2 Đề minh họa kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Thái Phiên

pdf 7 trang Đăng Bình 12/12/2023 230
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề minh họa kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf2_de_minh_hoa_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_11_truong_th.pdf

Nội dung text: 2 Đề minh họa kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Thái Phiên

  1. MỘT SỐ ĐỀ MINH HỌA SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN MÔN: LỊCH SỬ 11 Đề 1 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Ý nào sau đây không phải là kết cục của giai đoạn đầu (1914 – 1916) Chiến tranh thế giới? A. Bọn trùm công ngiệp chiến tranh giàu lên nhanh chóng. B. Phong trào quần chúng phản đối chiến tranh liên tục diễn ra. C. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiên ngày càng gay gắt. D. Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi. Câu 2: Vì sao cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga? A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi. B. Sự tồn tại của hai chính quyền khiến Nga không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. Sự tồn tại của hai chính quyền không đưa nước Nga thoát khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Các nước đế quốc bao vây, cô lập và tổ chức tấn công vũ trang vào Nga. Câu 3: Mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại nước nào một cách chớp nhoáng ? A. Nước Nga. B. Nước Pháp. C. Nước Bỉ. D. Nước Anh. Câu 4: Tác động của Chính sách kinh tế mới đối với kinh tế nước Nga là A. công thương nghiệp phục hồi và phát triển. B. nền kinh tế phục hồi và phát triển. C. nông nghiệp nhanh chóng phục hồi. D. Đời sống nhân dân được cải thiện. Câu 5: Ý nào không phải là nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của công nhân Nhật Bản ? A. Đời sống của người lao động hết sức tồi tệ. B. Công nhân phải làm việc từ 12 đến 14h/ ngày, nhưng bị trả lương rẻ mạt. C. Nhân dân phản đối cuộc Duy tân Minh Trị. D. Công nhân bị giới chủ bóc lột nặng nề. Câu 6: Ai là người đại diện ưu tú và lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc ? A. Khang Hữu Vi. B. Tôn Trung Sơn. C. Lương Khải Siêu. D. Mao Trạch Đông. Câu 7: Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản ? A. Nội dung về khoa học và kĩ thuật. B. Nội dung về giáo lí các tôn giáo. C. Nội dung về công nghiệp hóa và hiện đại hóa. D. Nội dung về pháp luật. Câu 8: Lấy cớ gì Mĩ tuyên chiến với Đức để bước cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Tàu ngầm Đức tấn công vào tàu buôn của Mĩ. B. Tàu ngầm Đức gây cho Anh nhiều thiệt hại. C. Tàu ngầm Đức tấn công phe Hiệp ước. D. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do thương mại. Câu 9: Nhờ đâu Pháp và Anh quay lại phản công Đức trên khắp các mặt trận? A. Mĩ trực tiếp tham chiến ở châu Âu và trở thành người đứng đầu phe Hiệp ước.
