Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong công tác Đội

doc 33 trang thuongdo99 4932
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong công tác Đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_ki_n.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong công tác Đội

  1. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 I. Lí do chọn đề tài 1 1. Về mặt lí luận 1 2. Về mặt thực tiễn 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 1. Khách thể nghiên cứu 3 2. Đối tượng nghiên cứu 3 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 V. Phương pháp nghiên cứu 3 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 4 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4 3. Nhóm phương pháp thống kê Toán học 4 VI. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu 4 1. Giới hạn về nội dung 4 2. Giới hạn về thời gian 4 3. Giới hạn về không gian 4 B. NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lí luận về một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong công tác Đội 4 1. Một số khái niệm 5 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. 6 3. Chuẩn yêu cầu cần đạt của một số biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên 7 II. Thực trạng vấn đề giáo dục kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường cho Đội viên. 7 1. Vài nét về Liên đội : 7 2. Thực trạng kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường tại Liên đội: 8 III. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. .9 1. Nhóm biện pháp truyền thông 9 2. Tổ chức các sân chơi cho Đội viên 11 3. Nhóm biện pháp tổ chức các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường 13 IV Tổ chức thực nghiệm 18 1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục. 18 2 Nội dung thử nghiệm 18 3 Kết quả thực nghiệm 19 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 20 1. Kết luận 20 2. Khuyến nghị 20 D. LỜI CẢM ƠN 21 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 F. PHỤ LỤC 23
  2. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1. Về mặt lí luận Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại giống loài, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế như vũ bão dưới tác động của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh, con người đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đã tàn phá môi trường, gây nên những tác động nặng nề đến sự suy thoái môi trường toàn cầu trên nhiều phương diện. Môi trường sống của chúng ta hiện nay thực sự đang lâm vào cuộc khủng hoảng với qui mô toàn cầu và trở thành nguy cơ trực tiếp đối với cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai. Đất nước Việt Nam chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự ô nhiễm môi trường đã và đang xảy ra cục bộ, từng lúc, từng nơi và đang lan rộng trên khắp mọi miền của đất nước. Bởi thế việc bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết đối với toàn xã hội. Từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1363/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Vào năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc Hội CHXHCN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị 02/2005/CT-BGD&ĐT “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trường, nghĩa là tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường. Một khi các vấn đề môi trường đã được xã hội hóa thì những lợi ích kinh tế cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt hiệu lực quản lý nhà nước tăng nhưng gánh nặng chi phí sẽ giảm. Do đó, những kết quả nghiên cứu về môi trường và các phương pháp khắc phục ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đi đến kết luận chung là: không có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tư vào con người thông qua công tác giáo dục môi trường. Môi trường và bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giơi nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với đời sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta. Trang 1/24
  3. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Những thông tin, kiến thức về môi trường được tích luỹ trong mỗi cá nhân sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hướng về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai. Bởi vì, mỗi cá nhân nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù nhỏ nhưng tích cực cũng sẽ góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho môi trường. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và tính cấp thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh phổ thông nói chung và cho học sinh Tiểu học nói riêng, trong những năm học trước đây, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục bảo vệ môi trường được giáo viên thực hiện đôi lúc còn mang tính hàn lâm, chung chung, chưa thực hiện tốt được phương châm “ Học đi đôi với hành”; việc gắn kết giữa lý thuyết tiếp thu từ bài học với thực tế cuộc sống học sinh còn một khoảng khá xa. Một trong những mục tiêu quan trọng mà Bộ quan tâm đối với cuộc vận động lớn này là ngay từ nhỏ phải giáo dục, tổ chức bồi dưỡng để mỗi học sinh gắn bó trách nhiệm với việc xây dựng trường, lớp “Xanh - sạch - đẹp”. Từ đó, sẽ dần nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi về bảo vệ môi trường sống xung quanh của các em học sinh. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam. Đội hoạt động trong nhà trường và ở địa bàn dân cư với nguyên tắc và phương pháp hoạt động là giáo dục thông qua việc giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong Liên đội là rất cần thiết. 2. Về mặt thực tiễn Trong những năm gần đây, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho Đội viên nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Các hoạt động của giáo viên và Tổng phụ trách Đội đôi khi chưa thường xuyên, tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho đội viên. Một bộ phận đội viên chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nói chung và chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường học nói riêng. Vẫn còn hiện tượng vứt rác, đổ rác chưa đúng nơi quy định, còn hiện tượng viết, vẽ lên tường, trèo lên bồn cây, bẻ cành Đứng trước thực trạng trên, thì việc giáo dục bảo vệ môi trường cho Đội viên là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Là một cán bộ quản lý, tôi nhận thức được rằng để việc giáo dục cho học sinh đạt kết quả thì chúng ta cần trang bị cho các em những nhận thức, những kĩ Trang 2/24
