Tài liệu ôn tập môn Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Trần Phú

doc 5 trang Đăng Bình 11/12/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_11_truong_thpt_tran_phu.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn tập môn Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Trần Phú

  1. Tổ Hóa học Trường THPT Trần Phú TÀI LIỆU ÔN TẬP – MÔN HÓA HỌC – LỚP 11 (LẦN 2) 01. Viết các đồng phân ankan của C5H12 và gọi tên. 02. Gọi tên các ankan sau: a. CH3CH2CH3 b. CH3CH2CH(CH3)2 c. (CH3)2CHCH2C(CH3)3 d. CH3CH2CH[CH(CH3)2]CH2CH3 03. Viết CTCT thu gọn của các chất sau: a. Butan b. Isopentan c. Neopentan d. 2,2,4-trimetylpentan (isooctan) 04. Viết các phương trình phản ứng sau? a. Trộn 1mol butan với 1mol clo (có ánh sáng). 0 b. Nung nóng butan với xúc tác (Cr2O3; Fe, Pt ) ở 500 C. c. Đốt cháy khí etan. d. Nung nóng CH3COONa với hỗn hợp vôi tôi xút (NaOH/CaO). 05. Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam ankan X cần dùng vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc). Tìm CTPT của X. 06. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng CaCl2 khan (dư) và bình 2 đựng dung dịch NaOH dư. Biết khối lượng bình 1 tăng thêm 0,9 gam và khối lượng bình 2 tăng thêm 1,76 gam. a. Xác định dãy đồng đẳng của hiđrocacbon X. b. Tìm CTPT của X. 07. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A thu được thể tích hơi nước gấp 1,2 lần thể tích khí cacbonic (đo ở cùng điều kiện). a. Xác định dãy đồng đẳng và CTPT của A. b. Xác định CTCT đúng của A, biết A khi tác dụng với clo có ánh sáng (tỉ lệ mol 1:1) chỉ tạo thành 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. 08. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,52 gam H2O. a. Xác định dãy đồng đẳng của 2 hiđrocacbon trên. b. Xác định CTPT và % về khối lượng của mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp X. 09. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư thấy bình nặng thêm 2,22 gam và có 3,0 gam kết tủa. a. Xác định dãy đồng đẳng của 2 hiđrocacbon trên. b. Xác định CTPT và % về khối lượng của mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp X. 10. Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam hiđrocacbon X thu được 8,96 lít CO2 (đktc). a. Tìm CTĐGN của X. b. Biện luận để xác định CTPT của X. 11. Xác định CTPT của ankan a. Biết tỉ khối hơi của ankan A so với oxi bằng 2,25. b. Ankan B có khối lượng 8,7 gam và thể tích của hơi B bằng thể tích của 4,2 gam nitơ trong cùng điều kiện. c. Ankan C có %C = 81,82%. d. Ankan D có %H = 25% 12. Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam hỗn hợp X gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp cần dùng vừa đủ 24,64 lít O2 (đktc). a. Tìm CTPT của 2 ankan trên. b. Tính khối lượng mỗi ankan trong hỗn hợp X. Tài liệu ôn tập môn Hóa học 11 1
  2. Tổ Hóa học Trường THPT Trần Phú c. Cho lần lượt các ankan trên tác dụng với brom (ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1). Viết các phản ứng xảy ra và cho biết sản phẩm chính, sản phẩm phụ. 13. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp cần dùng vừa đủ 47,2 gam oxi rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng CaCl 2 khan (dư) và bình 2 đựng dung dịch NaOH dư. Biết khối lượng bình 1 tăng thêm 20,7 gam. a. Tìm CTPT của 2 ankan trên. b. Tính % về khối lượng của mỗi ankan trong hỗn hợp X. c. Viết các CTCT có thể có của 2 ankan trên và gọi tên. 14. