Sáng kiến kinh nghiệm Giải thích câu nói của Lê-Nin Học, học nữa, học mãi - Năm học 2019-2020

docx 16 trang thuongdo99 6910
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải thích câu nói của Lê-Nin Học, học nữa, học mãi - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_thich_cau_noi_cua_le_nin_hoc_hoc.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải thích câu nói của Lê-Nin Học, học nữa, học mãi - Năm học 2019-2020

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài. Ngữ văn là một trong ba môn học (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ) có số giờ học cao nhất ở nhà trường Phổ thông. Nó vừa là môn học về khoa học xã hội nhân văn (cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, Văn học và Làm văn, đồng thời hình thành ở học sinh những năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận các tác phẩm văn học ), vừa là môn học công cụ (trang bị cho học sinh công cụ để học tập, sinh hoạt và nhận thức xã hội ). Nhiệm vụ của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. Những năng lực này ở học sinh được hình thành và phát triển theo 3 bậc học: Tiểu học, THCS và THPT. Ở bậc học THSC, môn Ngữ văn bao gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi phân môn có một nhiệm vụ chức năng riêng và cùng hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung của môn Ngữ văn. Đối với phân môn Tập làm văn nhiệm vụ cơ bản bước đầu cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm và kĩ năng tạo lập các loại văn bản. Để thực hiện được cả hai hoạt động này, quá trình dạy học cần tích hợp tri thức và kĩ năng của cả ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Đồng thời còn cần huy động kiến thức của nhiều môn học khác nữa. Phân môn Làm văn cấp THCS có bản chất là dạy học sinh nói, viết một văn bản hoàn chỉnh. Tức là dùng hoạt động nói, viết để tạo ra văn bản. Hoạt động này giữ vai trò là trung tâm, là trục chính của môn Ngữ văn. Chương trình Tập làm văn cấp THCS nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm và cách tạo lập các kiểu văn bản: Tự sự; miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và một số văn bản hành chính thông dụng. Nắm chắc kiến thức cơ bản về đặc điểm và có kĩ năng xây dựng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của học sinh. Nhưng tạo lập một văn bản nghị luận còn khó khăn hơn đối với học sinh.Văn bản nghị luận sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Nghị luận là việc tác giả nêu ra một quan điểm nào đó rồi nêu ra những sự thực và vận dụng những phương thức tư duy lôgic như khái niệm, phán đoán, suy lí để bình luận nhằm đạt được mục đích khiến người ta tin theo. Tập làm văn là một trong ba phân môn của bộ môn Ngữ văn. Mục tiêu của phân môn này không chỉ là cung cấp cho học sinh kiến thức về các kiểu văn bản, các phương thức biểu đạt, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em mà còn có nhiệm vụ rèn các kĩ năng cho học trò. Trong sáu kiểu văn bản học sinh được học ở trường THCS, kiểu bài nghị luận là kiểu bài học sinh được học nhiều nhất 1/15
  2. và cũng là kiểu bài học sinh thấy khó nhất. Thực tiễn đó đặt ra một vấn đề đối với ngưòi đứng lớp là làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài này. II. Mục đích nghiên cứu. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học kiểu bài tập làm văn nghị luận lớp 7. III. Đối tượng nghiện cứu. Kiểu bài tập làm văn nghị luận lớp 7. IV. Phương pháp nghiên cứu. - Khảo sát thực tế. - Nghiên cứu tài liệu. - So sánh. - Phân tích. V. Phạm vi nghiên cứu. - Học sinh lớp 7 trường THCS. - Năm học: 2018 - 2019 2019 - 2020. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lí luận. Văn nghị luận chiếm một tỉ lệ rất lớn thời lượng học tập của học sinh ở trường THCS. Bắt đầu từ học kỳ II lớp 7 học sinh đã học kiểu bài tập làm văn này. Rồi đến học kỳ II lớp 8 và học kỳ II lớp 9 học sinh lại tíêp tục học về cách tạo lập văn bản nghị luận. Chưa nói đến ở phần văn bản, ngay từ học kỳ II lớp 7 học sinh cũng đã được học một số văn bản nghị luận. Vì vậy, việc hiểu đặc điểm của văn nghị luận sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc học văn bản. Có thể nói kiểu bài tập làm văn nghị luận có một vị trí rất quan trọng trong bộ môn Ngữ văn. Lớp 7 là lớp đầu tiên của bậc THCS học sinh được học kiểu bài tập làm văn nghị luận. Do vậy học tốt kiểu bài này ngay từ năm đầu tiên sẽ tạo ra một điều kiện rất thuận lợi cho học sinh những năm sau đó. Việc học tốt văn nghị luận có vai trò, ý nghĩa rất tích cực. Học tốt văn nghị luận, học sinh được rèn khả năng tư duy lô gic, biết cách nói chuyện để thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình. Học tốt văn nghị luận khi đang ngồi trên ghế nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng. 2. Cơ sở thực tiễn. Nghị luận là một kiểu văn bản mà học sinh sau này rất cần sử dụng trong đời sống hàng ngày. Có lẽ vì thế mà trong chương trình Ngữ văn ở trưòng THCS, kiểu bài này chiếm tỉ lệ thời gian khá lớn . Nhìn lại các đề thi học kỳ, thi tuyển sinh vào lớp 10 của học sinh, ta thấy không năm nào các em không phải viết các bài văn, đoạn văn nghị luận.Thế 2/15
