Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng video làm bằng phần mềm Biteable trong dạy học Vật lý 7 - Chương I: Quang học

doc 15 trang thuongdo99 5330
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng video làm bằng phần mềm Biteable trong dạy học Vật lý 7 - Chương I: Quang học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_video_lam_bang_phan_mem_biteab.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng video làm bằng phần mềm Biteable trong dạy học Vật lý 7 - Chương I: Quang học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LIÊN HỒNG * * * SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG VIDEO LÀM BẰNG PHẦN MỀM BITEABLE TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 7- CHƯƠNG I: QUANG HỌC. SƠ YẾU LÍ LỊCH Họ và tên: Tạ Thị Huyền Ngày sinh: 22/02/1986 Chức vụ: Giáo viên. Năm vào ngành: 2009 Đơn vị công tác: Trường THCS Liên Hồng Trình độ chuyên môn: Đại học Hệ đào tạo: Chính quy 1/15
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin, thời đại 4.0, việc vận dụng công nghệ thông tin vào mọi ngành nghề là điều tất yếu, giáo dục cũng không ngoại trừ. Trong ngành giáo dục công nghệ thông tin được ứng dụng trong việc quản lí, việc dạy học của giáo viên, việc học của học sinh cũng như vậy, chúng ta đã phát huy tác dụng của công nghệ thông tin nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy và học. Đặc biệt trong dịp nghỉ học do dịch covid-19 vừa qua, ngành giáo dục đã thay đổi rất nhiều về hình thức dạy và học. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học còn nhiều hạn chế cần khắc phục để đạt được mục tiêu giáo dục. Trong bộ môn vật lý một môn khoa học tự nhiên có vai trò vô cùng quang trọng nhưng những kiến thức vật lý khó và khô khan không hấp dẫn đối với người học. Để tăng sự hấp dẫn của các môn học nói chung và vật lý nói riêng là rất cần thiết, việc tạo hứng thú hấp dẫn người học làm tăng hiệu quả của việc học, học sinh sẽ đạt kết quả cao hơn thì chúng ta không thể thiếu việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại thì video chiếm vị trí rất quan trọng, sử dụng video hợp lí có thể tăng sự hấp dẫn cho người học, một số video còn có thể thay thế cho những thí nghiệm khó và để tăng sự kích thích, thì những vi deo tự làm có tên của các nhân vật ngộ nghĩnh có thể là sự mở đầu thích hợp, thậm trí những video này có thể cho hs làm tại nhà để tăng sự tương tác, tăng sự tò mò, sự ham hiểu biết, tìm tòi kiến thức mới của học sinh. Chương quang học vật lý 7 là nội dung đầu tiên học sinh học về các hiện tượng, khái niệm, về ánh sáng một cách chuyên môn hơn, sử dụng các kiến thức được học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. Phần kiến thức này rất quan trọng vì nó tạo nền móng cho sự hiểu hiểu về ánh sáng của học sinh, từ đó tạo sự yêu thích của học sinh với môn học. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi cho học sinh trong việc trở thành một công dân tốt, đáp ứng nhu cầu về con người hiện nay. Chính vì vậy để nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo hứng thú, say mê, tích cực cho học sinh, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “SỬ DỤNG VIDEO LÀM BẰNG PHẦN MỀM BITEABLE TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 7- CHƯƠNG I: QUANG HỌC” 2/15
