Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28, Bài 26: Trồng cây rừng - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28, Bài 26: Trồng cây rừng - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cong_nghe_lop_7_tiet_28_bai_26_trong_cay_rung_nam.pptx
Nội dung text: Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28, Bài 26: Trồng cây rừng - Năm học 2020-2021
- Rừng bị tàn phá
- Tác hại của việc tàn phá rừng
- Tiết 28- Bài 26: Trồng cây rừng
- I. Thời vụ trồng rừng Em hãy nêu thời vụ trồng rừng của 3 miền Bắc, Trung, Nam ở nước ta? - Miền Bắc: mùa Xuân, Thu - Miền Nam, Trung: mùa mưa
- Tại sao các tỉnh miền Bắc lại trồng vào mùa Xuân và thu? Miền Bắc có mùa hè nắng gắt, mùa đông lạnh giá
- II.Làm đất trồng cây 1. Kích thước hố Quan sát bảng SGK- T65, cho biết kích thức hố trồng cây rưng ntn?
- Kích thước hố (cm) Chiều Chiều Chiều Loại dài rộng sâu miệng miệng hố hố 1 30 30 30 2 40 40 40
- 2. Kĩ thuật đào hố Quan sát H41-T65, B1: Vạc cỏ và đào hố, lớp mô tả các đất màu riêng B2: Lấy đất màu trộn với bước đào phân, cho xuống hố hố? B3: Cuốc thêm đất, nhặt cỏ rồi lấp đầy hố
- Tại sao khi đào hố phải làm cỏ và phát quanh miệng hố? Vì cây cỏ hoang mọc nhiều sẽ chèn ép và cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng với cây con còn yếu. Cây sẽ sinh trưởng còi cọc, tỉ lệ cây sống không cao.
- Tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước?
- Tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu mỡ đã trộn phân bón xuống trước? Vì đất trồng rừng phần lớn ở đồi núi, bị rửa trôi mạnh, khô cằn, thiếu dinh dưỡng. Do đó cho lớp đất đã trộn phân bón xuống trước để không bị rửa trôi và có đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.
- III. TRỒNG RỪNG BẰNG CÂY CON 1. Trồng cây con có bầu
- Em hãy quan sát B1: Tạo lỗ trống sâu hơn H42 và nêu bầu cây quy trình B2: Rạch vỏ bầu trồng cây B3: Đặt bầu vào lỗ B4: Lấp và nén đất lần1 con có bầu? B5: Lấp và nén đất lần 2 B6: Vun gốc
- Tại sao phải rạch bỏ vỏ bầu? Để rễ cây phát triển thuận lợi hơn. Tại sao phải nén đất 2 lần? Lấp đất 2 lần để đảm bảo gốc cây được chăt không bị đổ
- Tại sao khi vun gốc đất ở mặt hố lại cao hơn miệng hố? • Để khi tưới nước hay mưa xuống đất lún xuống bằng miệng hố cây không bị ngập úng.
- 2. Trồng cây con bằng rễ trần Nêu quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần?
- 1. Tạo lỗ trong hố đất A 2. Đặt cây vào lỗ trong hố B 3. Lấp đất kín gốc cây C 4. Nén đất D 5. Vun gốc E
- Trồng rừng bằng cây con có bầu và cây con rễ trần có gì giống và khác nhau?
- Trồng rừng bằng cây con có bầu Trồng rừng bằng cây con rễ trần
- GIỐNG Trồng trongTrồng hố có đấttrong sẵn, hốcác bướccó đất làmsẵn giống, NHAU nhau. các bước làm giống nhau. TRỒNG RỪNG BẲNG TRỒNG RỪNG BẰNG CÂY CON CÓ BẦU CÂY CON RỄ TRẦN • Không phải • Phải rạch bỏ rạch bỏ vỏ vỏ bầu KHÁC bầu NHAU • Nén đất 2 lần • Nén đất 1lần
- Ngoài 2 cách trồng rừng nêu trên người ta còn Gieo hạt trực tiếp vào hố có cách trồng nào khác không? Tại sao trồng rừng bằng cách gieo hạt vào hố lại ít được áp dụng trong sản xuất? Vì hạt giống bị chim và côn trùng ăn, hạt bị nấm bệnh làm hỏng nên tỉ lệ sống không cao.
- KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG BẠCH ĐÀN LÁ TRẮNG Đào hố - Kích thước hố đào 30 x 30 x 30 cm. - Hố được đào trước khi trồng 7 – 10 ngày. Trường hợp đất được cày bừa thì hố đào được thực hiện cùng với quá trình trồng rừng và bón phân NPK (15 – 15 – 15) từ 50 – 100 gram/hố họăc phân hữu cơ sinh học từ 0,5 – 1,0 kg/hố. Sau khi bón phân xong phủ một lớp đất mịn dày 1 – 2 cm Trồng cây - Trước khi bỏ cây xuống hố phải xé túi bầu. - Cho cây vào giữa hố, giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh vào gốc cây. Vừa vun, vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 - 3 cm; hố lấp hình mu rùa.
- Củng cố • Bài 1: Sắp xếp các bước sau theo đúng thứ tự quy trình trồng cây con có bầu: 1. Lấp và nén đất lần 1 2. Vun gốc 3. Đặt bầu vào lỗ trong hố 4. Lấp và nén đất lần 2 5. Tạo lỗ trong hố 6. Rạch bỏ vỏ bầu
- • Bài 2: Nối các cụm từ ở cột A với cột B sao cho phù hợp với quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần A B 1. Bước 1 a.Nén đất 2. Bước 2 b. Lấp đất kín gốc cây 3. Bước 3 c. Vun gốc 4. Bước 4 d. Tạo lỗ trong hố đất 5. Bước 5 e. Rạch bỏ vỏ bầu f. Đặt cây vào lỗ trong hố
- DẶN DÒ -Hoàn thành sơ đồ tư duy của bài -Nghiên cứu bài 27: xem lại kiến thức có liên quan ở phần trồng trọt