Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77+78: Văn bản Sông nước Cà Mau - Phạm Thanh Nga

ppt 21 trang thuongdo99 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77+78: Văn bản Sông nước Cà Mau - Phạm Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_7778_van_ban_song_nuoc_ca_mau_p.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77+78: Văn bản Sông nước Cà Mau - Phạm Thanh Nga

  1. TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG
  2. KIÓm tra bµi cò ? Kể tóm tắt văn bản Bài học đường đời đầu tiên? Cho biết bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn đó là gì? - Dế Mèn chóng lớn trở thành chàng dế thanh niên cường tráng, tính nết kiêu ngạo, điệu bộ ngông nghênh, không coi ai ra gì, hay bắt nạt những kẻ yếu hơn mình. Một lần Dế Mèn đã trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Từ đó, Dế Mèn tỉnh ngộ và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. - Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: Bài học về thói kiêu căng, hống hách sẽ làm hại đến người khác và rất dễ khiến ta ân hận suốt đời.
  3. Tiết 77+78: SÔNG NƯỚC CÀ MAU
  4. ®oµn giái (1925-1989)
  5. ? Theo em, bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả hãy tìm bố cục bài văn? - Miêu tả cảnh quan sông nước Cà Mau - vùng cực nam của Tổ quốc. - Trình tự miêu tả: đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập chung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng là tả cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.  Trình tự miêu tả, đi từ khái quát đến cụ thể.
  6. ? Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả? - Vị trí và điểm nhìn của người quan sát (nhân vật tôi) là trên con thuyền xuôi theo các dòng kênh và con sông vùng Cà Mau để tới chợ Năm Căn. - Cách quan sát và cảm thụ trực tiếp đó khiến cảnh sông nước Cà Mau lần lượt hiện lên một cách sinh động, rõ nét. Người miêu tả có thể trực tiếp bộc lộ khả năng quan sát, so sánh, liên tưởng, cảm xúc
  7. ? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh quan thiên nhiên vùng Cà Mau trong ấn tượng ban đầu của tác giả? - [ ] Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng toàn màu xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh [ ] cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối.
  8. Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện
  9. ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả cảnh của tác giả? Qua đó thể cảnh song nước Cà Mau hiện lên như thế nào? - Cảnh được quan sát, cảm nhận qua các giác quan: Thị giác, thính giác, vị giác, đồng thời phối hợp miêu tả xen kẽ sử dụng lối liệt kê, so sánh sát hợp, dùng điệp từ “xanh”, từ láy “rì rào, đơn điệu, triền miên, mòn mỏi, lặng lẽ” có tác dụng gợi âm thanh, hình ảnh, trạng thái, cảm giác cụ thể.
  10. ? Qua đoạn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, kênh rạch ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng đất Cà Mau? - Cách đặt tên các địa danh theo lối dân gian, dân dã, mộc mạc. - Qua những địa danh đó gợi lên sự phong phú, đa dạng; hoang sơ của thiên nhiên gắn bó với cuộc sống lao động của con người.
  11. Cây Mái Dầm Con Ba Khía
  12. ? Hình ảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn được miêu tả bằng những chi tiết nổi bật nào? - Dòng sông Năm Căn mênh mông nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. - Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi [ ] ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh [ ]
  13. Dòng sông: Nước ầm ầm đổ ra biển
  14. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
  15. ? Theo em, cách tả cảnh ở đây có gì độc đáo? Cách miêu tả đó có tác dụng gì? Tả trực tiếp bằng thị giác (nhìn thấy bằng quan sát), thính giác (nghe thấy âm thanh); dùng nhiều so sánh: (nước như thác; cá như người bơi ếch; rừng đước như hai dãy trường thành). Và một loạt tính từ miêu tả. -> Dòng sông mang vẻ đẹp hùng vĩ, rộng lớn và nên thơ.
  16. Thảo luận nhóm ? Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Thử thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ đó trong câu, từ đó em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? - Các động từ, cụm động từ trong câu: Thoát ra, đổ ra, xuôi về không thể thay đổi trình tự của chúng trong câu, vì nếu đổi sẽ làm sai lệch nội dung, đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh: Khi thoát ra nơi khó khăn nguy hiểm con thuyền từ con kênh nhỏ đổ ra dòng sông lớn, xuôi về theo dòng sông êm ả để về Năm Căn. - Có thể nói tác giả đã sử dụng từ ngữ miêu tả rất chính xác và có sự lựa chọn tinh tế.
  17. ? Quang cảnh chợ Năm Căn hiện lên qua những chi tiết điển hình nào? Qua đó chợ Năm Căn hiện lên như thế nào? - Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập [ ] với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng. - Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo bờ sông, những lò than, hầm gỗ đước[ ] những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn chiếu rực như những khu phố nổi[ ] - Những người con gái Hoa Kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.
  18. Chợ Năm Căn
  19. Chợ Năm Căn