  3. nhưng một thực tế lại cho chúng ta thấy rằng học sinh của chúng ta rất ngại học văn, ngại viết văn, nhất là văn nghị luận. Các em thường kêu khó. Những bài làm của các em - cho dù là học sinh lớp 9, cũng có rất ít bài có tính thuyết phục. Với riêng học sinh lớp 7 thì tình hình lại càng tồi tệ hơn nữa. Có nhiều em chẳng hiểu văn nghị luận là gì. Thực tế đó đòi hỏi những người cầm phấn như chúng ta cần phải suy nghĩ. Là một giáo viên đứng lớp được 23 năm, lại làm quản lý về chuyên môn, tôi được đi dự giờ của nhiều đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Trước thực tiễn việc dạy và học phần tập làm văn lớp 7 ở trường THCS, tôi nhận thấy: a. Tình trạng khi chưa thực hiện. Một thực tế chúng ta nhận thấy hiện nay ở các trường THCS là việc dạy - học kiểu bài tập làm văn nghị luận ở lơp 7 còn nhiều hạn chế. Ngay ở trường THCS tôi đang công tác, hiệu quả của các giờ dạy tập làm văn nghị luận cũng còn nhiều điều phải xem xét. Thực trạng đó được thể hiện cụ thể như sau: - Về phía giáo viên: nhiều giáo viên chưa giúp học sinh hiểu được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận, chưa giúp học sinh biết cách tìm hiểu đề, tìm ý và viết được các đoạn văn nghị luận. - Về phía học sinh: + Còn nhiều học sinh chưa hiểu và nhớ được đặc điểm của văn nghị luận. Vì vậy, học sinh không nhận biết được văn bản nghị luận, không nhận biết được luận điểm, luận cứ và cách lập luận. + Còn có học sinh không biết cách tìm hiểu đề, khi làm bài thì bị lạc đề. + Nhiều học sinh không biết cách tìm ý, sắp xếp ý, xây dựng đoạn văn nghị luận. Trong bài làm, ý bị thiếu, bị sắp xếp lộn xộn, lập luận thiếu chặt chẽ, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Có thực trạng trên là do các nguyên nhân sau: - Trước hết, tôi nhận thấy, nghị luận là một kiểu bài khó. - Nguyên nhân thứ hai, đó là nhiều giáo viên chưa trang bị cho mình một vốn kiến thức và phương pháp để dạy kiểu bài cho nên không giúp học sinh tạo lập tốt được kiểu văn bản này. Trong thực tế để dạy một tiết văn bản hay là khó song để dạy một tiết Tập làm văn hay càng không dễ chút nào. Có đồng chí giáo viên tuy đã hiểu vấn đề nhưng do không biết sử dụng phương pháp phù hợp nên cũng không mạng lại hiệu quả dạy học như mong muốn. - Một nguyên nhân nữa khiến việc dạy học kiểu bài tập làm văn Nghị luận chưa đạt kết quả cao còn là do giáo viên chưa chú ý rèn kỹ năng cho học sinh. Chính vì vậy, học sinh thiếu đi các kỹ năng cần thiết khi tạo lập một văn bản. - Nguyên nhân thứ tư đó là còn nhiều học sinh lười học, mải chơi. Chính vì thế nên kết quả học tập không cao. b. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Với đề bài: Giải thích câu nói của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. 3/15
  4. Năm học 2018 - 2019 tôi thu được kết quả như sau: Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Lớp TS 0->2,5 3-> 4,5 5->6,5 7->8,5 9->10 SL % SL % SL % SL % SL % 7B 36 1 2,7 7 19,4 20 55,6 8 22,3 0 0 Trong các bài làm của học sinh, tôi nhận thấy, tỉ lệ học sinh không sử dụng đúng phương pháp lập luận chiếm tỉ lệ khá lớn (những bài được dưới điểm trung bình). Cá biệt có bài lạc đề, sai cả phương thức biểu đạt (nhầm sang tự sự hoặc không rõ một phương thức biểu đạt nào (bài bị điểm dươí 2,5). Nhiều em thiếu ý hoặc sắp xếp ý lộn xộn. (Những bài đạt điểm trung bình và yếu). Nhiều bài lập luận chưa chặt chẽ, bài văn chưa có tính mạch lạc, diễn đạt chưa lưu loát, chưa có tính hình ảnh. Số lượng bài được điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ thấp. