15 Đề luyện thi THPT môn Ngữ văn năm 2020 (Có đáp án)

doc 26 trang Đăng Bình 09/12/2023 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "15 Đề luyện thi THPT môn Ngữ văn năm 2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc15_de_luyen_thi_thpt_mon_ngu_van_nam_2020_co_dap_an.doc

Nội dung text: 15 Đề luyện thi THPT môn Ngữ văn năm 2020 (Có đáp án)

  1. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỂ 1 TRƯỜNG THPT CẨM LỆ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 TỔ NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Jack Ma là ông chủ của “đế chế Alibaba”, người đàn ông giàu có nhất Trung Quốc và Châu Á, người giàu có thứ 14 trên thế giới với khối tài sản ròng lên đến 41,8 tỷ USD (số liệu đầu năm 2017). Vinh quang đó, tiền tài đó ai cũng nằm lòng ngưỡng mộ nhưng mấy ai biết để có được thành công huy hoàng của ngày hôm nay, ông đã phải trải qua bao nhiêu gian khó, nếm mùi thất bại không biết bao nhiêu lần( ) Tuy hiện tại Jack Ma có tất cả, ông tài giỏi, giàu có, nổi tiếng và là thần tượng của giới trẻ khắp thế giới, thế nhưng trước khi đạt được những thành công vang dội ấy, ông cũng từng trải qua quãng thời gian vô cùng khó khăn và vấp ngã không chỉ một vài lần. Đi qua hơn nửa đời người, Jack Ma đã truyền tải cho lớp trẻ những kinh nghiệm quý báu do ông tự rút ra được trong quá trình gây dựng sự nghiệp. Lời khuyên của ông không chỉ giúp cho những người trẻ vững tin trên con đường chông chênh phía trước, mà còn tạo cho họ nguồn động lực dồi dào để tiếp tục phấn đấu cho niềm đam mê và ước mơ của mình. Đối với người đàn ông 53 tuổi này, thất bại chính là một món quà và “thất bại càng nhiều chứng tỏ bạn còn cách thành công không xa nữa đâu”. Rất có thể vì ông đã nhận được quá nhiều “món quà” nên mới đạt tới đỉnh cao như ngày hôm nay. ( cung-la-ty-phu-giau-nhat-trung-quoc). Thực hiện những yêu cầu: Câu 1. Trước khi đạt được những thành công vang dội, Jack Ma đã phải trải qua những gì? Câu 2. Nêu hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về nội dung ý kiến: Thất bại chính là một món quà? Câu 4. Anh/Chị rút ra bài học nào cho bản thân từ câu chuyện cuộc đời của Jack Ma? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về một cách ứng xử của con người khi gặp phải thất bại trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ họa đong đưa. (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB GD, tr.89) Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trăng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. (Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB GD, tr.111) 1
  2. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỂ 2 TRƯỜNG THPT CẨM LỆ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 TỔ NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập - bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng giày vò tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế, bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại, nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến. Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách - những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà cả ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phải bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu. (Tian Dayton, Ph. D, Quên hôm qua, sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. HCM, tr.129) Thực hiện những yêu cầu: Câu 1. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phải làm gì? Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi con người không dám đối diện với nỗi sợ hãi? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình”? Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về quan điểm tác giả thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) cho biết anh/chị làm thế nào để vượt qua thử thách ở ngay trong chính bản thân mình. Câu 2 (5,0 điểm) Làm rõ chất dân gian trong ngòi bút Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm 2
  3. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái . Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đầu làm đầu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ. (Trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, sđd, tr.119) 3