  3. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng video bằng phần mềm làm phim biteable và kết hợp với giáo án powerpoint trong dạy học chương I- Quang học, với các bài Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng. Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng. Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Đề tài nhằm gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo nâng cao tinh thần hợp tác trong học tập, học sinh nhớ nhanh và nhớ lâu bài học. 3. Khách thể và phạm vi nghiên cứu đề tài. - Về nội dung: Tạo video và lồng vào giáo án power point bài 3, 4, 5 trong Chương I- Quang học vật lý 7. - Về thời gian: Năm học 2019 – 2020. - Sáng kiến được áp dụng cho học sinh lớp 7A,B,C. - Cả 3 lớp trong quá trình nghiên cứu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực tích cực và sử dụng video hoạt hình trong bài giảng. Một vài tiết học không dùng video hoạt hình để đối trứng kết quả. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi dùng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Nhóm các phương pháp thực tiễn sư phạm: + Điều tra thực tiễn sư phạm. + Quan sát dự giờ và trực tiếp giảng dạy. + Phương pháp điều tra tổng hợp toán học. + Phương pháp hoạt động nhóm. + Dạy học tích hợp stem. + Kĩ thuật dạy học theo trạm. Các phương pháp trên được kết hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu để phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra các mấu chốt thiết thực của vấn đề nghiên cứu. 3/15
  4. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1. Những tiền đề cơ bản của việc thực hiện đề tài. - Cơ sở pháp lý của đổi mới phương pháp, sử dụng các phương tiện dạy học đã được khẳng định ở những văn bản của Đảng và nhà nước về chiến lược phát triển giáo dục. - Nhận thức của giáo viên đã có sự thay đổi. Hầu hết giáo viên đều hiểu được cần phải đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học, hầu hết giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh thay đổi. Học sinh tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây, đặc biệt là học sinh trung học cơ sở, lứa tuổi từ chuyển giao cấp 1 (hs lớp 6) đến lứa tuổi tâm sinh lý thay đổi ( hs lớp 9) . Là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và phát triển của các em sau này. - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc dạy và học môn vật lý đã được tăng cường. 2. Biteable là gì? - Biteable.com là một trong các website làm video online đẹp và hiệu quả nhất. Biteable là công cụ cung cấp nhiều mẫu có sẵn miễn phí, cung cấp các giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng và có thể tự động tuỳ chỉnh sửa theo ý thích của mình. - Tính năng chính của ứng dụng làm video trên web Biteable + Tạo video miễn phí chuyên nghiệp. + Kho mẫu phong phú giúp làm video nhanh. + Chọn lựa nhiều cảnh và cách bố trí, hiệu ứng đa dạng. + Một số thay đổi về text và màu sắc. + Lựa chọn tải hình ảnh hoặc âm nhạc của riêng mình. + Tải về hoặc đăng lên YouTube. - Không cần biết chút ít kiến thức nào về các phần mềm làm video hay hiệu ứng, đồ họa vẫn có thể tạo 1 sản phẩm video chuyên nghiệp với ứng dụng làm video miễn phí tại Biteable chỉ trong thời gian ngắn. 4/15
  5. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Về phía giáo viên. Giáo viên giảng dạy một phần nào đó chưa gây được sự hứng thú cho học sinh, một số giáo viên giảng dạy ít tìm tòi, khám phá, cập nhật công nghệ cho tiết học cho nên nhiều học sinh chưa yêu thích môn học và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn nhiều, một số giáo viên vẫn dạy chưa sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả sẽ khó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức, chưa nói đến tạo được hứng thú và kích thích học sinh chủ động sáng tạo trong việc học và lĩnh hội kiến thức. Có rất nhiều phần mềm phù hợp với giáo dục chưa được khai thác nhiều, việc ứng dụng còn hạn chế vì cơ sở vật chất, vì tâm lí ngại tìm hiểu, nên chưa hấp dẫn học sinh, ở nông thôn học sinh ít được sủ dụng máy tính. Phần mềm hay đa số ngôn ngữ chính bằng tiếng anh mà khả năng sử dụng tiếng anh còn hạn chế, tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng trình duyệt website Cốc cốc để được hỗ trợ tiếng việt khi làm video. 