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1.Giải pháp 1: Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm của kiểu bài, đề bài và cách làm bài. 1.1.Giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu để nắm chắc kiến thức về kiểu bài. 1.1.1. Hiểu được đặc điểm của văn nghị luận. Giáo viên cần cho học sinh hiểu và nhớ được đặc điểm của kiểu văn bản. Về đề văn nghị luận, cách làm bài văn nghị luận, tôi nhận thấy sách giáo khoa đã đưa ra vấn đề rất rõ ràng, sách giáo viên cũng định hướng các nội dung này rất cụ thể. Song phần đặc điểm của văn nghị luận thì sách giáo viên lại chưa định hướng được một cách rõ ràng cho người dạy. Và đây cũng là nội dung mà giáo viên mơ hồ nhất. Trong thực tế có không ít giáo viên chưa nắm chắc các đặc điểm của văn nghị luận chính vì thế không thể giúp học sinh hiểu được đặc điểm của kiểu văn bản. Qua nghiên cứu, tìm hiểu và suy luận, tôi nhận thấy văn nghị luận có những đặc điểm sau đây: - Có vấn đề nghị luận. Đó là đề tài mà bài văn đề cập đến. Vấn đề nghị luận nằm ở nhan đề bài văn và ở đề bài tập làm văn. Ví dụ bài văn “Chống nạn thất học” thì vấn đề nghị luận là nạn thất học; còn nếu đề bài là “Giải thích câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thì vấn đề nghị luận là câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Vấn đề nghị luận trả lời cho câu hỏi “Bài văn bàn về vấn đề gì?”. Khi tìm hiểu một văn bản nghị luận nào cũng phải bắt đầu từ vấn đề nghị luận, từ đó mới tìm hiểu về luận điểm, luận cứ và lập luận. Chỉ khi nào đã xác định được vấn đề nghị luận thì mới có thể tìm hoặc xây dựng luận điểm. 4/15
  5. - Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết về vấn đề nghị luận. + Về vai trò, tính chất, Luận điểm có quan hệ chặt chẽ với vấn đề nghị luận. Luận điểm phải đúng và đủ để làm sáng rõ vấn đề nghị luận. Luận điểm là ý chính trong bài văn nghị luận. Nói một cách hình ảnh thì nó là xương sống, là linh hồn của bài văn nghị luận. Bài văn nghị luận thưòng có nhiều luận điểm. Có luận điểm chính và luận điểm phụ. Luận điểm chính là luận điểm thể hiện một cách bao quát nhất, trực tiếp nhất quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận. Luận điểm phụ là luận điểm triển khai luận điểm chính hoặc là luận điểm xuất phát làm cơ sở cho luận điểm chính. + Về hình thức: luận điểm thường được diễn đạt rõ ràng cụ thể, trình bày trong một câu (là câu khẳng định hoặc câu phủ định), có cấu tạo ngữ pháp đầy đủ. Tuy nhiên, cũng có truờng hợp luận điểm được trình bày ở nhiều câu. + Về vị trí, luận điểm thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. - Luận cứ: Là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm. Lý lẽ và dẫn chứng phải đúng đắn, phù hợp với luận điểm, ngoài ra dẫn chứng còn cần phải tiêu biểu, toàn diện mới tạo nên sức thuyết phục cho luận điểm. - Lập luận: Là cách nêu luận điểm và vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lí, quy nạp, diễn dịch, phân tích, so sánh, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lí, không thể bác bỏ. Có thể nói lập luận có mặt ở khắp bài văn nghị luận. Có lập luận mới đưa ra được kết luận của nó. Để lập luận có tính chặt chẽ, thì từ việc lựa chọn luận cứ cho tới việc sắp xếp luận cứ và trình bày luận cứ (Diễn đạt ý thành lời) đều phải tập trung hướng vào luận điểm và vấn đề nghị luận. Ví dụ, trong văn bản “Chống nạn thất học”, để đi đến luận điểm một Cần phải chống nạn thất học tác giả chọn các luận cứ sau: - Khi xưa, Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân, chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học, 95% dân số nước ta mù chữ. - Nay, ta giành được độc lập rồi, phải xây dựng đất nước. - Muốn xây dựng đât nước phải có kiến thức. Các luận cứ này được sắp xếp theo trình tự suy luận theo thời gian (xưa- nay) và theo phép suy luận nhân - quả. Trong mỗi luận cứ đều thể hiện sự lập luận: Khi xưa, Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân, chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học (nhân) -> 95% dân số nước ta mù chữ.(quả). Luận cứ hai cũng được lập luận theo quan hệ ấy. Từ hai luận cứ, tác giả đưa ra kết luận (luận điểm): Vì vậy, một trong những công việc cấp tốc lúc này là phải nâng cao dân trí. Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi của mình, bổn phận 5/15
  6. của mình là biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Lập luận như thế là chặt chẽ và thuyết phục. 1.1.2. Hiểu được đặc điểm của đề văn nghị luận. Ngoài việc nắm chắc đặc điểm của văn nghị luận, giáo viên cũng cần hiểu đặc điểm của đề văn nghị luận và cách làm bài văn nghị luận. Sách giáo khoa Ngữ văn 7, Tập hai, trong tiết học về “Đề văn nghị luận và cách làm bài văn nghị luận” đã chỉ rõ về đặc điểm của đề văn nghị luận: Nêu vấn đề nghị luận và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó (SGK Ngữ văn 7 Tập hai trang 23). Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý thêm: ngoài việc nêu vấn đề nghị luận và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó, thì đề văn nghị luận còn có giới hạn về phạm vi dẫn chứng mà người viết được sử dụng khi làm bài; vấn đề nghị luận có thể là một vấn đề về xã hội, có thể là một vấn đề về văn học; đề văn nghị luận có mệnh lệnh đề (cũng có đề không có mệnh lệnh); mệnh lệnh đề chính là yêu cầu về phương pháp của đề, mệnh lệnh đề có vai trò định hưóng cho người viết về phương pháp làm bài. Ví dụ, đề có mệnh lệnh là “chứng minh” (hoặc “làm sáng tỏ”) thì hưóng làm bài của người viết là lấy các dẫn chứng để khẳng định tư tưởng hoặc vấn đề mà đề bài đưa ra là đúng. Đề có từ “giải thích” thì hướng làm bài là giảng giải cho người ta hiểu nội dung, biểu hiện, vai trò, nguyên nhân, của tư tưởng, vấn đề đó là gì. Với các mệnh đề khác thì hướng làm bài cũng sẽ có khác. Tuy nhiên ở lớp 7, do bắt đầu làm quen với văn nghị luận nên chủ yếu học sinh được làm bài tập làm văn với hai mệnh lệnh đề là giải thích hoặc chứng minh, vì vậy tôi cũng chỉ đề cập đến hai mệnh lệnh đề này. Còn đề có từ suy nghĩ hoặc cảm nhận hay không có mệnh lệnh tôi xin được bàn trong một chuyên đề khác. Nhiều giáo viên do không hiểu vai trò của các mệnh lệnh trong đề bài tập là văn nghị luận cho nên không cho học sinh hiểu được điều này, dẫn đến khi tìm ý (tức tìm luận điểm, luận cứ), đặc biệt là tìm ý chính (tìm luận điểm) rất lúng túng không tìm được hoặc tìm sai. 1.1.3. Hiểu được cách làm văn nghị luận. Các bước làm một bài văn nghị luận cũng được thực hiện như các bước làm các kiểu văn bản khác đó là tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn bài; viết bài và cuối cùng là kiểm tra văn bản. Khi tìm hiểu đề, cần tìm hiểu vấn đề nghị luận, mệnh lệnh đề và phạm vi dẫn chứng được sử dụng để không bị lạc đề, không bị sai phương pháp lập luận. Khi tìm ý cần chú ý tới mệnh lệnh đề để có hướng tìm ý cho đúng. Đối với đề chứng minh, chúng ta sẽ tìm theo các lĩnh vực trong đời sống xã hội Rồi tìm trong văn học. Cũng có thể luận điểm được tìm theo sự suy luận theo dòng thời gian. Nếu đề bài nêu gián tiếp thì cần giải thích trước khi chứng minh. Nếu đề bài yêu cấu giải thích thì các ý thường là: trình bày khái niệm, nêu biểu hiện (nếu đề bài đưa ra trực tiếp tư tưởng nghị luận), giải thích từ ngữ để tìm ra tư tưởng (nếu đề bài đưa ra tư tưởng gián tiếp dưói hình thức một câu tục ngữ hoặc 6/15
  7. một câu danh ngôn), sau đó chỉ ra nguyện nhân, ý nghĩa, liên hệ các tư tưởng trái ngược, những câu nói tưong đồng về ý nghĩa và rút ra bài học cho bản thân. Sau khi có luận điểm rồi thì tìm luận cứ. Đây cũng là công việc rất quan trọng, vì nếu không có luận cứ thì luận điểm cũng không có sức thuyết phục. Luận cứ phải phù hợp với luận điểm, phải đúng đắn, nếu là dẫn chứng thì phải tiêu biểu, toàn diện. Về cách lập dàn bài, viết bài thì sách giáo khoa và sách giáo viên đã trình bày rất rõ ràng vì thế tôi xin không được trình bày ở đây. Nói tóm lại, hiểu rõ đặc điểm của văn nghị luận, nắm chắc đặc điểm của đề văn và cách làm bài văn là yêu cầu cần thiết đối với giáo viên dạy Ngữ văn. Do vậy, nếu chúng ta còn chưa rõ ở nội dung nào thì cần tự học hỏi để nắm chắc vấn đề, có như vậy chúng ta mới có thể chủ động về kiến thức, mới có thể định hướng cho học sinh khi các em không biết là hoặc làm chưa đúng. 1.2. Dự kiến phương pháp dạy học để giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức về kiểu bài. Khi giáo viên đã làm chủ kiến thức thì việc tiếp theo sẽ là dự kiến được phương pháp dạy học. Nếu biết sử dụng phương pháp dạy học phù hợp thì mang lại hiệu quả. Trong dạy - học tập làm văn, chúng ta có các phương pháp quy nạp, phân tích mẫu, diễn dịch, so sánh, thực hành Tuy nhiên sử dụng phương pháp nào trong giờ dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhât là kiểu bài và đối tượng học sinh. Với các bài dạy hình thành lý thuyết chúng ta thường sử dụng phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích mẫu, phương pháp so sánh. Với các bài luyện tập thưòng sử dụng phương pháp thực hành. Phương pháp quy nạp và Phương pháp phân tích mẫu luôn kết hợp với nhau trong một tiết dạy lý thuyết kiểu bài tập làm văn. Phương pháp so sánh có thể dùng khi dạy các kiến thức lý thuyết cũng có thể là dạy thực hành. Ví dụ so sánh khi tìm luận điểm, khi tìm hiểu đề. Chẳng hạn, khi dạy bài “Đặc điểm của văn nghị luận”, có thể cho học sinh so sánh vị trí của luận điểm chính trong văn bản “Chống nạn thất học” và văn bản “Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội” để rút ra kết luận là: Luận điểm chính có thể đứng ở đầu bài văn với tư cách là luận điểm xuất phát hoặc đứng ở cuối văn bản với tư cách là luận điểm kết luận. Khi tìm hiểu đề văn nghị luận có thể cho học sinh so sánh hai hoặc ba đề bài để tìm ra điểm giống và điểm khác của mỗi đề từ đó rút ra kết luận. Để làm được điều này, giáo viên cần hiểu rõ đối tượng học sinh của mình, đọc kỹ mục tiêu cần đạt trong chuẩn kiến thức, kỹ năng từ đó biết được trong bài dạy cần giúp học sinh hiểu và nhớ được kiến thức nào, rèn được kỹ năng nào, 7/15
  8. phát huy năng lực nào, bồi dưỡng thái độ nào để dự kiến các phương pháp cho phù hợp. Tôi lấy ví dụ, khi dạy bài “Đặc điểm của văn nghị luận”, ở mục I) Đặc điểm của văn nghị luận, để giúp học sinh hiểu được luận điểm tôi thiết kế như sau. Mục tiêu cần đạt Phương pháp, phương tiện Nội dung ghi bảng. Học sinh hiểu được Chiếu toàn văn bản “Chống I. Đặc điêm của văn đặc điểm của văn nghị nạn thất học”. nghị luận. luận: + Luận điểm. 1.VD: Văn bản “Chống + Luận cứ nạn thất học”. + Lập luận. 2. Nhận xét: Hiểu được từng đặc ? Vấn đề nghị luận của văn - Vấn đề nghị luận: nạn điểm đó về nội dung, bản là gì? (Nạn thất học) thất học. tính chất, vai trò. ? Ý kiến thể hiện quan điểm - Quan điểm của người - Phát triển năng lực tư của tác giả về vấn đề đó như viết về vấn đề nghị luận: duy, làm việc độc lập. thế nào? cần chống nạn thất học. ? Ý kiến ấy được gọi là luận -> Luận điểm: là ý kiến điểm. Vậy luận điểm là gì? thể hiện quan điểm tư ? Nếu bài văn chỉ có một tưỏng của ngưòi viết về luận điểm này thì đã thuyết vấn đề nghị luận. phục chưa? Tại sao? - Bài văn còn một luận điểm nữa (Mọi người đều phải tham gia vào việc chống nạn thất học). Hai luận điểm này tập trung làm rõ cho vấn đề nghị luận, đáp ứng được yêu + Luận điểm phải tập cầu của người đọc.Từ hai câu trung để làm rõ vấn đề hỏi này học sinh đã hiểu nghị luận. được luận điểm là gì, luận + Có luận điểm chính và điểm có đặc điểm nào. Tiếp luận điêm phụ. đó giáo viên đưa câu hỏi đi + Luận điểm có tính đúng đến kết luận về luận điểm đắn, chính xác. chính, luận điểm phụ. + Luận điểm là xương Hãy chỉ ra vai trò của luận sống, là linh hồn của bài điểm. văn nghị luận. ? Chỉ ra những câu văn chứa luận điểm. Nhận xét về cấu + Luận điểm thường tạo, cách diễn đạt và vị trí được diễn đạt thành câu, của các câu văn đó. rõ ràng, có thể đứng ở - LĐ 1 được thể hiện ở nhan đầu hoặc cuối đoạn văn. đề, ở câu “Một trong những là nâng cao dân trí. Mọi 8/15
  9. người Việt Nam biết đọc biết viết chữ Quốc ngữ.” - Luận điểm hai không được diễn đạt thành câu.(Được thể hiện trong nhiều câu ở nhiều đoạn văn) Với kiến thức về luận cứ và lập luận chúng ta cũng làm tương tự theo cách như vậy. Điều lưu ý là giáo viên cần dự kiến các tình huống xảy ra trong giờ học để có biện pháp xử lý cho phù hợp. Ví dụ hai, khi dạy bài “Đề văn nghị luận và cách làm bài văn nghị luận”, ở mục “Đề văn nghị luận”, giáo viên có thể thiết kế như sau: Mục tiêu cần đạt Phương pháp, phương tiện. Nội dung ghi bảng. Học sinh hiểu được đặc Chiếu các ví dụ lên máy I. Đề văn nghị luận. điểm của đề văn nghị chiếu.(Là các ví dụ trong 1.Ví dụ. luận: có vấn đề nghị sách giáo khoa ở bài học này SGK luận, mệnh lệnh, phạm có bổ sung thêm một đề 2. Nhận xét: vi, tính chất. “Bằng các bài ca dao được - Ra được một đề văn học trong chương trình Ngữ nghị luận. văn 7 hãy chứng minh ca dao - Phát triển năng lực tư là tiếng hát yêu thương tình duy, giao tiếp, sử dụng nghĩa”.) Học sinh quan sát. ngôn ngữ. ? Xác định yêu cầu của các đề bài trên. - HS xác định yêu cầu của từng đề, giáo viên nhận xét, chữa bài. ? Các đề bài trên có gì giống - Mỗi đề đều nêu vấn đề và khác nhau? nghị luận. Vấn đề nghị - Học sinh thảo luận để rút ra luận có thể là một vấn nhận xét, giáo viện kết luận. đề thuộc về hiện tượng đời sống xã hội (đề 1, 2), có thể thuộc một tư tưỏng đạo lý (đề 3, 4, 11), có thể là một vấn đề văn học.( đề bổ sung). - Có đề có mệnh lệnh.(Chứng minh, nên chăng, có mâu thuẫn nhau không, ), có đề không có mệnh lệnh. 9/15
