Bài tập ôn tập Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_hoc_2020_2021_tru.docx
Nội dung text: Bài tập ôn tập Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
- PHIẾU BÀI TẬP GDCD6 BÀI 7: YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN I.Trắc nghiệm Câu 1: Trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên là? A. Khai thác thiên nhiên. B. Con người cần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. C. Phá hoại thiên nhiên. D. Làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên. Câu 2: Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người ? A. Cần thiết. B. Không quan trọng. C. Không cần thiết. D. Rất cần thiết. Câu 3: Việc làm nào bảo vệ thiên nhiên? A. Xả rác bừa bãi. B. Hái hoa trong trường học, công viên. C. Hái những cành lộc lớn đầu năm ở đền, chùa để cầu may mắn. D. Trồng và chăm sóc cây xanh . Câu 4: Hành vi nào phá hoại môi trường rừng. A. Không xả rác thải nhựa. B. Săn bắt động vật hoang dã. C. Bảo vệ rừng phòng hộ. D. Trồng nhiều cây xanh. Câu 5: Nếu không có thiên nhiên, cuộc sống con người sẽ ? A. không tồn tại. B. không phát triển. C. không bị ảnh hưởng. D. không tiến bộ. Câu 6: Ngày môi trường thế giới là ngày nào? A. Ngày 5 tháng 6. B. Ngày 6 tháng 5. C. Ngày 1 tháng 6. D. Ngày 5 tháng 5. Câu 7: Di sản thiên nhiên nào của Việt Nam được công nhận là một trong bảy kì quan thiên nhiên mới của thế giới? A. Thánh địa Mỹ Sơn. B. Động Phong Nha - Kẻ Bàng. C. Vịnh Hạ Long. D. Hang Sơn Đoòng. Câu 8: Chủ đề ngày “ Môi trường thế giới 2019” là gì? A. Chống lại rác thải nhựa. B. Chống lại ô nhiễm biển. C. Chống lại ô nhiễm đất. D. Chống lại ô nhiễm không khí. Câu 9: Việc làm đốt túi nilong sau khi sử dụng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố nào của thiên nhiên? A. Môi trường đất. B. Môi trường nước. C. Môi trường biển . D. Môi trường không khí. Câu 10: Sân bóng nhân tạo có phải là thiên nhiên không ? A. Đúng vì chúng sinh ra đã có. B. Đúng vì chúng do con người tạo ra.
- C. Chúng vừa là tự nhiên vừa không tự nhiên. D. Sai vì chúng do con người tạo ra. II. Tự luận Câu 1: Mùa hè em được ba mẹ cho đi tắm biển tại bãi biển Nha Trang.Lúc tắm biển ở đó, em thấy có bạn nhỏ vứt túi nilong ra biển. Trong tình huống này em sẽ làm gì? Câu 2: Trong tình huống sau, em và gia đình sẽ làm gì ? “Gần nhà em công ty D hoạt động, đã nhiều lần người dân ở nơi em ở phản ánh tình trạng công ty D xả nước thải bừa bãi nhưng công ty D vẫn tiếp tục hoạt động, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.” Câu 3: Mỗi lần đi chợ, bạn H thường khuyên mẹ mang làn đi mua đồ ăn hoặc túi vải để hạn chế việc sử dụng túi nilong. Hành động của bạn H thể hiện điều gì ?
- PHIẾU BÀI TẬP GDCD6 BÀI 8: SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI I. Trắc nghiệm Câu 1: Điền từ còn thiếu để hoàn thành khái niệm “ là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.” A.Sống hoà nhập B. Sống hạnh phúc C.Sống chan hoà D. Sống có ích Câu 2: Người sống chan hoà với mọi người sẽ nhận được điều gì? A. Được mọi người quý mến, giúp đỡ. B. Được sống giàu sang. C. Được nổi tiếng D. Được tham gia nhiều hoạt động lớn. Câu 3: Biểu hiện của sống chan hòa là ? A. Chê cười bạn bè khi bạn vi phạm kỉ luật. B. Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. C. Không thích chơi với các bạn học kém hơn mình. D. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng . Câu 4: Biểu hiện của không sống chan hòa với mọi người là ? A. Không chơi với người nghèo. B. Tham gia các hoạt động do nhà trường phát động. C. Hăng hái giơ tay phát biểu, xây dựng bài. D.Thường xuyên quan tâm tới công việc của lớp . Câu 5: Câu tục ngữ “Chị ngã, em nâng” nói đến điều gì ? A. Tự rèn luyện bản thân. B. Lịch sự, tế nhị. C. Siêng năng, kiên trì. D. Sống chan hòa với mọi người. Câu 6: Đối với xã hội, sống chan hòa có ý nghĩa như thế nào ? A. Góp phần làm cho xã hội tươi đẹp. B. Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. C. Góp phần làm giàu cho đất nước. D. Góp phần bảo vệ môi trường. Câu 7: Chú Hà lái xe ôm luôn giúp đỡ người nghèo. Hành động đó thể hiện điều gì ? A. Chú Hải là người giả dối. B. Chú Hải là người sống chan hòa với mọi người. C. Chú Hải là người sống ích kỉ. D. Chú Hải là người không vụ lợi. Câu 8: Sống chan hoà là với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích. Điền vào dấu “ ” ?