  2. B. Mĩ đã liên tiếp đánh bại quân Đức. C. Các đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp phải đầu hàng. D. Mĩ trực tiếp viện trợ cho Anh, Pháp cả về sức người và sức của. Câu 10: Những dấu hiệu chứng tỏ đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước đế quốc ? A. Quý tộc tư sản hóa và đại tư sản nắm chính quyền. B. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, gây chiến tranh xâm lược để xâm chiếm thuộc địa, bành trướng lãnh thổ. C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển trong nông nghiệp. D. Thiên hoàng Minh Trị nắm mọi quyền hành. Câu 11: Duyên cớ của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi. B. Đức tuyên chiến với Nga. C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát. D. Anh tuyên chiến với Đức. Câu 12: Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là gì? A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. B. “Đánh đuổi đế quốc, xác lập ngôi vua, thiết lập dân quyền”. C. “Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình. D. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do” Câu 13: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tân Hợi năm 1911 là A. lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. B. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. C. lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại phong kiến mới tiến bộ hơn. D. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Câu 14: Tháng 11/1917, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nga? A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thành công. B. Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc. C. Nga đánh bại cuộc tấn công của Đức trên lãnh thổ mình. D. Nga với Đức kí hòa ước Bơ-rét-li-tốp. Câu 15: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa là A. đế quốc Pháp. B. đế quốc Mĩ. C. đế quốc Anh. D. đế quốc Đức . Câu 16: Tháng 8/1905, chính Đảng của giai cấp Trung Quốc ra đời có tên gọi là: A. Đảng Dân chủ Tư sản Trung Quốc. B. Đảng Dân chủ Tư sản kiểu mới Trung Quốc. C. Trung Quốc Đồng minh hội. D. Trung Quốc Liên minh hội. Câu 17: Ngày 10/10/1911, diễn ra sự kiện gì ở Trung Quốc ? A. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở vũ Xương. B. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở miền Nam. C. Triều đình Mãn Thanh bị sụp đổ. D. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống. Câu 18: Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì ? A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa. B. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng. C. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. D. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ. Câu 19: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì ? A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
  3. C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. Câu 20: Phe Hiệp ước ra đời trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước A. Đức - Áo - Hung - I-ta-li-a. B. Anh - Pháp - I-ta-li-a. C. Pháp - Nga, Anh - Pháp, Anh - Nga. D. Mĩ - Nga - Nhật Bản. Câu 21: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với A. Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Trung – Nhật, Chiến tranh Nga – Nhật. B. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung – Nhật, Chiến tranh Nga – Nhật. C. Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung – Nhật, Chiến tranh Triều Tiên. Câu 22: Trong nửa đầu năm 1918, Đức tranh thủ thời cơ nào đã liên tiếp mở bốn đợt tấn công lớn trên mặt trận Pháp? A. Pháp bị phe Hiệp ước cô lập. B. Mĩ thay Anh đứng đầu phe Hiệp ước. C. Mĩ chưa đưa quân sang châu Âu. D. Nga rút khỏi chiến tranh. Câu 23: Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt ? A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ. B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải. C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương thất bại. D. Triều đình Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp cách mạng. Câu 24: Nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. C. mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. D. Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc-bi ám sát. Câu 25: Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc là: A. chống lại Từ Hi Thái hậu. B. chống triều đình phong kiến Mãn Thanh. C. chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc. D. chống sự xâm lược của các nước đế quốc. Câu 26: Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là cách mạng A. dân tộc dân chủ nhân dân. B. tư sản. C. dân chủ tư sản kiểu mới. D. xã hội chủ nghĩa. Câu 27: Theo Hiến pháp 1889, chế độ nào dưới đây được thiết lập ở Nhật Bản ? A. Chế độ quân chủ lập hiến. B. Chế độ cộng hòa. C. Chế độ quân chủ chuyên chế. D. Chế độ dân chủ. Câu 28: Nội dung nào Không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản. B. Đưa nhân dân Nga đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới. D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới. Câu 29: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được xây dựng trên cơ sở nào? A. Nhu cầu hợp tác kinh tế giữa các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết. B. Nhu cầu hợp tác về văn hóa – giáo dục giữa các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết. C. Nhu cầu liên minh để tăng cường sức mạnh đất nước về mọi mặt và tinh thần tự nguyện của các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết. D. Nhu cầu liên minh về chính trị - quân sự giữa các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết để chống lại sự bao vây, cô lập của các nước phương Tây.
