Tham luận Phương pháp dạy học theo dự án với kỹ năng Speaking Khối 10 ở trường THPT Hòa Bình

doc 9 trang Đăng Bình 05/12/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Phương pháp dạy học theo dự án với kỹ năng Speaking Khối 10 ở trường THPT Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctham_luan_phuong_phap_day_hoc_theo_du_an_voi_ky_nang_speakin.doc
  • docleson plan.doc
  • pptPresentation1.ppt

Nội dung text: Tham luận Phương pháp dạy học theo dự án với kỹ năng Speaking Khối 10 ở trường THPT Hòa Bình

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH  THAM LUẬN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI KỸ NĂNG SPEAKING KHỐI 10 Ở TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH Nguyễn Bá Trình Giáo viên Tiếng Anh trường THPT Hòa Bình
  2. 1. Đặt vấn đề Điều mong mỏi nhất của tất cả Thầy Cô giáo là làm sao cho học sinh nắm được nội dung môn học và ứng dụng tốt vào thực tiễn sử dụng. Trên thực tế nhiều Thầy Cô còn nôn nóng muốn “nói tất cả” các kiến thức cho học sinh viên và muốn học sinh hiểu ngay. Nhưng thực tế giảng dạy cho thấy không thể nào học sinh “tiêu hóa” ngay các kiến thức và nếu có “nắm bắt” được kiến thức rồi thì học sinh cũng dễ quên trong thời gian ngắn. Chỉ có học sinh nào “tự mình” nghiên cứu và thành tâm học tập mới “nắm vững” được kiến thức. Phương pháp giảng dạy theo dự án có nhiều ưu thế tạo cho người học “tự mình nghiên cứu” dưới sự hỗ trợ hướng dẫn của giáo viên. Người học sẽ cảm thấy nhiều hứng thú say mê trong học tập và đó là điều mong mỏi của tất cả Thầy Cô giáo chúng ta đối với học sinh. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. 2. Thực trạng Trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 10 cơ bản, một đơn vị bài học chia làm năm đến sáu tiết, trong đó tiết Speaking là tiết dạy thứ hai trong một bài học. Tiết speaking thường được thiết kế với hai hoặc ba hoạt động, tuy nhiên, cơ sở dữ liệu là rất ít. Điều này làm cho học sinh rất khó để nắm bắt và áp dụng các phương pháp học nói hiệu quả cho từng hoạt động của bài đọc. Điều này dẫn đến sự
  3. khó khăn trong việc học các tiết tiếp theo của bài. Vậy nên giáo viên phải có phương pháp, kĩ năng phù hợp để các em không thấy quá khó, dẫn đến việc chán nản học nói Tiếng Anh. Đối với học sinh của trường chúng tôi, việc học tiếng Anh của học sinh chưa được tốt bởi lẽ các em đến từ vùng nông thôn, động lực và môi trường học tiếng Anh hầu như chưa có. Việc học từ vựng và ngữ pháp với các em đã là khó khăn chứ chưa nói đên các kỹ năng khó khác như việc nghe hay nói. Thêm vào đó là các học sinh ở đây không có điều kiện để thực hành. Vậy nên việc dạy Tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó, đa số học sinh rất khó để hiểu và làm được các bài tập trong sách giáo khoa hay các bài tập bổ trợ khác. Trong những trường hợp như vậy, giáo viên không những phải thực hiện tốt các bước trong quá trình dạy học mà còn phải chú ý làm thế nào để dẫn dắt, lôi cuốn sinh vào mỗi tiết học. Từ đó học sinh có thể làm tốt các yêu cầu, các bài tập cũng như có cơ hội phát triển môn tiếng Anh nói chung. Trong trường hợp này, việc áp dụng dạy học theo dự án là phương án tối ưu. 3. Thế nào là đạy học theo dự án Dạy học theo dự án (PROJECT-BASED TEACHING METHOD) là hình thức sư phạm lấy học viên làm trung tâm, trong đó học viên tham gia một dự án để xây dựng và phát triển kiến thức của mình. Tất cả các học viên đều đóng vai trò tích cực trong khi thực hiện dự án. Kết thúc dự án sinh viên được yêu cầu cho ra một sản phẩm cụ thể. 4. Lý thuyết cơ sơ của phương pháp dạy theo dự án Theo nghiên cứu của John Dewey (1859 – 1952): nhà tâm lí học và triết học người Mỹ, ông là người khởi xướng việc dạy học tích cực đặt biệt là phương pháp tiếp cận dự án. Theo Ông, cá nhân tự tìm cách phát triển một cách tự nhiên và tìm cách đạt được thành tích cá nhân ở một mức độ cao – nhà trường phải cung cấp các phương tiện để họ thực hiện được điều đó. Học thuyết nổi tiếng của Ông là học bằng việc làm (learning by doing),học bằng cách làm chứ không phải bằng cách lắng nghe như trong sư phạm truyền thống,học sinh phải hành động, xây dựng các dự án,
