Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 21, Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 21, Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_21_bai_13_quyen_duoc.ppt
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 21, Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam - Năm học 2020-2021
- 1-Truyện đọc: Một tuổi thơ bất hạnh Tôi gặp em khi đến thăm trường giáo dưỡng. Đó là em bé nhanh nhẹn, vui tính, có đôi mắt to thông minh. Khi được hỏi vì sao lại ở đây, em đã kể cho tôi nghe về tuổi thơ của mình. Khi mới sinh, cha mẹ em đặt tên em là Phạm Văn Thái. Lúc trở thành trẻ bụi đời, đồng bọn gọi em là Ba Chẽ, bởi sau một lần đánh nhau, một bàn tay em chỉ còn 3 ngón. Với cái tên ấy đã nói lên cuộc sống phiêu bạt, bất hạnh của Thái. Đến nay, em mới tròn 13 tuổi, nhưng tuổi thơ của em đã đầy những bất hạnh, tủi hờn và cả tội lỗi. Năm em lên 4 tuổi, bố mẹ li hôn, cả hai đều bỏ em đi tìm hạnh phúc riêng. Em được bà ngoại nuôi dưỡng, khi bà già không đủ sức làm nuôi cháu nữa, em phải rửa bát thuê kiếm sống. Chứng kiến cảnh làm lụng vất vả của chú bé đang tuổi cắp sách đến trường, một người phụ nữ tốt bụng đã đem em về nuôi. Do không được dạy bảo chu đáo, một năm sau em đã lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi, bỏ lên Hà Nội và trở thành kẻ bụi đời chuyên cướp giật ở cầu Long Biên. Phải mất một thời gian, các trinh sát mới bắt quả tang cậu bé đã gây bao phiền toái cho khách qua cầu. Tại cơ quan Công an, Thái thú nhận:“ Mỗi ngày cháu tham gia cướp giật ở cầu Long Biên từ một đến hai vụ. Số tiền cướp giật cháu dùng để ăn uống, tối đến cháu ngủ ở gầm cầu”. Tôi hỏi em:“Ở đây thế nào ?”. Em hồn nhiên trẻ lời: “Thích lắm chú ạ. Cháu được ăn uống đầy đủ, được đi học, lại chẳng phải lo tìm chỗ ngủ mỗi khi trời mưa”. Phỏng theo Kim Quý
- Câu 1: Theo em vì sao Thái có những hành vi vi phạm pháp luật? Câu 2: Thái đã không được hưởng những quyền gì so với các bạn cùng trang lứa? Câu 3: Theo em, Thái phải làm gì để trở thành người tốt?
- I. Truyện đọc MỘT TUỔI THƠ BẤT HẠNH - Hoàn cảnh của Thái: + Em lên 4 tuổi, bố mẹ li hôn rồi tìm hạnh phúc riêng. + Thái ở với bà ngoại già yếu. + Thái phải đi làm thuê vất vả. + thiếu tình thương, không được dạy bảo, Thái trở thành tội phạm -> Thái đã không được dạy bảo chu đáo -Thái không được hưởng các quyền: + Quyền được bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo. + Quyền được đi học.
- - Để trở thành người tốt, Thái phải rèn luyện thật tốt, biết nghe lời các cô chú trong trường giáo dưỡng, có gắng học tập để hòa nhập cộng đồng sau khi rời khỏi trường.
- Tất cả mọi người cần làm gì giúp những trẻ như Thái trong câu chuyện? Trách nhiệm của mọi người: - Giúp Thái có điều kiện rèn luyện tốt trong trường giáo dưỡng. - Giúp Thái hòa nhập cộng đồng khi ra trường. - Giúp Thái được đi học và có việc làm chính đáng để kiếm sống. - Quan tâm, động viên, không xa lánh Thái.
- * Kết luận: Trẻ em phải được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đầy đủ để phát triển một cách toàn diện.
