Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 13: Phản ứng hóa học - Năm học 2018-2019 - Trần Trung Hiếu

pptx 32 trang thuongdo99 1790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 13: Phản ứng hóa học - Năm học 2018-2019 - Trần Trung Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_lop_8_bai_13_phan_ung_hoa_hoc_nam_hoc_2018.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 13: Phản ứng hóa học - Năm học 2018-2019 - Trần Trung Hiếu

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN Giáo viên: Trần Trung Hiếu
  2. Thế nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học ? Cho VD – Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là hiện tượng vật lí. – Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.
  3. Bài 1: Xét các hiện tượng sau đây và chỉ rõ đâu là hiện tượng hóa học: a) Cồn cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước. b) Hòa tan đường vào nước thu được nước đường. c) Nhựa đường được đun nóng chảy lỏng d) Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua.
  4. Bài 2: Xác định các giai đoạn xảy ra trong quá trình sau, cho biết mỗi giai đoạn là hiện tượng vật lí hay hóa học ? Giải thích Khai thác thu được đá vôi dạng cục lớn, đập nhỏ đá vôi rồi xếp vào lò nung khoảng 10000 C ta thu được canxi oxit (vôi sống) và khí cacbon đioxit. Cho canxi oxit vào nước ta thu được canxi hidroxit (vôi tôi)
  5. 1. Định nghĩa: Phản ứng hóa học là gì ? Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. - Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia). - Chất mới sinh ra là sản phẩm. Tên các chất tham gia →Tên các sản phẩm
  6. Cách đọc phương trình chữ của PƯHH : Đọc theo đúng những gì diễn ra của phản ứng . Dấu “+” ở trước phản ứng đọc là “ tác dụng với ” hay “phản ứng với” . Dấu “+” ở sau phản ứng đọc là “và” . Dấu “→” đọc là “ tạo thành” hay “tạo ra” Ví dụ : Canxi oxit ++ Nước → Canxi hiđroxit Đọc là: Canxi oxit tác dụng với Nước tạo ra Canxi hiđroxit.
  7. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình như sau: Thí dụ: o Lưu huỳnh + Sắt ⎯⎯→ t Sắt (II) sunfua (Chất tham gia) (Chất tạo thành) Đọc: Lưu huỳnh tác dụng (phản ứng) với sắt tạo thành sắt (II) sunfua. to Đường ⎯⎯→ Nước + Than Đọc: Đường phân hủy thành nước và than.
  8. Vận dụng: Viết phương trình chữ của các phản ứng hóa học trong các quá trình biến đổi sau: a. Đốt cồn trong khí oxi tạo thành khí cacbonic và nước. b. Natri tác dụng với khí oxi, tạo thành natri oxit. c. Điện phân nước, thu được khí hiđro và khí oxi.
  9. ☺ Lời giải: o - Cồn + khí oxi ⎯⎯→ t khí cacbonic + nước (chất tham gia) (sản phẩm ) - Natri + khí oxi natri oxit (chất tham gia) (sản phẩm ) - Nước ⎯⎯⎯⎯→dien. phan khí hiđro + khí oxi (chất tham gia) (sản phẩm )
  10. 2. Diễn biến của phản ứng hóa học
  11. H2O H2 O2 Trước phản ứng Trong quá trình phản ứng Sau phản ứng. Hãy so sánh: trướcLiênphảnkết giữa ứngcác , trongTổng sốquá nguyêntrình Sốphảnphân tửứng và sau phản ứng vềnguyên: tử tử Trước+ Liênphản ứngkết giữaH – H;các O nguyên– O tử trong6 phân tử.3 Trong quá trình Không có sự liên kết phản+ Số ứnglượng giữanguyên các nguyêntử mỗi tử. loại 6 0 + Số phân tử Sau phản ứng H – O – H 6 2
  12. Kết luận: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
  13. Hãy quan sát mô hình phản ứng giữa kẽm và axit clohiđric và nhận xét đặc điểm liên kết của nguyên tử kim loại trước và sau phản ứng? HCl Zn ZnCl2 H2 Trước phản ứng Trong quá trình phản ứng Sau phản ứng LƯU Ý : Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng, nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.
  14. Bài 13.2 SBT: Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí Hiđro (H2 )và khí Clo (Cl2 ) tạo ra Axitclohiđric (HCl). Hãy cho biết : - Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử nào bị tách rời ? - Phân tử nào được tạo ra ? H Cl H Cl H H H Cl Cl Cl ĐápH ánCl: -Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử hiđro và clo bị tách rời. - Phân tử axit clohiđric được tạo ra.
