Bài giảng Giáo dục an toàn giao thông Lớp 7, 8, 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Mai

pptx 60 trang thuongdo99 5810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục an toàn giao thông Lớp 7, 8, 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_an_toan_giao_thong_lop_7_8_9_nam_hoc_2020.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục an toàn giao thông Lớp 7, 8, 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Mai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THCS DẠY ĐẠI TRÀ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚP 7, 8, 9 Ở HÀ NỘI BCV: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
  2. MONG ĐỢI VỀ KHÓA TẬP HUẤN Thầy/cô mong muốn được học tập và trao đổi những vấn đề gì ở khoá tập huấn này ?
  3. . I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH THCS HÀ NỘI
  4. 1. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Giáo dục ATGT cho HS là một quá trình HĐ có mục đích có kế hoạch, có tổ chức của người làm công tác GD nhằm bồi dưỡng tri thức pháp luật giao thông và kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho HS; hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho các em, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông ở HS.
  5. . 2. Giới thiệu một số nội dung trong chương trình giáo dục ATGT cho HS THCS Hà Nội 2.1 Quan điểm XD chương trình 2.2. Chuẩn đầu ra giáo dục ATGT cấp THCS. 2.3. Khung nội dung giáo dục ATGT ở THCS
  6. 2.1. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH - Chương trình GDATGT cho học sinh Hà Nội được xây dựng trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, UBATGT quốc gia và Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác GDATGT trong trường học; các văn bản quy phạm PL liên quan như Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường hàng không dân dụng v.v - Chương trình giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Hà Nội đảm bảo kết hợp hài hòa giữa yêu cầu nâng cao nhận thức về quy định của pháp luật với việc rèn luyện kĩ năng, hành vi cho HS; tổ chức cho các em vận dụng những nội dung đã học vào thực tiễn cuộc sống khi tham gia giao thông.
  7. 2.1. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH (Tiếp) - Nội dung giáo dục an toàn giao thông cho học sinh phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS ở mỗi cấp học, lớp học, gần gũi với thực tiễn cuộc sống của các em. - Nội dung giáo dục an toàn giao thông được cấu trúc theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển, thể hiện ở: + Nội dung giáo dục an toàn giao thông của mỗi lớp, mỗi cấp học đều bao gồm ba mạch chủ đề: Em tìm hiểu về trật tự, an toàn giao thông, Em tham gia giao thông an toàn, Em với văn hóa giao thông. + Từ bậc tiểu học lên THPT, từ lớp dưới lên lớp trên, nội dung dạy học trong từng chủ đề được sắp xếp theo nguyên tắc nhận thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp cũng như yêu cầu tu dưỡng, rèn luyện, phù hợp với sự phát triển lứa tuổi của HS.
  8. 2.1. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH (Tiếp) - Nội dung giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Hà Nội được xây dựng trên cơ sở tích hợp giáo dục những quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông kết hợp với kĩ năng sống và tích hợp ngay trong chính các mạch chủ đề. Ví dụ: Mạch chủ đề 1. Em tìm hiểu về trật tự, an toàn giao thông
  9. LỚP 6 LỚP 7 .LỚP 8 LỚP 9 1. Em tìm hiểu về trật tự, an toàn giao thông 1.1. Tìm 1.1. Hiệu lệnh 1.1. Vạch kẻ 1.1. Một số quy định hiểu tình của người điều đường, cọc tiêu của pháp luật về hình trật tự, khiển giao hoặc tường bảo vệ, nhường đường, vượt an toàn thông, đèn tín rào chắn trên xe, chuyển hướng xe giao thông hiệu, và biển đường bộ, đường trên đường bộ (đối Hà Nội. báo giao thông sắt. với người đi xe đạp, đường bộ. xe đạp điện) 1.2. Một số hành 1.2. Một số quy định vi nghiêm cấm của PL về GT đô thị trong GT đường và nơi đông dân cư bộ.
