Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục học sinh tiểu học bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp

doc 20 trang thuongdo99 4642
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục học sinh tiểu học bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_lam_tot_cong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục học sinh tiểu học bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO LÀM TỐT CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP I. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây về tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng. Khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng những máy móc. Năng xuất lao động tăng, nâng mức sống con người ngày càng cao. Nhưng bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp đã gây ảnh hưởng đến môi trường ngày một nhiều và đã trở thành nạn ô nhiễm. Môi trường trong xã hội có nhiều các chất thải khác nhau. Ở đây tôi muốn đề cập đến hai loại chất thải đó là chất thải trong công nghiệp và chất thải trong sinh hoạt hầu như chưa được sử lí trước khí thải ra môi trường nên gây ra ô nhiễm môi trường. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người càng cao. Chính vì nhu cầu đó, con người vận dụng khoa học kĩ thuật cao để phục vụ mình, thậm chí còn khai thác tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng hàng loạt, khai thác mỏ vô tổ chức, khai thác nguồn nước ngầm vô tội vạ, làm cho môi trường sinh thái biến đổi, tài nguyên thêm cạn kiệt. Tất cả những vấn đề trên gây ô nhiễm môi trường, dẫn tới ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, có nhiều bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện. Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm sạch môi trường sống. Bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới của nước ta hiện nay là phát triển con người toàn diện “Cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế các nhà trường nói chung và nhà trường Tiểu học nói riêng cần làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Nó có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên là lực lượng nòng cốt chủ nhân tương lai của đất nước chiếm khá đông trong xã hội vào khoảng 1/3 nhân loại. Là một phó hiệu trưởng, được phân công phụ trách về công tác lao động vệ sinh, tôi đã rất trăn trở, băn khoăn sao cho ngôi trường mình thực sự là ngôi trường xanh - sạch - đẹp. Vì môi trường học tập có trong lành thì học sinh mới có sức khỏe tốt để học tập đạt kết quả cao. Chính điều đó đã thôi thúc tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo làm tốt công tác
  2. giáo dục học sinh Tiểu học bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp trong trường học”. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích - Học sinh biết và hiểu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường trong trường học. - Học sinh có ý thức hành động bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp trong lớp và khuôn viên trường. Từ đó mở rộng thêm bảo vệ môi trường các nơi công cộng khác. - Giáo dục học sinh yêu môi trường sống của mình, gần gũi thân thiện với môi trường. - Thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của tất cả giáo viên và học sinh trong trường để họ tham gia một cách tự nguyện và đạt hiệu quả cao. 2. Nhiệm vụ - Tìm ra các biện pháp để giúp học sinh nhận ra được việc bảo vệ môi trường mà cụ thể là môi trường nơi trường học là rất cần thiết. - Có chương trình kế hoạch cụ thể để học sinh tham gia các hoạt động để bảo vệ môi trường trong trường học. - Tập huấn cho giáo viên nắm được mục đích và tác dụng của việc bảo vệ môi trường trong trường học để giáo viên làm tôt công tác hướng dẫn và quản lý học sinh. - Tổ chức thi đua giữa các tổ, các lớp để học sinh tích cực tham gia. III. Phạm vi đề tài - Tổ chức thực nghiệm tại trường Tiểu học năm học 2016 – 2017; 2017 – 2018. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh Tiểu học. IV. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện từ tháng 8 năm 2017 đến hết tháng 3 năm 2018. - Tháng 8 năm 2016: Khảo sát tình hình thực tế tại trường. - Từ tháng 9 năm 2016 đến hết tháng 3 năm 2018 thực hiện các nội dung của đề tài. - Tháng 4 năm 2018 hoàn thiện đề tài.
