Bài tập Sinh học Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Sinh học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_sinh_hoc_lop_7.docx
Nội dung text: Bài tập Sinh học Lớp 7
- BÀI TẬP SINH HỌC 7 TỪ 23-28/3/2020 I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng trong các câu dưới đây: 1. Môi trường sống của trùng roi xanh là gì? A. Ao, hồ, ruộng. B. Biển. C. Cơ thể người. D. Cơ thể động vật. 2. Thủy tức di chuyển bằng cách nào? A. Roi bơi. B. Kiểu lộn đầu và roi bơi. C. Kiểu sâu đo. D. Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu. 3. Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng gì? A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù. B. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non. C. Giúp cơ thể luôn căng tròn. D. Giúp cơ thể dễ di chuyển. 4. Đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do? A. Cơ thể hình dù, lỗ miệng ở dưới, có đối xứng tỏa tròn. B. Cơ thể hình trụ. C. Có đối xứng tỏa tròn. D. Có 2 lớp tế bào và có đối xứng tỏa tròn. 5. Vai trò của giun đất đối với đất trồng trọt là gì? A. Làm cho đất tơi xốp. B. Làm tăng độ màu cho đất. C. Làm mất độ màu của đất. D. Làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu cho đất. 6. Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào? A. Ruồi vàng B. Bọ chó C. Bọ chét D. Muỗi Anôphen 7. Tại sao máu của giun đất có màu đỏ? A. Máu mang sắc tố chứa sắt. B. Máu mang sắc tố chứa đồng. C. Máu chứa nhiều chất dinh dưỡng. D. Máu chứa nhiều muối. 8. Đa số đại diện của ruột khoang sống ở môi trường nào? A. Sông. B. Biển. C. Suối. D. Ao, hồ. 9. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh là: A. gây bệnh cho người và động vật khác. B. di chuyển bằng tua. C. cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống.
- D. sinh sản hữu tính. 10. Đặc điểm để phân biệt giun đốt với giun tròn, giun dẹp là gì ? A. Cơ thể phân đốt. B. Có thể xoang và có hệ thần kinh. C. Cơ thể phân đốt, có thể xoang, hệ thần kinh, hô hấp qua da. D. Cơ thể phân tính. 11. Cấu tạo của trùng roi là: A. cơ thể hình dù, có lông bơi. D. cơ thể hình thoi, có lông bơi. B. cơ thể hình trụ, có chân giả. C. cơ thể hình thoi, có diệp lục, có roi. 12. Bên ngoài cơ thể của giun đũa có lớp vỏ bảo vệ bằng chất: A. đá vôi B. kitin C. cuticun D. dịch nhờn II. Phần tự luận Câu 1: Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh mà em biết ?.Chỉ ra những đặc điểm chung của các động vật đó? Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển ở giun đũa? Nhờ vào đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui rúc được vào ống mật? Câu 3: Ngành ruột khoang có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người? Chúc các em có một tuần học hiệu quả.