  10. 3.1. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH (Tiếp) - Quá trình giáo dục an toàn giao thông cho học sinh phải là quá trình tổ chức cho HS hoạt động để trải nghiệm, tự khám phá và hình thành kiến thức về các quy định của pháp luật để các em tham gia giao thông đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
  11. 2.2. CHUẨN ĐẦU RA CẤP THCS Hoàn thành chương trình giáo dục ATGT ở THCS, HS sẽ tiếp tục phát triển các nền tảng đã có ở Tiểu học, cụ thể là : - Nêu được một số quy định của pháp luật về: Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ; quy định của pháp luật về giao thông đô thị và nơi đông dân cư; những hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ; quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường sắt và quy định về nhường đường, vượt xe, chuyển hướng xe đối với người đi xe đạp, xe đạp điện.
  12. 2.2. CHUẨN ĐẦU RA CẤP THCS (Tiếp) - Thực hiện đi bộ, ngồi trên các phương tiện giao thông cá nhân và tham gia các phương tiện giao thông công cộng an toàn; đi xe đạp và điều khiển xe đạp điện an toàn. - Biết cách xử lý khi gặp tai nạn giao thông và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông phù hợp với lứa tuổi HS THCS.
  13. 2.2. CHUẨN ĐẦU RA CẤP THCS (Tiếp) - Nhận xét, đánh giá được một số hành vi thực hiện luật giao thông trong thực tiễn; hợp tác với bạn bè trong việc tuyên truyền giữ gìn trật tự, an toàn giao thông và tham gia bảo vệ công trình giao thông. - Tự giác thực hiện quy định của luật giao thông, không đồng tình với các hành vi vi phạm luật giao thông, mạnh dạn nhắc nhở bạn bè, người thân có những hành vi chưa đúng khi tham gia giao thông.
  14. 2.3. CHƯƠNG TRÌNH GDATGT cấp THCS LỚP 6 LỚP 7 LỚP 8 LỚP 9 1. Em tìm hiểu về trật tự, an toàn giao thông 1.1. Tìm hiểu 1.1. Hiệu lệnh của 1.1. Vạch kẻ đường, 1.1. Một số quy định tình hình trật tự, người điều khiển cọc tiêu hoặc tường của pháp luật về an toàn giao giao thông, đèn bảo vệ, rào chắn trên nhường đường, vượt thông Hà Nội . tín hiệu, và biển xe, chuyển hướng xe đường bộ, đường sắt báo giao thông trên đường bộ (xe đường bộ. đạp, xe đạp điện) 1.2. Một số hành vi 1.2. Một số quy định nghiêm cấm trong giao của pháp luật về giao thông đô thị và nơi thông đường bộ . đông dân cư .
  15. 2.3. CHƯƠNG TRÌNH GDATGT cấp THCS (Tiếp) 2. Em tham gia giao thông an toàn LỚP 6 LỚP 7 LỚP 8 LỚP 9 2.1. Đi bộ an toàn 2.1. Một số nguy cơ khi tham gia GT và cách phòng tránh đối với HS 2.2. Ngồi trên các 2.2. Đi thuyền bè, 2.1. Điều khiển 2.1. An toàn giao phương tiện giao thông tầu thủy và tham xe đạp điện an thông đường sắt. cá nhân an toàn gia GT hàng toàn . không an toàn. 2.3. Đi xe buýt, ô tô 2.2. Em tham gia khách an toàn giao thông đường sắt an toàn. 2.4. Đi xe đạp an toàn
  16. 2.3. CHƯƠNG TRÌNH GDATGT cấp THCS (Tiếp) 3. Em với văn hóa giao thông LỚP 6 LỚP 7 LỚP 8 LỚP 9 3.1. Ứng xử có 3.1. Cách xử lý 3.1. Em tham gia văn hóa khi khi gặp tai nạn bảo vệ công tham gia giao giao thông (2 trình giao thông thông (1 tiết). tiết). (1 tiết). 6 tiết 6 tiết 6 tiết 6 tiết Góp phần phát triển ở học sinh các năng lực: Tự quản lí và phát triển bản thân, Giao tiếp và Hợp tác, Giải quyết vấn đề, Tư duy phê phán, Trách nhiệm công dân.
