Báo cáo Chuyên đề Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương - Vũ Thị Ngọc Ánh

pdf 67 trang Đăng Bình 05/12/2023 1490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Chuyên đề Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương - Vũ Thị Ngọc Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_chuyen_de_day_hoc_mot_so_kien_thuc_trong_chuong_trin.pdf

Nội dung text: Báo cáo Chuyên đề Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương - Vũ Thị Ngọc Ánh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU TRƢỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG  BBÁÁOO CCÁÁOO CCHHUUYYÊÊNN ĐĐỀỀ DDẠẠYY HHỌỌCC MMỘỘTT SSỐỐ KKIIẾẾNN TTHHỨỨCC TTRROONNGG CCHHƯƯƠƠNNGG TTRRÌÌNNHH VVẬẬTT LLÍÍ PPHHỔỔ TTHHÔÔNNGG GGẮẮNN VVỚỚII SSẢẢNN XXUUẤẤTT KKIINNHH DDOOAANNHH TTẠẠII ĐĐỊỊAA PPHHƯƯƠƠNNGG Ngƣời thực hiện : Vũ Thị Ngọc Ánh Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng Năm học : 2018 - 2019 Vũng Tàu, 2018
  2. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng MỤC LỤC Mục lục 1 1. Cơ sở đề xuất giải pháp 2 1.1 Lí do chọn đề tài 2 1.2 Mục tiêu – nhiệm vụ nghiên cứu 3 1.3 Phạm vi của đề tài 3 1.4 Các bước nghiên cứu 3 1.4.1. Nghiên cứ u lí thuyết 3 1.4.2. Nghiên cứ u thực nghiệm 3 2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp 3 2.1 Cơ sở lí thuyết 3 2.1.1 Thực trạng dạy, học vật lí ở nhà trường phổ thông 3 2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh 4 2.1.3 Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo dục dạy học ở trường phổ thông 4 2.1.4 Quy trình tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương 5 2.1.5. Những yêu cầu về dạy học nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh 5 2.1.6 Một số hình thức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh 6 2.2 Một số kiến thức vật lí gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương 9 2.3 Một số chủ đề minh họa 13 Chủ đề 1: Các tật của mắt và cách khắc phục, kinh doanh mắt kính 13 Chủ đề 2: Sự chuyển thể của các chất và ứng dụng đúc đồng 21 Chủ đề 3: Dòng điện trong chất điện phân, trang sức xi mạ 28 3. Hiệu quả chuyên đề 35 4. Kết luận và đề xuất ý kiến 39 Phụ lục 1: Tiêu chí đánh giá hoạt động từng nhóm thông qua các năng lực đạt được 41 Phụ lục 2: Các phiếu học tập của đề tài các tật của mắt và cách khắc phục, kinh doanh kính mắt 44 Phụ lục 3: Các phiếu học tập của đề tài các tật của mắt và cách khắc phục, kinh doanh kính mắt 46 Phụ lục 4: Các phiếu học tập của đề tài dòng điện trong chất điện phân, trang sức xi mạ 49 Phụ lục 5: Một số hình ảnh trải nghiệm thực tiễn và báo cáo trên lớp 54 Tài liệu bổ trợ 58 Tài liệu tham khảo 66 Page 1
  3. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng 1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1.1 Lí do chọn đề tài Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ” đã được hội nghị trung ương 8 khóa XI thông qua ngày 4/11/2013, quan điểm chỉ đạo thứ 3 có ghi “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội ” Vật lí là một bộ môn khoa học tự nhiên gắn liền với đời sống thực tiễn và sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, ngược lại chính sự phát triển của xã hội lại có tác động không nhỏ đến quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học. Do đó, dạy học vật lí không chỉ đơn thuần là dạy học lý thuyết mà còn hướng dẫn học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá chung mô hình dạy học gắn liền với thực tiễn sản xuất đời sống địa phương mang lại hiệu quả tích cực đối với cả người dạy lẫn người học. Khi tham gia học tập trong môi trường này, học sinh thường đóng một vai cụ thể, từ đó kích thích hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng của học sinh. Cùng đó thông qua việc thường xuyên được tiếp cận với các hoạt động thực tiễn sản xuất, giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật. Khi tham gia các hoạt động thực tiễn người học có cơ hội để thử thách năng lực khác nhau của bản thân; học sinh được rèn khả năng tư duy, suy nghĩ sâu sắc khi gặp những vấn đề phức tạp; học sinh được đặt trong tình huống buộc phải thăng tính chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách tốt nhất, từ đó phát huy tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, năng lực giải quyết các vấn đề của học sinh. Học sinh có điều kiện để khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin từ các tình huống thực tiễn của địa phương; Có cơ hội để vận dụng và phát triển kiến thức lý thuyết đã học và đặc biệt rèn luyện cho học sinh phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp gặp phải trong khi tham gia các hoạt động thực tiễn. Thông qua hoạt động gắn với sản xuất kinh doanh của địa phương, giáo viên có điều kiện tìm hiểu sâu hơn các kiến thức liên quan, các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, nắm được ứng dụng của kiến thức vào đời sống sản xuất kinh doanh từ đó có phương pháp dạy học gắn liện với đời sống, tạo thêm hứng thú cho học sinh. Cạnh đó, giáo viên có thể phát hiện hướng xu nghề nghiệp của học sinh từ đó có thể định hướng cho học sinh xác định con đường phát triển sau khi tốt nghiệp THPT Page 2