  4. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội năng cơ bản tối thiểu về bảo vệ môi trường và quan trọng hơn sau nhận thức sẽ hình thành cho các em ý thức, kĩ năng bảo vệ môi trường. Tôi vẫn luôn tâm đắc với định hướng chỉ đạo mới của các cấp lãnh đạo và bản thân sẽ cố gắng quyết tâm thực hiện: HIỆU TRƯỞNG THAY ĐỔI- GIÁO VIÊN THAY ĐỔI- PHỤ HUYNH THAY ĐÔI VÌ MỘT TRƯỜNG HOC HẠNH PHÚC. Xuất phát từ lí luận và thực tiễn trên tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. II. Mục đích nghiên cứu Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Tìm hiểu những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến ý thức bảo vệ môi trường của học sinh từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. 2. Đối tượng nghiên cứu Học sinh tại trường. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu lí luận về biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. 2. Khảo sát, đánh giá thực trạng kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường của Đội viên. 3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường cho đội viên. 4. Tổ chức thử nghiệm biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. V. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính dưới đây: Trang 3/24
  5. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Để thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, xây dựng hệ thống lí luận về vấn đề giáo dục kĩ năng giữ gìn vệ sinh môi trường cho đội viên. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.1. Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát 35 em Đội viên để thu thập thông tin trong Ban chỉ huy liên Đội để đánh giá thực trạng kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường của Đội viên. 2.2. Sử dụng phương pháp phỏng vấn để trao đổi với một số giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội và bí thư Đoàn trường về kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên tại Liên đội. 3. Nhóm phương pháp thống kê Toán học Sử dụng để xử lí số liệu điều tra thực trạng và kiểm định tính cần thiết, khả thi của các biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. VI. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu 1. Giới hạn về nội dung Đề tài nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. 2. Giới hạn về thời gian Từ 15/9/2019 – đến 15/4/2020. 3. Giới hạn về không gian Trường Tiểu học nơi tôi công tác. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận về một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong công tác Đội. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của Thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt trong các phong trào Thiếu nhi có vai trò chủ động tập hợp Thiếu nhi được tổ chức và hoạt động trong nhà trường, ở địa bàn dân cư, là một tổ chức hỗ trợ tích cực cho nhà trường cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục tiêu giáo dục trong đó có vấn đề giáo dục kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai. Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng Trang 4/24
  6. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Để khắc phục những hậu quả trên phải cần một thời gian dài, liên tục,ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức, kĩ năng bảo vệ môi trường, nhất là cho học sinh tiểu học. Nếu tổ chức Đội cùng các lực lượng giáo dục trong nhà trường biết phối kết hợp trong việc giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức khác nhau thì sẽ đạt hiệu quả rất cao.Việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc tổ chức hoạt động, các hội thi, sân chơi sẽ đem đến cho học sinh những cái nhìn mới, có kiến thức cần thiết để thấy tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của con người. Điều quan trong hơn là các em được trải nghiệm với các việc làm cụ thể liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường. Trên cương vị là người Hiệu trưởng - với chức năng, nhiệm vụ được giao tôi không ngừng tìm tòi những biện pháp đề góp phần giáo dục cho các em có kĩ năng bảo vệ, giữ gìn môi trường sống của chính các em. Giáo dục các em tích cực xây dựng một môi trường sống “Xanh - sạch - đẹp”. Đây là điều kiện thuận lợi tốt nhất để thử nghiệm đề tài, nhất là yếu tố hiệu quả khi đề xuất một số biện pháp, cách thức hoạt động liên quan đến đề tài chỉ đạo đê giúp học sinh có ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường của nhà trường và nhằm cụ thể hóa cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Dựa vào những cơ sở trên để đề ra một số biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. 1. Một số khái niệm Biện pháp: Là cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể. Giáo dục: Là quá trình được tổ chức có ý thức với mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực, nghĩa là hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển. Môi trường: Là bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và tự nhiên. Trang 5/24
  7. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đề cập đến khái niệm môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm: Ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất, nước Kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường: Là hiểu biết, thói quen, việc làm cụ thể giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường đảm bảo cân bằng sinh thái ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người. Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người. Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.Vậy môi trường là gì? Vâng! Môi trường tự nhiên vẫn đang từng phút cung cấp cho cuộc sống con người những nguồn lợi vô giá. Thế nhưng, con người đã và đang làm gì để đền đáp, bảo vệ cho môi trường, cái nôi nuôi dưỡng sự sống của chính mình? Câu hỏi ấy tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm cho ta phải giật mình một khi trả lời. Bạn có thấy chăng nước mắt của những dòng sông? Bạn có nghe chăng sự nghẹn ngào của biển cả? Ai đó có nghe không tiếng gào thét của núi rừng? Có một thời đó là những vẻ đẹp, là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, nhạc, họa, là những điều kỳ diệu mà tạo hóa đã tặng cho con người. Thế nhưng, con người ngày càng quay cuồng trong guồng quay chóng mặt của cơ chế thị trường, của những cạnh tranh khốc liệt, núi rừng ngày càng bị tàn phá, biển cả, sông ngòi càng ô nhiễm, nhiều đô thị khói bụi mù mịt, nước thải đen ngòm Vậy làm thế nào mọi người có trách nhiệm và cùng vào cuộc với các biện pháp để kiềm hãm sự gia tăng về ô nhiễm môi trường để bảo vệ cuộc sống là vấn đề quan trọng. Đối với học sinh tiểu học các em được sống trong môi trường quen thuộc đó là nhà trường với thầy cô, bạn bè, lớp học, sân chơi , vườn trường, thư viện và gia đình với ông bà, cha mẹ, hàng xóm, cây đa, giếng nước, mái đình Việc giáo dục bảo vệ môi trường ở tiểu học có vị trí quan trọng bởi: Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường các em biết được chức năng đặc biệt quan trọng của môi Trang 6/24