2. Về phía học sinh. Kết quả điều tra về tình hình cảm thấy hứng thú học tập môn Vật lý của học sinh lớp 7A,B,C của trường được thể hiện qua bảng sau: Các tiêu chí điều tra Số lượng Tỷ lệ % Thái độ đối với -Yêu thích môn vật lý 22 21% môn học - Không yêu thích 47 44% - Bình thường 38 35% - Giỏi 15 14% Kết quả học tập - Khá 36 34% - Trung bình 50 47% - Yếu 6 5% Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ học sinh yêu thích môn vật lý chưa cao do: Đa số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học vật lý vì cho rằng vật lý không phải là môn chính, vật lý rất khó học. Nhiều học sinh có khả năng học còn hạn chế, nhiều học sinh chưa tích cực, say mê với môn học. Việc ứng dụng video hoạt hình tự làm sẽ làm học sinh tích cực, hứng thú hơn với môn học vật lý. 3. Về phía chương trình sách giáo khoa Kiến thức vật lý 7 chương quang học mang tính khái quát hóa, trừu tượng cao, đề cập đến nhiều các khái niệm của ánh sáng, vì vậy trong quá trình giảng 5/15
  6. dạy giáo viên thường gặp phải một số khó khăn trong việc tiến hành thí nghiệm ( các thí nghiệm quang học đều phải tiến hành trong phòng tối ) Hình ảnh trong sách không gây hứng thú cho học sinh. Vì vậy để nâng cao hiệu quả bài dạy và tạo hứng thú cho học sinh khi học cần phải áp dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp và kết hợp với sử dụng công nghê thông tin hiệu quả, trong đó có việc dùng phần mềm tạo video hoạt hình ngộ nghĩnh. III. VẬN DỤNG PHẦN MỀM TẠO VIDEO BITEABLE VÀO BÀI. BÀI 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng. 1. Mục tiêu. a. Kiến thức : - Nêu được khái niệm bóng tối, bóng nửa tối. - Điều kiện xảy ra nhật thực, nguyệt thực. - Tiến hành được thí nghiệm tạo bóng tối, bóng nửa tối, mô phỏng hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. b. Kỹ năng : - Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng . - Tìm kiếm thông tin. - Làm thí nghiệm. c. Thái độ : Nghiêm túc, tích cực hoạt động tìm hiểu và làm thí nghiệm có hiệu trong trong nhóm. Cẩn thận và yêu thích môn học. d. Định hướng các năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề, năng lực kiến thức vật lí, - Năng lực trao đổi thông tin, năng lực tự học, hợp tác nhóm. e. Phương pháp và kĩ thuật dạy học. - Phương pháp hoạt động nhóm. - Dạy học tích hợp Stem. - Kĩ thuật dạy học theo trạm. 2. CHUẨN BỊ - Gv: Giáo án, đồ dùng thiết bị: 2 đèn bàn học, 2 đèn pin nhỏ có cường độ lớn - Hs: Mỗi nhóm 1 tấm bìa cỡ to ( 50 cmx50cm) và 1 tấm bìa cỡ nhỏ ( 5 cm x5 cm), nặn mô hình Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng theo gần đúng tỉ lệ thực tế , sắp xếp theo thứ tự như trong thực tế. Tự tìm hiểu sự chuyển động của Mặt Trời, Trái đất và Mặt trăng trong tự nhiên và tiến hành thí nghiệm lấy 1 đèn đóng vai trò như Mặt Trời. 6/15
  7. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1. Ổn định lớp (1’) 3.2. Kiểm tra bài cũ (5’): Câu 1 : Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào ? Câu 2 : Chùm sáng là gì? Đặc điểm của các chùm sáng đó? 3.3. Bài mới: a. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (4’) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nêu vấn đề, phương pháp thuyết trình, sử dụng đồ dùng hình ảnh trực quan. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. * Gv: Chiếu video. b. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức ( 20’) Mục tiêu: - Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích . - Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực . Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, sử dụng đồ dung trực quan. 7/15