  4. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng như chọn ngành học ở ĐH, CĐ; chọn ngành nghề trong học nghề hoặc trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh địa phương. Với các lí do nêu trên, tôi đã nghiên cứu chuyên đề “Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương ” . Rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy cô đồng nghiệp để đề tài thêm hoàn thiện. 1.2 Mục tiêu – nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua quá trình tham quan, tìm hiểu một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa phương các em nhận biết được quá trình hình thành sản phẩm, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập, kĩ năng hoạt động nhóm. Quá trình trên còn giúp các em hiểu rõ vật lí là môn học gắn liền với đời sống , có thể hình thành định hướng nghề nghiệp tương lai. 1.3 Phạm vi của đề tài Trong đề tài tôi nghiên cứu phương pháp dạy học gắn liền một số kiến thức vật lí với một vài hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa phương như nghề mộc, nghề sắt, kinh doanh kính thuốc 1.4 Các bƣớc nghiên cứu 1.4.1 Nghiên cƣ́ u lí thuyết Qua quá trình tham gia tập huấn tháng 11 năm 2017 theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với chuyên đề “Dạy học vật lí gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương”. Đồng thời tham khảo sản phẩm sau chuyên đề của một số trường THPT trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tham khảo một số chuyên đề trên mạng internet 1.4.2. Nghiên cƣ́ u thực nghiệm Tiến hành tiết chuyên đề dạy học vật lí gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 2.1 Cơ sở lí thuyết 2.1.1 Thực trạng dạy, học vật lí ở nhà trƣờng phổ thông Vật lý là một trong những môn học khó trong trường phổ thông, nếu không có bài giảng, phương pháp phù hợp, rất dễ làm cho học sinh thụ động tiếp thu. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học Vật lý, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của Vật lý. Nguyên nhân đầu tiên là do chương trình hiện nay vẫn còn nặng về mặt kiến thức. Trong một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, giáo viên cố gắng để chuyển tải kiến thức cho học sinh, nên thời gian để liên hệ thực tế hoặc mở rộng, thực hiện các thí nghiệm, nâng cao kiến thức là rất hạn chế. Page 3
  5. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Hơn nữa, cơ sở vật chất dành cho phòng học bộ môn Vật lý ở nhiều trường còn hạn chế nên thực hiện các thí nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn; học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với thí nghiệm thực hành để hiểu hơn về các hiện tượng thực tế của bài học dẫn đến học sinh không quan sát, không hiểu rõ được hiện tượng, không được trực tiếp tiến hành thí nghiệm; từ đó kém hứng thú, ghi nhớ bài học máy móc, nhanh quên kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất yếu kém. Cạnh đó dạy học vật lí còn chưa gắn liền với sản xuất, kinh doanh nên còn xa dời định hướng phát triển nghề ngiệp, còn chưa phát huy tốt vai trò định hướng, phân luồng sau phổ thông. Để khơi dậy niềm đam mê của học sinh với môn Vật lý, cần phải tích cực đổi mới cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng đề có lồng ghép kiến thức thực tế làm cho học sinh phải thay đổi phương pháp học cho phù hợp. Đồng thời, phải thay đổi phương pháp dạy của giáo viên, phải có tư duy đổi mới gắn kiến thức Vật lý với thực tế và thí nghiệm thực hành. Một trong các phương pháp đổi mới giáo dục nhằm đảm bảo các yêu cầu trên là phương pháp dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. 2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh a. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất, kinh doanh là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận. b. Một số loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh *. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành dịch vụ khách sạn du lịch *. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. *. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp *. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong công nghiệp 2.1.3 Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trƣờng phổ thông Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa sau - Kích thích hứng thú trong học tập của học sinh - Phát triển tư duy của học sinh - Giáo dục nhân cách học sinh - Định hướng nghề nghiệp cho học sinh - Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh + Kỹ năng giao tiếp + Kỹ năng đặt câu hỏi Page 4
  6. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng + Kỹ năng hợp tác + Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng + kỹ năng tư duy phê phán + Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm + Kỹ năng quản lí thời gian + Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 2.1.4 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phƣơng Từ kinh nghiệm triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại một số địa phương thời gian qua có thể đề xuất quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương như sau Bƣớc 1: Lựa chọn cơ sở sản xuát kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học Bƣớc 2: Lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học Bƣớc 3: Khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh Bƣớc 4: Lập Kế Hoạch Giáo Dục/Dạy Học Bƣớc 5: Thực hiện kế hoạch giáo dục/dạy học 2.1.5. Những yêu cầu về dạy học nhà trƣờng gắn với sản xuất kinh doanh a. Đảm bảo mục tiêu của dạy học và mục tiêu sản xuất kinh doanh Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu từng cấp học nói chung, các môn học trong nhà trường phổ thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp học. Trên cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài được xây dựng. Vì vậy chuẩn bị lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc dạy học một bài học hoặc một nội dung, một chuyên đề của môn hoặc nhiều môn học, giáo viên cần xác định mục tiêu bài học, chuyên đề và lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó Page 5
