Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thương
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_8_tiet_25_bai_21_nhiet_nang_nam_hoc_201.ppt
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thương
- Giáo viên: Nguyễn Thị Thương
- Khi nào một vật có động năng? Các nguyên tử, phân tử có động năng không? Vì sao?
- Nhiệt năng của vật Nhiệt năng của một vật là gì?
- Tiết 25- Bài 21: NHIỆT NĂNG I. Nhiệt năng: - Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật
- Nhiệt năng của một vật có quan hệ như thế nào với nhiệt độ của vật đó?
- Tiết 25- Bài 21: NHIỆT NĂNG I. Nhiệt năng: - Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật - Nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. - Mọi vật đều có nhiệt năng vì các phân tửMọi cấu vật tạo đều nên có vật luôn luôn chuyển động không ngừng nhiệt năng?
- Theo em, có những cách nào làm tăng nhiệt năng của miếng đồng?
- Những cách làm tăng nhiệt năng của miếng đồng: Thực hiện công Truyền nhiệt
- Có những cách nào làm giảm nhiệt năng của miếng đồng?
- II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng: 1.Thực hiện công: Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng 2.Truyền nhiệt: Nhiệt năng của vật này truyền sang sang vật khác
- Xoa hai tay vào nhau, nhiệt năng của đôi tay đã tăng lên bằng cách nào? Sau đó áp tay vào má, nhiệt năng của má đã tăng lên bằng cách nào?
- Miếng đồng nhận thêm nhiệt năng 500J nhận nhiệt lượng Miếng đồng mất bớt nhiệt năng 300J tỏa nhiệt lượng Nhiệt lượng là gì?
- III. Nhiệt lượng: 1. Định nghĩa: Là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hoặc mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 2. Kí hiệu: Q 3. Đơn vị: Jun (J) VẬT
- IV. Vận dụng: Câu 1. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A.Nhiệt độ. B. Nhiệt năng. C. Khối lượng. D. Thể tích.
- Câu 2. Giả sử một vật đang có nhiệt năng là 500J. Khi đun vật trên một bếp lửa thì nhiệt năng của vật tăng lên đến 700J. a. Phần nhiệt năng vật nhận thêm là bao nhiêu? b. Phần nhiệt năng này gọi là gì? TRẢ LỜI: a. Phần nhiệt năng vật nhận thêm là: 700 – 500 = 200J. b. Phần nhiệt năng này gọi là nhiệt lượng: Qthu = 200J
- *Mở rộng: Thay đổi nhiệt năng của chất khí: - Bằng cách truyền nhiệt - Bằng cách thực hiện công
- ❖ Tìm thêm các ví dụ thực tế về sự thay đổi nhiệt năng. ❖ Làm bài tập trên trang Shub.edu.vn và bài 21.18 trang 59 SBT ❖ Tìm hiểu trước bài: Dẫn nhiệt