Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 26: Văn bản Sống chết mặc bay - Năm học 2019-2020

ppt 25 trang thuongdo99 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 26: Văn bản Sống chết mặc bay - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_26_van_ban_song_chet_mac_bay_nam.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 26: Văn bản Sống chết mặc bay - Năm học 2019-2020

  1. Văn bản: SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn)
  2. I. Đọc – chú thích 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả: - Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), quê ở Hà Nội. - Là nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam. Phạm Duy Tốn
  3. Tác phẩm chính: Bực mình (1914) Sống chết mặc bay (1918) Con người Sở Khanh (1919) Nước đời lắm nỗi (1919). Ngoài ra ông còn soạn Tiếu lâm quảng ký (3 tập) với bút hiệu Thọ An.
  4. 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: đầu thế kỉ XX, sáng tác 7/1918. - Thể loại: truyện ngắn hiện đại - PTBĐ: tự sự, biểu cảm, miêu tả
  5. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là truyện ngắn hiện đại Việt Nam, được viết bằng tiếng Việt hiện đại (chữ Quốc ngữ), in trên tạp chí Nam Phong (1918). Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” được xem là tác phẩm thành công nhất của Phạm Duy Tốn, là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam hiện đại vì khi đó phong trào sáng tác chữ Quốc ngữ mới bắt đầu.
  6. - Bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. - Viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại.
  7. Tác phẩm có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? * Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu đến “ khúc đê hỏng mất” → nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của con người + Phần 2: Tiếp theo đến “ điếu mày” → cảnh quan phủ và nha lại trong đình. + Phần 3: Còn lại → cảnh đê vỡ, quan thắng bài.
  8. * Tóm tắt: Gần một giờ đêm, mưa như trút, nước sông cứ cuồn cuộn dâng lên, khúc đê phủ X núng thế sắp vỡ. Hàng trăm nghìn dân phu vất vả, bì bõm dưới bùn, cố hết sức giữ gìn đê. Tình trạng thật nguy kịch. Trống đánh, ốc thổi vô hồi nhưng sức người không định lại với sức trời. Tình cảnh thật thảm. Trong khi ấy, quan cha mẹ cùng các nha lại giúp dân hộ đê đang chơi tổ tôm cách chỗ đê vỡ khoảng bốn, năm trăm thước. Không khí trong đình trang nghiêm. Quan phụ mẫu uy nghi nhàn nhã. Xung quanh, vật dụng phục vụ quan sang trọng, đầy đủ. Quan vui vì thắng bài liên tiếp. Đê vỡ, tiếng thét vang trời của dân, tiếng lũ cuốn ào ào khiến mọi người trong đình giật nảy mình, nhưng quan lớn điềm nhiên, chăm chú chờ đợi thắng bài. Lúc nước lũ cuốn trôi nhà cửa, sinh mạng dân chúng cũng là lúc quan vui sướng vì ù ván bài to nhất.
  9. II. Tìm hiểu văn bản 1. Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân:
  10. Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
  11. II. Tìm hiểu văn bản 1. Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân: - Thời gian: Gần một giờ đêm - Không gian: Trời mưa tầm tã - Địa điểm: khúc đê làng X, thuộc phủ X. - Âm thanh: tiếng trống, tiếng ốc, tiếng người Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng những chi tiết nào về không gian, thời gian, địa diểm, âm thanh ?
  12. Tên sông được nói cụ thể. Nhưng tên làng, tên phủ chỉ được ghi bằng kí hiệu (X). Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả ?
  13. ? Em hãy so sánh sức mạnh của thiên nhiên với sức mạnh con người ? So sánh thế đê với thế nước ?
  14. Con người: Thiên nhiên: - Hàng trăm nghìn người, từ - Trời mưa tầm tã chiều giờ - Nước sông lên to quá - Thuổng, cuốc, đội, vác, - Trên trời thời vẫn mưa tầm đắp, cừ. tã trút xuống cuồn cuộn - Bì bõm như chuột lột. dâng - Đê núng thế, thẩm lậu, - Ai cũng mệt lử không khéo thì vỡ mất, > Thế đê không cự lại được với thế nước. => Sức người khó lòng địch nổi với sức trời.