  8. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội trường đối với đời sống như: Chức năng của môi trường, môi trường cung cấp không gian sống, các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường cần phải được bắt đầu ngay hôm nay và bắt đầu từ các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi sau này, trong số các em sẽ là những nhà nghiên cứu và sáng tạo ra những biện pháp bảo vệ môi trường. Do đó, để các em có thái độ đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, từ đó có thêm tri thức, kĩ năng phương pháp hành động để bảo vệ môi trường, tôi nhận thấy các hoạt động Đội trong nhà trường Tiểu học là rất cần thiết 3. Chuẩn yêu cầu cần đạt của một số biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. 3.1. Về kiến thức: Thông qua các hoạt động giáo dục hằng ngày của Đội để giúp Đội viên: - Hiểu đúng về môi trường, tầm quan trọng của môi trường, của việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Hiểu rõ sự ô nhiễm môi trường, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường như thế nào. 3.2. Về kĩ năng: - Đội viên có những thói quen, hành vi và những việc làm cụ thể nhằm rèn kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Biết tuyên truyền các bạn, những người xung quanh nhận thức đúng về môi trường, có hành động bảo vệ môi trường. 3.3. Về thái độ: - Có thái độ phê phán những hành vi xâm phạm, gây ô nhiễm môi trường. - Đội viên yêu thích những hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Tích cực tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường. II. Thực trạng vấn đề giáo dục kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường cho Đội viên. 1. Vài nét về Liên đội : 1.1. Về quy mô: Năm học 2019-2020, Liên đội gồm 5 khối với 26 lớp, có tổng số 1079 học sinh. Trong đó có 525 Đội viên. 1.2. Về điều kiện khách quan, chủ qquan: Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Hội đồng đội Huyện, Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của các anh chị phụ trách chi. Trang 7/24
  9. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Liên đội có đủ trang thiết bị đủ phục vụ cho hoạt động Đội. Bản thân giáo viên tổng phụ trách được tạo điều kiện đầy đủ tham gia các lớp chuyên đề do trường Đội Lê Duẩn tổ chức và được học tập nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. 1.3. Về thành tích- danh hiệu: Trong 10 năm liền Liên đội đạt danh hiệu của cấp Trung ương, cấpThành phố. Cụ thê đó là bằng khen của: - Thành Đoàn Hà Nội. - Hội đồng Đội Trung ương. 2. Thực trạng kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường tại Liên đội: 2.1. Mục tiêu khảo sát: Đánh giá nhận thức của Đội viên về kĩ năng giữ gìn, bảo vệ môi trường. 2.2. Nội dung khảo sát: Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. 2.3. Cách tiến hành khảo sát: Phát phiếu điều tra cho 35 em cán bộ Đội về kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường. 2.4. Kết quả: Khảo sát về kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường của Đội viên. Thời điểm khảo sát vào ngày 20/9/2019. (Việc tiến hành điều tra ngẫu nhiên bằng các câu hỏi trắc nghiệm có ở phần phụ lục). Trả lời đúng Trả lời sai Câu hỏi Số lượng- % Số lượng- % 1 31 88,6 04 11,4 2 31 88,6 04 11,4 3 30 85,7 05 14,3 4 29 82,9 06 17,1 5 31 88,6 04 11,4 Qua số liệu trên cho chúng ta thấy rằng: Nhìn chung vẫn có học sinh chưa nhận thức rõ được tác hại của việc vứt xả rác và thiếu ý thức làm ảnh hưởng chung đến môi trường và ý thức, kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường của các em có phần còn hạn chế. Trang 8/24
  10. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội 2.5. Nguyên nhân của những tồn tại: 2.5.1. Nguyên nhân khách quan: Trường học chúng tôi nằm trên địa bàn cách trung tâm huyện 5 km, phụ huynh học sinh chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ, làm nông nghiệp và làm nghề truyền thống nên việc quan tâm đến học tập của con em mình cũng có phần hạn chế. Hiện nay quanh trường cũng vẫn có gia đình vứt xả rác, trường gần chợ cũng phần nào gây ảnh hưởng đến môi trường, đến mỹ quan dẫn tới chính người dân và các em học sinh phải gánh chịu những hậu quả không nhỏ bởi ô nhiễm môi trường. 2.5.2. Nguyên nhân chủ quan: Mặc dù việc giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường những năm gần đây đã được Ban Giám Hiệu nhà trường quan tâm song sự quan tâm vẫn chưa thật sự triệt để. Liên đội đã phát động thi đua bảo vệ môi trường, tuyên truyền qua chương trình phát thanh măng non, các sân chơi, các hoạt động Đội nhằm giáo dục, giữ gìn và bảo vệ môi trường song chưa được thường xuyên, chưa phong phú, đa dạng về hình thức nên phần nào cũng ảnh hưởng đến sự thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường do nặng về công tác chuyên môn nên vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường còn xem nhẹ. Kinh phí để Liên đội hoạt động khi tổ chức ngoại khóa, sân chơi, khen thưởng còn hạn hẹp. III. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. Nhận thức sâu sắc mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục nhận thức và hành vi của học sinh nhằm ra sức bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh, thân thiện là cơ sở vững chắc góp phần cùng nhà trường hoàn thành cuộc vận động “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục & Đào tạo đề ra. Ngay từ đầu năm học 2019 - 2020, tôi đã chủ động giao nhiệm vụ cho đồng chí giáo viên Tổng phụ trách phối hợp với đồng chí bí thư Đoàn trường xây dựng kế hoạch, duyêt với Ban giám hiệu, từ đó triển khai một số hoạt động nhằm giáo dục ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên Liên đội bằng những nhóm biện pháp sau: 1. Nhóm biện pháp truyền thông Mục tiêu của nhóm biện pháp này nhằm giúp cho Đội viên nhận thức được vai trò quan trọng cũng như những ảnh hưởng, tác hại của môi trường của môi Trang 9/24