  17. . II. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ATGT CHO HỌC SINH HÀ NỘI (dành cho học sinh lớp 7, 8, 9)
  18. 2.1. Giới thiệu chung về cuốn tài liệu * Mỗi cuốn tài liệu gồm 4-5 bài. * Cấu trúc mỗi bài : I. Tình huống – Chia sẻ II. Hình thành kiến thức, kĩ năng III. Luyện tập, vận dụng IV. Thông tin, tư liệu tham khảo
  19. CẤU TRÚC MỖI BÀI (Tiếp) I. TÌNH HUỐNG – CHIA SẺ: Được thể hiện bằng những tình huống, hình ảnh hoặc câu hỏi mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của các em, có liên quan đến nội dung bài học và có thể được giải quyết một phần nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng cũ; thông qua đó gợi mở, dẫn dắt các em tới vấn đề chính của B.học ở phần tiếp theo. II. : Kiến thức mới về tham gia giao thông an toàn được thể hiện bằng kênh chữ, kênh hình phong phú, sinh động gắn với thực tế cuộc sống, với vấn đề cần giải quyết; tiếp nối với vấn đề chính của bài học để các em tự lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng mới và xây dựng ý thức về trật tự, an toàn giao thông.
  20. CẤU TRÚC MỖI BÀI (Tiếp) II. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG: Được thể hiện bằng những hình ảnh, tình huống câu hỏi, bài tập mở để học sinh củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng đã được học; vận dụng chúng để tham gia giao thông an toàn cho bản thân và người khác; góp phần xây dựng văn hóa giao thông ở Hà Nội và những nơi khác các em sẽ đến. III. THÔNG TIN, TƯ LIỆU THAM KHẢO: Trích dẫn một số điều khoản của pháp luật giao thông đường bộ để các em có cơ sở lí thuyết trong học tập về an toàn giao thông; cung cấp cho các em một số thông tin, tư liệu ở Việt Nam hoặc nước khác liên quan đến bài học để các em thấy được sự cần thiết của việc thực hiện các quy định của pháp luật về giao thông.
  21. 2.2. Nội dung giáo dục ATGT ở từng lớp 1. HV đọc hợp tác từng bài trong tài liệu theo khối lớp được phân công dạy và thảo luận nhóm: a/ Nội dung chính của bài là gì? b/ Nội dung nào khó hoặc khó hiểu? c/ Nội dung nào khó thực hiện? 2. Trao đổi chung cả lớp về cách khắc phục?
  22. . Một số nội dung cần chú ý khi tổ chức GDATGT
  23. LỚP 7 Bài 1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và biển báo giao thông đường bộ Khi thực hiện dạy học bài này các thầy cô cần lưu ý: - GD để HS biết hiệu lệnh và ý nghĩa của hiệu lệnh bằng tay của CSGT; biển báo hiệu giao thông theo quy định mới nhất của pháp luật ( Hiện nay là Quy chuẩn 41:2019/BGTVT) - Chú ý giới thiệu, cho HS thực hành tuân thủ những biển báo hiệu giao thông HS mà thường gặp tại địa phương.
  24. Bài 2. Một số nguy cơ gây mất an toàn khi tham gia giao thông và cách phòng tránh Đây là một bài học không khó nhưng cần chú trọng những tình huống có thể gây mất an toàn khi tham gia giao thông ở lứa tuổi HS trong trường hợp đi bộ, đi xe đạp, đi xe đạp điện và ngồi trên các phương tiện cá nhân.
  25. a)Tham gia GT trong thời tiết xấu • Thông tin: Thời tiết xấu dễ gây mất an toàn cho người tham gia giao thông vì vậy mỗi chúng ta cần phải: + Nghe dự báo thời tiết và lên kế hoạch làm việc trước khi đi ra khỏi nhà. + Cần trang bị bảo hộ an toàn cần thiết để tham gia giao thông an toàn tránh sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh khi trời mưa bão + Tìm nơi trú ẩn an toàn, khi thấy bảo đảm an toàn mới đi tiếp.
  26. LỚP 8 Bài 1. Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn trong giao thông đường bộ 1. Cần chú ý 1 số vạch kẻ đường HS thường gặp: - Vạch màu trắng nét đứt: Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều có dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, các xe được chuyển làn đường qua vạch (được đi sang làn xe bên cạnh). - Vạch màu trắng nét liền : Có dạng vạch kẻ đơn, màu trắng, nét liền cũng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường. - Vạch màu vàng nét đứt : Là loại vạch đơn, đứt nét, màu vàng dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.