  15. Bài tập1 Đánh dấu (X) vào ô ứng với hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học ? Hiện tượng Các quá trình Phương trình chữ của phản Hoá Vật ứng hoá học học lí a/ Dây sắt cắt nhỏ tán thành đinh sắt b/ Đốt bột sắt trong oxi tạo ra oxit sắt từ c/ Điện phân nước ta thu được khí hiđro và khí oxi d/ Nung đá vôi(canxi cacbonat) thu được vôi sống (canxi oxit) và khí cacbonic
  16. Bài tập1 Đánh dấu (X) vào ô ứng với hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học ? Hiện tượng Các quá trình Phương trình chữ của phản Hoá Vật ứng hoá học học lí a/ Dây sắt cắt nhỏ tán X thành đinh sắt b/ Đốt bột sắt trong oxi tạo to X Sắt + Khí oxi → Oxit sắt từ ra oxit sắt từ c/ Điện phân nước ta thu đp được khí hiđro và khí oxi X Nước → khí Hidro + khí Oxi d/ Nung đá vôi(canxi to Canxi cacbonat →cacbonic cacbonat) thu được vôi sống X + canxi oxit (canxi oxit) và khí cacbonic
  17. Dặn dò • Học bài và làm bài tập 2, 3, 4 tr50/SGK • Chuẩn bị phần III, IV của bài phản ứng hóa học. • Đọc bài đọc thêm trang 51/SGK
  18. Kính chúc các thầy cô mạnh khỏe. Các em học tốt !!!!
  19. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1 Phản ứng hoá học là gì? Chất nào gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia)? Chất nào là chất sản phẩm? Đáp án Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. - Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia). - Chất mới sinh ra gọi làchất sản phẩm
  20. Câu 2 Chọn từ (cụm từ) thích hợp (rắn, lỏng, hơi, phân tử, nguyên tử); điền vào chỗ trống trong bài tập: Trước khi cháy chất parafin ở thể rắn. còn khi cháy ở thể hơi . Các phân tử parafin phản ứng với các phân tử khí oxi.
  21. 3. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra Theo dõi clip và trả lời câu hỏi. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra ?
  22. Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra là : • Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau. • Một số phản ứng cần đun nóng. • Một số phản ứng cần có chất xúc tác.
  23. 4. Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra Qua các thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học, các em hãy thảo luận nhóm và rút ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ?
  24. Kết luận: Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành, có tính chất khác với chất ban đầu. Những tính chất khác dễ nhận ra thường là: màu sắc, trạng thái, tỏa nhiệt và phát sáng,
  25. Bài tập: Bài 1: Biết chất có trong vỏ quả trứng là canxi cacbonat cho phản ứng với dung dịch axit clohiđric. Tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit. Em hãy viết phương trình chữ của phản ứng ? Phương trình chữ: Canxi cacbonat + axit clohiđric → canxi clorua + nước + khí cacbon đioxit
  26. BBàài i2 3: :Hiện Xét ctượngác hiện nào tư ợlàng hiện sau đâytượng và chhoáỉ r õhọcđâu trong làcáchiệ nhiện tượ tưngợng hó thiêna học nhiên sau đây ? A.A. Sáng Cồn đsớm,ể trong khi lọ mặtkhông trời kín mọc bị bay sương hơi mù tan dần BB Hơi Khi nư đốớtc đ trongèn cồ cácn, c ồđámn chá ymây bi ếngưngn đổi thtụà nhvà rơihơi nưxuốngớc và khtạoí cacbonicra mưa C.C. Nạn Dây scháyắt đư ợrừngc c ắtạot nh ỏkhóithành đen đo dàyạn rđặcồi tá ngây ô nhiễm thmôiành trườngđinh D.D. Khi Hò amưa tan giôngđường thường vào nư ớcóc tasấm đư ợsét c dung dịch đường
  27. Câu 45: DấuHiện hiệu tượng nàonào giúp sau đây ta cóchứng khẳng tỏ định có phản ứng hoá học xảy ra? ra? A. TừCó màu chất này kết chuyển tủa( chất sang khôngmàu kháctan) B. CóTừ trạng chất tháikhí thoátrắn chuyểnra( sủi bọt) sang trạng thái C.lỏng Có sự thay đổi màu sắc D.C. TừMột trạng trong thái số lỏngcác dấuchuyển hiệu trên sang trạng thái hơi D. Từ trạng rắn chuyển sang trạng thái hơi
  28. Bài 6 Nước vôi (có chất canxi hiđroxit) được quét lên tường, một thời gian sau đó sẽ khô và hóa rắn (chất rắn là canxi cacbonat). Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra ? Dấu hiệu: Có chất mới tạo thành ở thể rắn (Lúc đầu ở thể lỏng).
  29. Khái quát lại bài phản ứng hóa học bằng sơ đồ tư duy
  30. Bài tập về nhà • Học bài và làm bài tập số 6 (tr 51 – SGK) • Làm bài 13.5, 13.8 (SBT) • Đọc trước bài mới