Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 9: Nhật Bản - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 9: Nhật Bản - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_11_bai_9_nhat_ban_truong.docx
Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 9: Nhật Bản - Trường THPT Thái Phiên
- BÀI 9. NHẬT BẢN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào của châu Á? A. Bắc Á. B. Nam Á. C. Trung Á. D. Đông Á. Câu 2. Đảo nào có diện tích lớn nhất trong quần đảo Nhật Bản? A. Hôcaiđô. B. Hônsu. C. Xicôcư. D. Kiuxiu. Câu 3. Thứ tự các đảo của Nhật Bản theo chiều từ bắc xuống nam là A. Hônsu, Hôcaiđô, Xicôcư, Kiuxiu. B. Xicôcư, Hônsu, Hocaiđô, Kiuxiu. C. Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu. D. Kiuxiu, Xicôcư, Hônsu, Hôcaiđô. Câu 4. Loại khoáng sản có nhiều nhất ở Nhật Bản là A. than đá. B. vàng. C.dầu khí. D. quặng sắt. Câu 5. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu nào? A. Khí hậu cận cực. B. Khí hậu gió mùa. C. Khí hậu xích đạo. D. Khí hậu nhiệt đới lục địa. Câu 6. Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm phân bố dân cư Nhật Bản? A. Phần lớn tập trung ở vùng nông thôn. B. Phân bố tập trung ở các vùng đồi núi. C. Phân bố đồng đều trên khắp lãnh thổ. D. Phần lớn tập trung ở các thành phố ven biển. Câu 7. Đảo nào của Nhật Bản dân cư thưa thớt? A. Hôccaiđô. B. Hônsu. C. Xicôcư. D. Kiuxiu. Câu 8. Hai sản phẩm công nghiệp nào sau đây của Nhật Bản chiếm tới 60% sản lượng thế giới? A. Tàu biển và ôtô. B. Xe gắn máy và rôbốt. C. Tàu biển và rôbốt. D. Xe gắn máy và tàu biển. Câu 9. Ngành công nghiệp nào chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản? A. Công nghiệp dệt. B. Công nghiệp chế tạo. C.Công nghiệp sản xuất điện tử. D. Công nghiệp luyện kim. Câu 10. Loại hình giao thông nào đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản? A. Đường sắt. B. Đường biển. C. Đường ô tô. D. Đường hàng không. Câu 11. Sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới là A. lúa gạo. B. chè. C. hoa quả. D. dâu tằm. Câu 12. Ngành khai thác than và luyện thép phát triển mạnh nhất ở đảo nào của Nhật Bản? A. Hôccaiđô. B. Hônsu. C. Xicôcư. D. Kiuxiu. Câu 13. Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn thuận lợi cho đánh bắt hải sản là do nguyên nhân nào sau đây? A. Vùng biển rộng lớn. B. Vùng biển ấm quanh năm. C. Bờ biển nhiều vũng vịnh, đầm phá. D. Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và lạnh.
- Câu 14. Giai đoạn 1973-1974 và1979-1980 tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giảm xuống là do A. thiếu nguyên liệu. B. khủng hoảng kinh tế. C. bị Hoa kì cạnh tranh. D. khủng hoảng dầu mỏ. Câu 15. Kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1955-1973 có đặc điểm là A. phát triển với tốc độ cao. B. tốc độ tăng trưởng suy giảm. C. rơi vào khủng hoảng trầm trọng. D. khôi phục ngang mức trước chiến tranh thế giới II. Câu 16. Khí hậu Nhật Bản có sự phân hóa Bắc -Nam rõ rệt là do A. Địa hình núi chiếm ưu thế. B. Lãnh thổ trải dài nhiều vĩ độ. C. Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa. D .Vùng biển có dòng biển nóng ,lạnh hoạt động. Câu 17. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản thay đổi theo hướng nào sau đây? A. Giảm tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15, tăng tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 trở lên. B. Tăng tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi từ 65 trở lên. C. Giảm tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi từ 65 trở lên. D. Tăng tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15, giảm tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 trở lên. Câu 18. Ngành kinh tế nào sau đây của Nhật Bản sẽ phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu? A.Thủy sản B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Dịch vụ. Câu 19. Thiên tai thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn cho Nhật Bản là A. bão. B. núi lửa. C. động đất. D. ngập lụt. Câu 20. Việc duy trì cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công trong cơ cấu kinh tế hai tầng ở Nhật Bản nhằm mục đích A. sản xuất các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu. B. hình thành các làng nghề phục vụ ngành du lịch. C. nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh. D. tận dụng lao động, nguyên liệu và thị trường trong nước. Câu 21. Đức tính nào sau đây của Người dân Nhật Bản có vai trò quan trọng trongsự thành công của đất nước này? A. Cần cù, tích cực,tự giác và tinh thần trách nhiệm cao. B. Coi trọng giáo dục kĩ năng sống hơn tiếp thu kiến thức. C. tinh thần trách nhiệm cao, ít quan tâm đến bản thân mình. D. Coi trọng việc học tập và thích thay đổi nơi ở để tìm việc mới lương cao hơn. Câu 22. Đặc điểm khí hậu trong mùa hạ ở phía nam Nhật Bản là A. khí hậu khô nóng,ít mưa. B. khí hậu mát mẻ, mưa nhiều. C. khí hậu ấm áp, không có mưa. D. khí hậu nóng, thường có mưa to và bão. Câu 23. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng lúa gạo Nhật Bản giảm? A. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng. B. Diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp. C. Năng suất lúa gạo ngày càng giảm. D. Cơ cấu bữa ăn của người nhật thay đổi.