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp cần dùng vừa đủ 30,24 lít oxi (ở đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P 2O5 (dư) và bình 2 đựng dung dịch KOH dư. Biết khối lượng bình 2 tăng thêm 35,2 gam. a. Tìm CTPT của 2 ankan trên. b. Tính % về thể tích của mỗi ankan trong hỗn hợp X. 15. Đốt cháy hoàn toàn ankan X cần dùng vừa đủ 4 gam oxi rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 15,76 gam kết tủa. a. Tìm CTPT của X. b. Xác định CTCT của X biết khi clo hóa X theo tỉ lệ mol 1:1 (có ánh sáng) chỉ thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. 16. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng cần dùng vừa đủ V lít oxi (ở đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P 2O5 (dư) và bình 2 đựng dung dịch KOH dư. Biết khối lượng bình 1 tăng thêm 6,12 gam còn khối lượng bình 2 tăng thêm 10,56 gam. a. Xác định dãy đồng đẳng và tìm CTPT của 2 hiđrocacbon trên. b. Tính m và V. 17. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng (có số mol bằng nhau) bằng lượng oxi dư thu được 7,84 lít CO 2 (ở đktc) và 8,1 gam H 2O. Xác định dãy đồng đẳng và tìm CTPT của 2 hiđrocacbon trên. 18. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nhóm ankyl có công thức chung là CnH2n+1-. B. Các ankan từ C4 trở lên có đồng phân cấu tạo mạch cacbon. C. Dãy đồng đẳng của metan có công thức chung CnH2n+2. D. Ankan không phân nhánh có chứa nguyên tử cacbon bậc III và IV. 19. Chọn phát biểu đúng nhất? A. Hiđrocacbon trong phân tử chứa các liên kết đơn là ankan. B. Hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa các liên kết đơn là ankan. C. Hiđrocacbon mạch hở trong phân tử chỉ có các liên kết đơn là ankan. D. Hợp chất hữu cơ mạch hở trong phân tử chỉ chứa các liên kết đơn là ankan. 20. Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong dãy đồng đẳng thay đổi như thế nào? A. Tăng dầnB. Giảm dần C. Không đổi D. Không xác định được. 21. Công thức phân tử của ankan chứa 12H là A. C4H12 B. C5H12 C. C6H12 D. C7H12 22. Công thức phân tử của ankan chứa 12C là A. C12H18 B. C 12H22 C. C12H24 D. C12H26 23. Ankan có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 29 và mạch cacbon phân nhánh là A. isobutanB. isopentan C. hexanD. neo-pentan 24. Số đồng phân ứng với công thức phân tử C4H10 là A. 2B. 3 C. 4 D. 5 25. Số đồng phân có chứa cacbon bậc III ứng với công thức phân tử C6H14 là A. 1B. 3C. 2 D. 4 Tài liệu ôn tập môn Hóa học 11 2
  3. Tổ Hóa học Trường THPT Trần Phú 26. Tên ankan ứng với công thức (CH3)2CHCH(CH3)CH2CH3 là A. 2,3-đimetylpentanB. 2-isopropylbutan C. 3,4-đimetylpentanD. 2-etyl-3-metylbutan 27. Tên gọi của ankan nào dưới đây là đúng? A. 2-etylhexan B. 2-metyl-3-isopropylpentan C. 2,2,5-trimetylheptan D. 3-etyl-1-metylnonan 28. Tổng số liên kết cộng hóa trị trong một phân tử C3H8 là A. 11C. 3 B. 10D. 8 29. Đối với ankan không phân nhánh khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng (phân tử khối tăng) thì nhìn chung A. nhiệt độ sôi tăng.B. nhiệt độ nóng chảy giảm. C. khối lượng riêng giảm. D. tính tan trong nước tăng. 30. Chọn phát biểu sai? A. Ankan không tan trong nước và nặng hơn nước. B. Ankan là những dung môi không phân cực, ưa dầu mỡ. C. Ankan lỏng có thể thấm qua da và màng tế bào. D. Ankan đều là những chất không màu. 31. Khi các chi tiết máy hoặc đồ dùng bị bẩn dầu mỡ, người ta thường lau rửa bằng A. nước máy B. dd NaOH loãng C. dd H2SO4 loãng D. xăng, dầu. 32. Các chất heptan, pentan, isohexan và hexan có nhiệt độ sôi (không theo thứ tự) bằng 36oC; 60oC; 690C và 98oC. Chất có giá trị nhiệt độ sôi bằng 60oC là A. pentan B. hexan C. isohexan D. heptan 