  4. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỂ 3 TRƯỜNG THPT CẨM LỆ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 TỔ NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Những ý tưởng táo bạo, lớn lao luôn có một sức hút đối với những con người sẵn sàng đón nhận thách thức, luôn khát khao học hỏi và nâng cao khả năng của mình. Đơn giản vì những ý tưởng đó có thể tạo ra sự khác biệt, có thể cho họ một lý do để hy vọng, một mục tiêu để phấn đấu. Còn những suy tính thấp hèn quẩn quanh trong một vòng tròn nhỏ bé sẽ không thể cho chúng ta cống hiến hết mình, cũng không thể khơi nguồn và phát huy những khả năng tiềm tàng vẫn còn ẩn chứa bên trong mỗi con người. Nhân loại đã trải qua hàng loạt sự kiện - là kết quả của những ý tưởng lớn - từng làm rung chuyển và thay đổi cả thế giới cũng như cuộc sống của mỗi cá nhân. Chẳng hạn những người lập nên nước Mỹ đã dám mơ về một nước cộng hòa độc lập và dân chủ, và rồi từ đó, họ đã xây dựng nên smột đất nước mà ảnh hưởng của nó đã len lỏi đến mọi ngóc ngách của thế giới ngày nay. Susan B. Anthony từng mơ về một ngày mà phụ nữ trên toàn nước Mỹ có được quyền bầu cử, và chính bà đã đặt viên gạch đầu tiên trên con đường đấu tranh cho quyền bình đẳng giới tính. Gandhi đã mơ về ngày nước Ấn được giải phóng, và cuộc cách mạng trong hòa bình của ông đã mang đến tự do cho hàng trăm triệu người. Ước mơ của Martin Luther King là đấu tranh vì quyền bình đẳng của nhân loại, đồng thời chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Những mơ ước đó giờ đây đã trở thành khát vọng chung cho cả loài người. (Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí về cuộc sống, NXB Trẻ, 2008, tr.93-94) Thực hiện những yêu cầu: Câu 1. Điều gì luôn có một sức hút đối với những con người sẵn sàng đón nhận thách thức, luôn khát khao học hỏi và nâng cao khả năng của mình? Câu 2. Đâu là sự khác biệt giữa ý tưởng táo bạo, lớn lao và những suy tính thấp hèn quẩn quanh trong một vòng tròn nhỏ bé: Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả đưa ra những cái tên: Susan B. Anthony, Gandhi, Martin Lurther King có tác dụng gì? Câu 4. Theo anh/chị, những ý tưởng táo bạo, lớn lao có đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Tại sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về mối quan hệ giữa khát vọng lớn - thành công lớn trong cuộc sống của con người. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng dòng sông Đà qua hai đoạn văn sau: - Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vậu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, 4
  5. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bên nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung tít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. - Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một hương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngón búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đỏ. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi xương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên. (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, sđd, tr.186 - 188) 5
  6. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỂ 4 TRƯỜNG THPT CẨM LỆ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 TỔ NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, có gia đình hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia ánh nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống bạn mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc quý giá trong chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai! (Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012) Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống”? Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình”? Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: “Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình”. Câu 2 ( 5,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu qua đoạn trích sau: Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi. Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu 6