- A. sống ích kỷ, vụ lợi B. sống vui tươi, hạnh phúc C. sống vui vẻ, hòa hợp D. sống ganh ghét, đố kị Câu 9 : Vợ chồng chú Hùng giàu có nhưng không quan tâm đến họ hàng ở quê. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Vợ chồng chú Hùng là người vô cảm. B. Vợ chồng chú Hùng là người tham lam. C. Vợ chồng chú Hùng là người không sống chan hòa với mọi người. D. Vợ chồng chú Hùng là người không biết điều. Câu 10: Biểu hiện nào thể hiện sống chan hoà với mọi người? A. Chỉ chơi với một vài bạn học giỏi trong lớp. B. Không cho bạn mượn đồ vì sợ hỏng. C. Khi chỉ định thì mới phát biểu vì sợ phát biểu sai bị bạn cười. D. Thường xuyên tâm sự, chia sẻ suy nghĩ của mình với người thân. II. Tự luận Câu 1: “Sắp tới lễ giáng sinh, lớp em có kế hoạch sẽ tổ chức một buổi liên hoan, văn nghệ. Bạn lớp trưởng đề nghị em tham gia một tiết mục văn nghệ.” Em sẽ làm gì? Câu 2: Trong lớp em có bạn A mới từ trường khác chuyển về thường bị các bạn trai trong lớp trêu đùa. Trong tình huống đó em sẽ làm gì ? Câu 3: Nhân dịp 20/11 nhà trường phát động cuộc thi văn nghệ. Phương lớp trưởng lớp 6c khích lệ các bạn cùng tham gia. Trong lớp Phương phân công những bạn có tài: người viết kịch bản, người diễn xuất, hát, múa. Cả lớp sôi nổi nhiệt tình, duy nhất chỉ có Khanh là không nhập cuộc. Câu 4: Nếu người bạn ngồi cạnh em gặp phải chuyện buồn, em sẽ
- PHIẾU BÀI TẬP GDCD6 BÀI 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I. Trắc nghiệm Câu 1: Hoạt động nào thể hiện học sinh không có mục đích học tập? A. Học bài cũ và soạn bài mới. B. Học tiếng anh thông qua bài hát và phim. C. Bỏ học đi chơi điện tử. D. Nhờ bạn giảng bài khó. Câu 2: Hoạt động nào không thể hiện cách học tập đúng của học sinh? A. Học vào những thời gian rảnh rỗi. B. Lên thư viện tìm tài liệu tham khảo. C. Lên kế hoạch học tập và vui chơi. D. Gặp bài khó là mở sách giải. Câu 3: Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. Trong dấu “ ” là cụm từ nào? A. Tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. B. Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt. C. Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức. D. Chăm ngoan, học giỏi. Câu 4: Việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào với mỗi cá nhân? A. Giúp phát triển nhân cách toàn diện. B. Giúp đất nước phát triển. C. Giúp phát triển văn hóa toàn diện. D. Giúp đất nước ngày càng tươi đẹp. Câu 5: Học sinh chăm ngoan, học giỏi, xác định đúng đắn được mục đích học tập sẽ giúp ích được cho những ai? A. Bản thân và gia đình. B. Gia đình và nhà trường. C. Gia đình và xã hội. D. Bản thân, gia đình, xã hội. Câu 6: T đến nhà H và thấy bạn đang đọc báo Thiếu niên, T cho rằng: Không nên đọc báo vì sẽ mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập. Quan điểm của T thể hiện điều gì? A. T là người có quan điểm không toàn diện trong việc học và chơi. B. T là người không có hiểu biết. C. T là người vô ý thức. D. T là người lười biếng. Câu 7: Để học tập tốt học sinh cần phải làm gì? A. Xác định đúng đắn mục đích học tập. B. Dành phần lớn thời gian để vui chơi.