  27. . Bài 1. Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn trong giao thông đường bộ (Tiếp) - Vạch màu vàng nét liền: Dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa, khi tham gia giao thông ở những đoạn đường có vạch kẻ này, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. - Hai vạch màu vàng song song: Phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. - Vạch liền ngang phần xe chạy: Có hiệu lực như biển báo “dừng lại” yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông. - Vạch đứt quãng ngang đường : Dùng để phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường. - Vạch sơn sóng màu vàng quay định vị trí dừng của xe các phương tiện vận tải Theo tuyến quay định hoặc nơi tập kết của tắc xi, cấm dừng hoặc đỗ của bất kì một lọai phương tiện nào về cả hai phía và cách vạch 15cm.
  28. Bài 3. ĐI XE ĐẠP ĐIỆN AN TOÀN - Các quy tắc an toàn đối với người đi xe đạp điện đã được chắt lọc đầy đủ trong tài liệu. Nên khi dạy bài này, GV cần lưu ý gắn các quy tắc đó vào thực tế đi xe đạp điện khi tham gia giao thông của HS lớp mình. - GV cần bố trí thời lượng 30 đến 45 phút cho HS vận dụng các quy tắc đi xe đạp điện an toàn trong tình huống mô phỏng trên lớp học hoặc ngoài sân trường hoặc tình huống thực trên 1 đoạn đường.
  29. LỚP 9 Bài 1. Nhường đường, vượt xe, chuyển hướng xe trên đường bộ đối với người đi xe đạp và xe đạp điện Lưu ý: Dành 1 nửa thời lượng cho thực hành.
  30. . III. ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC ATGT CHO HỌC SINH THCS Ở HÀ NỘI
  31. 3.1. Một số lưu ý khi GD ATGT cho HS THCS 3.2.1. Giáo dục ATGT cho học sinh chú trọng phát triển khả năng luyện tập, vận dụng quy tắc đi đường an toàn cho học sinh 3.2.2. Giáo dục ATGT thông qua các HĐ trải nghiệm Tổ chức dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, gồm các bước chính: 1) Trải nghiệm 2) Phân tích, rút ra kiến thức, hình thành kỹ năng mới 3) Luyện tập, củng cố 4) Vận dụng.
  32. 3.1. Một số lưu ý khi GD ATGT cho HS THCS (Tiếp) 3.2.2. Giáo dục ATGT thông qua các HĐ trải nghiệm a) Về trải nghiệm • Học tập bằng các hoạt động trải nghiệm là một trong những cách thức tốt nhất để giúp người học hình thành được kiến thức, kĩ năng mới. • Khi tổ chức dạy học, GV cần dựa trên mục tiêu bài học và những kiến thức, kĩ năng đã có của HS mà thiết kế các hoạt động học sao cho HS được trải nghiệm bằng cách huy động các kiến thức, kĩ năng đã có để tìm hướng giải quyết vấn đề. Cách học này giúp khơi gợi được hứng thú trong học tập, khám phá của HS.
  33. 3.1. Một số lưu ý khi GD ATGT cho HS THCS (Tiếp) 3.2.2. Giáo dục ATGT thông qua các HĐ trải nghiệm (Tiếp) b) Về phân tích rút ra kiến thức, hình thành kĩ năng Qua hoạt động trải nghiệm, HS đã tiếp cận bước đầu với những kiến thức, kĩ năng về ATGT mà bài học mang lại. Trong bước phân tích, cần thiết kế các hoạt động học tập tạo cho HS huy động được kiến thức, kĩ năng; thực hiện được việc chia sẻ, thảo luận và hợp tác để rút ra kết luận cần thiết. Ở bước này, GV là người hỗ trợ HS chuẩn hoá những điều được rút ra từ bài học. c) Về luyện tập, củng cố Trong hoạt động nay, GV cần tổ chức được cho HS tự mình giải quyết vấn đề, đồng thời có sự chia sẻ, thảo luận với bạn về cách giải quyết. Để thiết kế hoạt động luyện tập, củng cố, GV phải xác định được những thuận lợi, khó khăn của HS, dự kiến được những tình huống HS cần sự hỗ trợ để có thể trợ giúp kịp thời. Chú ý rằng, khi HS thực hiện các nhiệm vụ giúp củng cố kiến thức, kĩ năng mới, các em cũng đồng thời huy động, liên kết được với kiến thức, kĩ năng đã có của mình.