  7. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại. (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) 7
  8. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỂ 5 TRƯỜNG THPT CẨM LỆ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 TỔ NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Một sớm tinh mơ, một người đàn ông chạy bộ dọc bãi biển. Ở phía xa, ông thấy một cậu bé có vẻ bận rộn. Chạy lăng xăng, cúi nhặt những vật gì đó rồi quăng nó xuống biển. Thoạt đầu, ông tưởng cậu đang chơi trò chơi ném đá. Nhưng khi tiến lại gần, ông nhận ra những “viên đá” đó thì ra là những con sao biển bị mắc cạn trên bãi. Vị cứu tinh nhỏ này đang cố gắng đưa chúng trở lại với biển, chạy đua với Mặt trời mà chỉ vài giờ nữa thôi sẽ trở nên gay gắt và không tài nào chịu đựng nổi. Vừa thả những con sao biển xuống nước, cậu vừa nói: “Về nhà ngay nhé, bố mẹ mày đang đợi đấy!”. Người đàn ông thầm nghĩ: những cố gắng của cậu bé chỉ là công cốc thôi. Làm sao có thể đưa hàng vạn con sao biển trở về “nhà” của chúng được? Ông gọi to: “Này nhóc, làm thế làm gì? Làm sao em cứu được tất cả những con sao biển?” Cậu bé lại cúi xuống, nhặt một con sao biển và hét trả lời: “Nhưng cháu có thể cứu được con này mà. Nó sẽ được về nhà!” Cậu bé vung tay quăng con vật bé nhỏ xuống biển. Rồi lại lập tức cúi xuống với một con khác Câu trả lời của cậu bé khiến ông như bừng tỉnh! Rõ ràng cậu bé không quan tâm đến việc có vô số những con sao biển trên cát. Cậu chỉ nhìn thấy những sự sống mà cậu đang nắm trong tay. Người đàn ông thầm nghĩ: Cái mà cậu bé nhìn thấy, dù chỉ là một con số nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa. Còn ông thì chỉ nhìn thấy một con số quá khổng lồ đến mức vô vọng. Thế là ông cúi xuống nhặt một con sao biển lên và đưa nó về nhà. Và khi thấy hai chú cháu làm như vậy, rất nhiều người khác trên bãi biển cũng nhặt những con sao biển để đưa chúng “về nhà”. Chẳng bao lâu sau, hàng vạn con sao biển trên bãi biển hôm đó đã được “về nhà” Một câu chuyện giản dị nhưng thông điệp của nó không hề đơn giản. Đôi khi nhìn vào xã hội rộng lớn, chúng ta cũng có cảm giác tuyệt vọng giống như người đàn ông đi trên bãi biển. Có quá nhiều vấn đề, làm sao giải quyết được hết? Làm sao có thể cứu giúp tất cả những người đói nghèo trên thế giới? Làm sao để xã hội không còn những điều bất công? [ .] Câu hỏi nào cũng quá lớn lao mà chúng ta thì nhỏ bé. Nhưng hãy nhớ đến câu nói của cậu bé nhặt sao biển: “Nhưng cháu có thể cứu được con này mà!” Hành động nào cũng có giá trị riêng của nó. Và nhiều hành động nhỏ sẽ làm nên hành động lớn. Một con én thì không làm nên mùa xuân, nhưng lại có thể báo hiệu mùa xuân đến. Khi có nhiều con én như thế, đó là lúc mùa xuân đang đến thật gần! [ ] Vì thế, ta hãy bắt đầu từ chính mình và bắt đầu với những con “sao biển” ở quanh ta. Hãy nghĩ rằng: Thay đổi đến từ TÔI! (Đúng việc - Giản Tư Trung, NXB Tri Thức, HCM, 2018, tr. 66) Câu 1: Khi nghe cậu bé trả lời: “Nhưng cháu có thể cứu được con này mà!”, người đàn ông đã nghĩ gì và có hành động gì? (1,0 điểm) Câu 2: Nêu tác dụng của những câu hỏi trong văn bản? (1,0 điểm) 8
  9. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “một con én nhỏ không làm nên mùa xuân, nhưng lại có thể báo hiệu mùa xuân đến. Khi có nhiều con én như thế, đó là lúc mùa xuân đang đến thật gần”? Vì sao? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thay đổi đến từ TÔI”. Câu 2 (5,0 điểm) “Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, Nước bám lấy thuyền như túm lấy thắt lưng ông đò lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá ” Cảm nhận của anh/chị về sông Đà và hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích trên để thấy được công phu lao động nghệ thuật của Nguyễn Tuân. (Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 186) 9