  8. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi, năng lực làm việc nhóm, năng lực vận dụng kiến thức. - Gv: Chia lớp thành 4 nhóm. Phân công nhiệm vụ mỗi nhóm. + Nhóm 1,2 thực hiện thí nghiệm trạm 1- Bóng tối: đèn nhỏ, bìa nhỏ và bìa to để hứng bóng. + Nhóm 3,4 thực hiện thí nghiệm với trạm 2 - Bóng nửa tối: đèn bàn học, bìa nhỏ, bìa to để hứng hình bóng của bìa. + Sau khi tiến hành thí nghiệm tại trạm mình thì di chuyển sang trạm tiếp theo: 13, 24. Mỗi trạm thực hiện nhiệm vụ trong 3’. Hs: Các nhóm tiến hành hoạt động làm thí nghiệm theo yêu cầu của gv. - Gv: Tổ chức cho hs báo cáo kết quả hoạt động nhóm, bổ sung và rút ra kết luận chính. 8/15
  9. - GV: Yêu cầu nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, sau đó báo cáo kết quả đã làm, các nhóm khác chú ý theo dõi vấn đáp và bổ sung. - Gv: Hướng dẫn vẽ tia sáng để nhận thấy hiện tượng nhật thực ( SGK hình 3.3- 3.4 /10) - Gv: Chốt kiến thức chuẩn và nêu câu hỏi bổ sung: Khi nào quan sát thấy nhật thực 1 phần, toàn phần? HS: Trưng bày sản phầm nhóm, thuyết trình kết quả, vấn đáp các nhóm để rút ra kết luận. 9/15
  10. c. HOẠT ĐỘNG 3-4 Hoạt động vận dụng- luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Hs: trả lời câu hỏi bằng cách tham gia trò chơi. d. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (3’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. 10/15
  11. 3.4. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học bài . - Làm bài tập 3.1-3.8 trong SBT và câu C5, C6. - Đọc phần “ Có thể em chưa biết” - Chuẩn bị bài : Định luật phản xạ ánh sáng mỗi nhóm đọc mục I thể hiện nội dụng mục I vào giấy A1. * Phiếu hoạt động nhóm Nhóm: . Trạm 1: Bóng tối Trạm 2: Bóng nửa tối - Dụng cụ: - Dụng cụ: - Tiến hành: - Tiến hành: - Kết quả: - Kết quả: Kết luận: Phía sau vật cản có một vùng Kết luận: Phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nhận được một phần ánh sáng từ truyền tới. Gọi là truyền tới. Gọi là 11/15
  12. Hiện tượng Nhật thực- Nguyệt thực - Dùng: như Mặt Trời. - Dùng: như Mặt Trăng. - Dùng: như Trái Đất. - Vẽ hình miêu tả: Nhật thực Nguyệt thực Kết luận: Kết luận: ( Video hoạt hình trong đĩa CD) C. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau mỗi tiết học, tôi điều tra mức độ hứng thú với bài học của học sinh lớp thực hiện. Kết quả bài kiểm tra được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Bài học có sử dụng video hoạt hình vào bài. Mức độ Hiểu bài, nắm Hiểu bài, nắm Chưa thật sự Lớp hứng thú được kiến thức được kiến thức hiểu bài. với bài học. cơ bản. cơ bản mở rộng. 7A 82% 67% 20% 11% 7B 95% 100% 60% 0% 7C 86% 78% 25% 9% Bảng 2: Bài học không sử dụng video hoạt hình vào bài. Mức độ Hiểu bài, nắm Hiểu bài, nắm Chưa thật sự Lớp hứng thú được kiến thức được kiến thức hiểu bài. với bài học. cơ bản. cơ bản mở rộng. 7A 58% 53% 15% 18% 7B 73% 90% 24% 7% 7C 56% 53% 19% 9% 12/15
  13. Bảng 3: Về hứng thú và mức độ tích cực học tập: Ý kiến của giáo viên sau khi thực hiện các tiết dạy có sử dụng video hoạt hình vào bài. Stt Các vấn đề Ý kiến 1 Học sinh tự lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn trong một 91% đơn vị thời gian. 2 Kích thích hứng thú học tập của học sinh hơn giờ bình 100% thường. 3 Lớp học sôi nổi, hào hứng. 95% 4 Giáo viên là người đạo diễn, định hướng còn HS chủ 90% động lĩnh hội kiến thức 5 Phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. 