  4. Tự thực hiện dự án đúng thời hạn, rút kinh nghiệm và học cách trình bày khoa học. Celestin Freinet (1896 – 1966): nhà giáo dục người Pháp; theo giáo viên này, làm cho học sinh học tích cực là quan trọng nhất trong giảng dạy. Ông đã phát triển một hệ thống dựa trên 3 yếu tố: Lớp học được tổ chức như một hợp tác xã Các kiến thức được xây dựng dựa trên những dự án hay những nghiên cứu Trường sản xuất và phổ biến các công cụ làm việc riêng của mình (ví dụ như các tờ báo, diễn đàn của trường). 5. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy theo dự án Ưu điểm: Người học tiếp thu kiến thức mới một cách hứng thú khó quên Thúc đẩy việc học đi đôi với hành Cũng cố phương pháp học nhóm Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin Rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông Hạn chế: Việc xác định chủ đề học tập là bước đầu tiên nhưng thường gặp nhiều khó khăn. Nếu xác định không đúng chủ đề thì dự án tiến triển theo 2 hướng bất lợi: một là nghiên cứu sai mục tiêu môn học; hai là mục tiêu quá lớn, quá khó để nghiên cứu Nếu việc thực hiện điều hành nhóm không tốt thì công việc sẽ thực hiện không đều tay, có thành viên quá nhiều việc, có thành viên chỉ “ăn theo” Việc thực hiện các dự án thường tốn kinh phí của nhóm Không phải môn học, học phần nào cũng sử dụng phương pháp giảng dạy theo dự án được: Nhiều môn học các mục tiêu mang tính lý thuyết đã được các nhà khoa học nghiên cứu tốn kém thời gian, công sức, tiền của sinh viên không thể đủ khả năng “lặp lại” quá trình nghiên cứu để đưa ra kết luận lý thuyết. 6. Các bước tiến hành trong phương pháp giảng dạy theo dự án
  5. Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm Tìm trong chương trình học tập các nội dung cơ bản có liên quan hoặc có thể ứng dụng vào thực tế. Phát hiện những gì tương ứng đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Chú ý vào những vấn đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm. Giáo viên phân chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn người học đề xuất, xác định tên đề tài. Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp với các em, trong đó có sự liên hệ nội dung học tập với hoàn cảnh thực tiễn đời sống xã hội. Giáo viên cũng có thể giới thiệu một số hướng đề tài để người học lựa chọn. Bước 2: Xây dựng đề cương dự án Giáo viên hướng dẫn người học xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế hoạch thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của bài học/chương trình, những kĩ năng tư duy bậc cao cần đạt được. Việc xây dựng đề cương cho một dự án là công việc hết sức quan trọng vì nó mang tính định hướng hành động cho cả quá trình thực hiện, thu thập kết quả và đánh giá dự án. Bước 3: Thực hiện dự án Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện dự án, các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác động qua lại với nhau; kết quả là tạo ra sản phẩm của dự án. Học viên thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc. Như vậy, các kiến thức mà người học tích lũy được thử nghiệm qua thực tiễn. Bước 4: Thu thập kết quả
  6. Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng dạng ấn phẩm (bản tin, báo, áp phích, thu hoạch, báo cáo ) và có thể được trình bày trên Power Point, hoặc thiết kế thành trang Web Tất cả học sinh cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả cùng với kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án (theo nhóm hoặc cá nhân). Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm người học, giới thiệu trước lớp, trong trường hay ngoài xã hội. Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm Giáo viên và người học đánh giá quá trình thực hiện và kết quả dự án dựa trên những sản phẩm thu được, tính khúc chiết và hợp lý trong cách thức trình bày của các em. Giáo viên hướng dẫn người học rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả dự án có thể được đánh giá từ học sinh hoặc các yếu tố bên ngoài. 7. Giải pháp cụ thể trong tiết học dạy học theo dự án Tên dự án: Pollution at Ho Tram Beach, causes and consequences Học sinh thực hiện: lớp 10A1, trường THPT Hòa Bình Bước 1: Chọn đề tài của dự án  Giáo viên nêu tên đề tài, yêu cầu học sinh thảo luận về đề tài đã đưa.  Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm với các nhiệm vụ khác nhau. Nhóm 1: Bao gồm. 1. Nguyễn Thế Hùng 2. Lê Thị Hải Yến 3. Phan T. Thùy Dương 4. Vũ Thị Phượng Ngân 5. Dương Khánh Linh 6. Đào Thị Kim Anh 7. Lê Thị Kim Trang 8. Trần Trị Uyên Trân