  15. Nghệ thuật: tính từ, động từ dồn dập, hình ảnh so sánh, liệt kê, tăng cấp và tương phản, câu cảm thán . →Sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước. Thiên tai đang từng lúc đe dọa tính mạng người dân.
  16. 2. Cảnh trong đình - Địa điểm: cao, vững chắc. -Không khí: +đèn thắp sáng trưng, +kẻ hầu, người hạ -> tĩnh mịch, trang nghiêm. -Đồ dùng sinh hoạt: Xa xỉ - Quan phụ mẫu: + Dáng ngồi : uy nghi, chễm chện. + Cử chỉ : vuốt râu, rung đùi. + Thái độ: thờ ơ, bàng quang.
  17. NT: + Tăng cấp, + Tương phản + Đối thoại, kể, tả, liệt kê. → Vô trách nhiệm, ăn chơi, sa đọa. Lên án, tố cáo tên quan “lòng lang dạ thú” .
  18. a, Cảnh ngoài đê b, Cảnh trong đình - Thời gian: Lúc nửa đêm. - Địa điểm: Trong đình. - Không gian: Trời mưa tầm tã, nước - Không khí: Nghiêm trang, nhàn nhã. sông nhị Hà lên to - Quan phụ mẫu: ung dung, chễm - Địa điểm: Khúc sông làng X thuộc chện ngồi phủ X - Tình trạng khúc đê: đã thẩm lậu - Đồ dùng: Bát yến, tráp đồi mồi, - Không khí: Nhốn nháo cau đậu, rễ tía Xa hoa, vương giả. - Hình ảnh người dân: Đội mưa, ướt như chuột, đói rét kiệt sức. - Việc làm: Đánh tổ tôm. - Dụng cụ: Thuổng, cuốc, vác tre, đội Thích hưởng lạc, tàn nhẫn,vô trách nhiệm. đất, Giọng văn nhẹ nhàng, kiểu câu - Âm thanh: Trống đánh, ốc thổi, xao dài,phép liệt kê bộc lộ cuộc sống xác gọi nhau. xa hoa,thái độ tàn nhẫn ,vô trách Cảnh thảm hại đáng thương. nhiệm của quan phủ. => Tương phản + miêu tả, biểu cảm, dùng từ láy. => Phản ánh sự đối lập giữa thảm cảnh của người dân với cảnh đánh bạc trong đình.
  19. Không khí trong đình Quang cảnh ngoài đê > <
  20. 3. Cảnh đê vỡ
  21. Thiên nhiên Quan lại - Nha lại, thầy đề: run sợ. - Nước tràn xoáy nhà trôi, lúa ngập không chỗ - Quan phụ mẫu: điềm nhiên. Vỗ tay ở, nơi chôn ! - Hành động: Xòe bài Cười nói Thê thảm, thương tâm. Sung sướng, hạnh phúc NT: +Tương phản + Liệt kê + Tăng cấp .
  22. →Thể hiện rõ hình ảnh một tên quan bất nhân bất nghĩa, thờ ơ, vô trách nhiệm với sự sống chết của người dân khiến người dân vào cảnh thảm sầu
  23. Giá trị nghệ thuật: + Vận dụng thành công hai phép nghệ thuật tương phản đối lập và tăng cấp, liệt kê . Ngôn ngữ sinh động. Giá trị hiện thực: + Phản ánh sự đối lập hoàn toàn cuộc sống của nhân dân và quan lại. Tố cáo thói tàn nhẫn vô nhân đạo của tên quan lại. Giá trị nhân đạo: + Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do.
  24. Đê sông Hồng 1926 Đê sông Hồng ngày nay
  25. Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc phần kiến thức văn bản «Sống chết mặc bay», -Soạn bài liệt kê, Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.