  7. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng giáo viên cần xây dựng thêm một số yêu cầu về cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với học sinh. b. Xác định nội dung và thực hiện các bƣớc chuẩn bị chu đáo Dù tiến hành dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dạy học trong lớp học có sử dụng tư liệu, hình ảnh của cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây chúng ta có thể coi việc chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học môn học, giáo viên tập trung vào việc xác định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác sản xuất, kinh doanh như một phương tiện dạy học. 2.1.6 Một số hình thức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh a Hình thức khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh để tiến hành bài học *. Mô tả hình thức Theo phương án này, việc dạy học môn Vật lí với định hướng gắn với hoạt động giáo dục kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp học. Ở đây chủ yếu khai thác và sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh trong quá trình thực hiện nội dung dạy học trên lớp. *. Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề, bài học để lựa chọn nội dung dạy học, lập kế hoạch dạy học. Mục đích chính là sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản xuất kinh doanh của địa phương tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Giáo viên có thể thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh và giao cho một số nhóm thực hiện để báo cáo kết quả trên lớp. - Tổ chức dạy học trên lớp, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến sản xuất và kinh doanh của địa phương. - Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác. - Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học. *. Ƣu điểm và hạn chế Phương án này tuy có tính khả thi là thực hiện dễ dàng trên lớp do việc kết hợp dạy lồng ghép các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh. Hạn chế là khó đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh *. Một số lƣu ý Giáo viên cần xác định mức độ liên hệ, sử dụng tư liệu trong bài học để lựa chọn thích hợp. Vì thời gian trên lớp có hạn nên giáo viên và học sinh phải chủ động chuẩn bị trước các tư liệu về sản xuất kinh doanh của cơ sở địa phương. Page 6
  8. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng b. Hình thức tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất, kinh doanh *. Mô tả hình thức Với phương án này, trên lớp giáo viên vẫn giảng dạy bình thường, việc gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chủ yếu thể hiện ở khâu dặn dò trước khi tổ chức thăm quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi hướng dẫn học sinh thăm quan, học tập tại cơ sở, ngoài các nội dung thăm quan thông thường, giáo viên phải hướng học sinh liên hệ các hoạt động ở cơ sở với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn học. *.Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học. - Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch. - Sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học. *.Ƣu điểm và hạn chế Phương án dạy học này gắn với các nội dung liên hệ thực tiễn đến ngành nghề sản xuất kinh doanh có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Tiết kiệm được thời gian, cơ sở vật chất hơn so với phương án dạy tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực hiện hướng dẫn học sinh tham quan. Giáo viên phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc đưa đón học sinh đi lại, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học. *. Một số lƣu ý Để đảm bảo tính khả thi và không ảnh hưởng nhiều tới kế hoạch giáo dục của nhà trường, giáo viên nên sắp xếp giờ thăm quan, học tập vào các tiết thực hành (Bởi với điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện nay thì việc thực hiện dạy học các bài thực hành gặp rất nhiều khó khăn), hoặc bố trí đưa học sinh đi tham quan như một hoạt động ngoại khóa vào một buổi nào đó mà học sinh được nghỉ học. c. Hình thức tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh *. Mô tả hình thức Theo phương án này, toàn bộ nội dung dạy học được thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Do vậy, giáo viên cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh. *. Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề, bài học để lựa chọn nội dung giáo dục,dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục,dạy học. Page 7