  11. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội trường đối với con người để từ đó có ý thức, kĩ năng về việc giữ gìn bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết và vô cùng có ý nghĩa. 1.1. Đăng tải lên trang wesite của nhà trường. Hầu hết các trường học lớn nhỏ trong cả nước đều cần thiết kế website chuyên nghiệp để quản lý những thông tin của trường. Website là kênh tạo mối liên kết giữa nhà trường với phụ huynh, học sinh hiệu quả và dễ dàng nhất. Tất cả các thông báo, thông tin mà nhà trường muốn truyền đạt có thể được chuyển tới học sinh cũng như phụ huynh một cách nhanh nhất. Ngoài thông tin từ nhà trường, website của trường còn là nơi để phụ huynh, học sinh bày tỏ tâm tư nguyện vọng hay đóng góp ý kiến của mình đối với trường học. Đây sẽ là nơi trao đổi giữa nhà trường với học sinh, phụ huynh giúp nâng cao hơn chất lượng giáo dục toàn diện. Bởi vậy ngay từ đầu năm nhà trường đã cung cấp học sinh cho phụ huynh, cộng đồng địa chỉ trang website của trường để mọi tiện tra cứu là việc làm cần thiết. Tất cả từ kế hoạch, các nội dung hoạt động liên quan đến công tác chỉ đạo của nhà trường nhất là việc giáo dục ý thức để từ đó dần thành kĩ năng về giữ gìn và bảo vệ môi trường được học sinh, phụ huynh, cộng đồng nắm bắt và hưởng ứng rất tích cực. 1.2.Tăng cường chương trình phát thanh măng non. Liên đội đã xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình “Phát thanh măng non” và tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của trường ngay đầu năm học. Các bài viết được các em sưu tầm sách thư viện nhà trường, các bài viết trong báo Đội, sư tầm trên mạng Internet Đây cũng là một sân chơi bổ ích. Các chương trình đều được chuẩn bị một cách chu đáo, có tính giáo dục và tuyên truyền cao, thu hút người nghe nên nếu biết cách lồng ghép tuyên truyền giữ gìn và bảo vệ môi trường vào chương trình này thì hiệu quả tuyên truyền sẽ rất cao. Chính vì vậy tôi đã tận dụng lợi thế đó để chỉ đạo đồng chí Tổng phụ trách tuyên truyền và đưa vào các nội dung như: Những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường, các em cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của chính các em nói riêng và cộng đồng nói chung Đồng thời thông qua chương trình này cũng sẽ tuyên dương, khích lệ các tập thể, các nhân học sinh có thái độ tích cực, tấm gương điển hình trong việc giữ gìn và bảo vệ trường, lớp. Bên cạnh đó đưa những tin tức có lồng ghép những nội dung nhắc nhở, khuyên nhủ các em không được có những hành vi gây mất vệ sinh làm ảnh hưởng đến cảnh quan của lớp, của trường và nói rộng hơn là ảnh hưởng đến môi trường. Trang 10/24
  12. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội 1.3. Lồng ghép vào nội dung các buổi họp Hội đồng sư phạm, họp phụ huynh học sinh để tuyên truyền công tác giáo dục ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường. Việc giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho học sinh từ thực tế tình hình nhà trường, thông qua đội ngũ giáo viên. Bởi vậy ngay từ tiết học đầu tiên của năm học, tôi đã chỉ đạo và yêu cầu tất cả giáo viên nhà trường cũng cần làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn học sinh có những hiểu biết ban đầu trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động hấp dẫn, nhẹ nhàng, phong phú. Cho các em được thỏa sức nêu ý kiến , quan điểm, nhận xét của bản thân để từ đó có định hướng phù hợp và hiệu quả. Ngay mỗi giáo vên phải là tấm gương để các em noi theo nhất là trong việc giữ gìn và bảo vệ trường, lớp. Cùng với việc giáo dục các em chúng tôi muốn gửi những thông điệp quan trọng về môi trường và bảo vệ môi trường trong thời điểm hiện nay đến với các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Hiện nay, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần phối hợp tốt giữ nhà trường và gia đình. Sự vào cuộc và hợp tác của phụ huynh góp phần không nhỏ đến việc hình thành kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho các em đảm bảo tính phù hợp với tình hình địa phương, của trường là vấn đề đặt ra đối với tôi. Nhà trường chủ động lồng ghép trong các buổi họp phụ huynh học sinh, trong các buổi tổ chức sân chơi, buổi ngoại khóa đều có sư đồng hành của các bậc phụ huynh, từ đó muốn gửi gắm được thông điệp về việc phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ trường, lớp, môi trường xung quanh. Tôi rất vui khi nhận được sự hưởng ứng cao, sự vào cuộc nhiệt tình từ phía phụ huynh. Với biện pháp này thì hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường của học sinh bước đầu có sự chuyển biến khá tích cực. 2. Tổ chức các sân chơi cho Đội viên Mục tiêu của việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các sân chơi là nhằm làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu về thành phần môi trường, mối quan hệ giữa con người và thành phần môi trường, ô nhiễm môi trường cũng như biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh. Thông qua các sân chơi học sinh có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sống hòa hợp gần gũi với thiên nhiên, tiết kiệm, ngăn nắp, biết chia sẻ, hợp tác, yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước. Các em biết thân thiện với môi trường, quan tâm đến môi trường xung quanh. Trang 11/24
  13. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Bởi thế ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động chỉ đạo các đồng chí phụ trách công tác Đoàn, Tổng phụ trách Đội xây dựng và lên kế hoạch các sân chơi bổ ích nhằm giáo dục ý thức, hình thành kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường. Khi tổ chức sân chơi Rung chuông vàng, tôi yêu cầu giáo viên đưa vào đa dạng các nội dung, tạo những tình huống sai- đúng, một số tiểu phẩm hài về thực trạng vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường tại Liên đội để các em tự mình được trải nghiệm và xử lý và tự giải quyết những tình huống cụ thế theo suy nghĩ của mình dưới hình thức trắc nghiệm. Vòng sau cùng còn 5 em kết hợp trả lời cau hỏi dưới dạng hùng biện và nêu những suy nghĩ, mong muốn và cả những ước mơ của mình. Qua đây giúp các em thấy được những hành vi, việc làm tốt, việc làm đúng để nhân rộng và phát huy. Tự các em chỉ ra nhưng suy nghĩ, hàng động chưa đúng để từ đó tự các em có phương án giải quyết và có thể tự rút ra bài học cho chính bản thân mình. Dựa trên kế hoạch đã giao từ đầu năm, Liên đội đã chủ động tổ chức nhiều sân chơi như vẽ tranh theo chủ đề như: Chúng em vui khỏe, Hoa trạng nguyên, Giữ gìn và bảo vệ môi trường đẩy lùi dich bệnh covid-19 Đặc biệt tại sân chơi vẽ tranh cấp trường trong dịp phòng chống dịch bệnh covid-19, Liên đội đã có nhiều bài vẽ của các em được gửi về Hội đồng