  10. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ 6 BỘ GD&ĐT KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định: “Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.” Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển. (John C. Maxwell – Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động – Xã hội, 2015, tr.130) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích. Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì? Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao? I. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ:“Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng:“Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.” (Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31) Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. HẾT 10
  11. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ 7 TRƯỜNG THPT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trong rất nhiều tin tức, những câu chuyện tiêu cực đầy rẫy trên báo chí, mạng xã hội trong năm qua, trong đó nhiều tội ác đáng sợ, những vụ cướp của, giết người, những vụ hành hạ trẻ nhỏ xuất phát từ những người có lòng dạ độc ác, bất lương, trong đó phần lớn là thanh niên, thì hành động quên mình, cứu người của Hoàng Đức Hải sẽ khiến người ta phần nào quên đi những tin tức đó và duy trì niềm tin về những điều tốt đẹp sẽ còn mãi trong đời thường. Chỉ cách đây 3 tháng, trên Dân trí đã có bài viết về một giám đốc doanh nghiệp trẻ, Nguyễn Bá Luân cũng đã tự huy động, tổ chức tàu bè cứu thoát được tới 200 người dân bị nạn, trôi dạt trên biển ở Vạn Ninh-Khánh Hòa trong tâm cơn bão số 12. Nếu không có hành động kịp thời của anh Luân, đó thực sự là một thảm họa lớn về thiên tai trong năm 2017. Tất nhiên, anh Luân cũng đã được Nhà nước, từ Chính phủ đến các cơ quan, đoàn thể địa phương khen thưởng, tôn vinh Trước đó nữa, báo chí cũng đã từng đăng một bản tin cảm động về một thanh niên tên Trần Hữu Hiệp (Thạch Thành, Thanh Hóa) đã ra tay cứu thoát 5 người trong một vụ tai nạn đường thủy trên sông Soài Rạp (huyện Cần Giờ, TPHCM). Anh tử nạn do nhường áo phao của mình cho một thai phụ bị đuối nước, còn chính mình thì đuối sức và chìm trong dòng nước. Không dễ kể hết những gương dũng cảm, cứu người trong thời gian gần đây và điều đó cũng cho thấy,ở ta, những người tốt như những thanh niên trên không phải là hiếm. Rõ ràng là họ đều ý thức được rất rõ những nguy hiểm rất lớn cho bản thân và thực tế, đã có nhiều người mất mạng vì cứu ngươi, nhưng đúng lúc nguy hiểm nhất hì họ dường như chỉ nghĩ đến việc cứu người. Đó là những phút giây sinh tử không phải ai cũng làm được, đó thực sự là những hành động của những người hùng – những anh hùng trong đời thực. Đã có nhiều hình thức khen thưởng, vinh danh xứng đáng chó những người quên mình cứu người nói trên, những cá nhân người viết bài này vẫn mong muốn có những cách thức vinh danh họ đặt biệt hơn nữa: Phong tặng danh hiệu anh hùng, hay tạc tượng, đặt tên cho những con đường để người dân sẽ nhớ mãi, ghi long những hành động nghĩa hiệp, phi thường của họ. (Trích Những anh hùng trong đời thực – Mạnh Quân, báo Dân Trí, 12/02/2018) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản Câu 2: Theo tác giả, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, hành động quên mình cứu người của Hoàng Đức Hải có ý nghĩa gì? Câu 3: Tại sao tác giả khẳng định những người như Hoàng Đức Hải, Nguyễn Bá Luân, Trần Hữu Hiệp là những anh hùng trong đời thực? Câu 4: Anh /chị có đồng tình với ý kiến: Phong tặng danh hiệu anh hùng, hay tạc tượng, đặt tên cho những con đường để người dân sẽ nhớ mãi, ghi long những hành động nghĩa hiệp, phi thường của họ. Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 11
  12. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm về người anh hùng trong thời đại ngày nay. Câu 2: (5,0 điểm) Về bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng”. Qua sự cảm nhận đoạn thơ sau, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1) 12