33. Trong các chất dưới đây chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. ButanB. Etan C. MetanD. Propan 34. Chất nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. pentanB. isopentan C. neo-pentanD. hexan 35. Tính chất nào sau đây đúng khi nhận xét về metan? A. Chất khí màu trắng.B. Nặng hơn không khí C. Không mùiD. Tan nhiều trong nước 36. Phân tử ankan chỉ chứa liên kết (1) nên các ankan tương đối trơ về mặt hoạt động hóa học: ở nhiệt độ thường, chúng không phản ứng với axit, bazơ và chất oxi hóa mạnh (như KMnO 4). Vì thế ankan còn có tên là (2) , nghĩa là ít ái lực hóa học. Các từ hay cụm từ thích hợp cho các khoảng trống trên là A. (1)  bền vững; (2) parafin B. (1) kém bền; (2) parafin C. (1)  bền vững; (2) olefin D. (1) kém bền; (2) olefin 37. Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng A. cháy.B. thế. C. crackinh.D. cộng. 38. Ankan nào sau đây khi tác dụng với Cl 2 theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng thu được hai loại dẫn xuất monoclo? A. MetanB. Etan C. PropanD. Iso-pentan 39. (A-08) Cho iso-pentan tác dụng với Cl 2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là A. 2B. 3C. 5 D. 4 40. Cho 4 ankan: metan, etan, propan, neopentan và butan. Số lượng ankan tạo được một loại sản phẩm thế monoclo duy nhất là A. 1.B. 2.C. 3. D. 4. 41. Monoclo hóa các hiđrocacbon dưới đây, trường hợp nào thu được nhiều sản phẩm nhất? A. Pentan B. Hexan C. Isopentan D. Neo-pentan 42. Sản phẩm chính khi monobrom hóa propan là Tài liệu ôn tập môn Hóa học 11 3
  4. Tổ Hóa học Trường THPT Trần Phú A. hiđro bromua B. 1-brompropan C. 2-brompropanD. 1,2-đibrompropan 43. Khi đốt cháy hoàn toàn ankan thu được A. số mol H2O lớn hơn số mol CO2 B. số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2 C. số mol H2O bằng số mol CO2 D. không xác định được. 44. Khi đốt cháy khí metan thì tỉ lệ số mol giữa CH4 và O2 là bao nhiêu thì tạo thành hỗn hợp khí nổ mạnh nhất? A. 1 : 1B. 1 : 2C. 1 : 3D. 2 : 3 45. Trộn ankan A với lượng vừa đủ oxi để đốt cháy hết A trong một bình kín. Sau phản ứng đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất không thay đổi so với trước phản ứng thì A là A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H8 0 46. Tiến hành phản ứng tách hoàn toàn C3H8 ở 500 C và xúc tác (Cr2O3; Fe; Pt ) thì số hiđrocacbon thu được tối đa là A. 1B. 2C. 3 D. 4 47. Tiến hành phản ứng tách ankan X người ta thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: hiđro, metan, etan, propan, butan, etilen, propilen, -butilen và  -butilen thì X là A. propanB. butan C. pentan D. isopentan 48. Cách nào sau đây không thể điều chế metan? A. Đun natri axetat với vôi tôi xútB. Crăckinh butan C. Thủy phân nhôm cacbua. D. Hiđro hóa etilen 49. Cách nào sau đây không điều chế được etan? A. Đun natri propionat với vôi tôi xút B. Cracking butan 0 C. Đun rượu etylic với H2SO4 đặc ở 180 C D. Đun metyl clorua với natri 50. Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của ankan? A. Làm khí đốt; xăng dầu cho động cơ; dầu thắp sáng và đun nấu. B. Làm dung môi; dầu mỡ bôi trơn; chống gỉ; nến, giấy nến, giấy dầu. C. Làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ khác. D. Tổng hợp trực tiếp các polime có nhiều ứng dụng trong thực tế. 51. Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam chất hữu cơ X thu được 0,3 mol CO2 và 0,35 mol H2O thì X là A. C6H14 B. C 6H14O C. C5H12 D. C 5H12O 52. Đốt cháy hoàn toàn 1,5 lít ankan X thu được 3 lít CO2 trong cùng điều kiện thì X là A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10 53. