Bài giảng Hình học Lớp 7 - Tiết 63: Tính chất ba đường cao của tam giác - Chu Thị Nhung

ppt 14 trang thuongdo99 3800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hình học Lớp 7 - Tiết 63: Tính chất ba đường cao của tam giác - Chu Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hinh_hoc_lop_7_tiet_63_tinh_chat_ba_duong_cao_cua.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hình học Lớp 7 - Tiết 63: Tính chất ba đường cao của tam giác - Chu Thị Nhung

  1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Qua điểm A nằm ngoài đường thẳng d, hãy dựng đoạn thẳng AH vuông góc với d (H thuộc d)? Có mấy đoạn thẳng như vậy ? (Hãy sử dụng phần mềm Geogebra để dựng) .A Geogebra d
  2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Qua điểm A nằm ngoài đường thẳng d, A hãy dựng đoạn thẳng AH vuông góc với d ( H thuộc d )? Có mấy đoạn thẳng như vậy ? Câu hỏi 2: d B H C Trên d lấy hai điểm B và C. Hãy nối B và C với A. Khi đó AC và AB được gọi là gì của HC và HB? Và AH có Geogebra mối quan hệ gì với BC?
  3. Tiết 63: TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC 1. Đường cao của một tam giác Đường cao Đoạn thẳng AI được gọi là đường cao của tam giác ABC A Khái niệm: Đoạn thẳng kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác B I C Chú ý: - Đôi khi ta cũng gọi đường thẳng AI là một đường cao của tam giác ABC - Mỗi tam giác có ba đường cao.
  4. Tiết 63: TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC 2. Tính chất ba đường cao của tam giác Vẽ ba đường cao của tam giác ABC. ? 1 Hãy cho biết ba đường cao của tam giác đó có cùng đi qua một điểm hay không? Định lí : Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. B K Geogebra L H A I C
  5. Tiết 63: TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC B B I I L A A C A C K H L B I C H
  6. Tiết 63: TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC 2.Tính chất ba đường cao của tam giác Định lí : Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. I I Ba đường cao AI, BK, CL cùng đi qua ( đồng quy tại ) điểm H. Điểm H gọi là trực tâm của tam giác ABC.
  7. Tiết 63: TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC 2. Tính chất ba đường cao của tam giác Định lí : Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. 1: Khái niệm về đường cao Khái niệm: Đoạn thẳng kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao trong tam giác 2. Tính chất ba đường cao của tam giác - Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm - Giao điểm của ba đường cao gọi là trực tâm của tam giác
  8. Câu sau đây đúng hay sai? Giao điểm của ba đường trung trực gọi là trực tâm của tam giác. Sai
  9. Bài 61a/83-SGK: Cho tam giác ABC không vuông. Gọi H là trực tâm của nó. Hãy chỉ ra các đường cao của tam giác HBC. Từ đó chỉ ra trực tâm của tam giác đó. Geogebra
  10. GiẢI: Các đường cao của là BP, CN, HM. Do ba đường cao BP, CN, HM cắt nhau tại A Nên trực tâm của HBC là A A N P H B C M
  11. BÀI TẬP Cho tam giác ABC cân tại A . Đường trung trực AI. a, Chứng minh AI là đường phân giác của  b, chứng minh AI là đường trung tuyến c, Chứng minh AI là đường cao A B C I Cấu trúc dữ liệu và thuật toán 1
  12. 3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân Tính chất 1. Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác; đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó. 2. Trong một tam giác, nếu 2 trong 4 loại đường trùng nhau thì tam giác đó là một tam giác cân. 3. Trong tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong và cách đều ba cạnh của tam giác là bốn điểm trùng nhau. Cấu trúc dữ liệu và thuật toán 1
  13. Hãy điền các cụm từ vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh • 1. Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với đồng thời là đường phân giác; đường . và cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó. • 2. Trong một tam giác, nếu trong 4 loại đường trùng nhau thì tam giác đó là một . • 3. Trong tam giác đều, , trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm và . ba cạnh của tam giác là bốn điểm Cấu trúc dữ liệu và thuật toán 1
  14. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học: 1: Khái niệm về đường cao, Tính chất ba đường cao của tam giác 2: Làm các bài tập 58;60-SGK/83 và xem lại bài tâp 59 đã chữa 3: Xem trước phần 3. Hôm sau học luyện tập.