Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 13: Môi trường truyền âm - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 13: Môi trường truyền âm - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_7_bai_13_moi_truong_truyen_am_nam_hoc_2.ppt
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 13: Môi trường truyền âm - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thương
- TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG GV: Nguyễn Thị Thương
- Với những vật dụng có ở gia đình, các nhóm hãy thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm để trả lời câu hỏi: “Âm truyền đến tai em qua những môi trường nào?”
- Khoảng năm 1930, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở khu tàn tích Chan Chan thuộc Peru một thiết bị liên lạc tinh vi, có niên đại khoảng 1.200 - 1.400 năm trước.
- Thiết bị cổ đại này có cấu tạo gồm hai chỏm của quả bầu, nối với nhau bằng một sợi dây. Hai chỏm bầu được quét nhựa cây để bảo quản, hoạt động như máy thu phát âm thanh. Cuối mỗi chỏm còn được căng một lớp màng có tác dụng như màng rung. Dây nối hai chỏm được làm bằng sợi bông bện lại, dài gần 23 m.
- Chiếc điện thoại cổ nhất thế giới Điều độc đáo là nó đến từ một xã hội bản địa không có chữ viết
- Các nhóm: - Tự nghiên cứu hướng dẫn thí nghiệm - Lựa chọn dụng cụ thích hợp - Tiến hành thí nghiệm - Hoàn thành báo cáo, ghi vào bảng phụ.
- Hướng dẫn thí nghiệm: 1. Dụng cụ: - 2 trống, 1 dùi 1 2 - 2 quả cầu bấc có dây treo bằng nhau - Giá treo Trống 1 Trống 2 2. Các bước tiến hành: - Đặt 2 trống cách nhau khoảng 15 cm. - Treo 2 quả cầu vừa chạm sát vào mặt trống (dây treo 2 quả cầu thẳng đứng) - Gõ mạnh vào trống 1. - So sánh biên độ dao động của 2 quả cầu. - Rút ra nhận xét, ghi vào bảng phụ.
- Bảng vận tốc truyền âm của một số chất ở 200C: Chất Vận tốc truyền âm Không khí 340 m/s Khí hiđrô 1260 m/s Nước 1500m/s Gỗ 3400m/s Thủy tinh 5500m/s Thép 6100m/s Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí?
- Âm có thể truyền qua: ✓ A Tầng khí quyển bao quanh Trái đất ✓ B Tường bê tông ✓ C Nước biển D Khoảng chân không
- Khi đi câu cá cần đi nhẹ và giữ yên lặng vì : A Những người đi câu cá là những người nhẹ nhàng ÑuùngSai B Cá nghe được âm thanh truyền qua đấtroàiroài trên bờ và nước sẽ bơi đi chỗ khác C Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và bơi đi chỗ khác D Những người đi câu cá là những người thích sự yên lặng
- Những phát biểu nào sau đây là sai? A. Siêu âm truyền trong chân không nhanh hơn hạ âm. B. Càng xa nguồn âm, độ to của âm càng giảm C. Khi âm truyền trong không khí, không khí càng loãng sự truyền âm càng kém D. Trên Mặt Trăng vẫn có thể nói chuyện bình thường như ở Trái Đất.
- Trong truyện Alibaba và bốn mươi tên cướp, Alibaba thường áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của bọn cướp. Tại sao Alibaba lại làm như vậy? A. Vì âm thanh truyền trong đất nhanh hơn trong không khí B. Vì đất chỉ truyền âm thanh của vó ngựa đến tai mà không bị lẫn các âm thanh khác C. Vì khi cúi xuống không bị bọn cướp phát hiện D. Vì tiếng vó ngựa chỉ truyền trong đất
- Vì sao âm không thể truyền qua chân không? A. Vì chân không là môi trường không có màu sắc B. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất C. Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không D. Vì các hạt vật chất trong chân không không dao động
- Tại sao chó áp sát tai xuống đất khi ngủ? Mặt đất truyền âm thanh nhanh hơn không khí. Từ bản năng, chó đã vận dụng tri thức này. Mỗi khi ngủ, nó dán tai xuống đất. Có rất nhiều thói quen của chó do tổ tiên chúng truyền lại. Tổ tiên của chó là chó sói. Nó ăn thịt các động vật khác, nhưng cũng có loài ăn nó. Vì vậy, chó sói phải rất cảnh giác. Khi ngủ, nó bao giờ cũng áp tai xuống đất, chỉ cần nghe thấy tiếng động gì là tỉnh ngay lập tức. Thói quen này được truyền cho hậu duệ là chó nhà.
- Hướng dẫn về nhà: - Học ghi nhớ - Làm 13.3, 13.4, 13.10 SBT - Nhóm 1: Sưu tầm tài liệu về các vật phản xạ âm tốt - Nhóm 2: Sưu tầm tài liệu về các vật phản xạ âm kém - Nhóm 3: Sưu tầm tài liệu về những ứng dụng của sự phản xạ âm - Nhóm 4: Sưu tầm tài liệu về các loài vật nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.