  34. 3.1. Một số lưu ý khi GD ATGT cho HS THCS (Tiếp) 3.2.2. Giáo dục ATGT thông qua các HĐ trải nghiệm (Tiếp) d) Về vận dụng: GV hướng dẫn HS liên kết, sắp xếp, vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa được luyện tập, củng cố đồng thời kết hợp với những kiến thức, kĩ năng các em vốn có để giải quyết vấn đề học tập hoặc vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo để tham gia giao thông an toàn cho bản thân và người khác. GV có thể tổ chức cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống mô phỏng hoặc trực tiếp được tổ chức ngay trong giờ học ở trên lớp, ngoài sân trường, trên 1 đoạn đường phù hợp cho việc thực hành của các em, và định hướng các em tiếp tục vận dụng vào các tình huống khi tham gia giao thông sau giờ học.
  35. 3.1. Một số lưu ý khi GD ATGT cho HS THCS (Tiếp) 3.2.3. Giáo dục ATGT theo quan điểm hợp tác 3.2.4. Giáo dục ATGT phải gắn với thực tiễn GT của HS 3.2.4. Giáo dục ATGT phải chú trọng sử dụng có hiệu quả các thiết bị, phương tiện dạy học 3.2.5. Giáo dục ATGT cần phải phối hợp các lực lượng GD 3.2.6. Giáo dục ATGT có sự đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò
  36. 3.1. Một số quan điểm GD ATGT (tiếp) 3.2.7. Cấu trúc một giáo án I. MỤC TIÊU BÀI HỌC II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC/CHUỖI HĐ HỌC) 1. Khởi động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy - học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ : + Tên hoạt động. + Mục tiêu của hoạt động. + Cách tiến hành hoạt động. + Kết luận 3. Luyện tập 4. Vận dụng 5. Đánh giá
  37. Lưu ý: Với mỗi HĐ dạy học cần: + Tên hoạt động: Tên PP/KTDH và nội dung chính của HĐ, VD: Thảo luận nhóm tìm hiểu nguy cơ gây mất an toàn khi tham gia giao thông + Mục tiêu của hoạt động: Nêu rõ yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ. + Cách tiến hành hoạt động (Nêu rõ HĐ của GV và HS) + Kết luận của giáo viên (về những kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần có sau hoạt động ; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết ; những sai sót thường gặp ; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp ; ).
  38. Lưu ý * Luyện tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức, kĩ năng, thái độ đã có thông qua hoạt động luyện tập, thực hành có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau. * Vận dụng: Giáo viên hướng dẫn, định hướng học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế tham gia giao thông hàng ngày.
  39. 3.2. Một số PP giáo dục ATGT cho HS THCS 3.2.1. Một số phương pháp dạy học tích cực: Thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề (xử lí tình huống), đóng vai, dự án, tọa đàm, trò chơi, liên hệ thực tế và tự liên hệ, tranh luận, xem và phân tích video
  40. 1. Phương pháp thảo luận nhóm * Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ * Làm việc nhóm: * Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
  41. 2. PP nghiên cứu trường hợp điển hình a) Tác dụng : Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp quan trọng trong giáo dục pháp luật. Thông qua việc sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống giao thông thực tiễn , dùng để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề, hoặc để đi đến một nhận thức mới, hay củng cố kiến thức đã học.
  42. . Ví dụ : Khi dạy bài 4. Ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông (Lớp 8), GV có thể cho HS nghiên cứu trường hợp sau: Ở một ngã tư, An và Hòa (HS lớp 7) đang đứng nói chuyện bên vỉa hè, gần nơi không có phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ tay chống gậy, run run mấy lần định bước xuống lòng đường nhưng chưa dám qua, dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. Một bạn định dắt bà cụ sang đường nhưng bạn khác ngăn: - Thôi cậu đừng ra vẻ anh hùng, đường đang đông, bà lại già sang đường để mà gặp tai nạn cả hai à. Đúng lúc đó có tiếng vang lên: - Bà ơi, khoan đã. Bà chờ chút, cháu đưa bà sang! Một bạn thiếu niên cách đó 20 m chạy lại, thận trọng quan sát rồi dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi trên vỉa hè xuống cuối phố. Còn bạn đó đi ngược chiều, nhanh chóng hòa vào dòng người đông đúc. Hỏi: a) Em có nhận xét gì về 3 bạn trong trường hợp này. b) Nếu là bạn của An và Hòa, cùng đứng ở nơi đó em sẽ làm gì?