  10. - Có đề có phạm vi dẫn chứng (đề bỏ sung), có đề không có phạm vi dẫn chứng (Các đề còn lại). - Tính chất: có đề có tính chất ngợi ca, có đề có tính khuyên nhủ, có đề có tính bàn luận. KL: Đề văn nghị luận ? Hãy ra một đề văn nghị nêu vấn đề nghị luận, luận. thường có mệnh lệnh - HS ra đề. đề, phạm vi và tính chất - GV nhận xét và chỉnh sửa đề. nếu hs làm chưa đúng. Trên đây là hai ví dụ minh hoạ thể hiện việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học trong các tiết dạy lý thuyết kiểu bài tập làm văn nghị luận ở lớp 7. Với các nội dung còn lại mà tôi chưa lấy ví dụ, giáo viên có thể áp dụng cách làm này. 2. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng cho học sinh. 2.1.Rèn kỹ năng tìm hiểu đề. Yêu cầu với việc tìm hiểu đề là học sinh phải xác định được vấn đề nghị luận, mệnh lệnh đề, phạm vi đề, từ đó để định hướng được phương pháp làm bài. Muốn vậy, khi ra bài tập, giáo viên phải có sự lựa chọn các đề sao cho đạt hiệu quả rèn kỹ năng cao nhất. Tôi lấy vi dụ, để rèn kỹ năng phân biệt đề nghị luận với đề tự sự, miêu tả hoặc biểu cảm giáo viên có thể ra câu hỏi sau: Chỉ ra yêu cầu của mỗi đề sau đây rồi cho biết đề nào là đề nghị luận? Đề 1: Hãy kể một câu chuyện về lối sống giản dị của Bác. Đề 2: Chứng minh Bác Hồ là người vô cùng giản dị. Đề 3: Giản dị là một đức tính quý của con người. Em hiểu thế nào là giản dị? Từ bài tập này, học sinh phân biệt được đề văn nghị luận với đề văn tự sự. Sau khi học sinh chỉ ra được đề hai và đề ba là đề nghị luận, giáo viên có thể hỏi tiếp câu hỏi sau đây để rèn kỹ năng tìm hiểu yêu cầu của đề văn nghị luận: Vấn đề nghị luận và mệnh lệnh đề của hai đề nghị luận có gì khác nhau? Chỉ ra được sự khác nhau đó (Đề hai nêu vấn đề và luận điểm của bài văn: “Bác Hồ là người vô cùng giản dị”, còn đề ba vấn đề nghị luận là tính giản dị, đề ba chưa có luận điểm. Mệnh lệnh của đề hai là chứng minh, còn ở đề ba là em hiểu như thế nào tức là yêu cầu giải thích) nghĩa là học sinh đã hiểu được yêu cầu của từng đề. 10/15
  11. Còn muốn học sinh nhận diện về phạm vi dẫn chứng mà đề bài cho phép sử dụng thì giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập so sánh hai đề, chẳng hạn như ví dụ sau đây: Em hãy cho biết hai đề bài sau đây có gì giống và khác nhau? Đề 1: Qua những bài ca dao được học trong chương trình Ngữ văn 7, chứng minh rằng: ca dao là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa. Đề 2: Chứng minh rằng: ca dao là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa. Sau khi cho học sinh quan sát đề, giáo viên cho học sinh chỉ ra điểm giống của hai đề trên về vấn đề nghị luận, mệnh lệnh đề, giúp học sinh chỉ ra được phạm vi dẫn chứng người viết được sử dụng khi làm mỗi đề bài có khác nhau: đề một, học sinh chỉ được lấy những bài ca dao được học trong chương trình Ngữ văn 7, còn đề hai thì được lấy cả những bài ca dao không được học trong chương trình. Công việc rèn kỹ năng tìm hiểu đề cần phải thực hiện thường xuyên. Cần tìm hiểu đề trong các tiết luyện tập, tiết luyện nói, tiết làm bài và cả tiết trả bài. 2.2.Rèn kỹ năng tìm ý và sắp xếp ý. Sau khi học sinh tìm hiểu đề, giáo viên cũng hỏi: với mệnh lệnh đề như vậy, hướng làm bài của em như thế nào? Khi học sinh nêu được hưóng làm bài rồi thì giáo viên hỏi tiếp: Vậy bài làm của em gồm những ý nào? Em sẽ sắp xếp ý nào trước, ý nào sau? Để làm rõ cho từng ý chính, em đưa ra những lí lẽ nào hoặc những dẫn chứng nào? Hoặc là Thử tưởng tượng xem nếu là người đọc , với những lí lẽ và dẫn chứng ấy, em đã thấy mình được thuyết phục chưa? Vậy thì có cần bổ sung thêm lí lẽ hay dẫn chứng nào nữa không? Những câu hỏi như thế này có thể được lặp lại một vài lần cho đến khi học sinh quen với cách làm thì giáo viên có thể linh hoạt hơn bằng cách hỏi những câu khái quát hơn. Điều quan trọng là khi hướng dẫn học sinh thực hành tìm ý, sắp xếp ý giáo viên phải là người định hướng, điều chỉnh cách làm sai của học sinh thành cách làm đúng chứ không làm thay cho học sinh. Tôi lấy ví dụ, với đề bài “Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”, sau khi cho học sinh tìm hiểu đề (Đề bài đã nêu luận điểm chính, mệnh lệnh đề là “chứng minh”, đề không giới hạn phạm vi dẫn chứng) và định hướng làm bài (lấy dẫn chứng để khẳng định tư tưởng đề bài đưa ra là đúng), giáo viên sẽ hỏi học sinh, để làm rõ luận điểm đó, em sẽ làm như thế nào? (Phải lấy dẫn chứng để chứng minh rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người). Nếu học sinh trả lời được là tốt, nếu không giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý: Tại sao người ta lại nói bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta? Rừng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? Từ việc trả lời những câu hỏi này học sinh sẽ tìm được ý. Có thể các dẫn chứng mà học sinh đưa ra chưa có tính khái quát. Ví dụ học sinh trả lời được rừng cung cấp gỗ, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất, cung 11/15