85% 6 Cần triển khai rộng việc sử dụng video trong bài giảng 80% Như vậy, qua việc phân tích kết quả điều tra kết hợp với việc theo dõi quá trình học tập của học sinh trong suốt thời gian thực nghiệm, tôi rút ra một số nhận xét sau: Việc dạy học bằng dạy và học sử dụng công nghệ thông tin nói chung và việc dùng video nói riêng đồng thời kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực mang lại những kết quả nhât định: - Tạo hứng thú cho cả giáo viên và học sinh khi thực hiện một tiết học. - Tích cực hoạt động nhận thức của học sinh, rèn tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học của HS từ đó nâng cao trình độ của học sinh trong môn vật lí. Do vậy việc áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm trong giáo dục là rất cần thiết, quan trọng nhất là kích thích được sự ham học, ham tìm tòi của học sinh chính vì vậy việc tạo các video trong các bài học là cần thiết, là đáp ứng được việc đổi mới mục tiêu giáo dục trong tình hình thực tế hiện nay. D. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Căn cứ vào kết quả khảo sát và thăm dò ý kiến, tôi nhận thấy đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã tạo được hứng thú và tích cực cho học sinh, giúp các em có thể tiếp thu kiến thức một cách tích cực và chủ động từ đó nắm chắc kiến thức. Sáng kiến đã được áp dụng và kết quả phản ánh hiệu quả của sáng kiến trong việc nâng cao hứng thú của học sinh khi học bộ môn vật lý. 13/15
  14. 2. Khuyến nghị Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi có một vài khuyến nghị như sau: * Với Phòng GD và ĐT - Tổ chức thường xuyên, định kì các lớp tập huấn về công nghệ thông tin, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học để GV có thể nắm bắt kịp thời những phương pháp mới và phần mềm mới được sử dụng trong giáo dục. - Phòng GD-ĐT có thể kết hợp với các tổ chức khác để tạo ra các cuộc thi sáng tạo liên quan đến việc sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm làm phim cho các em ở độ tuổi trung học cơ sở. * Với nhà trường. Trường có thể tổ chức các cuộc thi sáng tạo liên quan đến việc sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm làm phim, các cuộc thi sáng tạo khoa học cho các em ở độ tuổi trung học cơ sở. * Hệ thống bài dạy trong chương trình vật lý cần sự thực nghiệm, sáng tạo rất lớn, sử dụng các phương pháp phải linh hoạt vì môn vật lý là môn học thực nghiệm. Do thời gian ngắn nên tôi chưa nghiên cứu sâu về các phần mềm khác, do tôi còn hạn chế về việc tích hợp dạy học stem vào các bài giảng và kinh nghiệm sử dụng các phần mềm lên trong khi làm đề tài sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của hội đồng khoa học ngành. Tôi trân trọng cảm ơn! E. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Vật lý 7-NXB Giáo dục - Sách bài tập vật lý 7- NXB Giáo dục. - Sách giáo viên Vật lý 7-NXB Giáo dục. - Sách phát triển năng lực trong môn vật lý 7- NXB Giáo dục. - Sách dạy học chủ đề stem- NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh. - Sách cẩm nang các phương pháp sư phạm- NXB tổng hợp TP HCM. - Sách giáo dục Stem/Steam – NXB trẻ. - Tài liệu trên mạng internet. 14/15
  15. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2/15 1. Lý do chọn đề tài 2/15 2. Mục đích của đề tài 3/15 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3/15 4. Phương pháp nghiên cứu 3/15 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4/15 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 4/15 1. Những tiền đề cơ bản của việc thực hiện đề tài. 4/15 2. Biteable là gì? 4/15 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5/15 1. Về phía giáo viên. 5/15 2. Về phía học sinh. 5/15 3. Về phía chương trình sách giáo khoa 5/15 III. VẬN DỤNG PHẦN MỀM TẠO VIDEO BITEABLE VÀO 6/15 BÀI. C. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 12/15 D. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 13/15 1. Kết luận 13/15 2. Khuyến nghị 14/15 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 14/15 * Một số từ viết tắt: - THCS: Trung học cơ sở. - GV: Giáo viên. - Hs: Học sinh. - GD- ĐT: Giáo dục đào tạo. 15/15