Đội huyện. Nhiều bài vẽ đạt giải nhất bởi rất nhiều bài vẽ của có tính sáng tạo nói lên những ước mơ đẩy lùi dịch bệnh để có môi trường trong lành, ước mơ khát khao của các em thật trong sáng và giản dị đó là được đến trường, được gặp các bạn, thầy cô sau thời gian dài xa cách. Hay trong sân chơi trổ tài vẽ tranh với chủ đề: Vì một môi trường thân thiện. Tại đây đã tạo cho các em có một buổi giao lưu bổ ích, dấu ấn. Các em tham gia, qua đó không những chỉ phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu hội hoạ cho các em mà đây cũng là dịp để giáo dục các em có ý thức, kĩ năng bảo vệ môi trường. Đây cũng là dịp, là cơ hội các em được thỏa sức sáng tạo, phát huy được các ý tuởng bảo vệ môi trường. Qua các tác phẩm, các em vừa khắc sâu lại kiến thức về môi trường qua các bài giảng lý thuyết của thầy cô trên lớp, đồng thời tự mình sáng tạo bằng những việc làm cụ thể. Nhờ có sân chơi mà các em đã thể hiện được ý tưởng trong tranh của mình như: Giữ gìn môi trường “ Xanh – Sạch – Đẹp”, tuyên truyền và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường. Phê bìnhnhững hành động không có ý thức bảo vệ môi trường.Ước mơ của em về một môi trường trong sạch, an toàn và lành mạnh trong tương lai. Thông qua những sân chơi, Liên đội đã chọn ra một số tranh vẽ có ý tưởng hay, đẹp, sáng tạo để trưng bày tại phòng học của lớp Trang 12/24
  14. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội nhằm tuyên truyền đến các em về tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người. Qua đây các em hiểu được bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả mọi người. Do vậy tất cả mọi người phải tham gia bảo vệ môi trường, để tạo môi trường “Xanh, sạch, đẹp”; tạo không khí trong lành, từ đó các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Cùng với chương trình uống sữa học đường, tôi chủ động chỉ đạo kế hoạch cuộc thi Tái chế sản phẩm. Đồng chí Tổng phụ trách và các giáo viên cũng đã tổ chức cho các em học sinh thực hiện làm các sản phẩm tái chế từ hộp sữa đã uống, ống hút, thùng giấy Hay như chương trình biểu diễn thời trang nhí chủ để: Bảo vệ môi trường được lồng ghép trong các tiết chào cờ đầu tuần, Liên đội đã tổ chức với mục đích “Vì một môi trường không rác thải”. Chính điều đó đã hình thành nên những bộ thiết kế thời trang thật đẹp mắt làm bằng chất liệu từ các vật dụng đã qua sử dụng bỏ đi để tái chế lại làm nên những bộ váy mới lạ và độc đáo. Cuộc thi đã gửi đến chúng ta một thông điệp: Hãy cùng nhau hưởng ứng chiến dịch bảo vệ và làm sạch môi trường. Tôi nhận thấy rằng khi được tham gia các hội thi và các sân chơi này, các em rất hào hứng, phát huy cao độ tinh thần tự giác, tích cực sáng tạo của mình. Ðiều quan trọng hơn là giúp các em dễ dàng tiếp thu được kiến thức, kĩ năng về giữ gìn bảo vệ môi trường từ đó có những hành vi đúng, đẹp. Những biện pháp này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc tuyên truyền và giảng dạy lý thuyết đơn thuần cho các em như trước đây vẫn thường áp dụng. 3. Nhóm biện pháp tổ chức các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của nhóm biện pháp này nhằm đem đến cho Đội viên kĩ năng về những việc làm đơn giản nhất, gần gũi nhất để góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. 3.1. Vệ sinh giữ gìn và bảo vệ trường, lớp Bên cạnh công tác tuyên truyền, tôi chỉ đạo cho đồng chí Tổng phụ trách xây dựng kế hoạch và tổ chức cho toàn Liên đội tham ra hội thi “Lớp học xanh, thân thiện”. Tôi tổ chức họp phụ huynh các lớp bàn về ý tưởng hội thi này nhân dịp nhà trường phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm học 2019-2020. Ngoài việc trang trí do bàn tay của các em tôi còn vận động được cả giáo viên và phụ huynh nhiệt tình ủng hộ cùng tham gia hoạt động này tạo nên sức hút mạnh mẽ và giáo dục cho tất cả mọi người. Trang 13/24
  15. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Nói riêng về trường tôi - một ngôi trường luôn được cấp trên và đặc biệt là phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đánh giá là một ngôi trường: xanh, sạch, đẹp, thân thiện. Việc tuyên truyền, nhắc nhở học sinh bảo vệ môi trường luôn được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, nhất là từ khi thực hiện cuộc vận động xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" với một trong những tiêu chí quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh môi trường. Nhà trường đã mua thùng rác được trang trí rất đẹp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong trường tạo thuận lợi cho học sinh trong việc làm vệ sinh. Không những vậy, trong khi nhiều trường học khác thuê nhân công quét dọn thì tôi lại giao nhiệm vụ làm vệ sinh bảo vệ môi trường đến từng lớp, từng cá nhân với hình thức khen thưởng xứng đáng, điều đó không chỉ giúp môi trường luôn sạch sẽ mà còn góp phần tạo ra không khí thi đua sôi nổi giữa các lớp, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Chúng ta cũng cần nhắc nhở và giáo dục các em, mỗi khi có dịp cũng rất tích cực tham gia dọn vệ sinh khu dân cư, trồng thêm nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng túi ni lông, tiết kiệm năng lượng và luôn sẵn sàng làm một tuyên truyền viên tích cực cho công tác bảo vệ môi trường tại nơi mình sinh sống. .3.2. Chăm sóc công trình măng non Từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện “Công trình măng non”. Mỗi chi đội chăm sóc một bồn hoa, chậu hoa. Để chăm sóc có hiệu quả, hằng ngày mỗi lớp dành thời gian hợp lí để tự phân công nhau tưới, chăm sóc, nhặt cỏ, rác, tỉa lá Đây cũng là một trong những nội dung được Liên đội đưa vào làm một tiêu chí đánh giá thi đua. Hàng tuần khi tổng kết thi đua Liên đội có tuyên dương, khích lệ tinh thần những tập thể, cá nhân có tinh thần lao động tốt, như vậy sẽ kích thích tính tự giác tích cực của các em. Có thể nói: Chỉ bằng những hành động rất nhỏ, mỗi đội viên trong liên đội, mỗi chúng ta trong cộng đồng đều có khả năng thay đổi môi trường mà chúng ta đang sống trở nên tốt đẹp hơn. 3.3. Phong trào kế hoạch nhỏ Thực hiện chương trình công tác Đội TNTP của liên đội cùng với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh, tôi đã chỉ đạo triển khai phong trào “ Kế hoạch nhỏ” đến tất cả các em học sinh với hình thức thu gom giấy loại, phế liệu. Sau tết Nguyên Đán nhà trường lên kế hoạch tổ chức chỉ đạo đồng chí tổng phụ trách thu kế hoạch nhỏ bao gồm các loại phế liệu như: giấy bìa, sách vở không còn sử dụng, vỏ lon bia của các em mang đến nộp. Việc làm này vừa đảm bảo Trang 14/24