  3. V. Phương pháp nghiên cứu - Nguyến cứu các phương pháp đổi mới dạy và học. - Nghiên cứu các phương pháp tích hợp giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường trong giờ học - Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về việc bảo vệ môi trường. - Áp dụng một số phương pháp như : + Phương pháp điều tra - khảo sát. + Phương pháp phân tích – Tổng hợp. + Phương tổ chức chỉ đạo. + Phương pháp kiểm tra đánh giá. + Phương pháp khích lệ động viên kịp thời. + Phương pháp tổng kết – Kết luận. Nội dung đề tài I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận Tất cả chúng ta đều biết vấn đề môi trường không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới vô vùng quan tâm đến. Vì muốn cho “Ngôi nhà chung” luôn xanh - sạch - đẹp không chỉ phụ thuộc ở một cá nhân nào mà đòi hỏi mọi người trong xã hội phải cùng có ý thức để bảo vệ môi trường. Vấn đề vệ sinh môi trường là một việc làm cấp bách của chung toàn xã hội. Nhưng không phải ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường, vẫn còn có những cá nhân còn thờ ơ, chưa quan tâm ở mọi lúc mọi nơi. Nên rất cần phải có những hành động cụ thể và thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. 2. Cơ sở thực tiễn Thật thấm thía với lời dạy “Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”của ông cha ta từ đời xưa để lại. Là người quản lý phụ trách về lao động vệ sinh trong nhà trường, tôi đã quan tâm rất sát sao việc lao động vệ sinh và ý thức bảo vệ môi trường trong trường học của học sinh. Nhưng thực tế vẫn còn có những em có thói quen vứt giấy rác chưa đúng nơi quy định,
  4. nhổ cây hoa, bẻ cành cây, khiến cho trường có những lúc còn chưa sạch. Điều đó khiến cho giáo viên chủ nhiệm và người làm công tác vệ sinh phải nhắc nhở thường xuyên nhưng cũng không mấy hiệu quả. Chỉ khi thấy học sinh vi phạm mới nhắc nhở thì sẽ không giải quyết được vấn đề. Nên tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục tồn tại này. II. Những thuận lợi - Khó khăn 1. Thuận lợi - Học sinh tiểu học còn nhỏ dễ giáo dục cho các em về những việc nên làm và không nên làm. - Các em rất thích tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Được sự ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách đội và cha mẹ học sinh. 2. Khó khăn - Trường đông học sinh, diện tích đất còn hẹp nên để giữ trường lớp sạch, đẹp là rất khó. - Chủ yếu là con em nông thôn còn nghĩ là đất rộng nên coi thường việc vệ sinh môi trường. - Trường đã có người chuyên vệ sinh, nên người dạy ít chú trọng giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. - Trường có nhiều điểm lẻ nên việc tuyên truyền cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn. - Cơ sở vật chất nhà trường còn nghèo nàn. III. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài - Trước giờ học sinh tới trường của mỗi ngày, trường lớp đã được bác lao công quét dọn sạch sẽ. Nhưng chỉ cần đến giờ ra chơi đã thấy xuất hiện vỏ bánh, vỏ hộp đựng đựng đồ ăn, giấy vụn, ở bậc cầu thang, bồn hoa, - Học sinh là trẻ em nông thôn niềm núi nên nhiều em còn lúng túng khi sử dụng nhà vệ sinh tự hoại. Do vậy dễ dẫn đến cống bị tắc, giấy vệ sinh vứt không đúng nơi quy định. - Cây trong trường còn bị một số em bám vào đu, ngắt lá. - Các bồn hoa chăm sóc chưa được thường xuyên, có em chơi còn dẫm lên hoa. - Trong lớp học, xuất hiện vỏ bánh kẹo, giấy vụn đúc trong ngăn bàn.
  5. - Sự chỉ đạo về công tác vệ sinh trường học chưa thực sự có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm chưa chú trọng việc đó. - Chưa gắn liền với các tiêu chí đánh giá thi đua. IV. Những biện pháp thực hiện 1. Những biện pháp - Thảo luận và chỉ đạo với giáo viên chủ nhiệm về khẩu hiệu và nội quy để giáo dục học sinh biết tạo cho trường luôn xanh - sạch - đẹp. - Treo các khẩu hiệu ở sân trường, cầu thang, nơi rửa tay, nhà vệ sinh, bồn hoa, - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường trong trường học bằng một số bài toán thuộc một số dạng toán cơ bản ở tiểu học. - Lập kế hoạch thực hiện một số hoạt động ngoài giờ học một cách đồng bộ và thường xuyên. - Tăng cường công tác tổ chức kiểm tra đánh giá gắn với công tác thi đua. - Công tác chỉ đạo của ban giám hiệu mang tính đồng bộ nhằm thúc đấy phong trào. 2. Những biện pháp cụ thể 1.1. Thảo luận với giáo viên chủ nhiệm và chỉ đạo chung về các khẩu hiệu và nội quy về giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp trong nhà trường. - Trước khi đưa ra một số khẩu hiệu, nội quy để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp trong nhà trường yêu cầu học sinh thực hiện, tôi có tổ chức thảo luận cùng với giáo viên chủ nhiệm để thấy được những khó khăn, thuận lợi còn kịp thời điều chỉnh. Có như vậy khi giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm sẽ hoàn toàn ủng hộ và đạt kết quả tôt. - Phô tô các nội quy đó phát cho từng giáo viên chủ nhiệm để dễ chỉ đạo lớp mình. Dán tại lớp để tất cả học sinh đều nắm được nội quy và thực hiện cho tốt. VD: + Trong lớp, bàn ghế luôn ngay ngắn gọn gàng, sách vở sắp xếp ngăn nắp.