  13. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ 8 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Kim Woo Chung; người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ”. Dù thay đổi bản thân mình hay thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu bằng ước mơ. Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giũa hàng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng. Khi ta làm điều mà ta yêu thích, không phải ai cũng có thể hiểu được. Nhưng mỗi người chúng ta được sinh ra trên đời với một mục đích. Và nếu không làm được điều đó, sao ta có thể yên lòng khi nhắm mắt xuôi tay? (Trích Khi đã may mắn tìm thấy ước mơ, Sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Roise Nguyễn - NXB Hội nhà văn, năm 2017, trang 217). Câu 1. Vấn đề chính được đặt ra trong đoạn văn bản trên là gì? Câu 2. Theo tác giả vì sao Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng? Câu 3. Hãy giải thích ngắn gọn quan niệm Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng? Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) triển khai chủ đề: Cuộc sống cần ước mơ. Câu 2 (5,0 điểm) Nhận xét về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là nỗi nhớ tha thiết về một miền đất và một đoàn quân trong những ngày tháng gian khổ mà hào hùng của nhân dân ta.” Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ sau, để làm sáng tỏ ý kiến trên: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi 13
  14. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ 9 KHÓA ĐỀ THI THỬ THPT 2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút I.Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40) Câu 1. Nhận biết Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích. Câu 2. Thông hiểu Theo anh/chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu là gì? Câu 3. Thông hiểu Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì? Câu 4. Thông hiểu Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao? II.Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống? Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao Đọc hai đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc (Tố Hữu): Đoạn 1: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về 14
  15. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 Đoạn 2: Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay (Trích Việt Bắc, SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD, 2016) Anh/chị hãy cảm nhận hai đoạn thơ để thấy được “Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Từ đó nêu nhận xét về nội dung thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu. 15
  16. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ 10 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian. Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người. Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta. (Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng tạo? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn bám. Câu 2 (5,0 điểm) Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ (Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr 156) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh/chị liên hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau để nhận xét quan niệm về thời gian của hai tác giả. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, 16
  17. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, (Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục VN, 2007, tr 21-22) Hết 17
  18. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ 11 ĐỀ KSCLTHI THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 12 Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một lần, trên đường đi làm tôi ghé vào một cửa hàng nhỏ để mua tờ báo và mấy thanh kẹo cao su. Cô gái trẻ ở quầy thu ngân đưa cho tôi hoá đơn với số tiền phải trả là năm đô-la. Trong khi mở ví lấy tiền, tôi nhẩm tính một tờ báo và mấy thanh kẹo không thể đến năm đô-la được nên có ý muốn hỏi lại. Nhưng tôi chưa kịp hỏi thì cô đã nở một nụ cười thật tươi và dí dỏm: - Cháu tính thêm tiền công vì đã làm cho bác vui đấy! Tôi bật cười khi biết mình bị “lừa”. Cô gái nhìn qua tờ báo tôi vừa mới mua và nói: - Cháu thật không hiểu sao người ta chỉ đưa những tin không hay lên trang đầu. Cháu thích đọc những tin