Bài giảng Mĩ thuật Lớp 9 - Chủ đề 4: Sơ lược về kiến trúc của các dân tộc ít người ở Việt Nam - Trường THCS Trưng Vương

ppt 40 trang thuongdo99 14150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mĩ thuật Lớp 9 - Chủ đề 4: Sơ lược về kiến trúc của các dân tộc ít người ở Việt Nam - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mi_thuat_lop_9_chu_de_4_so_luoc_ve_kien_truc_cua_c.ppt

Nội dung text: Bài giảng Mĩ thuật Lớp 9 - Chủ đề 4: Sơ lược về kiến trúc của các dân tộc ít người ở Việt Nam - Trường THCS Trưng Vương

  1. Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ
  2. Chủ đề 4: SƠ LƯỢC VỀ KIẾN TRÚC CỦA CÁC DÂN (3 tiết) TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM Tiết 1: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
  3. Việt Nam Có 54 dân tộc, Phân bố trên mảnh đất trải dài từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông.
  4. Hãy kể tên các dân tộc theo từng vùng miền mà em biết? + Tây Bắc: Mường, Thái + Đông Bắc: Tày, Nùng, H’Mông + Đồng Bằng: Kinh (Việt). + Tây Nguyên: Ê-đê, Gia-rai, Ba-na
  5. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc Việt Nam luôn kề vai sát cánh chống giặc ngoại xâm, chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên để bảo vệ và xây dựng đất nước.
  6. Chủ đề 4: SƠ LƯỢC VỀ KIẾN TRÚC CỦA CÁC DÂN (3 tiết) TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM Tiết 1: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM 1. Kiến trúc Chăm:
  7. 1. Kiến trúc Chăm: * Người Chăm sống ở vùng nào trên lãnh thổ Việt Nam? Dọc theo duyên hải miền Trung và Nam Trung Bộ.
  8. * Em biết gì về vùng duyên hải miền Trung và Nam Trung Bộ? - Gồm các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. - Là vùng có thế mạnh về du lịch và kinh tế biển - Thường bị Thiên tai gây thiệt hại lớn đặc biệt vào mùa mưa lũ.
  9. Dân tộc Chăm (Chàm, Chiêm, Chiêm Thành ) đã từng tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Ngay từ xa xưa, người Chăm đã tạo nên Vương Quốc Chăm-pa.
  10. 1. Kiến trúc Chăm- Tháp Chăm (Tháp Chàm) Theo tiếng Chăm, tháp Champa được gọi là kalan, nghĩa là "lăng". Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phụng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như thần Siva (thần hủy diệt) hoặc còn có thể là các vị Phật. Tháp Chăm giống như một ngôi chùa, đình ở Việt Nam.
  11. 1. Kiến trúc Chăm- Tháp Chăm (Tháp Chàm) - Tháp Chăm có đặc điểm như thế nào? • Là những công trình kiến trúc độc đáo, tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông. • Các nghệ nhân Chăm có thể chạm khắc trang trí ngay vào những khối tường đã xây.
  12. - Trang trí kiến trúc là các hình hoa, lá xen kẽ với hình người hay thú vật.
  13. Em biết những tháp Chăm nổi tiếng nào? Tháp Chăm (Ninh Thuận) Tháp Pô Na-ga (Khánh Hòa) Tháp Pô Hài (Bình Thuận) Tháp Pôklong (TP Phan Rang)
  14. Tháp Nhạn (Phú Yên) Tháp Đôi (Bình Định)
  15. Thánh địa Mỹ sơn là quần thể kiến trúc Chăm gồm trên 60 di tích đền tháp lớn nhỏ Mỹ Sơn thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Đây là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm-pa cổ. Theo nghi lễ truyền thống, mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Có những ngôi đền dựa vào sườn núi bao quanh như hình vòng cung.
