 4 Nhiệm vụ 1: Em đọc thuộc lòng cho người thân nghe bảng nhân 2; 3; 4 (Nếu chưa thuộc lòng thì cố gắng học thuộc nhé em.) Nhiệm vụ 2: Em hãy viết số thích hợp vào ô trống trong bảng sau đây: Thừa số 4 3 4 2 Thừa số 9 7 5 8 Tích Nhiệm vụ 3: Em tính nhẩm và ghi kết quả sau đó trả lời câu hỏi: 2 x 3 = 4 x 1 = 4 x 3 = 3 x 2 = 1 x 4 = 3 x 4 = Hỏi: Em có nhận xét gì về kết quả từng cặp phép tính? Trả lời: * Phần giảng bài của giáo viên: Các em ạ. Khi ta đổi vị trí các thừa số thì tích (kết quả) không thay đổi. P Ví dụ: 5 x 3 = 3 x 5 Nhiệm vụ 4: Tính: a) 3 x 8 + 4 = b) 4 x 9 + 35 = = = Nhiệm vụ 5: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm ( ): Mỗi bạn thỏ nhổ được 4 củ cải. 2 bạn thỏ nhổ được củ cải. PP 4 bạn thỏ nhổ được củ cải. P BÀI 58: ĐƯỜNG GẤP KHÚC, ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC P Mục tiêu học sinh cần đạt: - Em nhận dạng được đường gấp khúc. - Em tính được độ dài đường gấp khúc. - Em biết dùng chữ để ghi tên đường gấp khúc. Nhiêm vụ 1: Em hãy dùng bút chì nối các điểm từ M đến N , từ N đến P, từ P đến Q.
  12. N . Q . M . P . * Phần kết luận của Giáo viên: Các em vừa nối các điểm M, N, P, Q lại với nhau đã tạo nên một đường gọi là “Đường gấp khúc MNPQ” Vậy ngoài đường thẳng mà các em đã học hôm nay thầy giúp các em tìm hiểu về đường gấp khúc