Bài tập ôn tập môn Vật lí Lớp 7

docx 5 trang Đăng Bình 05/12/2023 1640
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Vật lí Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_vat_li_lop_7.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Vật lí Lớp 7

  1. ÔN TẬP LÝ 7( TRONG DỊP NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH CORONA) CHỦ ĐỀ 1: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH . - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát . - Vật bị nhiễm điện ( vật mang điện tích ) có khả năng hút vật khác . - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm . - Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau . - Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương ( + ) ; Điện tích của thanh nhựa sẩm màu vào vải khô là điện tích âm ( - ). * Sơ lược về cấu tạo nguyên tử : - Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. - Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh tạo thành lớp vỏ nguyên tử . - Tổng điện tích âm của các Electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân .Do đó ,bình thường nguyên tử trung hòa về điện . - Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác ,từ vật này sang vật khác . @ Một vật nhiễm điện Âm nếu nhận thêm electron ( thừa electron ); nhiễm điện dương nếu mất bớt electron ( thiếu electron ). CHỦ ĐỀ 2: CHẤT DẪN ĐIỆN ,CHẤT CÁCH ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI . 1. Dòng điện – Nguồn điện . - Dòng điện là dòng các điện tích chuyển động có hướng . - Mỗi nguồn điện đều có hai cực : cực dương ( + ) và cực âm ( - ). - Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn . 2. Chất dẫn điện và chất cách điện : - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua .Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện . - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua .Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện . @ Lưu ý : - Kim loại dẫn điện tốt vì trong kim loại có sẵn Electron tự do . - Các dung dịch Axit ,kiềm ,muối,nước thường dùng là những chất dẫn điện . -Ở điều kiện thường không khí là chất cách điện .trong điều kiện đặc biệt thì không khí có thể dẫn điện . 3. Dòng điện trong kim loại – Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện .
  2. - Trong kim loại có các Electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại .Chúng được gọi là các Electron tự do .Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quang những vị trí cố định . - Dòng điện trong kim loại là dòng các Electron tự do dịch chuyển có hướng . Trong mạch điện kín có dòng điện chạy qua ,các Electron tự do trong kim loại bị cực âm đẩy và cực dương hút . - Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mô tả cách mắc các bộ phận của mạch điện bằng các kí hiệu . - Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng . - Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện . Chiều dịch chuyển có hướng của các Electron tự do trong dây dẫn kim loại ngược với chiều dòng điện theo quy ước . - Dòng điện cung cấp bởi Pin và Awcsquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều . I/ Lí thuyết: ( Học thuộc các câu này ) Phần này Học sinh xem lại Sách giáo khoa cũng như vở ghi chép để trả lời theo từng câu vào vở soạn bài . Câu 1: Cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì lụa có nhiễm điện không? Nếu có thì lụa nhiễm điện gì? Vì sao? Khi đó êlectron dịch chuyển từ thanh thủy tinh sang lụa hay ngược lại? Câu 2: Nguồn điện có công dụng gì? Kể tên 5 nguồn điện mà em biết? Câu 3: Kể tên 5 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin; Kể tên 5 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là acquy? Câu 4: Cho các từ và cụm từ sau đây: Nguồn điện, dòng điện, quạt điện, máy giặt, nồi cơm điện. Hãy viết 4 câu, mỗi câu sử dụng hai trong số các từ và cụm từ đã cho? Câu 5: Quan sát dưới gầm các ô tô chở xăng bao giờ cũng thấy một dây xích sắt. một đầu của dây xích này được nối với vỏ thùng xăng, đầu kia thả kéo lê trên mặt đường. Mục đích để làm gì? Tại sao? Trả lời : Khi xe chạy ,do thành xe ma sát với không khí ,bánh xe ma sát với mặt đường mà xe được tích điện .Điều này rất nguy hiểm với những xe chở các loại Xăng ( dầu ) cũng như các vật dễ bị cháy nổ .Vì vậy ,người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích đi xuống đường và xe không còn bị nhiễm điện nữa . Câu 6: Trong các phân xưởng dệt ,người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao .Làm như vậy có tác dụng gì ? Hãy giải thích ? Trả lời : Trong các phân xưởng dệt vải thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng trong không khí ,những bụi bông này có hại cho sức khỏe của công nhân .Những tấm kim loại đã được nhiễm điện ở trên cao có tác dụng hút
  3. các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn . Câu 7: Trên nóc nhà cao tầng người ta thường dựng một cây sắt dài nhô lên cao và nối với mặt đất bằng mộ dây dẫn .Người ta làm như vậy có tác dụng gì ? Giải thích ? Trả lời : Người ta làm như vậy có tác dụng chống sét .Vì khi có sét đánh thì toàn bộ điện tích sẽ tập trung vào đầu cột chống sét và dẫn xuống đất ,vì thế không gây nguy hiểm cho ngôi nhà . Câu 8: Biết rằng khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện Âm .Hỏi tóc nhiễm điện gì ?Khi đó các electron đã dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại ? Vì sao khi chải tóc đôi khi thấy một số sợi tóc dựng đứng thẳng lên ? Trả lời: Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện âm còn tóc thì nhiễm điện dương . Electron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa .Khi chải tóc ,các sợi tóc đều bị nhiễm điện dương tức là chúng bị nhiễm điện cùng loại do đó chúng đẩy nhau và vì vậy mà đôi khi ta thấy một số sợi tóc dựng đứng thẳng lên Câu 9: Chất dẫn điện, chất cách điện là gì? Hãy kể tên 3 vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện và 3 vật liệu thường dùng để làm vật cách điện? Câu 7: Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện? Câu 10: Hãy giải thích vì sao các lõi dây điện thường làm bằng đồng? Câu 11: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bóng đèn, một pin,1 khóa K đóng. BÀI 12: Làm bài tập 21.2 SBTVL7. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Chọn câu trả lời đúng Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy : A. mà không cần cọ xát . B. sau khi cọ xát bằng mảnh lụa. C. sau khi cọ xát bằng miếng vải khô. D. sau khi cọ xát bằng mảnh ni lông. Câu 2: Chọn câu giải thích đúng Tại sao trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ ? A. Vì thanh nhựa chưa bị nhiễm điện. B. Vì thanh nhựa trung hòa về điện. C. Vì mẩu giấy trung hòa về điện.