  16. Kết cấu mỗi cụm gồm đền thờ chính, bao quanh là những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Trong đó đền chính tượng trưng cho núi Meru – trung tâm của vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva.
  17. Năm 1965, khu vực này trở thành chiến trường. Đặc biệt, trận bom năm 1969 đã làm biến dạng hình hài, khiến hầu hết các tòa đền tháp bị sụp đổ hoặc hư hại lớn. Năm 1980, di tích này được dọn dẹp, gia cố và khôi phục. Các khu vực giữ lại được dáng vẻ như ngày hôm nay.
  18. Mỹ sơn được UNESCO công nhận là ‘‘Di sản văn hóa thế giới’’.
  19. 1. Kiến trúc Chăm- Tháp Chăm (Tháp Chàm) * Điêu khắc Chăm - Em hãy nêu một số nét tiêu biểu của điêu khắc Chăm? - Điêu khắc Chăm gắn bó chặt chẽ vói các công trình kiến trúc. - Tượng có cách tạo khối tròn, căng, nhịp điệu uyển chuyển, gợi cảm. Bố cục chặt chẽ.
  20. Phù điêu ở Thánh địa Mĩ Sơn
  21. Cách tạo khối căng tròn, đầy gợi cảm.
  22. Điêu khắc Chăm giàu chất hiện thực và mang đậm dấu ấn tôn giáo.
  23. Chủ đề 4: SƠ LƯỢC VỀ KIẾN TRÚC CÁC DÂN TỘC ÍT (3 tiết) NGƯỜI Ở VIỆT NAM Tiết 1: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM 1. Kiến trúc Chăm: 2. Kiến trúc Nhà Rông Tây Nguyên
  24. 2/ Kiến trúc Nhà Rông Tây Nguyên + Hình dáng, cấu trúc của Nhà Rông + Nhà rông được làm bằng chất liệu gì? + Nhà rông có vị trí ,vai trò như thế nào trong buôn làng? - Nhà rông là công trình kiến trúc đặc sắc của đồng bào các dân tôc ở Tây Nguyên: Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Xơ-đăng - Nhà rông được làm bằng chất liệu gỗ, tre, lá ( cỏ gianh lợp mái). Hình dáng đặc biệt, nóc nhà rất cao, đứng sừng sững và được trang trí công phu. - Nhà rông to, cao hơn các nhà khác trong buôn, là nơi sinh hoạt chung của buôn làng.
  25. Đặc điểm nhà Rông Tây Nguyên về chiều cao phụ thuộc vào kiến trúc của mỗi dân tộc, thể hiện sự quyền uy, sức mạnh của cộng đồng làng. Tuy nhiên tính từ mặt đất đến nóc nhà Rông thường dao động khoảng 8 đến 20m, phổ biến nhất là khoảng 15 đến 16m, cao nhất khoảng 30m. Chiều dài nhà Rông khoảng 10m và chiều rộng hơn 4m. Phân loại: Có 2 loại nhà Rông ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống có mái to cao chót vót, có nhà cao đến 30m.
  26. Hình dáng đặc biệt, nóc rất cao, đứng sừng sững như những chiếc búa khổng lồ hướng lên bầu trời.
  27. Được trang trí công phu cả bên trong lẫn bên ngoài
  28. Nhà rông được chú trọng về kiến trúc và trang trí nên có vẻ đẹp vừa hoành tráng vừa giản dị, gần gũi
  29. Một số dân tộc ở Tây Nguyên ngoài làm nhà để ở còn có phong tục làm nhà rất đẹp cho người đã chết, nhà này gọi là nhà mồ. Xung quanh nhà mồ được đặt rất nhiều tượng để làm vui lòng người đã khuất và tưởng nhớ đến họ, đó là phong tục đã có từ rất lâu đời.
  30. Nhà mồ của dân tộc Ba-na Nhà mồ của dân tộc Ê-đê Nhà mồ của dân tộc Gia-rai
  31. Chủ đề 4: SƠ LƯỢC VỀ KIẾN TRÚC CÁC DÂN TỘC ÍT (3 tiết) NGƯỜI Ở VIỆT NAM Tiết 1: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM 1. Kiến trúc Chăm: 2. Kiến trúc Nhà Rông Tây Nguyên 3. Tạo hình Nhà Rông
  32. 3. Tạo hình Nhà Rông * Bài tập nhóm (2 bàn – thời gian 10 phút) - Thảo luận và thống nhất, vẽ phác thảo mô hình Nhà Rông lên giấy A3 - Ghi chú thích chất liệu cho mỗi bộ phận của mô hình
  33. 4. Dặn dò về nhà: - Các nhóm chuẩn bị đầy đủ vật liệu làm mô nhình Nhà Rông và Các dụng cụ thực hành như Dao, Kéo, Keo nến,