Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Tiết 29: Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Năm học 2018-2019

ppt 10 trang thuongdo99 2470
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Tiết 29: Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_9_tiet_29_bai_thuc_hanh_so_3_tinh_chat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Tiết 29: Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Năm học 2018-2019

  1. Môn : HÓA HỌC LỚP 9 Tiết 29 : BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Nêu các tính chất hoá học của kim loại ? 2. Nêu tính chất khác nhau giữa nhôm và sắt ?
  3. Bài thực hành số 3: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT MỤC TIÊU • Khắc sâu kiến thức hoá học của nhôm và sắt • Rèn kĩ năng thực hành hoá học, khả năng làm bài tập thực hành hoá học. • Rèn tính cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học.
  4. Thí nghiệm 1 TÁC DỤNG CỦA NHÔM VỚI OXI DỤNG CỤ- HOÁ CHẤT • Tờ giấy lọc • Đèn cồn – Diêm • Lọ bột nhôm • Muỗng sắt LƯU Ý • Để khoảng cách tờ giấy lọc đến ngọn lửa đèn cồn phù hợp tránh để giấy cháy • Bột nhôm để lâu, ẩm, phải sấy khô
  5. Thí nghiệm 1 TÁC DỤNG CỦA NHÔM VỚI OXI TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM • Đặt tờ giấy lọc gấp đôi để lên mặt bàn • Lấy 1 muỗng bột nhôm sấy khô trên ngọn lửa đèn cồn, đổ lên tờ giấy lọc • Khum tờ giấy rắc nhẹ bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn như thao tác mẫu YÊU CẦU Nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết PTHH
  6. Thí nghiệm 2 TÁC DỤNG CỦA SẮT VỚI LƯU HUỲNH DỤNG CỤ- HOÁ CHẤT • Kẹp ống nghiệm • Thìa thuỷ tinh • Máng bằng giấy • Ống nghiệm chịu nhiệt • Đèn cồn – Diêm • Nam châm • Lọ hỗn hợp bột lưu huỳnh và bột sắt ( trộn theo tỉ lệ thể tích lưu huỳnh và sắt là 1:1 ) LƯU Ý Phản ứng toả nhiệt lớn, cẩn thận khi đốt và phải lấy liều lượng hoá chất lấy đúng yêu cầu Để kiểm tra có PƯHH, dùng nam châm để thử chất trước và sau PƯ
  7. Thí nghiệm 2 TÁC DỤNG CỦA SẮT VỚI LƯU HUỲNH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM • Làm máng giấy để đổ hoá chất vào ống nghiệm • Lấy 2 thìa thuỷ tinh hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh cho vào máng giấy rồi đổ vào ống nghiệm • Dùng đèn cồn hơ nóng đều cả ống nghiệm rồi đun nóng nhẹ, tập trung chỗ có hoá chất cho đến khi hỗn hợp có đốm sáng đỏ loé lên thì ngừng đun • Dùng nam châm kiểm tra chất sau khi đun hỗn hợp sắt, lưu huỳnh YÊU CẦU Quan sát giải thích hiện tượng và viết PTHH
  8. BÀI TẬP THỰC HÀNH: Nhận biết 2 kim loại : sắt, nhôm đựng trong 2 lọ không dán nhãn đánh số ( 1 ) ( 2 ) 1. Nêu phương pháp chung để nhận biết hoá chất ? 2. Nêu các phương pháp thực hiện bài tập này? baèng 3.Tiến hành thí nghiệm nhận 2 bột kim loại Fe, Al bằng PPHH. • Quan sát hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và kết luận lọ nào chứa bột Al, lọ nào chứa bột Fe ?
  9. 1. VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIIỆM 2. CÁC NHÓM THU DỌN DỤNG CỤ, HÓA CHẤT
  10. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1. Ôn tính chất hoá học của kim loại 2. Tìm hiểu về khí Clo cho tiết sau