  6. + Không vứt giáy rác bừa bãi ra trường, ra lớp. + Không trèo, đu cây, bẻ cành, ngắt lá. + Đi vệ sinh đúng nơi quy định. 1.2. Treo các khẩu hiệu tại sân trường, cầu thang, nơi rửa tay, nhà vệ sinh, bồn hoa, - Treo các khẩu hiệu có nội dung sao cho có màu sắc đẹp mắt phù hợp với từng vị trí như : + Ở cầu thang: Rác là nguồn gây ô nhiễm, hãy làm sạch rác ở mọi nơi. Vì một ngôi trường không có rác. + Ở sân trường: Tất cả vì môi trường xanh - sạch - đẹp. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân. + Ở bồn hoa: Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường.
  7. + Ở khu vệ sinh: Hãy bỏ giấy rác đúng nơi quy định. - Tôi nghĩ rằng các dòng chữ đó tuy rất ngắn ngủi nhưng ta đặt những vị trí học sinh dễ quan sát thì khi các em lên lớp, vui chơi ở sân trường hay
  8. khi đi vệ sinh, các em đều có thể đọc được những dòng chữ như vậy thì chắc hẳn các em sẽ thực hiện. - Giáo viên thường xuyên nhắc nhở, theo dõi, uốn nắn học sinh để tạo thành thói quen tốt. 1.3. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường bằng một số bài toán thuộc các dạng toán cơ bản ở tiểu học : Đối với học sinh Tiểu học, việc giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường trường xanh – sạch – đẹp trong trường học nói riêng thì rất cần thiết dạy lồng ghép vào các hoạt động trong giờ học. Như chúng ta đều biết, việc giáo dục môi trường thường được lồng ghép vào dạy ở các môn như Khoa học, Địa lí, Tiếng Việt, Còn môn Toán là môn học khô khan, học sinh ngại học nhưng nếu ta biết thiết kế những bài toán có nội dung gần gũi, thực tế với cuộc sống thì không chỉ giúp các em tìm ra lời giải nhanh, học sinh thích học mà còn có tác dụng giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. Vì vậy tôi đã thiết kế một số bài toán có lời văn với nội dung nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường theo một số dạng toán cơ bản ở Tiểu học. Ví dụ : + Lớp Một; Lớp Hai: Bài 1. Bồn hoa của lớp 1A trồng được 13 cây hoa, bồn hoa của lớp 1B trồng được 7 cây hoa . Hỏi cả hai lớp trồng được bao nhiêu cây hoa? Bài 2. Trường Tiểu học Tản Lĩnh phát động phong trào làm kế hoạch nhỏ. Bạn An Thu gom được 5 vỏ chai nhựa, Bạn Bình thu gom được 7 chai nhựa. Hỏi cả hai bạn thu gom được bao nhiêu vỏ chai nhựa? Bài 3. Tổng số giấy vụn lớp 3A và lớp 3B thu gom được 115 kg. Lớp 3A thu gom được nhiều hơn lớp 3B 23 kg. Hỏi mỗi lớp thu gom được bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn? + Lớp Bốn; Lớp Năm: Bài 4. Trường Tiểu học Tản Lĩnh có 1083 học sinh. Hằng ngày học sinh đi học thường mang sữa hút hoặc quà bánh đến trường. Nếu mỗi bạn một ngày chỉ cần bỏ 1 vỏ bánh hoặc vỏ hộp sữa vào thùng rác mà một tuần học sinh học 5 ngày thì số vỏ vỏ bánh và vỏ hộp sữa thải ra các thùng rác là bao nhiêu cái? Bài 5. Xã Tản Lĩnh có 13 thôn. Mỗi thôn đều có công nhân vệ sinh môi trường làm vệ sinh mỗi ngày. Nếu mọi gia đình đều có ý thức để rác đúng nơi quy định thì mỗi thôn chỉ cần 2 công nhân làm vệ sinh. Còn nêu