- C. Dành toàn bộ thời gian để học. D. Dành thời gian để xem phim, lên mạng xem ca nhạc. Câu 8: Trong “Năm điều bác Hồ dạy”, nhiệm vụ học tập được Bác nói tới ở điều thứ mấy? A.Điều 1 B. Điều 2 C.Điều 3 D. Điều 4 Câu 9: Vì muốn con học giỏi nhất lớp, bố mẹ Hải lúc nào cũng bắt bạn phải học, không cho đi chơi, giao tiếp với ai để tranh thủ thời gian học bài . Nếu là Hải em sẽ làm gì? A.Nghe lời bố mẹ, suốt ngày ngồi học bài. B. Giận dỗi bố mẹ, không học. C. Chăm chỉ học tập, nói với bố mẹ về mong muốn được kết hợp học tập và vui chơi. D. Bỏ học vì thấy áp lực. Câu 10: Nói về mục đích học tập, em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A.Học tập để được nổi tiếng. B.Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ, thu nhập cao. C.Học để không hổ thẹn với bạn bè. D.Học tập để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. II. Tự luận Câu 1: Điền từ còn thiếu để hoàn thiện lời nhắn nhủ của Bác Hồ với học sinh. “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Điều đó phần lớn nhờ vào công của các cháu.” Câu 2: Bạn M thường chốn học để đi chơi, nên mẹ thường đưa đi học và ngồi chờ đến khi tan học đón về, nếu không bạn lại đi chơi. Em có nhận xét gì về bạn M? Câu13: Bạn N cho rằng học chỉ để cho nặng đầu, thà đi làm công ty còn hơn. Em sẽ khuyên bạn N như thế nào? Câu 4: Bố H mất sớm, một mình mẹ nuôi hai chị em, nhà nghèo nhưng hai chị em H vẫn cố gắng học tập, cuối năm đạt học sinh giỏi. Em có nhận xét gì về bạn H ? Câu 5: Em đang làm đề cương ôn thi học kì thì bạn D đến rủ đi chơi. Bạn nói sẽ cho em mượn đề cương để chép. Em sẽ làm gì?
- PHIẾU BÀI TẬP GDCD6 BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM I. Trắc nghiệm Câu 1: Trẻ em có ý nghĩa như thế nào? A. Là tương lai của mỗi dân tộc và nhân loại. B. Chỉ là trẻ em, không có vai trò đặc biệt gì trong xã hội. C. Không phải là tương lai của mỗi dân tộc và nhân loại. D. Là đối tượng được nhiều người quan tâm. Câu 2: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào? A. 1988 B. 1989. C. 1990 D. 1991 Câu 3: Theo công ước Liên hơp quốc, trẻ em có mấy nhóm quyền? A. 1 B. 2 C. 3. D. 4 Câu 4: Dòng nào ghi lại đúng các nhóm quyền cơ bản của trẻ em? A. Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền vui chơi. B. Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia. C. Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền giải trí. D. Nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền sống còn, nhóm quyền vui chơi, nhóm quyền phát triển. Câu 5: Quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bóc lột , xâm hại thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Nhóm quyền sống còn. B. Nhóm quyền phát triển. C. Nhóm quyền bảo vệ. D. Nhóm quyền tham gia. Câu 6: Quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như dược nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Nhóm quyền sống còn. B. Nhóm quyền bảo vệ. C. Nhóm quyền phát triển. D. Nhóm quyền tham gia. Câu 7: Ý kiến nào sau đây đúng? A. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn công ước Liên hơp quốc về quyền trẻ em. B. Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. C. Việt Nam là nước thứ ba trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- D. Việt Nam là nước cuối cùng trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Câu 8: Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? A. Không xử lí. B. Nhắc nhở nhẹ nhàng. C. Trừng phạt nghiêm khắc. D. Cảnh cáo. Câu 9: Dòng nào nêu đúng nhất ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? A. Thể hiện sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. B. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ. C. Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với trẻ em. D. Thể hiện tính nghiêm khắc của pháp luật. Câu 10: Câu nào đề cao vai trò, ý nghĩa của trẻ em? A. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. B. Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ. C. Dạy con từ thuở còn thơ. D. Trẻ em như búp trên cành. II. Tự luận Câu 1: Kể 3 việc làm thể hiện sự tôn trọng quyền của trẻ em? Câu 2: Bố bạn Toàn là người gia trưởng, không bao giờ cho con mình được trình bày ý kiến, quan điểm, nguyện vọng. Bố bạn Toàn đã vi phạm nhóm quyền nào dưới đây? Câu 3: Em sẽ làm gì khi chứng kiến một bạn học sinh bị nhiều bạn khác bắt nạt? Câu 4: Cho tình huống sau: Hoa năm nay 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng ăn uống. Hàng ngày, Hoa phải làm nhiều công việc như rửa bát, dọn dẹp, nhóm lò, phục vụ khách suốt từ sáng sớm đến khuya, có những công việc nặng quá sức của em. Hoa lại thường bị bà chủ mắng nhiếc. Em không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi. Theo em, trong tình huống trên, những quyền nào của trẻ em bị vi phạm?