  12. cấp ô xi, chắn gió, chống xói mòn giáo viên cứ cho học sinh liệt kê tất các những lợi ích của rừng đối với cuộc sống của con người sau đó gợi ý tiếp cho học sinh biết gộp ý để khái quát ý bằng cách đưa ra câu hỏi: Trong các lợi ích trên, em thấy lợi ích nào là thuộc về lợi ích kinh tế? Còn các lợi ích khác có thể khái quát lại thành những ý chung nào? Như vậy, học sinh sẽ được rèn cách tìm ý và sắp xếp ý cho đề văn nghị luận chứng minh. Đối với đề văn nghị luận giải thích, việc tìm ý có khác, do vậy giáo viên cũng cần cho học sinh thực hành mỗi khi có điều kiện. Nhiều học sinh đã biết tìm ý nhưng do không biết cách sắp xếp ý nên bài văn nghị luận cũng không có sức thuyết phục. Vì vậy, giáo viên cũng lưu ý rèn kỹ năng này cho học sinh. Một trong những câu hỏi giáo viên dùng để rèn kỹ năng sắp xếp ý cho học sinh là: Sắp xếp như thế nào để người đọc tiếp nhận vấn đề tốt nhất?( Theo trình tự tư duy logic: ý trước là cơ sở, là tiền đề cho ý sau, ý sau nối tiếp hoặc phát triển hoặc làm rõ cho ý trước ) câu hỏi này có thể sẽ được kết hợp với các câu hỏi gợi ý cho học sinh tuỳ theo từng đề bài cụ thể. Các bài tập cần phong phú, từ dễ đến khó để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thường xuyên như vậy, kỹ năng tìm ý và sắp xếp ý của học sinh sẽ được nâng lên. 2.3.Rèn kỹ năng dựng đoạn cho học sinh. Đoạn văn nghị luận đáp ứng đúng yêu cầu trước hết phải đáp ứng được yêu cầu về nội dung: có luận điểm rõ ràng; luận cứ đúng đắn, chính xác, tiêu biểu toàn diện và phù hợp với luận điểm, đủ để làm sáng rõ luận điểm Đồng thời còn phải đáp ứng được yêu cầu về hình thức: Trình bày thành đoạn, diễn đạt rõ ràng dễ hiểu, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, có cách lập luận chặt chẽ. Còn đoạn văn nghị luận hay trước phải là đoạn văn đáp ứng được những yêu cầu của một đoạn văn nghi luận đúng đồng thời phải dùng từ có tính hình ảnh, biết linh hoạt các kiểu câu, các cách diễn đạt, kết hợp được yếu tố nghị luận với yếu tố miêu tả, biểu cảm, Nhìn chung là nhờ cách diễn đạt không chỉ giúp người đọc hiểu được vấn đề mà còn gây hứng thú cho họ. Thực tế, những đoạn văn nghị luận hay của học sinh nhất là học sinh lớp 7 thì không nhiều nếu không nói là rất ít. Phần lớn các em không biết suy luận. Có em viết rất lủng củng, tối nghĩa, có em đã biết cách sắp xếp ý, dùng từ, nhưng diễn đạt chưa hay. Công việc này đòi hỏi phải làm theo từng bước: Bước 1: Cho học sinh quan sát mẫu: mẫu là các đoạn văn nghị luận đáp ứng được yêu cầu đúng về nội dung và hay về diễn đạt. Bước 2: Cho học sinh phân tích mẫu: Chỉ ra nội dung của đoạn văn, nội dung, nhiệm vụ của từng câu trong đoạn, cách liên kết câu trong đoạn. Đặc biệt giáo viên cần chỉ ra cho học sinh về các từ ngữ dùng để liên kết câu thể hiện sự suy luận của người viết, tại sao là từ này mà không phải từ khác.(Do quan hệ 12/15
  13. nghĩa giữa các câu). Từ đó, rút ra kết luận về yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi đoạn văn nghị luận, mỗi câu văn nghị luận trong một đoạn, yêu cầu về liên kết câu. Bước 3: Thực hành viết đoạn: giáo viên cho học sinh quan sát các ý đã tìm được ở bước tìm ý, cho học sinh sắp xếp ý rồi yêu cầu học sinh viết đoạn. Nhắc nhở học sinh cách suy luận để tạo tính thuyết phục cho đoạn văn, cách dùng từ diễn đạt để đoạn văn không chỉ đúng mà còn hay. Bước 4: Chữa bài. Sau khi học sinh viết đoạn văn xong rồi, giáo viên xem bài làm của một số học sinh rồi chọn ba bài làm có ba mức độ làm bài khác nhau (Có thể là yếu, trung bình và khá, hoặc là trung bình, khá và giỏi) cho học sinh cùng quan sát. Rồi gọi học sinh nhận xét ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của bạn, nêu cách sửa lỗi, từ đó rút kinh nghiệm. Lưu ý, để rèn kỹ năng viết đoạn cho học sinh, khi nhận xét về đoạn văn của các em, giáo viên cần chỉ rõ ưu điểm là gì, hạn chế ở đâu, cách khắc phục như thế nào từ đó học sinh mới tiến bộ được. Khi sửa nên tôn trọng chủ ý của học sinh. Song song với việc rèn kỹ năng viết đoạn là rèn kỹ năng liên kết đoạn cho học sinh. Có một số cách để liên kết đoạn trong đó phổ biến nhất là dùng từ và dùng câu. Cần lưu ý rằng, rèn kỹ năng là công việc không đơn giản, đòi hỏi người giáo viên không chỉ có kiến thức, phương pháp mà còn có cả sự say mê, kiên trì, lòng yêu nghề, yêu trò mới có thể làm được. 3.Giải pháp 3: Tạo hứng thú học tập cho học sinh. Cách thứ nhất là giúp học sinh tiến dần đến thành công. Bắt đầu từ những bài tập đơn giản. Khi học sinh đã biết làm các bài tập đơn giản rồi thì tăng dần độ khó. Cần kiên nhẫn, không đòi hỏi quá cao với những em học sinh yếu và trung bình. Đồng thời không nên tiết kiệm những lời động viên khích lệ khi các em có sự tiến bộ. Hãy ghi nhận sự cố gắng của học sinh, dù có thể sự cố gắng ấy lúc đầu chưa mang lại kết quả. Cách thứ hai là biết khơi nguồn sáng tạo đối với những học