Bài tập ôn tập Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

docx 2 trang thuongdo99 2390
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_lich_su_lop_9_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs_g.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. PHIẾU BÀI TẬP SỬ 9 Câu 1. Tháng 9-1940 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng ở Đông Dương? A. Quân đội phát xít Đức tấn công nước Pháp. B. Phát xít Nhật vào Đông Dương. C. Nhật đảo chính lật đổ Pháp. D. Hiệp ước chung được kí kết giữa Pháp – Nhật. Câu 2. Hiệp ước nào đánh dấu Nhật và Pháp đã câu kết chặt chẽ với nhau trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương? A. Hiệp ước phỏng thủ chung Đông Dương. B. Hiệp ước Pháp – Nhật. C. Hiệp ước liên kết Pháp – Nhật. D. Hiệp ước liên minh Pháp – Nhật. Câu 3. Một trong những nguy cơ thực dân Pháp phải đối mặt trước tình hình Đông Dương và thế giới trong năm 1939 là gì? A. Pháp thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai. B. Phát xít Nhật lăm le hất cẳng Pháp tại Đông Dương. C. Phe phát xít tấn công nước Pháp lần thứ ba. D. Phe Hiệp ước quay lưng lại với Pháp. Câu 4. Nhân dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã không có hành động nào sau đây trước sự khủng bố của Pháp - Nhật? A. Tạm thời hòa hoãn để củng cố lực lượng. B. Kiên quyết đấu tranh chống khủng bố. C. Tổ chức các toán vũ trang lùng bắt tay sau của Pháp. D. Thành lập ủy ban phụ trách mọi công tác cách mạng. Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cực khổ, điêu đứng của nhân dân Việt Nam trong những năm 1939 - 1945? A. Việt Nam bị cô lập bởi Pháp và Nhật. B. Phe Hiệp ước đang thất bại trên chiến trường. C. Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc. D. Chính sách thống trị của Pháp – Nhật. Câu 6. 2 triệu đồng bào Việt Nam chết đói vào cuối năm 1944 – đầu năm 1945 xuất phát từ căn nguyên nào sau đây? A. Chính sách thống trị của Pháp – Nhật. B. Chính sách cướp đất trồng đay của Nhật. C. Chính sách “kinh tế chỉ huy” của Pháp. D. Chính sách tăng thuế cho Pháp – Nhật. Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940) bùng nổ trong hoàn cảnh nào? A. Quân Pháp dùng người Việt làm bia đỡ đạn trong cuộc xung đột với Xiêm.
  2. B. Nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, cơ hội để nhân dân Việt Nam nổi dậy đã đến. C. Quân Nhật mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ. D. Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động khởi nghĩa ở Nam Kì. Câu 8. Từ năm 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945, tình hình Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật? A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng Việt Nam. B. Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của phát xít Nhật. C. Chiến tranh Pháp - Nhật ở Đông Dương. D. Pháp - Nhật câu kết với nhau để thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam. Câu 9. Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940)? A. Nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta. B. Giáng đòn mạnh vào thực dân Pháp, phát xít Nhật. C. Chứng tỏ đường lối chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Dương là đúng đắn. D. Thể hiện tinh thần đoàn kết với cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân thế giới. Câu 10. Đâu là nguyên nhân chung dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kì? A. Lực lượng trang còn non yếu. B. Chưa có sự chuẩn bị đầy đủ. C. Quần chúng chưa tham gia vào cuộc khởi nghĩa. D. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được chuẩn bị đầy đủ. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A B A D A A D D D