- Được chăm sóc Được chăm sóc Được khai sinh Được đi học Được vui chơi
- Quyền Nội dung Hình ảnh Trẻ em có quyền được Quyền được khai sinh và có quốc tịch. bảo vệ Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
- Quyền Nội dung Hình ảnh - Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các Quyền thành viên trong gia đình. được - Trẻ em tàn tật, khuyết tật được chăm sóc Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị và phục hồi chức năng. - Trẻ em không có nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
- Quyền Nội dung Hình ảnh - Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ. - Trẻ em có quyền được Quyền vui chơi giải trí, tham được giáo gia các hoạt động văn dục hoá, thể thao.
- Hiến pháp năm 1992 quy định: Điều 59: “ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và được học nghề phù hợp. Điều 61: “ Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ ” Điều 65: “ Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Điều 36: Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Điều 92: Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên.
- Được khai sinh Tính mạng Quyền được và có quốc tịch Thân thể bảo vệ Được tôn trọng và bảo vệ Nhân phẩm Trẻ em được nuôi dạy Danh dự để phát triển QUYỀN Quyền được Trẻ em tàn tật được Nhà TRẺ Chăm sóc nước giúp đỡ điều trị EM Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước chăm sóc nuôi dạy Được học tập, Quyền được đươc dạy dỗ Giáo dục Được vui chơi giải trí
- Yêu và bảo vệ Tổ quốc Không mắc các Tôn trọng tệ nạn xã hội BỔN PHẬN CỦA pháp luật TRẺ EM Chăm chỉ học tập, Yêu quý, giúp đỡ gia đình kính trọng ông bà, bố mẹ
- BÀI TẬP TÌNH HUỐNG *Bài tập đ - sgk tr 42 Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại. ? Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em? Đáp án: Tó ®· kh«ng lµm trßn quyÒn vµ bæn phËn cña trÎ em, cô thÓ lµ: + QuyÒn häc tËp. + Bæn phËn cña con víi cha mÑ.
- Nhóm ảnh số 1 Gia đình Nhóm ảnh số 2 Nhà nước Nhóm ảnh số 3 Xã hội
- TÌNH HUỐNG Trên đường đi học về, ngang qua chợ , 3 bạn Tùng, Nam, Thắng nhìn thấy bà bán bánh mì đang xua đuổi 1 em bé tật nguyền, ăn xin. Tùng kịp thời can ngăn và cho em bé một nghìn đồng. Nam chờ Tùng và mắng: “Mày dở hơi à! Bỗng dưng mất tiền ăn quà’’.Còn Thắng đã đi từ lúc nào, như không có gì xảy ra. Theo em: - Bà bán nước vi phạm quyền gì? - Ý kiến của em về hành vi của 3 bạn Tùng, Thắng, Nam ? - Em cho biết ý kiến của mình về trách nhiệm của xã hội đối với trẻ em tàn tật.
- BÀI TẬP Bài tập a – sgk tr 41: Trong các hành vi sau, theo em, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em (điền Có hoặc Không) ? (1) Làm khai sinh chậm, khi trẻ đến tuổi đi Có học mới làm khai sinh; (2) Đánh đập, hành hạ trẻ em; Có (3) Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng; Không (4) Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống; Có (5) Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện; Không (6) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc. Có
- BÀI TẬP Bài tập d – sgk tr42: Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội (VD: Trộm cắp) em sẽ làm gì? (1) Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương. (2) Im lặng, bỏ qua. (3) Nói với bố mẹ hoặc các thầy cô giáo trong trường và đề nghị giúp đỡ. (4) Biết là sai nhưng vì bị đe dọa nên sợ, phải làm theo lời dụ dỗ.
- Học sinh tìm tòi mở rộng Trong câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” (đọa giải nhất cuộc thi viết về quên trẻ em) của nhà văn Khánh Hoài được học trong môn Ngữ văn 7, Em thấy tác giả đề câp tới những quyền nào của trẻ em? Hãy chứng minh?
- IV .Hướng dẫn tự học a.Với bài vừa học: -Nắm kĩ nội dung bài học -Làm bài tập vào trong vở bài tập và chụp gủi lại cho cô vào zalo 0911980598 b.Chủ đề tiếp theo: -Chuẩn bị bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên +Sưu tầm tranh ảnh,thông tin về tài nguyên môi trường +Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên