Bài tập Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Trần Phú

doc 4 trang Đăng Bình 11/12/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019_2020_truong_thpt_tran_ph.doc

Nội dung text: Bài tập Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Trần Phú

  1. BÀI TẬP LỚP 12 - MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: Học sinh hoàn thành các bài tập sau 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao ? Tại sao không ?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi đã biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới. Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn. (Trích Tìm kiếm niềm đam mê, theo Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17-18) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, chúng ta sẽ có được lợi ích gì khi “nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học” ? Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân” ? Câu 4. Theo anh/chị, cần làm thế nào để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu “trở thành một phần trong cá tính” ? 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
  2. Máy quay phim đang hướng về phía bạn. Bạn chỉ có một phút để quảng cáo một sản phẩm rất có giá trị - đó là chính bạn. Bạn phải là người nhận ra đươc giá trị của mình trước khi bất kì ai nhận ra được điều đó ( ). Hãy nhớ rằng thái độ sống là tất cả và bạn nhìn thấy hình ảnh của mình như thế nào thì những người khác cũng nhìn thấy bạn như thế. Vì thế, trước tiên bạn phải hiểu rõ sản phẩm - đó là bản thân bạn. Bạn phải hiểu được những điểm mạnh (kỹ năng của bạn), những chức năng (bạn có thể làm được gì), và những tiện ích (những tác động đối với người sử dụng) của sản phẩm con người này. Chỉ có bạn mới là nhân viên tiếp thị tốt nhất cho chính bạn. Bạn phải chứng tỏ được những kỹ năng bạn có và những lợi ích mà bạn sẽ đem đến cho người khác. Kế đến, bạn phải nắm rõ được khán giả của mình. Mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau. Nếu nắm bắt được những nhu cầu này, bạn sẽ biết những ưu điểm nào cần được khai thác ( ). Vậy câu quảng cáo 60 giây của bạn là gì ? Hãy viết ra, học thuộc và tập nói về điều đó. Hãy luôn luôn trong tư thế sẵn sàng để quảng bá cho chính mình bởi vì bạn sẽ không bao giờ biết khi nào cơ hội vàng sẽ đến. (Trích Cảm ơn cuộc sống, Keirh D. Harrell, Nhà xuất bản Tổng hợp, TP.HCM, 2007, tr.188-189) Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả, “bạn chỉ có một phút để quảng cáo một sản phẩm rất có giá trị”, đó là gì ? Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao tác giả cho rằng : “Chỉ có bạn mới là nhân viên tiếp thị tốt nhất cho chính bạn” ? Câu 3 (0,5 điểm). Anh/chị rút ra được bài học gì sau khi đọc đoạn trích trên. Câu 4 (1,0 điểm). Hãy viết ra “câu quảng cáo 60 giây” của anh/chị. 3. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Không thể nào chấp nhận sống: Với lời cầu xin, lời dọa nạt Con người luôn đi sau thời gian Để thời gian chỉ còn báo mộng Không thể nào bưng hai tay Một bình an đặng sống Không thể nào cúi đầu Nhìn ngón chân bất lực. Không thể nào chấp nhận sống:
  3. Mà không biết mình về đâu Không biết mình có thể làm gì Buồn vui theo kẻ khác. Không thể nào chấp nhận sống: Trong sợ hãi, trong lọc lừa Chẳng nhớ tim mình còn đập. Không thể nào chấp nhận sống: Khi mình chưa là mình (Trích Sống, Nguyễn Khoa Điềm, http: www.thivien.net, ngày 6/6/2016) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2 (0,5 điểm). Kể tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan niệm : “Không thể nào chấp nhận sống / Mà không biết mình về đâu” ? Vì sao ? Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào của đoạn thơ trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II. PHẦN LÀM VĂN: Học sinh hoàn thành các bài tập sau 1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ Bài tập 1. Từ nội dung bài Đọc hiểu 1, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống. Bài tập 2. Từ nội dung bài Đọc hiểu 2, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ), thể hiện suy nghĩ của anh/chị về giá trị mỗi người trong cuộc sống hôm nay. Bài tập 3. Từ nội dung bài Đọc hiểu 3, viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ), thể hiện suy nghĩ của anh/chị về ý thơ sau: Không thể nào chấp nhận sống: Khi mình chưa là mình 2. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: Lập dàn ý chi tiết cho các bài tập sau Bài tập 1: Cảm nhận sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Bài tập 2: Phân tích sự trỗi dậy sức sống của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài).
  4. Bài tập 3: Việc Mị cắt dây trói cho A Phủ rồi chạy trốn cùng A Phủ, có ý kiến cho rằng : đó là một hành động bột phát. Ý kiến khác lại khẳng định : đó là một hành động tất yếu. Từ cảm nhận về nhân vật Mị trong đêm mùa đông, cắt dây trói cho A Phủ, sau đó tự giải phóng (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài), hãy thể hiện suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên. Bài tập 4: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. .Hết