Bài tập ôn bài 8 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

docx 3 trang thuongdo99 2520
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn bài 8 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_bai_8_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_2019_2020_t.docx

Nội dung text: Bài tập ôn bài 8 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY PHIẾU BÀI TẬP Năm học: 2019- 2020 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Bài 8: Khoan dung Câu 1: Em hiểu thế nào về lòng khoan dung? Câu 2: Em hãy nêu một số biểu hiện của lòng khoan dung và một số biểu hiện trái với khoan dung? Câu 3: Khoan dung có ý nghĩa như thế nào với bản thân mỗi người và với xã hội? Câu 4: Theo em, mỗi người phải rèn luyện như thế nào để có lòng khoan dung? Câu 5: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng khoan dung? ( Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn ) A. Luôn bỏ qua lỗi lầm của tất cả mọi người. B. Tìm cách bao che cho khuyết điểm của bạn. C. Chỉ ra lỗi cho bạn sửa chữa. D. Hay để ý, phát hiện lỗi của người khác. Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? ( Đánh dấu X vào ô tương ứng ) Ý kiến Đồng ý Không đồng ý A. Chỉ cần khoan dung với người ít tuổi hơn mình. B. Khoan dung giúp mối quan hệ giữa mọi người trở nên thân thiện hơn. C. Khoan dung là biểu hiện của sự yếu thế. D. Chỉ khoan dung với người thân trong gia đình. E. Sống có lòng khoan dung khiến ta luôn thấy thanh thản, thoải mái.
  2. Câu 7: Nối mỗi cụm từ phù hợp ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I sao cho đúng với nội dung bài học. I II A. Người có lòng khoan dung 1. được mọi người yêu mến, quý trọng. B. Khoan dung là 2. trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. C. Nhờ có lòng khoan dung, 3. luôn tôn trọng và thong cảm với người khác, cuộc sống và quan hệ giữa biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận mọi người và sửa chữa lỗi lầm. 4. rộng lòng tha thứ. 5. sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng. Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về lòng khoan dung? ( Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn ) A. Một điều nhịn là chín điều lành. B. Chín bỏ làm mười. C. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. D. Bán an hem xa mua láng giềng gần. Câu 9: Trong giờ ra chơi, Hoàng rủ Giang cùng chơi cầu long. Không may Giang làm gãy vợt của Hoàng. Câu hỏi: Nếu em là Hoàng, trong tình huống đó em sẽ làm như thế nào? Vì sao? Câu 10: Khi làm bài kiểm tra Hình học 1 tiết, vì sơ ý, Hương chạm phải tay Linh trong lúc vẽ hình khiến hình không được chuẩn. Hương đã xin lỗi, nhưng Linh vẫn bực tức, lấy bút gạch vào hình trong bài của bạn. Câu hỏi: 1/ Em có nhận xét gì về hành vi của Linh? 2/ Nếu là Linh, em sẽ xử sự như thế nào?
  3. Câu 11: Ở lớp 7A Hạnh bị các bạn bài xích vì đã có một lần Hạnh lấy đồ của bạn trong lớp. Mặc dù Hạnh đã trả lại đồ, xin lỗi bạn và không tái phạm nữa nhưng cả lớp vẫn coi Hạnh là một học sinh hư. Câu hỏi: 1/ Em có tán thành với thái độ và cách xử sự của các bạn lớp 7A không? Vì sao? 2/ Nếu là một thành viên của lớp 7A, em sẽ đối xử với Hạnh như thế nào? Câu 12: Em hiểu như thế nào về câu: “ Giơ cao, đánh sẽ ”? Câu 13: Hãy kể một câu chuyện về lòng khoan dung của những người sống quanh em.