  4. D. Cả ba câu đều đúng. Câu 3 : Chọn câu trả lời đúng Trong nguyên tử : A. các êlectrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân. B. các êlectrôn mang điện dương chuyển động quanh hạt nhân. C. các êlectrôn mang điện âm đứng yên xung quanh hạt nhân. D. các êlectrôn mang điện dương đứng yên xung quanh hạt nhân . Câu4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện là dòng các . Dịch chuyển có hướng A. êlectrôn B. ion âm C. điện tích D. cả A, B, C đều đúng. Câu 5 : Chọn câu trả lời đúng Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện: A. Pin B. ắc-qui C. Đi-na-mô xe đạp D. Quạt điện Câu 6 : Chọn câu trả lời đúng Khi sử dụng đèn pin, nếu bật công tắc mà bóng đèn không sáng thì có thể do những khả năng nào sau đây: A. Bóng đèn bị hư. B. Đèn hết pin C. Pin còn nhưng gắn cực không đúng. D. Cả ba khả năng trên. Câu7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống Các vật nhiễm điện thì đẩy nhau, thì hút nhau. A. khác loại, cùng loại. B. cùng loại, khác loại. C. như nhau, khác nhau. D. khác nhau, như nhau. Câu8: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai? A. Các vật đều có khả năng dẫn điện. B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn bị nhiễm điện. C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện. D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát Câu9: Kết luận nào sau đây là đúng? A.Vật nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác. B. Vật nhiễm điện không đẩy, không hút vật khác. C. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. D. Vật nhiễm điện vừa đẩy, vừa hút các vật khác. Câu10: Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì có nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì: A.Lược nhựa chuyển động thẳng kéo dợi tóc thẳng ra. B. Các sợi tóc trơn hơn và bị kéo thẳng ra. C.Tóc đang rối khi bị chải thì thẳng ra. D.Cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra. Câu11: Hai mảnh len cọ xát vào hai mảnh pôliêtilen thì hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện như thế nào?
  5. A.Cùng loại B. Khác loại C. Không nhiễm điện D. Vừa cùng loại vừa khác loại. Câu12: Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại thì: A.Đẩy nhau B. Hút nhau C. Không đẩy, không hút D. Vừa đẩy, vừa hút Câu13: Cọ xát thanh thuỷ tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len sau đó đưa hai thanh này lại gần nhau thì: A.Thanh thuỷ tinh hút mảnh pôliêtilen B. Chúng hút lẫn nhau C. Chúng vừa hút, vừa đẩy D. Chúng đẩy nhau Câu14: Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi: A.Có các hạt mang điện chạy qua B. Chúng bị nhiễm điện. C. Có dòng các êlectrôn chạy qua D. Có dòng điện chạy qua chúng Câu15: Khi xem xét một nguồn điện như pin hoặc là ắc quy, điều mà ta cần quan tâm nhất là: A.Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp hay không B. Giá tiền là bao nhiêu C. Mới hay cũ D. Khả năng cung cấp dòng điện cho các thiết bị mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu. Câu16: Vật dẫn điện là vật: A. Có khối lượng riêng lớn C. Có các hạt mang điện B. Cho dòng điện chạy qua D. Có khả năng nhiễm điện Câu17: Chọn câu phát biểu đúng: Vật cách điện là A. vật không cho dòng điện đi qua B. vật cho dòng điện đi qua C. vật cho điện tích chạy qua D. vật cho các êlectrôn đi qua *Những câu thuộc những bài chưa học các con tìm hiểu kiến thức sgk Vật lý 7 để làm nhé và nộp bài cho GVBM nhé, chúc các con học tập tốt!