Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 22: Công suất - Tăng Thị Mỹ Dung

pptx 16 trang Đăng Bình 07/12/2023 1200
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 22: Công suất - Tăng Thị Mỹ Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_7_tiet_22_cong_suat_tang_thi_my_dung.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 22: Công suất - Tăng Thị Mỹ Dung

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Viết và giải thích công thức tính công cơ học A= P.h A: công cơ học đơn vị Jun (J) P: trọng lượng đơn vị Niuton (N) h: chiều cao đơn vị mét(m) hoặc A= F.s A: công cơ học đơn vị Jun (J) F: lực tác dụng (N) S: quãng đường vật di chuyển (m)
  2. TIẾT 22: BÀI 15 : CÔNG SUẤT I. AI LÀM VIỆC KHỎE HƠN Mỗi lần anh An kéo được 10 viên gạch mất 50 giây. Còn anh Dũng mỗi lần kéo được 15 viên gạch mất 60 giây. Mỗi viên gạch có trọng lượng 16N và độ cao kéo lên là 4m. Công thực hiện được của anh An và anh Dũng trong mỗi lần kéo là bao nhiêu? Vậy tính công áp dụng công thức nào?
  3. Công thức tính công A= P.h C1. tóm tắt Giải h = 4m Công anh An thực hiện là : P = 16N A = n Ph = 10.16.4 = 640 (J) n1 = 10 viên 1 1 n2 = 15 viên Công anh Dũng thực hiện là : A2 = n2 Ph = 15.16.4 = 960 (J)
  4. C2. Trong các phương án sau đây, có thể chọn những phương án nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn? a) So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó khỏe hơn. b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn. c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó khỏe hơn. d) So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó khỏe hơn.
  5. Anh An: 10 viên A1 = 640J mất 50 giây Anh Dũng : 15 viên A2 = 960J mất 60 giây c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó khỏe hơn. Vậy anh An 1 công thực hiện công bao nhiêu giây? 1 công anh An thực hiện thời gian là 50:640 =0,078(s) Vậy anh Dũng 1 công thực hiện công bao nhiêu giây? 1 công anh Dũng thực hiện thời gian là 60:960 =0,0625(s)
  6. Anh An: 10 viên A1 = 640J mất 50 giây Anh Dũng : 15 viên A2 = 960J mất 60 giây d) So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó khỏe hơn. Vậy anh An 1 giây thực hiện công bao nhiêu? 1 giây anh An thực hiện công là 640:50 =12,8J Vậy anh Dũng 1 giây thực hiện công bao nhiêu? 1 giây anh Dũng thực hiện công là 960:60 =16J
  7. C3. Anh Dũng làm việc khỏe hơn vì: thực hiện cùng một công thì anh Dũng mất thời gian ít hơn. hoặc trong một giây thì anh Dũng thực hiện được công lớn hơn. II. CÔNG SUẤT Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất. Công thức ᵀ ᵍ = ᵂ
  8. III. ĐƠN VỊ CÔNG SUẤT - Đơn vị công suất là oát, kí hiệu W. 1W = 1J/s 1kW = 1000W 1MW = 1000kW = 1000000W CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT Công suất còn có đơn vị đo là mã lực ( sức ngựa). Một mã lực Pháp ( 1CV) = 736W Một mã lực Anh (1HP) = 746W.
  9. IV. VẬN DỤNG C4. Tính công suất của anh An và anh Dũng trong ví dụ ở đầu bài học. Bài giải Công suất làm việc của anh An: Công suất làm việc của anh Dũng:
  10. C5.Để cày một sào đất, dùng trâu mất 2 giờ, nếu dùng máy cày mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? Cày cùng 1 sào đất nên công như nhau A1 = A2 = A t1 = 2h = 120ph; t2 = 20ph So sánh P1 và P2. Ta có P = A/t nên P2 /P1 = => P2 = 6P1 Vậy máy cày có công suất lớn hơn gấp 6 lần.
  11. C6) Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo của ngựa là 200N. a) Tính công suất của ngựa. b) Chứng minh P = F.v Tóm tắt F = 200N, v = 9km/h = 2,5m/s. a) Quãng đường xe đi trong thời gian 1 giây là : S = v.t = 2,5.1 = 2,5m. Công của lực kéo của ngựa trên quãng đường s là: A = F.s = 200.2,5 = 500m. Công suất của ngựa là: P = A/t = 500/1 = 500W b) P =
  12. Câu 1:Trong các đơn vị sau, đơn vị nào không phải là đơn vị của công suất A W C kW B J/s D kWh
  13. Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất? A.A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trongtrong mộtmột đơnđơn vịvị thờithời gian.gian. B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong mỗi giây. C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét.
  14. Củng cố CÔNGCông thức SUẤT Đơn vị Khái niệm Công suất là công thực A - Đơn vị của công P = hiện được t suất là J/s được trong một - A: là công gọi là oát, kí hiệu đơn vị thời Trong đó: - t: là thời gian W gian. - P : Công suất VỀ NHÀ: - Xem lại nội dung bài học. -Làm các bài tập trong sách bài tập trang 43 và 44 của CÔNG SUẤT
  15. BÀI 15. CÔNG SUẤT GHI NHỚ v Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. v Công thức tính công suất P = A/t , trong đó: A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó. v Đơn vị công suất là Oát, kí hiệu W. 1W = 1J/s (Jun trên giây). 1kW(kilôoat ) = 1 000W 1MW(mêgaoat) = 1 000 000W