  9. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng - Thực hiện hoạt động giáo dục,dạy học tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch. - Sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học. *. Ƣu điểm và hạn chế Phương án dạy học này gắn với các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh. Giáo viên phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc đưa đón học sinh đi lại, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học. *. Một số lƣu ý Với phương án này, khâu chuẩn bị rất quan trọng. Một mặt giáo viên phải làm việc trước với cơ sở để chuẩn bị báo cáo viên, phương tiện dạy học; một mặt, giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị đọc trước bài ở nhà và những việc cần làm khi thăm quan học tập tại cơ sở. Ngoài ra, sau buổi học tại cơ sở, giáo viên cần kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học nếu thấy cần thiết. d. Tổ chức nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học *. Mô tả hình thức Theo phương án này,giáo viên đưa ra những vấn đề thực tiễn của địa phương mà học sinh có thể tìm hiểu và thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Do vậy, giáo viên cần chọn những vấn đề giao cho một số nhóm học sinh yêu thích để nghiên cứu khoa học mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh. *. Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề thực tiễn để lựa chọn nội dung nghiên cứu khoa học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó giao nhiệm vụ cho một số học sinh yêu thích, đam mê để lập kế hoạch nghiên cứu khoa học giao cho học sinh, nhóm học sinh thực hiện ngoài giờ học. - Tổ chức cho nhóm học sinh khảo sát, xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học theo quy trình để giải quyết vấn đề đặt ra liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thông qua các buổi sinh hoạt lớp, chuyên đề hoặc câu lạc bộ nghiên cứu khoa học. - Rút kinh nghiệm việc hướng dẫn nghiên cứu khoa học. *. Ƣu điểm và hạn chế Phương án này có ưu điểm rất lớn giúp học sinh phát triển tất cả các phẩm chất và năng lực thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Page 8
  10. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng, có kinh phí hoạt động, đòi hỏi sự liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả mong muốn. *. Một số lƣu ý Với phương án này, GV cần hướng dẫn học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học ở tất cả các quy trình của quá trình nghiên cứu: từ việc khảo sát, đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết, lập đề cương, thực hiện nghiên cứu, thu thập thông tin, xử lý thông tin và viết báo cáo khoa học Giáo viên phải liên hệ và làm việc trước với cơ sở sản xuất kinh doanh, các nhà khoa học, kỹ sư giúp các em hoàn thành nhiệm vụ. 2.2 Một số kiến thức vật lí gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Lớp 10 TT Bài học Nghề liên Kĩ năng Kiến thức Cơ sở sản xuất kinh quan nghề vận dụng doanh *. Cơ sở cơ khí Quốc Văn, 68 Phạm Hồng Thái, Phường 7, thành Lực ma sát phố Vũng Tàu Cơ khí Mài làm mòn bề *. Cơ sở cơ khí mặt. Văn Giáp, 17 Lê Hồng Phong, Phường 7, thành phố Vũng Tàu 1 Lực ma sát *. Cơ sở mộc An Bình 38 Phạm Thế Lữ, Phường 9 thành phố Làm nhẵn bề Lực ma sát Vũng Tàu Mộc, nề mặt gỗ, làm mòn bề *. Cơ sở sản xuất và kinh tường nhà mặt. doanh gỗ nội thất Huy Hoạch 524,526 Thống Nhất, phường 8 thành phố Vũng Tàu *. Cơ sở sửa chữa xe hon đa Oanh 154 Ba Cu, Phường 3 Má phanh Thay má thành phố Vũng Tàu Sửa xe máy bị mòn do phanh *. Công tyTNHH mô ma sát tô BMB ; 01 Nguyễn Thái Học, phường 7, TP Vũng Tàu Page 9
  11. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng *. Công Ty TNHH Sản Dùng ngẫu Xuất Và Cung Cấp Nước Xoáy đinh 2 Ngẫu lực Cơ khí lực để vặn, Đóng Chai Vie 230 Thống ốc Nhất, phường 8, Thành xoáy phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu *. Cơ sở điện lạnh Quốc Vinh 512 Thống Nhất Mới, phường 8, thành phố Vũng Tàu Các *. Công ty TNHH TM- nguyên lí DV Minh Khâm Hiệu suất Biến đổi 3 của nhiệt Máy lạnh 462-464, phường 8t nguồn điện điện năng động lực hành phố Vũng Tàu học *. Cơ sở điện lạnh Đinh Luận 100 Xô Viết Nghệ Tĩnh, kiot số 7, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu Đúc chuông, Làng nghề đúc đồng Sự chuyển Sự nóng tượng, đúc xã Long Sơn, huyện 4 thể của các Đúc chảy và các chi tiết Long Điền, tỉnh Bà chất động đặc máy Rịa - Vũng Tàu Lớp 11 Điện cơ Thành Dòng điện Kiểm tra cầu Tác dụng Chuyên, 107 Xô Viết Điện dân 5 trong kim chì, hàn nhiệt của Nghệ Tĩnh, phường dụng loại thiếc dòng điện Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu Hiện tượng *. Cơ sở kinh doanh điện phân, vàng , bạc, trang sức xi Xi mạ kim Dòng điện Hiện tượng mạ Hiền Lộc loại, mạ 6 trong chất Mạ điện dương cực *. Cơ sở kinh doanh vàng, mạ điện phân tan vàng , bạc, trang sức xi bạc Định luật mạ Kim Mai Faraday về Cổng trước chợ mới Page 10
  12. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng hiện tượng Vũng Tàu, thành phố điện phân Vũng Tàu *. Cơ sở cơ khí Quốc Văn 68 Phạm Hồng Thái, Hồ quang Dòng điện Phường 7, thành phố Hàn hồ Hàn hồ có nhiệt độ 7 trong chất Vũng Tàu quang quang cao, sự dính khí *. Cơ sở cơ khí Văn ướt Giáp 17 Lê Hồng Phong, Phường 7, thành phố Vũng Tàu *. Dịch vụ điện tử Hùng Phi 25 Nguyễn Văn Trỗi thành phố Vũng Tàu Dòng điện Dòng điện Kiểm tra *. Cửa hàng Bảo sửa 8 trong chất Điện tử trong chất điot tranzito chữa các thiết bị điện bán dẫn bán dẫn tử 179 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu Phản xạ Y học Nội soi Phản xạ 9 *. Bệnh viện Lê Lợi toàn phần toàn phần *. Phòng khám mắt của bác sĩ Phạm Ngọc Anh Chi 158 Lí Thường Kiệt, phường 1 thành phố Mắt, sự tạo Vũng Tàu Kiểm tra độ ảnh của *. Cơ sở kinh doanh Nhãn khoa 10 Mắt cận độ viễn thấu kính, kính mắt ITALIA Kính mắt của mắt các tật của 266 Nguyễn An Ninh mắt Phường 7 thành phố Vũng Tàu *. Cơ sở kinh doanh kính mắt BV Điện Biên Phủ, số 19, đường 30 tháng 4 Page 11