tốt lành hơn. Rồi cô nói tiếp: - Cháu nghĩ chắc phải có thêm một tờ báo đăng toàn những câu chuyện viết về những người tốt và những việc hay lẽ phải để khơi dậy niềm tin và mang điều tốt lành đến cho mọi người. Nếu có tờ báo ấy, cháu sẽ mua hàng ngày. Cô gái cảm ơn tôi và nói với vẻ đầy lạc quan: - Hy vọng là ngày mai sẽ có tin tức gì đó tốt lành, bác nhỉ! Và cô lại cười. Cả ngày hôm ấy tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui. Ngày hôm sau, tôi ghé lại cửa hàng sau khi vừa giải quyết xong công việc với khách hàng. Nhưng lần này tiếp tôi ở quầy thu ngân là một cô gái khác. Lúc thanh toán tiền cho mấy thứ vừa mua, tôi chào cô nhưng cô chẳng buồn đáp lại, không một nụ cười, cũng không một lời nói. Gương mặt không có vẻ gì là thân thiện và vui vẻ, cô ta chỉ thối lại tôi mấy đồng tiền thừa, rồi uể oải nói: “mời người tiếp theo!”. Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó chịu. (Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 07) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật trong câu: “Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó chịu”. Câu 3. Tại sao nhân vật “tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui”? Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với câu trả lời: “Cháu thích đọc những tin tốt lành hơn”của cô gái thứ nhất trong văn bản không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ văn bản phần đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu nói: “Thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn.”(Mac Anderson) 18
  19. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 Câu 2 (5 điểm) Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. (Trích Tây Tiến- Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, NXBGD 2010,T1, Tr88,89) Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ trên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó, liên hệ với đoạn thơ: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử,SGK Ngữ văn 11, NXBGD 2010,T2, Tr39) để nhận xét cái nhìn về thiên nhiên của mỗi nhà thơ. 19
  20. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ 12 SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN KỲ THI THỦ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: “ (1)Tôi năm nay 27 tuổi, là nữ, độc thân, trước nay đều tìm niềm vui từ công việc, học tập. Tôi tốt nghiệp một đại học có tiếng ở Hà Nội, ngành Kinh tế, có thể làm việc bằng tiếng Nhật. Hai năm đầu mới ra trường, tôi có công việc khá ổn định tại công ty sản xuất lớn. Tôi muốn phấn đấu nên đã tìm cơ hội mới. Tuy nhiên, mọi thứ không như tôi mong muốn. (2)Ba năm trở lại đây, công việc có nhiều biến cố, tôi phải hai lần thay đổi công việc. Cho tới giờ tôi làm tại một văn phòng công ty nước ngoài, công việc nhàm chán, đồng nghiệp chỉ có một sếp và giám đốc kỹ thuật. Tôi đã làm được gần một năm, nhưng không hề yêu môi trường này. Tôi nhận thấy ở đây không có tương lai, không động lực phấn đấu. (3)Tôi biết mình sẽ nghỉ trong thời gian tới nhưng quan trọng tôi không có định hướng gì cho tương lai, không rõ mình muốn làm gì tiếp. Năm năm với ba công ty, nghiệp vụ khác nhau và tôi không biết mình có nghề gì trong tay. Tôi rất bế tắc và đang nghĩ tới việc nghỉ việc, đi học thêm tiếng Anh. (4)Tôi đã dành đủ tiền cho việc trang trải học tập trong vòng một năm nhưng vẫn đầy lo lắng, sợ hãi về tương lai, công việc sắp tới. Đặc biệt, nỗi lo sợ bắt đầu ở tuổi 28 và lại là nữ giới Rất mong nhận được những chia sẻ, ý kiến tư vấn từ bạn đọc VnExpress. Cảm ơn mọi người nhiều!” ( Bùi Như Hà - ) Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2 . Trong đoạn văn (2), tác giả đã đưa ra những lí do nào khiến bản thân không còn động lực phấn đấu trong công việc? Câu 3 . Chỉ ra và phân tích hiệu quả của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (3). Câu 4 . Anh/chị hãy đưa ra lời khuyên giúp tác giả thoát khỏi tâm trạng “ lo lắng, sợ hãi về tương lai ”. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị h ãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về: Tuổi trẻ trước những cơ hội mới. Câu 2(5,0 điểm) Bàn về về hình tượng Nhân dân trong đoạn trích Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm), có ý kiến cho rằng vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Nhân dân là sự bình dị, gần gũi, thân thiết. Lại có ý kiến nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của hình tượng này là sự lớn lao, cao cả, phi thường. Từ cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. “ Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp 20