  16. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội được kế hoach của Hội đồng Đội huyện, vừa giúp các em góp phần nhỏ bé vào hoạt động Đội lấy tiền để hoạt động và giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục các em biết thu gom phế liệu để tái chế nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường. Năm học 2019 – 2020, tuy do dịch bệnh Covid-19, học sinh học trên Internet tại nhà nhưng Liên đội vẫn thu được gần 10.000.000 đồng từ việc bán giấy bỏ và nhiều vỏ lon của các em và sự tạo điều kiên cũng như vào cuộc của phụ huynh. Sau khi phát động phong trào, tất cả các em học sinh đều hăng hái tham gia thu gom giấy loại với nhiều hình thức. Những việc làm của các em tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa thiết thực không những giáo dục các em ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt khó vươn lên trong học tập, trong sinh hoạt; trong cuộc sống hàng ngày mà còn giáo dục các em ý thức, kĩ năng bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. 3.4. Tổ chức các buổi ngoại khóa, các buổi trải nghiệm thực tế trong và ngoài nhà trường. Không chỉ đơn giản là một môn học, các hoạt động ngoại khóa là sự tổng hòa các hoạt động thể chất, giao tiếp và kỹ năng sống. Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức học sinh sẽ rèn luyện được ý thức tự lập, ý thức tập thể để phát triển toàn diện bản thân về cả Văn-Trí-Thể- Mỹ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh cảm thấy thoải mái, giải tỏa stress, tự tin và vui vẻ khi khám phá thế giới. Hoạt động ngoại khóa giúp tăng khả năng sáng tạo cho các em, giúp các em dễ hòa nhập, thích nghi với cuộc sống, quan sát được nhiều hoạt động hơn trong cuộc sống. Chính điều này giúp các em thông minh hơn. Hầu hết hoạt động ngoại khóa của các trường Tiểu học cũng được lồng ghép nhiều nội dung mang ý nghĩa giáo dục môi trường. Ở Trường tiểu học chúng tôi, mỗi năm tổ chức cho các em đi trải nghiệm thực tế một lần (Lăng Bác, Hoàng thành Thăng Long, Văn miếu Quốc Tử Giám, Khu di tich lịch sử K9, một số trang trại giáo dục.) Mỗi tháng tổ chức một hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm tại trường. Tôi chỉ đạo và cùng đồng chí tổng phụ trách tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa với nhiều chủ để lồng ghép. Để đạt kết quả tốt trong việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường và tạo điều kiện cho học sinh có ý thức tự giác, thường xuyên về bảo vệ môi trường, xây dựng trường “Xanh- sạch- đẹp”. Buổi sinh hoạt đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, ngay cả những em nhút nhát cũng mạnh dạn bộc lộ tình cảm, thái độ của mình thông qua việc làm, hành động cụ thể hàng ngày. Trang 15/24
  17. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Việc đưa các em ra sinh hoạt tập thể ngoài trời để giáo dục môi trường giúp học sinh trở nên gắn bó với nhau hơn, gần gũi với môi trường hơn. 3.4.1. Tổ chức các buổi nghe chuyên gia nói chuyện Ngoài những biện pháp nêu trên Liên đội chủ động mời các chuyên gia môi trường về nói chuyện, giao lưu với các em để các em hiểu thêm về tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nhằm giúp các em thêm yêu thiên nhiên và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa về môi trường. 3.4.2. Giao lưu biểu diễn văn nghệ, tham gia các trò chơi theo chủ đề Chương trình "Thiếu nhi Việt Nam tìm hiểu và tuyên truyền bảo vệ môi trường" là một hoạt động nằm trong chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2019-2020, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các em học sinh về việc bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động thực tế, ngoại khóa trong nhà trường. Các tập thể, cá nhân tham gia chương trình sẽ lấy cảm hứng từ hình ảnh những chiến binh Xanh sức mạnh siêu phàm có sứ mệnh bảo vệ môi trường để xây dựng nên các tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện ngắn, thơ, truyện tranh, bài hát, tranh vẽ, kịch, hoạt cảnh, trò chơi dân gian ) hoặc thông qua hình thức trang trí lớp học (chụp hoặc quay lại sản phẩm), dựng video clip, thuyết trình hưởng ứng chương trình. Trong đó, các tác phẩm, sản phẩm, trò chơi sẽ tập trung cảnh báo sự nguy hại của ô nhiễm môi trường; tác hại của túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần; kêu gọi hạn chế sử dụng hóa chất có hại cho môi trường; khuyến khích sử dụng các sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe; cùng chung tay bảo vệ môi trường vì một tương lai xanh – sạch – đẹp. Tham gia hoạt động hưởng ứng, các em học sinh của trường tôi đã cùng tham gia đồng diễn nhảy flashmob sôi động; thưởng thức các tiểu phẩm với thông điệp bảo vệ môi trường; tìm hiểu về các ký hiệu phân loại rác thải; tham gia các trò chơi vận động, khéo tay Cùng với sức mạnh âm nhạc, những lời ca tiếng hát từ các tiết mục mà các em được trực tiếp tham gia, được thưởng thức từ các bạn trong đội Chim Sơn ca của trường đã giúp các em chuyển đi những thông điệp sâu sắc, đầy cảm xúc về môi trường. Từ đó, khiến mỗi người tự nhận ra trách nhiệm và vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên. 3.4.3 Chăm sóc và giữ gìn di tích lịch sử địa phương Đây chính là hoạt động phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong việc giáo dục góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá, di tích lịch sử địa phương và quốc gia trong giai đoạn hội nhập ngày nay. Thông qua hoạt động Trang 16/24
  18. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội tìm hiểu, chăm sóc, ý thức giữ gìn bảo vệ và góp phần làm cho di tích ngày càng sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền giới thiệu các công trình ở địa phương với bạn bè. Chăm sóc và giữ gìn di tích lịch sử địa phương cũng chính là giáo dục cho Đội viên lòng tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, đặc biệt là truyền thống của chính mảnh đất mà mình đang sống. Củng cố và hun đúc những giá trị nhân văn, lòng biết ơn sâu sắc đối với những thế hệ cha anh đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh thân mình để quê hương có được cuộc sống thanh bình ngày hôm nay.Giáo dục cho học sinh biết trân trọng những thành quả tốt đẹp của lớp người đi trước, giáo dục các em biết yêu quý lao động. Bởi vậy, mỗi tuần Liên đội thường tổ chức lao động, dọn vệ sinh khu vực sân trường, khu vực trước cổng trường, nhận chăm sóc một di tích lịch sử của xã, nghĩa trang liệt sĩ vào dịp khai giảng, tết Nguyên Đán với các công việc như: thu gom rác thải, nhặt