Bài tập trắc nghiệm tổng hợp chương 3 Hóa học Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm tổng hợp chương 3 Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_tong_hop_chuong_3_hoa_hoc_lop_9.pdf
Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm tổng hợp chương 3 Hóa học Lớp 9
- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP HÓA 9 CHƯƠNG 3 I. BẢNG TUẦN HOÀN 1. Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là: A. Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 B. Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 C. Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7 D. K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 2.Nguyên tố X có cấu tạo như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Tính chất hóa học cơ bản của X là: A. Tính kim loại mạnh. B. Tính phi kim mạnh. C. X là khí hiếm. D. Tính kim loại yếu 3.Nguyên tố B có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B. A. B thuộc ô 18, chu kì 4, nhóm IB. B thuộc ô 19, chu kì 3, nhóm II. C. B thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm I. D. B thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm I. 4.Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X? A. X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh. B. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh. C. X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh. D. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh. 5.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc A. Chiều nguyên tử khối tăng dần. B. Chiều điện tích hạt nhân tăng dần. C. Tính kim loại tăng dần. D. Tính phi kim tăng dần. 6.Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết A. Số thứ tự của nguyên tố. B. Số electron lớp ngoài cùng. C. Số hiệu nguyên tử D. Số lớp electron 7.Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: A. Mg, Na, Si, P. B. Ca, P, B, C. C. C, N, O, F. D. O, N, C, B 8.Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 lần lượt là:
- A. 8 và 18 B. 18 và 8 C. 8 và 8 D. 18 và 32 II. BÀI TẬP VỀ CLO 1.Dung dịch hỗn hợp hai muối natri clorua và natri hipoclorit được gọi là gì? A. Nước gia-ven B. Nước muối C. Nước axeton D. Nước cất 2.Dung dịch nước clo có màu gì? A. Xanh lục B. Hồng C. Tím D. Vàng lục 3.Nước clo thường được dùng phổ biến để diệt trùng trong bể bơi. Vậy nước clo là: A. HCl. B. HClO. C. HCl và HClO. D. H2O 4.Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp gì? A. Điện phân dung dịch B. Thủy phân C. Nhiệt phân D. Điện phân nóng chảy 5.Cho dung dịch NaOH 1M để tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của muối natri clorua thu được là A. 0,05M. B. 0,5M C. 1,0M. D. 1,5M. 6.Hòa tan hoàn toàn 52,2 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc)? A. 6,72 lít. B. 13,44 lít. C. 14,56 lít. D. 19,2 lít. 7.Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hiđro, clo và khí cacbonic. Bằng cách nào trong các cách sau đây để phân biệt mỗi khí trên (tiến hành theo trình tự sau) A. Dùng nước vôi trong dư. B. Dùng nước vôi trong dư, sau đó dùng quỳ tím ẩm. C. Dùng tàn đom đóm, sau đó dùng quỳ tím ẩm. D. Dùng quỳ tím ẩm, sau đó dùng nước vôi trong. III. BÀI TẬP VỀ CACBON VÀ OXIT CỦA CACBON. 1.Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại? A. Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, B. Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, C. Một số axit như HNO3; H2SO4; H3PO4, D. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2,. 2.Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1) thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó dẫn khí còn lại qua (2) thấy có chất rắn màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là
- A. Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng. B. Kali hiđroxit, nhôm oxit C. Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng. D. Nước vôi trong; nhôm oxit 3.Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì: A. Áp suất của khí CO2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. B. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. C. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. D. Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. 4.Cho 1,6 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 phản ứng với bột cacbon ở nhiệt độ cao thu được 0,28 lít khí CO2 (đktc). Thành phần % của hỗn hợp trên là A. 50% CuO; 50% Fe2O3 B. 40% CuO; 60% Fe2O3 C. 30% Fe2O3; 70% CuO D. 56% Fe2O3; 44% CuO 5.Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là A. Al2O3, Cu, MgO, Fe. B. Al, Fe, Cu, Mg. C. Al2O3, Cu, Mg, Fe. D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO. 6.Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là A. đồng (II) oxit và mangan oxit. B. đồng (II) oxit và magie oxit. C. đồng (II) oxit và than hoạt tính. D. than hoạt tính. 7.“Nước đá khô“ không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn. 8.Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây? A. CaCO3+CO2+H2O ↔Ca(HCO3)2 B. Ca(OH)2+Na2CO3→CaCO3↓+2NaOH C. CaCO3→CaO+CO2
- D. Ca(HCO3)2→CaCO3+CO2+H2O 9.Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng A. Dung dịch NaOH đặc. B. Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc. C. Dung dịch H2SO4 đặc. D. Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc. 10.Người ta có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất nào sau đây? A. CO2 là chất nặng hơn không khí B. CO2 là chất khí không màu, không mùi. C. CO2 không duy trì sự cháy và sự sống. D. CO2 bị nén và làm lạnh hóa rắn. 11.Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO? A. dung dịch NaCl B. dung dịch CuSO4. C. dung dịch HCl. D. dung dịch Ca(OH)2 dư. 12.Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm: A. MgO, Fe3O4, Cu. B. MgO, Fe, Cu. C. Mg, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. 13.Cho khí CO dư đi qua ống chứa 0,2 mol MgO và 0,2 mol CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là A. 17,6 B. 4,8 C. 20,8 D. 24,0 14.Khử 3,48 gam một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO. D. ZnO.