  13. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng phường 9, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Lớp 12 Cơ sở phục hồi phuộc Sửa xe máy nhún bác Sáu Phuộc Dao động Kiểm tra Dao động 11 Phục hồi 349/5 Trương Công tắt dần giảm xóc tắt dần phuộc nhún Định, thành phố Vũng Tàu *. Nhạc cụ Tấn Đạt 51 Cô Giang, phường 4, thành phố Vũng Tàu Kiểm tra Đặc trƣng Làm đàn, Đặc trưng *. Trung tâm Âm nhạc cộng hưởng, xanh chuyên hòa âm, 12 vật lí sinh nhạc cụ dân vật lí sinh lí âm sắc của phối khí, kinh doanh lí của âm tộc của âm nhạc cụ các loại đàn 389 Nguyễn An Ninh phường 9, thành phố Vũng Tàu Cơ sở sửa chữa Mạch điện Tác dụng Kiểm tra dây đồ điện dân dụng xoay chiều Điện dân nhiệt của đốt bàn là, Địa chỉ: H19 Tạ Uyên, chỉ có điện dụng dòng điện 13 nồi cơm điện F3, Tp Vũng Tàu trở xoay chiều Điện cơ Thành *. Cơ sở dịch vụ kỹ thuật Đức Minh 22 Phạm Hồng Thái, Sửa chữa Máy phát Máy phát phường 7, thành phố Điện dân mày phát 14 điện xoay điện xoay Vũng Tàu dụng điện xoay chiều chiều *. Cơ sở Bình Điện Cơ chiều cỡ nhỏ 448 Thống Nhất Mới, phường 8, Thành phố Vũng Tàu Page 12
  14. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng 2.3 Một số chủ đề minh họa Chủ đề 1: CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KINH DOANH MẮT KÍNH ( Vật lí lớp 11 - đã dạy trong năm học 2017- 2018) I. Xác định vấn đề cần giải quyết (bài học gắn với sản xuất, kinh doanh) Xác định được cấu tạo, hoạt động và các tật của mắt: nội dung này liên quan chặt chẽ với các kiến thức về nhãn khoa, kính mắt; các kỹ năng về kiểm tra độ cận, viễn của mắt. Với chủ đề “các tật của mắt và cách khắc phục- kinh doanh kính thuốc” gắn liền với hoạt động kinh doanh mắt kính sẽ giúp cho HS phát triển phẩm chất và năng lực, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn, thực hiện việc tư vấn nghề nghiệp hướng nghiệp phân luồng sau trung học. Ngành nghề liên quan đến bài học: dịch vụ y tế, kinh doanh mắt kính, chăm sóc mắt định kỳ Đây là ngành nghề liên quan trực tiếp đến mọi người ở mọi thời điểm. Vì vậy, các dịch vụ y tế, nghề kinh doanh mắt kính có thị trường rất rộng vì nó luôn được mọi người, mọi nhà mong muốn sử dụng. II. Những công việc chuẩn bị cho phƣơng án tổ chức dạy học. - Liên hệ với cửa hàng kinh doanh mắt kính BV Điện Biên Phủ, địa chỉ : số 19 đường Ba Mươi Tháng Tư, phường 9, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Khảo sát các cửa hàng kinh doanh mắt kính. - Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện - Lập kế hoạch dạy học: Chú ý đến đối tượng HS; điều kiện đảm bảo tài liệu, cơ sở vật chất và đội ngũ GV. - Xây dựng hệ thống câu hỏi,vấn đề của bài học gắn với các dịch vụ, kinh doanh mắt kính để học sinh tìm hiểu tại cơ sở kinh doanh. - Cho HS tham quan trải nghiệm ở phòng khám mắt, ở cửa hàng kinh doanh mắt kính. III. Kế hoạch dạy học 1. Mục tiêu bài học a. Kiến thức, kỹ năng, thái độ * Kiến thức - Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt viễn về mặt quang học và cách khắc phục các tật này. - Trình bày được qui trình cơ bản của việc phát hiện mắt bị tật. - Trình bày sơ lược về giá nhập sản phẩm vào và giá bán của mắt kính trên thị trường. * Kỹ năng - Giải được các bài tập về mắt. Cách khắc phục các tật của mắt. Page 13
  15. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng - Biết cách sử dụng các thiết bị đo, khám mắt. - Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh, dịch vụ về mắt tại địa phương. - Biết cách xác định mắt kính tốt hay xấu. * Thái độ - Quan tâm đến các vấn đề về mắt. Biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt. - Hào hứng và chủ động nhận nhiệm vụ tìm hiểu về hoạt động và các tật của mắt, các ngành nghề có liên quan. - Tham gia tích cực tìm hiểu các cơ sở dịch vụ y tế chăm sóc mắt, kinh doanh về mắt kính. - Chia sẻ, hợp tác, có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học . b. Các năng lực đƣợc hình thành và phát triển cho HS Năng lực tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu công nghệ, tin học. Cụ thể: - Năng lực hiểu biết kiến thức về mắt; - Năng lực tìm tòi, khám phá về các thiết bị khám mắt; - Năng lực giải quyết vấn đề nghiên cứu của bài học trong SGK và thực tiễn. c. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan Cơ sở kinh doanh, dịch vụ về mắt. 2. Chuẩn bị a. Giáo viên - Video clip, ảnh liên quan đến cấu tạo mắt, các tật của mắt. - Các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS. - Kế hoạch dạy học, câu hỏi kiểm tra đánh giá - Phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo b. Học sinh - Hệ thống các câu hỏi chuẩn bị cho buổi trải nghiệm - Vở ghi, SGK, Internet, tư liệu cung cấp - Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập. 3. Tổ chức hoạt động học a. Hƣớng dẫn chung Chủ đề được thực hiện theo 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho trải nghiệm thực tiễn Giáo viên liên hệ với cơ sở kinh doanh kính mắt để lên kế hoạch thời gian trải nghiệm. Học sinh nhận nhiệm vụ từ giáo viên tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến mắt, các tật của mắt và cách khắc phục qua SGK, qua các nguồn thông tin khác để từ đó đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cần giải quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi trải nghiệm, trao đổi với giáo viên để hoàn thiện. Page 14