  43. PP nghiên cứu trường hợp điển hình (Tiếp) b) Cách thực hiện Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là: - HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình - Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác). - Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV.
  44. 3. PP giải quyết vấn đề (xử lí tình huống) a) Tác dụng: Đây là cũng là phương pháp đặc trưng của giáo dục pháp luật. Thông qua việc xem xét, phân tích những vấn đề/tình huống giao thông cụ thể, thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề/tình huống đó một cách có hiệu quả để giúp học sinh biết cách giải quyết cách tình huống tương tự trong cuộc sống để tham gia giao thông an toàn và gắn kết nội dung bài học với thực tế cuộc sống của học sinh.
  45. PP giải quyết vấn đề (xử lí tình huống) b) Cách thực hiện - Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống; - Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/TH đặt ra; - Liệt kê các cách giải quyết có thể có ; - Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị) ; - So sánh kết quả các cách giải quyết ; - Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất; - Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn; - Rút kinh nghiệm cho việc GQ những VĐ, tình huống khác. Ví dụ:
  46. Ví dụ 1 Bài 2. Một số hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ (Lớp 8), có thể sử dụng tình huống: Bố của Tuấn vừa từ đám cưới cháu gái về. Trong lễ cưới, bố và các chú có uống rượu. Tuấn đã chuẩn bị đồ dùng để đi tập bóng rổ ở nhà văn hoá mà chờ mãi chị Na chưa về đưa Tuấn đi. Thấy vậy, bố liền bảo Tuấn: Thôi con ạ, đừng chờ chị nữa, để bố lấy xe máy phóng ù một cái là đưa con tới nơi. Hỏi: 1) Tuấn có thể có những cách ứng xử nào? Hãy cho biết mặt lợi, mặt hại của từng phương án đó? 2) Nếu là Tuấn, em chọn phương án nào? Vì sao?
  47. Ví dụ 2 Ví dụ ở bài 5.Tham gia bảo vệ công trình giao thông (Lớp 9), GV có thể tổ chức cho HS giải quyết tình huống sau: Nhà Vinh ở đầu ngõ, cách mặt đường lớn khoảng vài chục mét. Để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống, bố mẹ Vinh quyết định căng bạt che mưa, che nắng ở đầu ngõ để bán hàng trà đá, thuốc lá phục vụ bà con trong ngõ. Câu hỏi: a) Em có nhận xét gì về việc làm của bố mẹ Vinh? b) Nếu là Vinh, em sẽ nói gì với bố mẹ?
  48. 4. Phương pháp đóng vai • a) Tác dụng : Thông qua phương pháp đóng vai để tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giao thông giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề trong thực tế tham gia giao thông bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
  49. Phương pháp đóng vai (Tiếp) b) Cách thực hiện Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau : - Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử. - GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
  50. Một số lưu ý khi sử dụng pp đóng vai - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. - Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép - Tình huống phải có nhiều cách giải quyết - Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại. - Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai - Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai - Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm - Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết - Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận - Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia. - Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.
  51. Ví dụ tình huống dùng để đóng vai Nhà Vinh năm trên con ngõ khá rộng, cách mặt đường lớn khoảng vài chục mét. Để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống, bố mẹ Vinh định căng bạt che mưa, nắng ở đầu ngõ để bán hàng trà đá, nước giải khát. Nhiệm vụ: Em hãy cùng bạn đóng vai các nhân vật trong tình huống trên để góp phần thực hiện trật tự, an toàn giao thông mà gia đình vẫn có thu nhập từ việc kinh doanh.