sinh giỏi. Trong một lớp học thường có rât nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Có những học sinh yếu và có cả những học sinh giỏi cùng học trong một lớp. Vì vậy các bài tập giáo viên đưa ra cho học sinh vừa tạo hứng thú cho học sinh yếu, học sinh trung bình, lại phải tạo được hứng thú cho học sinh khá giỏi.Vậy nên bên cạnh các bài tập đơn giản, giáo viên cũng cần đưa ra các bài tập có vấn đề để khơi nguồn sáng tạo cho học sinh. Tôi lấy ví dụ, cùng một vấn đề nghị luận là câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", chúng ta có thể đưa ra các yêu cầu khác nhau sau đây: - Hãy giải thích câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. - Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. - Có người nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhưng có người bảo: gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Ý kiến của em như thế nào? Với đề thứ ba chúng ta đã khích lệ sự suy nghĩ đa chiều của học sinh. Bước đầu cho các em thấy rằng trong một vấn đề nghị luận không phải bao giờ cũng chứa đựng một tư tưởng hoàn toàn đúng đăn. Từ đó các em tập bước những bước xa hơn trong học tập 13/15
  14. Khơi nguồn sáng tạo còn là biết trân trọng những phát hiện mới của học sinh trong các bài làm của các em. Tránh sự áp đặt trong suy nghĩ cho các em. Nếu thấy phát hiện của các em chưa đúng, cần chỉ ra một cách cụ thể và thuyết phục các em bằng chân lí và đạo lí chứ không phải bằng uy lực của giáo viên. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. Sau hai năm học áp dụng lí thuyết vào thực tế, tôi nhận thấy kết quả dạy học kiểu văn bản nghị luận cho học sinh lớp 7 được tăng lên rất nhiều. Hầu hết học sinh đã hiểu và nhớ được đặc điểm của văn nghị luận, có kỹ năng nhận diện đặc điểm của văn bản nghị luận cụ thể. Phần lớn học sinh thực hành đúng kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho một đề văn nghị luận xã hội vừa sức với các em. Không có học sinh nào bị lạc đề khi làm bài. Nhiều học sinh đã biết dựng đoạn văn, biết diễn đạt có hình ảnh, biết lập luận chặt chẽ. Đặc biệt, nhiều em rất hứng thú với việc học tập, dù văn nghị luận là một kiểu văn bản khó. Kết quả cụ thể của tập thể lớp có so sánh đối chứng. Trước khi thực hiện đề tài với đề bài: Giải thích câu nói của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”, năm học 2018 – 2019 tôi thu được kết quả như sau: Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Lớp TS 0->2,5 3-> 4,5 5->6,5 7->8,5 9->10 SL % SL % SL % SL % SL % 7B 36 1 2,7 7 19,4 20 55,6 8 22,3 0 0 Sau đó nhờ áp dụng đề tài vào thực tiễn, với đề bài: Giải thích và chứng minh câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, năm học 2019 – 2020 tôi thu được kết quả như sau: Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Lớp TS 0->2,5 3-> 4,5 5->6,5 7->8,5 9->10 SL % SL % SL % SL % SL % 7C 41 0 0 0 0 14 34,1 25 61,0 2 4,9 Nhìn vào hai bảng thống kê số liệu, chúng ta thấy sau khi áp dụng các giải pháp vào việc dạy kiểu bài văn nghị luận, kết quả học tập đã được nâng lên. Tỉ lệ học sinh yếu giảm, tỉ lệ học sinh khá và giỏi tăng lên. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN. “Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy - học kiểu văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 7” đề cập đến các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phần tập làm văn về kiểu bài văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Áp dụng cách làm này sẽ giúp cho thầy và trò đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy và học. Đây sẽ là bước đệm đầu tiên cho học sinh khi bắt đầu làm quen với kiểu bài văn nghị luận từ đó giúp các em có những bước phát triển cao hơn trong học tập. 14/15
  15. II. KHUYẾN NGHỊ. Một năm học nữa lại sắp kết thúc để rồi một năm học nữa sẽ lại bắt đầu. Bộ sách giáo khoa mới sẽ được triển để phù hợp hơn với thực tiễn, tạo sự đồng bộ giữa nội dung và khai ở lớp 6 sau một năm nữa. Và lớp 7 thì sẽ là hai năm sau. Tôi rất mong chương trình sách giáo khoa mới sau khi điều chỉnh sẽ có nhiều ưu điểm, tạo điều kiện tốt cho người dạy và người học. Tôi cũng rất mong cùng với các đồng chí trong tổ chuyên môn của nhà trường tiếp tục tạo trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn hơn nữa, góp phần đưa chất lượng của nhà trường đi lên. Tôi xin chân thành cảm ơn! D. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO. - Sách giáo viên Ngữ văn 7 Tập một. - Các bài viết của thạc sĩ Triệu Thị Huệ, tiến sĩ văn học Nguyễn Văn Tùng, tiến sĩ Chu Văn Sơn trên “Văn học và tuổi trẻ”. 15/15