  21. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại ” (Trích Đất Nước- Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) HẾT 21
  22. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ 13 Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc ĐỀ THI KSCL, NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Ngữ Văn, lớp 12 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Cô bé và cậu bé - Giá tớ được làm con trai (Cô bé có lần đã nói) Từ lâu tớ đã bỏ đi Sang châu Phi chơi cho khoái. - Còn tớ, nếu là con gái (Cậu bé liền đáp lời ngay) Thay cho chỉ màu tớ sẽ Thêu bằng tia nắng ban mai. Rồi hai người dần khôn lớn Cùng nhau nên vợ nên chồng Với nhau sáng - trưa - chiều - tối Họ toàn nói chuyện tiền nong. (Maurice Carême - Bản dịch của Hồng Thanh Quang) Câu 1: (0,5 điểm): Chỉ ra các phương thức biểu đạt trong văn bản trên? Câu 2: (1,0 điểm): Ước mơ của cô bé và cậu bé là gì? Ý nghĩa của những ước mơ ấy? Câu 3: (0,5 điểm): Anh, chị hiểu câu thơ “Họ toàn nói chuyện tiền nong” như thế nào? Câu 4: (1.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng nêu suy nghĩ của anh chị về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống? II.PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm): Từ văn bản ở phần đọc - hiểu, anh chị hãy viết 01 đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc? Câu 2: (5 điểm): “ Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng ” “ Từ tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả ” (Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông?) Anh, chị hãy cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương qua đoạn trích trên, từ đó chỉ ra đặc điểm của cái tôi tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường? 22
  23. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ 14 TRƯỜNG ĐH VINH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây: Celine Dion - một trong những nữ ca sĩ diva nổi tiếng nhất thế giới trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, khi được hỏi về nguồn gốc thành công trong việc cho ra đời liên tiếp những album có số phát hành hàng triệu bản - đã rất tự tin trả lời rằng cô không hề bất ngờ vì từ khi mới lên năm tuổi, cô đã đam mê với ca hát và đã tưởng tượng được sự thành công của mình. Cô đã nhìn thấy trước viễn cảnh, con đường đi đến vinh quang cùng sự thành đạt đó. Celine Dion không hề tỏ ra kiêu kỳ khi phát biểu như vậy vì tất cả chúng ta đều biết, để có được vinh quang đó, ngoài tài năng, cô đã phải nỗ lực không ngừng. Cô biết nắm bắt sức mạnh của trí tưởng tượng, của ước mơ và hình dung thật sự những gì mà mình mong ước và quyết tâm theo đuổi. Một số vận động viên thể thao nổi tiếng trên thế giới cũng vận dụng sức mạnh của trí tưởng tượng để hình dung ra chính xác những gì mà họ sẽ thể hiện khi thi đấu hay biểu diễn. Sức mạnh của trí tưởng tượng không phải chỉ cần cho các ca sĩ, vận động viên hay diễn viên mà mọi chúng ta đều cần. Nhưng điều tạo nên sự khác biệt chính là khả năng nắm bắt và vận dụng sức mạnh ấy. Trí tưởng tượng là khả năng tạo ra những hình ảnh trong tinh thần hay nội tâm. Tâm trí chúng ta lưu giữ hình ảnh về nước mơ, những khát vọng, các mối quan hệ xã hội, hay cụ thể hơn, một bóng hình, một ánh mắt đưa tâm hồn bạn về một tình yêu thật đẹp, một thành công trong công việc bạn từng ao ước, một công việc mà bạn ước ao được làm, khoản thu nhập mà bạn muốn có Những hình ảnh này được hình thành và lưu giữ trong tâm trí ngay từ khi chúng ta vừa chớm nhận biết cuộc sống xung quanh. Tuổi niên thiếu cho đến lúc trưởng thành thường là giai đoạn quan trọng nhất để hình thành nên