cỏ hoặc tỉa cành cho các cây xanh Khi được tham gia các hoạt động này, các em thấy ngay được thành quả lao động của mình là một môi trường thật đẹp, sạch sẽ. Đây sẽ là cơ hội tốt để giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ sân trường, lớp học, cảnh quan nhà trường trong các em. 3.5. Nhóm biện pháp động viên, khen thưởng, khích lệ và nêu gương Đưa đến cho Đội viên những tấm gương tiêu biểu trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường, để từ đó các em có ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường. 3.5.1. Động viên khen thưởng khích lệ. “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Để các em thật sự phát huy, làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, bên cạnh các giải pháp trên thì việc nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thi đua, khen thưởng của Liên đội thật sự trở thành động lực, đòn bẩy, thúc đẩy các em thực hiện xuất sắc việc giữ gìn và bảo vệ môi trường một cách linh hoạt, hợp lý và có hiệu quả. Bởi vậy các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thi đua, khen thưởng trong Liên đội đóng một vai trò rất quan trọng. Căn cứ vào việc theo dõi chủ quan của bản thân, việc theo dõi của đội Sao đỏ, sau mỗi đợt phát động thi đua, mỗi hội thi, những hoạt động cụ thể tôi thường chỉ đạo đồng chí Tổng phụ trách cho các chi đội tự đề cử và có bài giới thiệu về tấm gương tiêu biểu của chi đội trong việc gìn giữ vệ sinh môi trường. Qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, những buổi sơ kết, tổng kết tôi luôn yêu cầu đồng chí Tổng phụ trách phải đánh giá, nhận xét những mặt được và những mặt còn hạn chế trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường của Đội viên qua đó tuyên Trang 17/24
  19. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội dương, lập danh sách khen thưởng các em. Như vậy vừa đảm bảo khách quan vừa khích lệ ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường từ phía các em. 3.5.2. Góp ý, chia sẻ Trong sách Đắc nhân tâm của Dale Carnegie có viết rằng: “Con người vốn có bản chất kiêu hãnh tự nhiên, việc nói thẳng ra rằng người nào đó sai lầm chính là một sai lầm lớn nhất.” Bất cứ ai cũng đều không muốn bị góp ý trước mặt mọi người, sắp xếp những lúc gặp riêng, góp ý khéo léo và đưa ra giải pháp kèm theo sẽ giúp các em nhìn nhận sai lầm tốt hơn mà không cảm thấy khó chịu, xấu hổ hay chống đối. Góp ý cho học sinh là cả một nghệ thuật cần được rèn luyện và điều chỉnh thường xuyên để có thể phát huy đúng giá trị, hiệu quả. Bởi thế, bên cạnh những tấm gương tiêu biểu về ý thức bảo vệ môi trường vẫn còn số ít các em chưa có ý thức và chưa thật sự tự giác như: bẻ cành, dẫm lên bồn cây, viết, vẽ bậy lên tường, bỏ rác không đúng nơi qui định tôi cũng yêu cầu đồng chí Tổng phụ trách phải góp ý, chia sẻ một cách khéo léo để qua đó giúp các em nhận ra được những việc làm chưa tốt của bản thân và có những hành vi tốt trong việc giữ gìn bảo vệ trường lớp nói riêng cũng như môi trường nói chung. Chúng tôi hi vọng rằng với những thông tin, kiến thức về môi trường được tích luỹ trong mỗi cá nhân học sinh sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chính các em, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hướng về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai. IV Tổ chức thực nghiệm 1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục. 1.1. Mục đích: Nhằm đánh giá tính đúng đắn của đề tài. Thu thập những ý kiến đóng góp còn thiếu sót và hạn chế. 1.2. Cách tiến hành: Tiến hành điều tra 35 em Đội viên về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 2 Nội dung thử nghiệm Trên cơ sở thực tế, đề tài tổ chức thử nghiệm một số nhóm biện pháp: truyền thông, tổ chức hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, động viên khen thưởng và góp ý. Đề tài đã đạt được một số kết quả khả quan. Trang 18/24
  20. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội 3 Kết quả thực nghiệm Qua theo dõi cũng như kết quả chấm thi đua của Đội sao đỏ có thể nói những suy nghĩ, việc làm của các em cơ bản đã được thay đổi theo rất hướng tích cực. Các em đã có ý thức, kĩ năng trong việc giữ gìn và bảo vệ lớp học, sân trường; hạn chế tình trạng ăn quà vặt, xả rác ra môi trường không đúng nơi qui định. Hiện tượng viết lên tường, bàn ghế cũng giảm hẳn. Ðiều đáng để kể đến là đa số Ðội viên đã biết tự giác tham gia vào việc bảo vệ cảnh quan chung của lớp, của trường với một thái độ hồ hởi, tự nguyện không còn gượng ép như trước. Nhiều em thấy bạn mình có hành vi chưa đúng, chưa giữ gìn vệ sinh môi trường đã biết nhắc nhở bạn mình kịp thời. Các em đã biết góp phần vào bảo vệ môi trường trong lành, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cho mọi người. Theo đánh giá và nhận xét của giáo viên chủ nhiệm, cô Tổng phụ trách và của đa số phụ huynh thì trong thời gian qua đa số Đội viên có ý thức thực hiện nếp sống văn minh: bỏ rác vào đúng nơi quy định, phong trào chăm sóc công trình măng non, trang trí trường lớp làm đẹp cảnh quan môi trường đã có những bước tiến vượt bậc. Khảo sát 35 em Đội viên kiến thức và nhận thức về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ngày 15/4/2020 (Tiến hành điều tra ngẫu nhiên bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm – phần phụ lục 2) cho thấy: Trả lời đúng Trả lời sai Câu hỏi Số lượng- % Số lượng- % 1 35 100 0 0 2 34 97,1 01 2,9 3 33 94,2 02 5,8 4 31 91,4 03 8,6 5 35 100 0 0 Qua so sánh đối chiếu, từ thời gian bắt đầu khảo sát tới khi thực hiện đề tài trong thời gian bảy tháng đã chứng tỏ đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội” là đúng đắn mang tính cấp thiết và có tính khả thi cao. Trang 19/24