  4. Câu 30: Trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa (1925 – 1941), thành tựu to lớn nhất Liên Xô đạt được trên lĩnh vực kinh tế là A. Hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. B. Hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp. C. Phát triển nông nghiệp với quy mô sản xuất lớn, cơ sở vật chất - kĩ thuật được cơ giới hóa. D. Trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Câu 31: Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã A. giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. B. đưa nước Nga ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. giải quyết vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tộc ở Nga. D. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. Câu 32: Việc nhiều quốc gia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì? A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh. B. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng với các nước lớn. C. Uy tín của Liên Xô trên chiến trường quốc tế ngày càng được nâng cao. D. Sự mâu thuẫn, đối địch giữa các nước đế quốc với Liên Xô đã chấm dứt. B. TỰ LUẬN: Hãy lập bảng so sánh Cách mạng tháng Hai với Cách mạng tháng Mười theo các nội dung sau: lãnh đạo cách mạng, lực lượng cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, xu hướng phát triển. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN MÔN: LỊCH SỬ 11 Đề 2 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Sức mạnh của các công ti độc quyền ở Nhật Bản được thể hiện như thế nào? A. Có nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh B. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để kiếm lời C. Có khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế, chính tri đất nước D. Chiếm ưu thế cạnh tranh với công ti độc quyền của các nước khác Câu 2: Để chuyển toàn bộ chủ quyền về tay Xô viết, trong tám tháng đầu( từ tháng 2 dến tháng 9) Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương đấu tranh bằng phương pháp gì? A. Đấu tranh vũ trang. B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. C. Đấu tranh bạo lực. D. Đấu tranh hòa bình. Câu 3: Phe Hiệp ước ra đời trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước A. Mĩ - Nga - Nhật Bản. B. Anh - Pháp - I-ta-li-a. C. Pháp - Nga, Anh - Pháp, Anh - Nga. D. Đức - Áo - Hung - I-ta-li-a. Câu 4: So với cuộc Cách mạng tháng Hai, mục tiêu đấu tranh của nhân dân Nga trong cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 có điểm gì khác biệt? A. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Nga hoàng. B. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản. C. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa nước Nga phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa nước Nga phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
  5. Câu 5: Người kế tục cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô từ năm 1924 đến năm 1953 là ai? A. Xta-lin. B. Góoc-ba-chốp. C. A-xrta-kha-nốp. D. Vran-ghen. Câu 6: Năm 1916, thấy không tiêu diệt được quân Nga, Đức đã làm gì? A. Tiếp tục mở rộng nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. B. Chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, mở chiến dịch Véc-đoong. C. Rút quân về phòng thủ Béc-lin. D. Lôi kéo các đồng minh khác để tấn công Nga. Câu 7: Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục ? A. Mở rộng hệ thống trường học. B. Chú trọng dạy nghề cho thanh niên. C. Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây. D. chú trọng nội dung khoa học- kĩ thuật. Câu 8: Trên tờ báo “Sự thật”, số ra 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: “Khi còn sống, người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai? A. Ph.Ăng-ghen. B. C.Mác. C. V.I.Lê-nin. D. Mao Trạch Đông. Câu 9: Tại sao gọi cải cách Minh Trị năm 1868 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Liên minh qúy tộc - tư sản nắm quyền. B. Kinh tế Nhật Bản vẫn còn lệ thuộc vào bên ngoài. C. Vấn đề ruộng đất của nông dân đã đước giải quyết. D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc. Câu 10: Nhiều kế hoạch dài hạn 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành trong giai đoạn 1928 – 1941 ở Liên Xô là do A. Đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa B. Ý muốn của những người lãnh đạo đất nước C. Yêu cầu cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân D. Muốn nhanh chóng trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Câu 11: Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì A. có tiềm lực về kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa. B. có nền kinh tế phát triển mạnh nhất châu Âu. C. giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác. D. có lực lượng quân đội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ. Câu 12: Đến năm 1917, yếu tố nào tác động để Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứu nhất? A. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh. B. Có đủ khả năng chi phối phe Hiệp ước. C. Các nước Đức – Áo-Hung đã suy yếu. D. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao. Câu 13: Ý nào không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)? A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc C. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc Câu 14: Thành tựu lớn nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1921 – đến năm 1941 là A. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp B. Đã xóa nạn mù chữ cho trên 60 triệu người dân
  6. C. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng tăng lên D. Trở thành nước công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ) Câu 15: Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vì A. không muốn bị tổn thất. B. muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe. C. sợ Đức tấn công. D. chưa đủ tiềm lực để tham chiến. Câu 16: Ai là người đại diện ưu tú và lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc ? A. Khang Hữu Vi. B. Tôn Trung Sơn. C. Lương Khải Siêu. D. Mao Trạch Đông. Câu 17: Một trong những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô trong những năm 1921-1941 là A. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp B. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng trong phân phối sản phẩm C. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung trong công nghiệp hóa D. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ trong đời sống nhân dân Câu 18: Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V? A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản. B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để. C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. D. Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Câu 19: Tháng 11/1917, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nga? A. Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc. B. Nga đánh bại cuộc tấn công của Đức trên lãnh thổ mình. C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thành công. D. Nga với Đức kí hòa ước Bơ-rét-li-tốp. Câu 20: Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt ? A. Khởi nghĩa ở Vũ Xương thất bại. B. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ. C. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải. D. Triều đình Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp cách mạng. Câu 21: Hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội là A. chưa coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến. B. chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược. C. chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động. D. chưa coi trọng nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp. Câu 22: Cho nội dung sau: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian 1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc 2. Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn 3. Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc 4. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian A. 1,2,3,4 B. 2,3,4,1 C. 2,3,4,1 D. 1,2,4,3 Câu 23: Chiến tranh đế quốc lan rộng thành chiến tranh thế giới khi A. Đức tuyên chiến với Nga, Pháp; Anh tuyên chiến với Đức. B. Đức tấn công Bỉ. C. Thái tử Áo-Hung bị ám sát. D. Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi. Câu 24: Nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
  7. C. mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. D. Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc-bi ám sát. Câu 25: Ý nào không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô rong những năm 1921- 1941 A. Thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn B. Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế C. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế của các nước đế quốc D. Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc Câu 26: Mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại nước nào một cách chớp nhoáng ? A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Bỉ. D. Nước Nga. Câu 27: Nhờ đâu Pháp và Anh quay lại phản công Đức trên khắp các mặt trận? A. Mĩ trực tiếp viện trợ cho Anh, Pháp cả về sức người và sức của. B. Mĩ đã liên tiếp đánh bại quân Đức. C. Các đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp phải đầu hàng. D. Mĩ trực tiếp tham chiến ở châu Âu và trở thành người đứng đầu phe Hiệp ước. Câu 28: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) mang tính chất phi nghĩa vì A. chỉ đem lạo lợi ích cho các nước tham chiến. B. gây ra nhiều thảm hỏa cho nhân loại, gây thiệt hại lớn về kinh tế. C. không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động. D. đó là chiến tranh đế quốc nhầm phân chia thị trường, thuộc địa. Câu 29: Điểm tương đồng giữ hai khối quân sự (phe Hiệp ước, phe Liên Minh) ở châu Âu vào cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì? A. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa của nhau. B. Là hai khối quân sự của các nước đế quốc “trẻ”. C. Là hai khối quân sự của các nước đế quốc “già”. D. Cả hai khối đều chịu sự chi phối của Mĩ. Câu 30: Đế quốc nào được so sánh là “ con hổ đói đến bàn tiệc muộn”? A. Pháp. B. Anh. C. Đức . D. Mĩ. Câu 31: Nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi. B. Thái tử Áo – Hung bị ám sát. C. Anh tuyên chiến với Đức. D. Đức tuyên chiến với Nga. Câu 32: Vì sao phong trào Duy tân ở Trung Quốc thất bại? A. Do các nước đế quốc liên minh đàn áp mạnh mẽ. B. Vấp phải sự chống đối của phái thủ cựu ở triều đình. C. Do trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu. D. Do giai cấp vô sản chưa đủ lớn mạnh. B. TỰ LUẬN: Em hãy cho biết nước nào được hưởng lợi nhiều nhất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)? Vì sao?