tính cách, ước mơ. Thuở thiếu thời, nếu chúng ta thường bị người lớn phê bình, chỉ trích hoặc nếu như ta tự ti, coi thường bản thân mình, tự xem mình luôn là bản sao của người khác, tư tưởng chúng ta sẽ ghi nhận một cách vô thức những hình ảnh cùng cảm nhận của ta về các sự kiện đó. Giai đoạn đó nếu ta luôn ước mơ và hướng theo những cảm xúc, hoài bão tốt đẹp thì chắc chắn sau này bạn sẽ có sự thôi thúc thực hiện điều đó. Vì vậy, mọi hành động của chúng ta trong tương lai được coi là đa phần ảnh hưởng bởi bản sao, dấu ấn của những tư tưởng ban đầu ấy. (Thay thái độ đổi cuộc đời - Jeff Keller, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí minh, 2015, tr.55 - 56) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Văn bản trên tập trung bàn về vấn đề gì? Câu 2. Dựa vào văn bản, anh/chị hãy chỉ ra các yếu tố tạo nên sự thành công của nữ ca sĩ Celine Dion. Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Mọi hành động của chúng ta trong tương lai được coi là đa phần ảnh hưởng bởi bản sao, dấu ấn của những tư tưởng ban đầu” từ thuở thiếu thời? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong việc lựa chọn cách sống của anh/chị? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm mà tác giả đặt ra trong văn bản: Sức mạnh của trí tưởng tượng tuy cần thiết nhưng điều tạo nên sự khác biệt chính là khả năng nắm bắt và vận dụng sức mạnh ấy? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) 23
  24. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Sức mạnh của trí tưởng tượng. Câu 2 (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả tâm lí của nhân vật Mị sau khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chi biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt". Và ở đêm tình mùa xuân: "Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mi đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.6 và tr.8) Anh/chị hãy phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự | thay đổi của nhân vật này. Hết 24
  25. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ 15 SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG ĐỀ MINH HOẠ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 I. ĐỌC – HIỂU (3,0 ĐIỂM) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng ! Ôi, Tổ quốc ! Nếu ta cần chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông Hãy yêu ! Hãy yêu ! Hãy yêu tất cả: Một chiếc cầu vừa mới bắc qua sông, Một hợp tác lúa chiêm vàng óng ả Một nhà ăn cửa sổ mới sơn hồng Miền Bắc thân yêu trong tầm đạn Mỹ Hãy yêu ! Hãy yêu ! Hãy yêu và bảo vệ Mây nước cửa nhà, văn học, ngữ ngôn Một đảo vắng Hòn Ngư còn chớp bể, Một rặng núi Kỳ Sơn từng lắm lúc mưa nguồn ( "Sao chiến thắng" - Chế Lan Viên ) Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đang thể hiện tình yêu với ai, tình yêu đó được thể hiện như thế nào? Câu 2. Nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau: Hãy yêu ! Hãy yêu ! Hãy yêu tất cả : Một chiếc cầu vừa mới bắc qua sông Một hợp tác lúa chiêm vàng óng ả, Một nhà ăn cửa sổ mới sơn hồng Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: Hãy yêu ! Hãy yêu ! Hãy yêu và bảo vệ Mây nước cửa nhà, văn học, ngữ ngôn Câu 4. Từ bài thơ trên, hãy cho biết nhìn nhận của anh/chị về tình yêu tổ quốc của thế hệ trẻ hiện nay? II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2 điểm) Từ câu thơ : "Ôi ! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt / Như mẹ cha ta, như vợ như chồng!" anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên quan điểm về TÌNH YÊU TỔ QUỐC Câu 2. (5 điểm) Có nhận định cho rằng: "Tình yêu thiên nhiên là một trong những biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước". Qua hai tác phẩm "Người lái đò sông Đà " (Nguyễn Tuân) và "Ai đã đặt tên cho dòng sông" ( Hoàng Phủ Ngọc Tường), anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) làm rõ nhận định trên. 25
  26. BỘ ĐỀ LUYỆN THI MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 MỤC LỤC ĐỂ 1 1 ĐỂ 2 2 ĐỂ 3 4 ĐỂ 4 6 ĐỂ 5 8 ĐỀ 6 10 ĐỀ 7 11 ĐỀ 8 13 ĐỀ 9 14 ĐỀ 10 16 ĐỀ 11 18 ĐỀ 12 20 ĐỀ 13 22 ĐỀ 14 23 ĐỀ 15 25 26