  16. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Giai đoạn 2:Trải nghiệm thực tiễn Học sinh tìm hiểu về các thiết bị đo khám mắt, quy trình sử dụng các thiết bị đó ở thực tế, đặt câu hỏi cho nhân viên của cơ sở để thu thập những kiến thức từ thực tiễn, sắp xếp và hệ thống các kiến thức đó lại. Giai đoạn 3:Học tập ở nhà Học sinh hoạt động theo nhóm thảo luận xây dựng kiến thức, làm báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm. Giai đoạn 4: Trao đổi thảo luận trên lớp và nghiên cứu ở nhà Học sinh báo cáo kết quả thực nghiệm, thảo luận hình thành kiến thức. Giáo viên nhân xét, hệ thống kiến thức, giao các nhiệm vụ tìm tòi mở rộng sau bài học. Dự kiến tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới đây Quá Thời trình Hoạt động Nội dung hoạt động lƣợng dự dạy học kiến *. Chuẩn bị cho trải nghiệm thực tiễn Học sinh tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến mắt và các tật của mắt qua Chuẩn bị SGK, qua các nguồn thông tin khác như 1h sách, internet, , các vấn đề cần giải quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi trải nghiệm. *. Tham quan và tìm hiểu thực tiễn về Tham quan việc đo mắt và kinh doanh mắt kính. tìm hiểu Hoạt động 1: - Ghi lại những thông tin quan sát được ( 1-2h) Tình chuẩn bị và và nghe được vào phiếu trải nghiệm huống tham gia trải học tập 01. Làm báo xuất nghiệm thực *. Xây dựng báo cáo cáo trải phát tiễn, xây dựng Tìm hiểu thêm các thông tin từ các nghiệm báo cáo nguồn khác (sách báo, Internet), kết hợp (từ 1-2h) những kiến thức đã ghi nhận từ trải nghiệm, thảo luận nhóm, làm báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm . Hình Hoạt động 2: - Chọn từ 1 đến 2 nhóm báo cáo kết quả 10 phút thành Báo cáo kết thu thập từ trải nghiệm và từ quá trình Trên lớp kiến quả thảo luận của nhóm. Page 15
  17. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng thức Các nhóm nghiên cứu sách giáo khoa, Hoạt động 3: tìm hiểu, thảo luận các kiến thức về 15 phút Hình thành hệ - Các tật khúc xạ của mắt: tật cận thị và Trên lớp thống kiến viễn thị thức -Cách khắc phục tật cận thị, viễn thị . Hoạt động 4: - Hệ thống hóa kiến thức bài học. Hệ thống hóa -Vận dụng kiến thức về các tật của mắt, 15 phút Luyện kiến thức và công thức liên hệ giữa f, d, d’ để xác Trên lớp tập luyện tập định tiêu cự (độ tụ) của kính cần phải mang hoặc xác định phạm vi quan sát. -Tìm hiểu các tật khúc xạ ngoài cận thị và viễn thị. Vận - Tìm hiểu các cách khắc phục tật khúc dụng, Hoạt động 5: xạ (phẫu thuật mắt bằng Laser). tìm tòi Tìm tòi mở 5 phút - Tìm hiểu các cách bảo dưỡng mắt. mở rộng kiến thức - Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến rộng mắt, yêu cầu về nguồn nhân lực và nhu cầu của thị trường. b. Hƣớng dẫn cụ thể các hoạt động học Chủ đề này cần thực hiện trong thời gian 2 tiết (1 tiết trên lớp theo quy định cộng với thời gian làm việc ở nhà). Cụ thể như sau Hoạt động 1: HS chuẩn bị, tham gia trải nghiệm thực tiễn tại cửa hàng kinh doanh kính mắt và xây dựng báo cáo ở nhà. Thời gian: từ 3 giờ tới 5 giờ - Trải nghiệm tìm hiểu về: + Các thiết bị. + Phương pháp xác định các tật của mắt. + Cách dùng kính sao cho phù hợp với mắt. - HS thu thập thông tin, sắp xếp các thông tin và đặt các câu hỏi nghiên cứu về a) Mục tiêu + Các tật cận thị và viễn thị. + Cách khắc phục tật cận thị và viễn thị. - Tổ chức trải nghiệm thực tế, thu thập các thông tin thực tiễn tại cửa hàng kinh doanh kính mắt BV Điện Biên Phủ, số 19, đường 30 tháng 4 thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. - Sau đó tìm hiểu từ các nguồn khác ( sách giáo khoa, internet)về b) Nội dung nguyên tắc hoạt động của các thiết bị xác định tật của mắt. - Xây dựng báo cáo dựa trên các nhiệm vụ của phiếu học tập 01 và các kết quả trải nghiệm. Page 16
  18. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng - Đề xuất các câu hỏi có liên quan. - Xây dựng nội dung bài học, làm bài powerpoint báo cáo kết quả làm được. Giáo viên: - Liên hệ trước với các cơ sở tham quan cửa hàng kinh doanh kính mắt BV Điện Biên Phủ đường 30 tháng 4 thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. - Chia lớp làm 4 nhóm. Phổ biến kế hoạch tham quan trải nghiệm, c) Gợi ý tổ tìm hiểu tại cửa hàng kinh doanh kính mắt. Giao nhiệm vụ thực chức hoạt hiện phiếu học tập 01. động Học sinh: Thảo luận làm việc nhóm để -Tìm hiểu kiến thức được đề cập trong phiếu học tập 01 qua sách giáo khoa và internet hoặc các nguồn khác. -Liệt kê câu hỏi cần thiết thu thập thông tin để hoàn thành phiếu học tập 01 - Chuẩn bị học liệu (vở ghi, phiếu học tập 01). - Sau tham quan, trải nghiệm, HS thảo luận nhóm, xây dựng báo cáo sản phẩm trải nghiệm. d) Sản phẩm Bài powerpoint báo cáo kết quả tìm hiểu thực tiễn và các câu hỏi mong đợi nghiên cứu của các nhóm kết quả làm được. e) Gợi ý Giáo viên đánh giá việc trình bày, đánh giá sản phẩm là các câu đánh giá hỏi, ý kiến trao đổi, đánh giá kết quả qua vở ghi. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả trải nghiệm tại lớp - 10 phút a) Mục tiêu Báo cáo về việc sử dụng các thiết bị xác định các tật khúc xạ của mắt, cách khắc phục bằng cách đeo kính. b) Nội dung -Trình bày các báo cáo, trao đổi kết quả trải nghiệm. -Trình bày, thảo luận để thống nhất các câu hỏi nghiên cứu +. Tật cận thị: đặc điểm cách khắc phục +. Tật viễn thị: đặc điểm cách khắc phục - Đại diện HS của các nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả trải c) Gợi ý tổ nghiệm. Các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung. chức hoạt - Đại diện HS trình bày các câu hỏi đặt ra khi trải nghiệm để thảo động luận và lựa chọn các câu hỏi hợp lí. - Thống nhất các câu hỏi nghiên cứu. - HS tiến hành trình bày báo cáo và thảo luận theo kế hoạch. - Lựa chọn được các câu hỏi hợp lí. Page 17