- Câu 24. Cho bảng số liệu sau: Biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật bản qua các năm (Đơn vị %) Năm 1950 2014 Nhóm tuổi Dưới 15 tuổi 35,4 12,9 Từ 15-64 tuổi 59,6 60,8 Từ 65 tuổi trở lên 5,0 26,3 Căn cứ vào bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số Nhât Bản qua hai năm 1950 và 2014? A. biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ tròn. Câu 25. Cho bảng số liệu sau: Số dân Nhật Bản qua các năm Năm 1950 1970 1997 2005 2010 2014 Số dân (triệu người) 83,0 104,0 126,0 127,7 127,3 126,6 Căn cứ bảng số liệu,dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp để thể hiện sự gia tăng dân số Nhât Bản? A. Biểu đồ hình tròn. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D.Biểu đồ cột chồng. Câu 26. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản một số năm (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm 1985 2014 Sản lượng 11411,4 4165,0 Căn cứ vào bảng số liệu, tốc độ tăng trưởng sản lượng cá khai thác của Nhật Bản năm 2014 giảm so với năm 1985 là A. 63,5 %. B. 64,5 %. C. 65,5 %. D. 66,5 %. Câu 27. Cho bảng số liệu: Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2004 2010 2015 Xuất khẩu 287,6 443,1 565,7 769,8 624,8 Nhập khẩu 235,4 335,9 454,5 692,4 648,3 Căn cứ vào bảng số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm là A. tròn. B. cột. C. đường. D. miền. Câu 28. Cho bảng số liệu: Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật bản qua các năm ( Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2004 2010 2015 Xuất khẩu 287,6 443,1 565,7 769,8 624,8 Nhập khẩu 235,4 335,9 454,5 692,4 648,3 Căn cứ vào bảng số liệu, cán cân xuất nhập của Nhật Bản năm 2015 là A. -22,5. B. -23,5. C.-24,5. D. -25,5. Câu 29. Cho bảng số liệu: Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua một số năm (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm 1985 1990 2000 2005 2010 2014 Sản lượng 11411,4 10356,4 4988,2 5193,5 4440,9 4165,0
- Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng cá khai thác của Nhật Bảnqua các năm? A. Sản lượng tăng đều. B. Sản lượng qua các năm đều giảm. C. Sản lượng tăng không đều.D.Sản lượng giảm nhưng không ổn định. Câu 30. Cho biểu đồ Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên? A. Giá trị xuất khẩu qua các năm đều tăng. B. Giá trị xuất khẩu qua các năm đều giảm. C. Giá trị nhập khẩu tăng nhưng không ổn định. D. Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu. Câu 31. Với diện tích là 378.000 km 2, số dân là 126,6 triệu người (năm 2014 ).Mật độ dân số Nhật Bản là A. 331,0 người/ km2. B. 334,0 người/ km2. C. 332,0 người/ km2. D. 335,0 người/ km2. Câu 32. Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do nguyên nhân nào? A. Cơ cấu dân số già. B. Công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh. C. Tâm lí thích tiêu thụ nông sản ngoại nhập. D. Việc đầu tư khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp ít . Câu 33. Nguyên nhân nào sau đây làm cho sảnlượng cá khai thác của Nhật Bản giảm? A. Cơ cấu bữa ăn của người Nhật thay đổi. B. Việc khai thác hải sản không mang lại lợi nhuận cao. C. Nhật bản chỉ chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ.
- D. Ngư trường đánh bắt xa bờ bị thu hẹp và suy giảm nguồn hải sản. Câu 34. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có kim ngạch cao nhất năm 2016 là A. hàng thủy sản. B. sản phẩm chăn nuôi. C. sản phẩm may mặc. D. máy móc thiết bị và phụ tùng. Câu 35. Điểm tương đồng về sản phẩm chính giữa đảo Kiu-xiu và đảo Hô-cai-đô là A. khai thác quặng sắt . B. khai thác than. C. khai thác gỗ. D. khai thác quặng đồng. Câu 36. Ngành giao thông vận tải biển của Nhật bản có vị trí đặc biệt quan trọng là do A. có nhiều hải cảng lớn. B. ngành ngoại thương phát triển mạnh. C. ngành đóng tàu biển phát triển mạnh. D. đầu tư vốn và kĩ thuật nhiều hơn các ngành khác. Câu 37. Nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam định hướng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế nào? A. Du lịch và giao thông vận tải. B. Thương mại và giao thông vận tải. C. Công nghiệp và giao thông vận tải. D. Nông nghiệp và giao thông vận tải. II. TỰ LUẬN HS làm bài Thực hành Nhật Bản tiết 3 (trang 85 sgk) Hướng dẫn: - HS vẽ biểu đồ miền tuyệt đối (giống biểu đồ hình 10.3 trang 88) - ghi tên biểu đồ, chú thích. - nhận xét Lưu ý: HS làm bài trắc nghiệm và tự luận vào vở ghi bài, GVBM sẽ kiểm tra lấy điểm miệng hoặc 15 phút.