Sáng kiến kinh nghiệm Bảo vệ trẻ em trên môi trường không gian mạng - Bùi Bảo Trâm

doc 6 trang thuongdo99 4692
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bảo vệ trẻ em trên môi trường không gian mạng - Bùi Bảo Trâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bao_ve_tre_em_tren_moi_truong_khong_gi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Bảo vệ trẻ em trên môi trường không gian mạng - Bùi Bảo Trâm

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG HÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG KHÔNG GIAN MẠNG Lĩnh vực/ Môn : Quản Lý Cấp học : Tiểu học Họ và tên : Bùi Bảo Trâm Chức vụ : Hiệu Trưởng Điện thoại : 0888448338 Email : buibaotram69@yahoo.com.vn Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Hồng Hà – Hoàn Kiếm – Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
  2. MỤC LỤC I. Đặt vấn đề .2 II. Giải quyết vấn đề: 4 III.Kết luận, kiến nghị 30 Trang 1 | 30
  3. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo vệ trẻ em trực tuyến (COP) là một sáng kiến toàn cầu do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) khởi xướng và là một phần không thể thiếu trong Chương trình nghị sự an ninh mạng toàn cầu (GCA) của ITU. Như đã nói ở trên COP là một phần không thể thiếu nên mục đích chính của sáng kiến này không nằm ngoài việc tìm giải pháp cho các vấn đề an ninh mạng, tăng cường bảo vệ thế hệ tương lai trong môi trường không gian mạng nhiều Các nguy hiểm mà trẻ em có thể sẽ gặp phải trong môi trường mạng ngày nay: + Nội dung xấu không phù hợp lứa tuổi Mặc dù các công nghệ và phần mềm lọc nội dung, kiểm soát trẻ em ngày càng hiện đại hơn nhưng số lượng trẻ em trên toàn thế giới thường xuyên phải đối mặt với các hình ảnh mà các em chưa đủ tuổi để được xem vẫn không hề giảm đi đáng kể. Thậm trí còn có nhiều em trở thành đối tượng xuất hiện trong những bức ảnh như thế - các em trở thành đối tượng bị kẻ xấu lạm dụng tình dục. + Bạo Lực Bạo lực là một “mảng đen” của đời sống xã hội và nó xuất hiện trên thế giới mạng ngày càng nhiều. Chúng ta không hề muốn trẻ em phải đối mặt với những nội dung như hình ảnh nội dung bạo lực, chiến tranh, thù ghét hôn nhân, những kẻ thể hiện đức tin mù quáng không phân biệt đúng sai + Game online và chứng bệnh “nghiện internet” Các bằng chứng chứng minh cho “căn bệnh nghiện Internet” trong giới trẻ đang ngày càng được thể hiện một cách rõ rệt. Các em thường xuyên dành nhiều thời gian để lướt mạng. Thông thường “nghiện Internet” thường thể Trang 2 | 30
  4. hiện dưới hình thái nghiện chơi game online. Song bất kỳ hình thức lướt mạng trực tuyến nào cũng có thể dẫn tới “nghiện Internet”. Nguy cơ mà “căn bệnh” này mang lại cho các em là các vấn đề về sức khỏe và xã hội. + Lừa đảo qua mạng xã hội Rất nhiều kẻ lừa đảo trực tuyến nhắm đến đối tượng là trẻ em bởi các em chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức cần thiết kể phân biệt đâu là một vấn đề hợp pháp và đâu là lừa đảo. Những kẻ này có thể lợi dụng những gì mà chúng thu được từ các em để thực hiện các hành vi phạm pháp khác như ăn cắp, bắt cóc tống tiền + Xúc phạm Sự phổ biến của mạng Internet và công nghệ di động đã khiến trẻ em phải đối mặt với nguy cơ liên tục bị các đối tượng khác sử dụng ngôn ngữ xúc phạm ngày một tăng. Hậu quả mà nguy cơ này mạng lại cho trẻ chính là việc thiếu tự tin và ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của chính các em. 92% số phụ huynh cho biết họ đã đề ra những luật lệ rất rõ ràng cho cho trẻ khi tham gia vào thế giới mạng. Trong khi đó có tới 34% số trẻ em được khảo sát thẳng thắn khẳng định phụ huynh các em không hề đề ra bất kỳ luật lệ nào cả. Thực tế này tồn tại không chỉ ở một quốc gia cụ thể nào mà ở tất cả các nước Ở Pháp, 72% trẻ em được tự do lướt mạng một mình mà không hề có người lớn ngồi kèm bên cạnh. 85% các bậc phụ huynh biết về sự tồn tại của phần mềm kiểm soát trẻ em nhưng lại chỉ có 30% trong số này sử dụng. Ở Hàn Quốc, 90% số gia đình được kết nối mạng băng thông rộng nhờ giá thành rẻ. Chính vì thế mà có tới 30% trẻ em dưới 18 của Hàn Quốc đang phải đối mặt với tình trạng “nghiện Internet”. Mỗi ngày các em thường dành 2h là ít Ở Anh, 57% số trẻ em trong độ tuổi từ 9 đến 19 cho biết các em đã phải đối mặt với các nội dung khiêu dâm khi lướt mạng. 46% trong số này cho biết các Trang 3 | 30
  5. em đã tiết lộ những thông tin lẽ ra không nên tiết lộ. 33% cho biết các em đã từng bị xúc phạm nghiêm trọng trên không gian mạng. Ở Trung Quốc, 44% trẻ em cho biết các em thường xuyên phải bị các đối tượng lạ tiếp cận khi ở trên thế giới mạng. 41% cho biết đã từng trao nói chuyện với người lạ trên mạng về tình dục hay một số vấn đề khác mà các em không muốn nói đến. Do vậy với những lí do trên tôi đã làm ra đĩa CD này hướng dẫn cho các giáo viên, phụ huynh và chính các em học sinh có thể xem và rút ra những kinh nhiệm để phòng và tránh những nguy hiểm trên không gian mạng. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Đĩa CD đính kèm Trang 4 | 30
  6. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng thành công vào dạy kĩ năng sống cho học sinh cách sử dụng và khai thác internet góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tôi mong muốn các biện pháp nêu trên được áp dụng rộng rãi trong trường để góp phần tăng nhanh hiệu quả dạy và học của học sinh./. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Kí tên) Bùi Bảo Trâm Trang 5 | 30