  19. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng d) Sản phẩm Các câu hỏi mong muốn: mong đợi Sự điều tiết của mắt? Điều kiện nhìn rõ của mắt? Tật cận thị: đặc điểm, cách khắc phục? Tật viễn thị: đặc điểm, cách khắc phục? - GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm. e) Đánh giá - HS tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Hoạt động 3: Hình thành hệ thống kiến thức về mắt, các tật của mắt và cách khắc phục - 15 phút Cấu tạo của mắt về phương diện quang học, sự điều tiết và năng a) Mục tiêu suất phân li của mắt. Trình bày báo cáo về các tật khúc xạ của mắt, cách khắc phục Trình bày, thảo luận để thống nhất các câu hỏi nghiên cứu: b) Nội dung + Các tật cận thị, viễn thị và lão thị. + Cách khắc phục tật cận thị, viễn thị - Đại diện học sinh của các nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả c) Gợi ý tổ trải nghiệm. Các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung. chức hoạt - Đại diện học sinh trình bày các câu hỏi đặt ra khi trải nghiệm để động thảo luận và lựa chọn các câu hỏi hợp lí. Các báo cáo, bản ghi chép của các nhóm đầy đủ nội dung đạt các yêu cầu về d) Sản phẩm + Sự tạo ảnh qua thấu kính mắt mong đợi + Các tật của mắt ( cận thị, viễn thị ) và cách khắc phục - Giáo viên đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm. e) Đánh giá - Học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập- 15 phút Giáo viên nhận xét , bình luận, khen ngợi, động viên và giao nhiệm a) Mục tiêu vụ tìm tòi nghiên cứu cho học sinh. - Giáo viên chuẩn hóa, bổ sung kiến thức, hệ thống hóa kiến thức. - Học sinh vận dụng giải bài tập đơn giản về các tật của mắt Bài 1: Một người mắt có tật khúc xạ, có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. b) Nội dung a) Người này bị tật gì? Tại sao? b) Tìm độ tụ của kính cần đeo ( sát mắt) để người này nhìn rõ vật ở Page 18
  20. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng vô cực mà mắt không phải điều tiết. c) Khi đeo kính trên, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt bao nhiêu? Bài 2: Một người mắt có tật khúc xạ, nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40cm. a) Người này bị tật gì? Tại sao? b) Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25cm, người đó cần đeo kính (kính cách mắt 1 cm) có độ tụ bao nhiêu? *. Giáo viên c) Gợi ý tổ - Nhận xét , bình luận, khen ngợi, động viên tinh thần làm việc của chức hoạt các nhóm động - Bổ sung các kiến thức chưa đầy đủ, chưa đúng *. Học sinh - Ghi kiến thức vào vở - Giải bài tập d) Sản phẩm - Học sinh giải được bài tập mong đợi - Hoàn thiện bài làm trong vở - Giáo viên đánh giá sản phẩm. e) Đánh giá - Học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Hoạt động 5: Tìm hiểu thêm về các tật khác của mắt, cách khắc phục và bảo dƣỡng mắt - 5 phút Tìm hiểu, mở rộng kiến thức về các tật khác của mắt, cách khắc phục a) Mục tiêu và bảo dưỡng mắt, cách ngành nghề liên quan đến mắt. - Tìm hiểu các tật của mắt (ngoài cận thị, viễn thị, lão thị ). - Tìm hiểu trên thực tế có những cách nào khắc phục các tật của mắt. b) Nội dung - Các cách chăm sóc và bảo vệ mắt hàng ngày để tránh tật khúc xạ. - Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến mắt, yêu cầu về nguồn nhân lực và nhu cầu của thị trường. + Giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, xây dựng sản phẩm là bài giới thiệu trước lớp, được hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết. c) Gợi ý tổ + Hoạt động của GV: chức hoạt - Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn các em hoạt động ngoài động giờ (thực hiện phiếu học tập 02) - Chuẩn bị học liệu (SGK, vở ghi, tư liệu ), thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, thí nghiệm thực/ảo/mô phỏng, video, slide) d)Sản phẩm - Các bài viết của HS về cách khắc phục các tật của mắt trong thực tế. Page 19
  21. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng mong đợi - Các bài viết của HS về ngành nghề liên quan đến mắt, yêu cầu về nguồn nhân lực và nhu cầu của thị trường. e) Đánh giá GV đánh giá quá trình làm việc nhóm và báo cáo sản phẩm. IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá Câu 1: Mắt không có tật là mắt A. khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc. B. khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc. C. khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc. D. khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc. Câu 2: Quan sát hình vẽ (O, F, V là quang tâm của mắt, tiêu điểm mắt, điểm vàng). Hãy cho biết đó là mắt gì: V A. Cận thị B. Viễn thị O F C. Mắt không tật D. Mắt người già Câu 3: Chọn phát biểu sai khi nói về tật viễn thị của mắt. A. Mắt viễn thị là mắt không nhìn rõ được những vật ở gần như mắt bình thường. B. Đối với mắt viễn thị, khi không điều tiết thì tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm sau võng mạc. C.