  9. mỗi gia đình để rác không đúng nơi quy định thì phải cần 4 công nhân mới làm xong. Hỏi trong xã đó mà mỗi gia đình không để rác đúng nơi quy định thì mỗi tuần số công nhân sẽ phải tăng lên là bao nhiêu? - Các bài toán đó được tôi phân ra từng khối lớp cụ thể. Tôi đã phô tô gửi tới tay từng giáo viên chủ nhiệm lớp và chỉ đạo sẽ cho học sinh làm vào các giờ ôn toán buổi hai hay cho học sinh thi đua giải nhanh trong giờ sinh hoạt, - Tôi đã đi dự giờ học đó ở một số khối lớp thấy các em rất hăng hái giơ tay để được giải toán, không có học sinh nào không làm được vì những việc làm đó rất gần gũi với học sinh. 1.4. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện một số hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp một cách đồng bộ và thường xuyên. Ngoài việc đưa ra những khẩu hiệu, nội quy và những bài toán đều có nội dung giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường tôi còn nghĩ rằng việc giáo dục học sinh bằng các hoạt động ngoài giờ lên lớp không kém phần quan trọng. Các hoạt đó được thực hiện như sau: - Tổ chức tuyên truyền về bảo vệ môi trường bằng hình thức sân khấu hoá ; vẽ tranh trong buổi chào cờ; Hoạt động ngoại khoá như: + Hát, múa các bài hát về bảo vệ môi trường. + Diễn kịch về bảo vệ môi trường. + Vẽ tranh về bảo vệ môi trường quanh em. + Thi ứng xử. - Mỗi lớp tự tổng vệ sinh lớp học của mình vào buổi chiều thứ sáu. - Các bồn hoa trong trường được giao về các cặp lớp (mỗi cặp là một lớp lớn và một lớp bé) tự trồng và chăm sóc. Mỗi cặp lớp 2 bồn hoa, lớp lớn trồng và tưới nước, lớp bé nhổ cỏ. VD : Lớp 5A1 + Lớp 1A1 Lớp 4A1 + Lớp 2A1
  10. Các lớp phân công học sinh tưới hoa thường xuyên vào các buổi sáng sớm sau khi đến trường còn trồng và nhổ cỏ vào các buổi chiều thứ sáu hàng tuần (vì chiều thứ sáu các em chỉ học có đến ra chơi là nghỉ).
  11. Một số hình ảnh trồng và chăm sóc hoa
  12. - Hành lang, phía trước và sau từng lớp, đều được đặt các thùng rác yêu cầu tổ trực nhật của từng lớp phải chịu trách nhiệm vệ sinh hằng ngày.
  13. - Đối với các lớp 4,5 thì mỗi tháng sẽ có hai lớp lao động tổng vệ sinh toàn trường vào thứ bảy tuần cuối tháng của tháng đó. - Vào dịp ngày 27 tháng 7 hay ngày môi trường thế giới, nhà trường còn tổ chức cho các em học sinh lớp 5 lao động chăm sóc tại nghĩa trang liệt sĩ, các di tích lịc sử tại địa phương. Ngoài ra còn nhắc nhở các em tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm vào dịp tết Nguyên Đán. Hình ảnh lao động vệ sinh tại Nghĩa trang liệt sĩ
  14. 1.5. Tăng cường công tác tổ chức kiểm tra gắn liền các hoạt động với tiêu chí thi đua. - Tổ chức chỉ đạo đồng bộ, có kế hoạch rõ ràng. - Kiểm tra đánh giá sát sao, công bằng được nhận xét trong giờ chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần đã thúc đấy được giáo viên và học sinh tham gia nhiệt tình và có hiệu quả. - Gắn liền các kết quả của các hoạt động đó với các đợt thi đua trong năm học. 1.6. Công tác chỉ đạo của ban giám hiệu mang tính đồng bộ và thúc đẩy phong trào. Ban giám hiệu phối hợp chặt chẽ với tổng phụ trách đội, bí thư đoàn trường, và giáo viên chủ nhiệm lớp để cùng phối kết hợp chỉ đạo, theo dõi, đánh giá mọi hoạt động đã đề ra nhằm làm tốt công tác giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. V. Kết quả có so sánh đối chứng 1. Trước khi thực hiện đề tài - Các lớp có thực hiện vệ sinh trường lớp nhưng chưa được sạch. - Việc tạo môi trường xanh thì có trồng nhưng sự chăm sóc chưa được thường xuyên nên cây và hoa phát triển không tốt. - Chưa gắn các hoạt động đoa vào các tiêu chí thi đua nên kém hiệu quả. - Sự chỉ đạo chưa quyết liệt. 2. Sau khi thực hiện đề tài - Nề nếp lao động vệ sinh được các lớp duy trì trường xuyên. - Ý thức của học sinh khi tham gia các hoạt động rất nghiêm túc, có trách nhiệm cao. - Toàn cảnh sân trường không còn giấy rác vứt không đúng nơi quy định, cây cối lên tươi tốt. - Giáo viên và học sinh đều rất phấn khởi và tích cực tham gia. - Thầy và trò trường Tiểu học Tản Lĩnh không chỉ tạo cho ngôi trường đẹp như hiện nay mà còn mong ước mai sau ngôi trường này và các công trình lớn khác còn được thay thế bằng ngôi trường, công trình khác thực sự thân thiện với môi trường. Mô hình dưới đây được ghép bằng các vỏ hộp sữa hút mà các em học sinh đã sử dụng