  52. 5. Phương pháp trò chơi • Cách thực hiện : - GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS - Chơi thử ( nếu cần thiết) - HS tiến hành chơi - Đánh giá sau trò chơi - Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi Ví dụ trò chơi: Nhanh mắt, nhanh tay ở bài 3. Đi xe đạp điện (Lớp 8) Nội dung và luật chơi: Có 6 ô cửa (Mỗi ô cửa có 1 tranh/ảnh), HS vừa chuyền tay một quả bóng nhỏ, vừa hát bài Chúng em với an toàn giao thông. Bài hát hết, quả bóng dừng lại ở tay ai người đó sẽ chọn 1 ô cửa, mở ra một hình ảnh. Người đó phải xác định được những hành vi là an toàn hoặc không an toàn khi tham gia GT bằng xe đạp điện và phải giải thích được: Vì sao những hành vi là an toàn hoặc không an toàn? Nếu hs đó không trả lời được sẽ thua cuộc phải nhảy lò cò. Sau tiếng hô 1, 2, 3 của GV, ai giơ tay nhanh nhất được quyền trả lời thay; Cứ như vậy cho đến khi 6 ô cửa được mở ra hết.
  53. 6. Dạy học theo dự án ( PP dự án) a) Tác dụng : Phương pháp dự án giúp học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn tham gia giao thông, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này tạo cơ hội cho học sinh thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm nên sẽ tăng cường khả năng hợp tác của học sinh. b) Cách thực hiện - Bước 1: Lập kế hoạch + Lựa chọn chủ đề + Xây dựng tiểu chủ đề + Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
  54. Dạy học theo dự án ( PP dự án) - Bước 2: Thực hiện dự án + Thu thập thông tin + Thực hiện điều tra + Thảo luận với các thành viên khác + Tham vấn giáo viên hướng dẫn. - Bước 3: Tổng hợp kết quả + Tổng hợp các kết quả + Xây dựng sản phẩm + Trình bày kết quả + Phản ánh lại quá trình học tập. - Bước 4 : Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
  55. Ví dụ về PP dự án Sau khi HS học xong bài 4. Ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông (Lớp 7), GV giao cho HS chuẩn bị và thực hiện dự án tuyên truyền về giao thông: Hãy tập hợp một nhóm bạn cùng suy nghĩ và hành động để thực hiện một dự án tuyên truyền hình ảnh về các hình vi ứng xử có văn hóa và chưa có văn hóa của dân cư hoặc học sinh khi tham gia giao thông. Tổ chức triển lãm ảnh tại trường học của em. Gợi ý cách thực hiện: - Thành lập nhóm bạn cùng thực hiện - Xây dựng kế hoạch thực hiện - Suy nghĩ và đặt ra các câu hỏi và cùng nhau xây dựng đề cương. - Phân công cho các thành viên trong nhóm cùng làm việc, đặt ra lịch làm việc cụ thể (chụp ảnh thực tế, sắp xếp ảnh theo chủ đề, viết lời bình cho ảnh, ). - Tổ chức truyên truyền, báo cáo kết quả và triển lãm.
  56. 3.3. Một số PP giáo dục ATGT cho HS • Phương pháp tập thói quen thực hiện các quy tắc tham gia giao thông an toàn • Phương pháp rèn luyện kĩ năng tham gia giao thông an toàn • Phương pháp giao công việc • Phương pháp nêu gương
  57. . 3.4. Một số hình thức tổ chức giáo dục ATGT cho học sinh lớp THCS Hình thức giáo dục ATGT cho học sinh Hà Nội rất phong phú. GV có thể tổ chức dạy học ở trên lớp, ngoài sân trường học ngoài thực địa hoặc có thể phối hợp các hình thức đó, ví dụ: Khi dạy học bài 3. Đi xe đạp điện an toàn (Lớp 8), GV tổ chức dạy nội dung bài học trên lớp 1 tiết. Tiết thứ 2, GV tổ chức cho HS thực hành đi xe đạp điện theo sa hình kẻ trên sân trường.
  58. Thực hành Nhiệm vụ 1: Mỗi nhóm thảo luận soạn 1 giáo án để dạy 1 bài đã được giao. Nhiệm vụ 2. Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
  59. . THẢO LUẬN CHUNG THỰC HIỆN GIÁO DỤC ATGT CHO HS THCS TẠI NHÀ TRƯỜNG