  21. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Giáo dục ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên là một trong những biện pháp giáo dục hữu hiệu nhất trong những biện pháp để thực hiện mục tiêu giữ gìn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thực hiện đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội” Tôi đã thông qua một số vấn đề sau: Đề tài đã xây dựng cơ sở lí luận về biện pháp giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho Đội viên. Đề tài đã khái quát được những thực trạng của vấn đề giáo dục ý thức, hình thành kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường tại địa bàn nghiên cứu, chỉ ra những ưu điểm và tồn tại cùng những nguyên nhân của tồn tại. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, thấy được nguyên nhân của những tồn tại, Tôi đã đưa ra các biện pháp: truyền thông, phát thanh măng non, tổ chức hội thi, sân chơi nhằm giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho đội viên tại Liên đội. Những biện pháp mà tôi đưa ra đã có những tác động nhất định bước đầu thu được những kết quả khả quan về: Ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường của Đội viên đã có những tiến bộ rõ rệt. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Hội đồng Đội Huyện: Cần thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu nói chuyện về chue đề giáo dục và bảo vệ môi trường nhằm giúp các em có thêm kiến thức, kĩ năng về môi trường. Đưa tiêu chí vệ sinh môi trường là một trong các điều kiện để đánh giá xếp loại thi đua của các Trường học, các Liên đội hàng năm. 2.2. Đối với Ủy ban Nhân dân xã: Cần vận động tuyên truyền các ban ngành, đoàn thể và nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường. Không cho bán hàng hóa trước cổng trường học. 2.3. Đối với Ban giám hiệu: Cần xem nhiệm vụ giáo dục ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng có hành động thiết thực, cụ thể tùy theo nhiệm vụ cụ thể. Thường xuyên phát động phong trào bảo vệ môi trường trong các tổ chức, đoàn thể của nhà trường: Công đoàn trường, Chi đoàn trường. Trang 20/24
  22. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Tổ chức, phối hợp giao lưu giữa các liên đội trong cụm để các em có cơ hội mở rộng tầm nhìn, giao lưu, học hỏi, chia sẻ. 2.4. Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần tuyên truyền, động viên, khích lệ các em học sinh của lớp tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. 2.5. Đối với Liên Đội: Tiếp tục có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt dộng, sân chơi ý nghĩa, bổ ích hơn nữa để đội viên có cơ hội tham gia và được giao lưu giữa các Chi đội, Liên đội. D. LỜI CẢM ƠN Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi với đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội. Thời gian nghiên cứu từ 15/9/2019 – đến 15/4/2020. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm hạn hẹp nên những vẫn đề được trình bày trong đề tài này của tôi chắc sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được góp ý quí báu của quí đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn! Trang 21/24
  23. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Sinh (1984), Môi trường và Tài nguyên Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2. Học viện Chính trị Thành phố Hồ Chí Minh (1993), Văn hóa cộng đồng chủ nghĩa, NXB Chính trị Quốc gia. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Hướng dẫn xanh hóa nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Thiết kế mẫu một số Mô-đun Giáo dục môi trường ở phổ thông, NXB Giáo dục Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Bảo vệ Môi trường, NXB Giáo dục Hà Nội. 6. Nguyễn Tiến Thăng (2009), Điều lệ và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 7. Trường Lê Duẩn (2010), Công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, NXB Hà Nội, Hà Nội. 8. Nghị định Số: 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dãn thi hành luật bảo vệ môi trường. 9. Thông tư số 25 ngày 31/12/2019 của Bộ TNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Trang 22/24
  24. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội F. PHỤ LỤC A: Bảng câu hỏi khảo sát trước khi thực hiện đề tài Em hãy vui lòng cho biết một số suy nghĩ của em về môi trường bằng cách khoanh vào câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây. Câu 1: Theo em việc làm nào đúng? a. Vứt rác ra cửa sổ để giữ gìn lớp học sạch sẽ. b. Trực nhật là việc cần thiết để giữ gìn lớp học sạch sẽ. c. Không cần xả nước sau khi đi vệ sinh vì đã có lao công của trường dọn dẹp. Câu 2: Người có ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường là: a. Không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định. b. Vứt giấy, vỏ bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su trong sân trường, hành lang, ngăn bàn và dưới nền lớp học. c. Viết, vẽ lên tường ở những nơi công cộng. Câu 3: Theo em hút thuốc lá sẽ như thế nào? a. Có hại cho sức khỏe người trực tiếp hút. b. Có hại cho sức khỏe những người xung quanh. c. Gây ô nhiễm môi trường không khí. d. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 4: Khi thấy bạn của mình vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định em có nhắc nhở bạn không? a. Có b. Không và để thầy cô giáo nhắc nhở. Câu 5: Em sẽ làm gì để thể hiên mình là người có ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường? B: Bảng câu hỏi khảo sát sau khi thực hiện đề tài Em hãy vui lòng cho biết một số suy nghĩ của em về môi trường bằng cách khoanh vào câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện có ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường? a. Đi vệ sinh đúng nơi quy định và giữ nhà vệ sinh sạch sẽ. b. Tổ chức lao động làm vệ sinh thường xuyên, phân công lao động ở lớp hợp lí. c. Giữ phòng học, phòng ở sạch sẽ. d. Cả 3 đều đúng. Trang 23/24
  25. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Câu 2: Bảo vệ môi trường trong trường học là việc làm của ai? a. Của Ban chỉ huy Liên Đội. b. Của lao công trong trường. c. Của tất cả các thầy giáo, cô giáo, các chú bảo vệ, bác lao công và tất cả học sinh. Câu 3: Trồng nhiều cây xanh trong trường học để? a. Làm đẹp trường. b. Làm trong sạch bầu không khí, làm đẹp trường và giảm tiếng ồn. c. Giúp cho chim làm tổ. d. Lấy gỗ. Câu 4: Trong bạn bè em nếu có bạn hút thuốc lá em sẽ làm gì? a. Khuyên bạn không nên hút thuốc nữa vì nó có hại cho sức khỏe và làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. b. Bỏ đi nơi khác xem như không nhìn thấy. c. Báo với thầy cô giáo . d. Cả hai phương án a và c đều đúng. Câu 5. Em hãy nêu ý kiến để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh tại lớp em đang học. (Các câu hỏi trắc nghiệm đáp án là phần in đậm). Trang 24/24
  26. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội ẢNH MINH CHỨNG Trang 25/24
  27. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 26/24
  28. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 27/24
  29. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 28/24
  30. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 29/24
  31. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 30/24
  32. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 31/24
  33. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 32/24