  15. Mô hình dự thi tự làm đồ dùng của trường thể hiện sự thân thiện với môi trường
  16. VI. Bài học kinh nghiệm Để thực hiện tốt một số biện pháp chỉ đạo giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường trong trường học là một vấn vô cùng nan giải. Do vậy sau khi thực hiện đề tài đã thành công, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau : - Phải có sự chỉ đạo thông suốt từ ban giám hiệu tới từng cán bộ giáo viên trong nhà trường. - Người chỉ đạo phải lập được kế hoạch hoạt động cụ thể. - Trước khi thực hiện những kế hoạch hoạt động phải cho giáo viên được thông qua, được xây dựng đóng góp ý kiến. Điều đó giúp cho giáo viên càng tăng thêm sự nhiệt tình, tham gia một cách thoải mái, làm việc có hiệu quả. - Chỉ đạo công việc có tổ chức chặt chẽ, có đánh giá rút kinh nghiệm. - Mọi hoạt động phải được động viên khen - chê kịp thời. Có thưởng cho các lớp, cá nhân thực hiện tốt phong trào theo từng đợt, từng kì, cả năm. VII. Kết luận – Những ý kiến đề xuất 1. Kết luận Giáo dục môi trường trong các trường học nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng cần được chú trọng hơn nữa xứng đáng với tầm cao chiến lược của đất nước ta là đào tạo con người phát triển toàn diện. Mà học sinh ở các trường Tiểu học là những học sinh còn nhỏ tuổi thậm chí có nhiều em học nsinh lớp Một, Hai bố mẹ còn phải bón cơm cho ăm nên ý thức tự giác của các em còn hạn chế nhiều, nhận thức về việc này còn lơ mơ. Nên để năng dần nhận thức và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường phải đi từ những việc làm rất nhỏ, rất cụ thể từ biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết trồng và chăm sóc cây xanh, đi vệ sinh đúng nơi quy định, chắc chắn cùng với sự trưởng thành dần dần đó các em sẽ có ý thức tố để bảo vệ môi trường.
  17. 2. Những ý kiến đề xuất - Nhà trường nên tổ chức cho học sinh đi tham quan một số trường điểm có quang cảnh trường thực sự xanh-sạch-đẹp. - Nhà trường quan tâm động viên phụ huynh học sinh tích cực tham gia vào công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng nhà trường ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn. - Các cấp có thẩm quyền cần quan tâm cải tạo và xây mới các công trình vệ sinh cho nhà trường để đảm bảo hợp vệ sinh. Trường cần được cấp thêm đất thì mới đảm bảo có khu vui chơi cho học sinh và có đất để trồng thêm cây bóng mát, làm bồn hoa, Trên đây là một số biện pháp giúp tôi làm tốt công tác “Chỉ đạo làm tốt công giáo dục học sinh Tiểu học bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp trong trường học”. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi được những hạn chế nhưng tôi vẫn mạnh dạn trình bày đề tài của mình, rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp để công tác này đạt kết quả tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  18. ý kiÕn nhËn xÐt - ®¸nh gi¸ cña héi ®ång khoa häc c¬ së Ngµy th¸ng n¨m 2013 Chñ tÞch héi ®ång ý kiÕn ®¸nh gi¸ - xÕp lo¹i cña héi ®ång khoa häc ngµnh gi¸o dôc huyÖn Ngµy . th¸ng . n¨m 2018 Chñ tÞch héi ®ång