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol ankan X thì thu được 3 mol nước thì X là A. C2H6 B. C3H8 C. C4H10 D. C5H12 54. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích ankan X cần dùng vừa đủ 6,5 thể tích oxi trong cùng điều kiện thì công thức của X là A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10 55. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O thì 2 hiđrocacbon trên là A. CH4 và C2H6 B. C2H4 và C3H6 C. C3H8 và C4H10 D. C2H6 và C3H8 56. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O thì 2 hiđrocacbon đó là A. C2H4 và C4H8 B. C2H6 và C4H10 C. CH4 và C3H8 D. C2H2 và C4H6 57. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 ankan rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, dư và bình 2 đựng dd Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng thêm 6,3 gam và bình 2 có m gam kết tủa. Giá trị của m là Tài liệu ôn tập môn Hóa học 11 4
  5. Tổ Hóa học Trường THPT Trần Phú A. 68,95B. 59,1 C. 49,25D. 29,55 58. Đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH 4, C2H6 và C3H8 thu được 16,8 lít CO2 (đktc) và a gam H2O. Giá trị của a là A. 6,3. B. 13,5. C. 18,0.D. 19,8. 59. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Giá trị của V là A. 8,96. B. 11,20. C. 13,44. D. 15,68. 60. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư tạo ra 20 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 5,8 gam so với nước vôi trong ban đầu. Công thức phân tử của X là A. C2H4 B. C2H6 C. C3H6 D. C3H8 61. Ankan X tác dụng với Cl 2 (tỉ lệ mol 1 : 1) thu được một dẫn xuất mono clo chứa 55,04% clo về khối lượng thì X là A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10 62. Cho m gam ankan X tác dụng với clo có chiếu sáng thu được 8,52 gam một dẫn xuất monoclo. Để trung hòa hết khí HCl sinh ra cần dùng vừa đủ 80ml dung dịch NaOH 1M thì X là A. C5H12 B. C4H10 C. C3H8 D. C2H6 63. Brom hóa ankan X thu được 1 dẫn xuất brom có tỉ khối hơi so với không khí bằng 5,207 thì X là A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C5H12 64. Tiến hành phản ứng tách 560 lít C 4H10 thu được 1010 lít hỗn hợp khí gồm CH 4; C2H4; C2H6; C3H6; C4H8; C4H10 và H2 trong cùng điều kiện thì thể tích C4H10 chưa phản ứng là A. 50 lítB. 110 lít C. 55 lítD. 100 lít 65. Tiến hành phản ứng tách butan thu được 35 mol hỗn hợp X gồm H 2, CH4, C2H4,C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Cho hỗn hợp X qua bình đựng nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí Y thì hiệu suất của phản ứng tách là A. 60%.B. 75%. C. 40%.D. 25%. 66. Tiến hành phản ứng tách butan thu được hỗn hợp khí X gồm H 2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Cho hỗn hợp X qua bình đựng nước brom dư thấy còn lại 0,8 mol hỗn hợp khí Y. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) thì giá trị của V là A. 17,92.B. 33,6. C. 15,68.D. 71,68. 67. (A-08) Khi crackinh toàn bộ một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y ( các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12 . Công thức phân tử cuả X là A. C6H14 B. C3H8 C. C4H10 D. C5H12 68. Đề hiđro hóa hỗn hợp X gồm các ankan thu được hỗn hợp khí Y gồm các ankan, anken và hiđro. Biết dX/Y = 1,25 thì hiệu suất của phản ứng đề hiđro hóa bằng A. 30%B. 50% C. 25%D. 75% 69. Tiến hành phản ứng tách butan thu được hỗn hợp khí X gồm H 2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80% thì tỉ khối của X đối với hiđro bằng A. 32,2B. 16,1 C. 12,2D. 24,4 Tài liệu ôn tập môn Hóa học 11 5