  7. Nhiệm vụ của nhóm 1 là chụp hình hoặc quay phim về tình trạng ô nhiễm ở bãi biển Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Nhóm 2: Bao gồm 1. Đặng Quốc Huy 2. Đào Thị Lan Anh 3. Dương Trúc Linh 4. Võ Phạm Thanh Ngân 5. Trần Thị Như Nguyệt 6.Trần Thị Ngọc Trinh 7. Nguyễn Văn Quân 8. Nguyễn Duy Nhiệm vụ của nhóm 2 là phỏng vấn người dân, khách du lịch ở bãi biển Hồ Tràm về nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm ở đây. Nhóm 3: Bao gồm các học sinh 1. Nguyễn Ngọc Phương Thảo 2. Phan Thị Hoài Thanh 3. Lương Nguyễn Phụng Tiên 4. Hoàng Lê Bảo Uyên 5. Nguyễn Tiến Việt 6. Huỳnh Thị Kim Thảo 7. Nguyễn Thị Quỳnh Như Nhóm có nhiệm vụ là phỏng vấn mọi người ở bãi biển Hồ Tràm về hậu quả của tình trạng ô nhiễm. Bước 2: Xây dựng đề cương dự án  Giáo viên yêu cầu từng nhóm vạch kế hoạch tỉ mỉ cho chuyên đi thực tế. Bao gồm mọi điều kiện cần thiết để đi thực tế ở Hồ Tràm: xe di chuyển, hệ thống câu hỏi phỏng vấn, máy chụp hình, máy quay phim, sổ ghi chép, nhiệm vụ phân công cho từng thành viên của nhóm, phương án dự phòng trường hợp thời tiết xấu, ngôn ngữ sẽ sử dụng trong qua trình thực hiện.  giáo viên tư vấn cho kế hoạch của từng nhóm có tình khả thi nhất. Bước 3: Thực hiện dự án
  8.  Giáo viên theo học sinh đi thực tế ở Hồ Tràm.  Giáo viên giúp đỡ, tư vấn cho các nhóm nếu cần thiết. Hướng dẫn học sinh tìm người phỏng vấn, tìm nơi chụp hình Bước 4: Xử lý dữ liệu  Giáo viên nhắc lại yêu cầu của dự án.  Giáo viên bám sát quá trình hình thành nên sảm phẩm của từng nhóm. Giúp đỡ các nhóm về việc hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình. Kịp thời điều chỉnh các sản phẩm nếu cần thiết. Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm  Giáo viên cho học sinh báo cáo trên lớp.  Các nhóm trình bài sản phẩm của mình: nhóm 1: video, nhóm 2: thuyết trình,nhóm 3: đóng kịch.  Giáo viên yêu cầu các nhóm khác hỏi câu hỏi, nhận xét thêm sau mỗi phần trình bày sản phẩm của các nhóm.  Giáo viên nhận xét cuối cùng, nêu ra ưu-nhược điểm của từng nhóm, rút ra bài học kinh nghiệm và cho điểm các sản phẩm của dự án. 8. Tính khả thi của đề tài Trong sách giáo khoa tiếng anh 10 cơ bản, giáo viên có thể cho học sinh làm dự án với rất nhiều tiết học khác nhau, điển hình là: Nội dung có thể áp dụng STT Lớp Bài trong SGK phương pháp dạy học theo dự án 1 10 Unit 3 – People’s Speaking about someone’s background background. 2 10 Unit 4 – Special Talk about volunteer works to education help the disabled children 3 10 Unit 5 – Technology Talk about one of modern and you devices in their house. 2 10 Unit 9 – Undersea Talk about causes and world consequences of sea
  9. problems. Offer solutions to sea problems. 3 10 Unit 12 - Music Talk about favourite kind of music 4 10 Unit 16 – Historical Talk about a historical places places in Ba Ria Vung Tau 9. Kết luận Việc áp dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau trong quá trình dạy học kết hợp với việc thiết kế các hoạt động bổ trợ dạy học ngoài các dạng bài tập trong sách giáo khoa, sách tham khảo là hết sức cần thiết nhằm phát triển tư duy cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin trong giao tiếp và đáp ứng yêu cầu thi cử. Giáo viên hãy luôn là người biết tạo ra và giành cho học sinh các cơ hội để các em thể hiện tư duy, tích cực sáng tạo, hãy để cho các em là trung tâm của quá trình dạy và học. Khi áp dụng các phương pháp mới cần linh hoạt, không gò bó, gượng ép. Chọn dự án, đề tài cần linh hoạt, không nên cứng nhắc tránh gây lãng phí thời gian và kinh phí của thầy và trò. Tiếng Anh là một môn học và nó sẽ có khá nhiều cách thức, phương pháp để tiếp cận. Trong thâm luận này, tuy đã có nhiều cố gắng, tìm tòi học hỏi, song chắc chắn tôi vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp, lãnh đạo các cấp cũng như tạo điều kiện tối đa để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài này, qua đó nâng cao năng lực giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung.