Bài giảng Công nghệ Lớp 10 - Bài 1: Bài mở đầu - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 10 - Bài 1: Bài mở đầu - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_cong_nghe_lop_10_bai_1_bai_mo_dau_truong_thpt_thai.pdf
Nội dung text: Bài giảng Công nghệ Lớp 10 - Bài 1: Bài mở đầu - Trường THPT Thái Phiên
- Phần I: NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Bài 1: Bài mở đầu • Mục đích - Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. - Biết được tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.
- I – Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước 2. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến 3. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa và xuất khẩu 4. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế
- Gần 2/3 dân số sống bằng Nhân dân cần nghề nông cù, chăm chỉ Những điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nước nhà Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới điều kiện khí hậu & đất đai thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của nhiều loài vật nuôi, cây trồng.
- II – Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay 1. Thành tựu a) Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng liên tục b) Thành tựu thứ hai là bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu c) Một số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp được xuất khẩu ra thị trường quốc tế
- II – Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay 2. Hạn chế - Năng suất và chất lượng còn thấp. VD: Gạo Việt Nam đã thua Thái Lan và Campuchia Gạo VN có chất lượng thấp hơn so với gạo Thái Lan và Campuchia do người nông dân VN sử dụng các giống canh tác ngắn ngày. Hai nước trên chủ yếu là gạo một vụ, chất lượng ngon, an toàn và giá cả cạnh tranh hơn. - Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
- III – Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta Sản xuất Đầu tư đưa Xây dựng Áp dụng Đưa tiến bộ đảm bảo an chăn nuôi nền nông khoa học khoa học kĩ toàn lương thành nghiệp tăng công nghệ thuật vào thực quốc ngành sản nhanh theo vào lĩnh vực khâu bảo gia xuất chính hướng nông chọn, tạo quản, chế nghiệp sinh giống vật biến sau thu thái nuôi, cây hoạch trồng
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 1 – CÔNG NGHỆ 10 Câu 1: Thành tựu nổi bật nhất của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là gì? A. Xuất khẩu tăng nhanh trên 50% B. Sản xuất lương thực tăng liên tục C. Xuất khẩu gạo tăng nhanh chóng mặt D. Tất cả các ý trên Câu 2: Hạn chế của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là gì? A. Năng suất và chất lượng còn thấp B. Hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung C. Một số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp được xuất khẩu ra thị trường quốc tế D. Năng suất nông nghiệp cao Câu 3: Điều nào không thuộc phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta? A. Sản xuất đảm bảo an toàn lương thực quốc gia B. Đầu tư chăn nuôi thành sản xuất chính C. Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng D. Đầu tư lâm nghiệp xuất khẩu chính Câu 4: Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân? A. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
- B. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến C. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa và xuất khẩu. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế D. Tất cả các ý trên