Điểm cực cận của mắt viễn thị ở xa mắt hơn so với mắt bình thường. D. Điểm cực cận của mắt viễn thị ở gần mắt hơn so với mắt bình thường. Câu 4: Chọn phát biểu đúng khi nói về kính sửa tật cận thị? A. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật. B. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật C. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật. D. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật. Câu 5: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 15cm và giới hạn nhìn rõ là 35cm . Độ tụ của kính phải đeo là A. D = 2điốp B. D = - 2điốp C. D = 1,5điốp D. D = -0,5điốp Câu 6: Một người nhìn rõ vật cách mắt từ 10cm đến 1m. Để sửa tật người này cận đeo sát mắt kính có độ tụ A. D = 0,5dp B. D = 1dp C. D = – 1dp D. D = - 0,5dp Câu 7: Một người viễn thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 50cm. Độ tụ của kính mà người ấy sẽ đeo sát mắt để có thể đọc được các dòng chữ nằm cách mắt gần nhất 25cm là A.1,5điôp B.2điôp C.-1,5điôp D.-2điôp Câu 8: Một người lúc về già chỉ nhìn rõ các vật nằm cách mắt trong khoảng từ 40 cm đến 50 cm. Để có thể đọc sách cách mắt 20cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy phải đeo sát mắt một kính có độ tụ bằng A.-2đp B.-2,5đp C.2,5đp D.2đp Page 20
  22. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Chủ đề 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT VÀ ỨNG DỤNG ĐÖC ĐỒNG ( Vật lí 10 dự kiến dạy trong học kì II năm học 2018-2019 ) I. Xác định vấn đề cần giải quyết (bài học gắn với sản xuất kinh doanh) Xây dựng chủ đề “ Sự chuyển thể của các chất và ứng dụng đúc đồng ” giúp cho học sinh phát triển phẩm chất năng lực, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn, thực hiện tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp phân luồng sau trung học. Ngành nghề liên quan đến bài học: Nghề đúc đồng tại làng nghề đúc đồng thôn Long Sơn, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghề đúc đồng ở Long Điền có từ những năm 90 của thế kỷ XVII, trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, người dân làng nghề đã tiếp nối, gìn giữ và phát triển nghề đúc đồng. Hiện nay, thương hiệu đồng Long Điền đã và đang nổi tiếng khắp miền Tây Nam Bộ. Với bề dày lịch sử phát triển, cùng là những tác phẩm để lại dấu ấn lịch sử, làng đúc đồng ở Long Điền xứng danh là một làng nghề truyền thống cần được bảo tồn và phát triển. Bởi, đây không chỉ là một địa chỉ thú vị cho khách du lịch, cho những nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn là nguồn động viên tích cực cho việc nâng cao tay nghề cũng như tạo hưng phấn, lòng tự hào về nghề của những người thợ đúc đồng Long Điền ngày nay, đây cũng là nơi tạo công ăn, việc làm cho nhiều người dân ở độ tuổi lao động trong vùng. II. Những công việc chuẩn bị cho phƣơng án tổ chức dạy học - Xây dựng danh mục cơ sở liên quan đến hiện tượng nóng chảy và đông đặc. - Khảo sát, tham quan làng nghề đúc đồng thôn Long Sơn, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện. - Lập kế hoạch dạy học: Chú ý đến đối tượng học sinh, điều kiện đảm bảo an toàn; tài liệu, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/ vấn đề của bài học gắn với sản xuất để học sinh tìm hiểu tại làng nghề đúc đồng. III. Kế hoạch dạy học 1. Mục tiêu bài học a. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức - Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. Viết được công thức nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài. - Nêu được định nghĩa của sự bay hơi và sự ngưng tụ. - Phân biệt được hơi khô và hơi bão hòa. - Định nghĩa và nêu được đặc điểm của sự sôi. - Trình bày được quy trình cơ bản của việc đúc Đồng Page 21
  23. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng * Kỹ năng - Áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài. - Giải thích được nguyên nhân của trạng thái hơi bão hòa dựa trên quá trình cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ. - Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dực trên chuyển động của các phân tử. - Áp dụng được công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng để giải các bài tập đã cho trong bài. - Nêu được những ứng dụng liên quan đến các qua trình nóng chảy- đông đặc, bay hơi- ngưng tụ và quá trình sôi trong đời sống - Tìm hiểu ngành nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương liên quan đến hiện tượng nóng chảy và đông đặc. * Thái độ - Quan tâm đến các sự kiện, hiện tượng về nóng chảy và đông đặc. - Hào hứng và chủ động nhận nhiệm vụ tìm hiểu về nghề đúc Đồng , tìm hiểu các hiện tượng liên quan đến hiện tượng nóng chảy và đông đặc. - Chia sẻ, hợp tác, có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học. b. Năng lực định hƣớng hình thành và phát triển cho học sinh Năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu KHTN&XH, công nghệ. Cụ thể: - Năng lực giải quyết vấn đề nghiên cứu của bài học trong SGK và thực tiễn. - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. - Năng lực tìm tòi, khám phá về nghề đúc Đồng - Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực thực hành. c. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúc Đồng. 2. Chuẩn bị a. Giáo viên - Video clip, ảnh về quá trình đúc đồng tại làng nghề thôn Long Sơn, huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS. - Kế hoạch dạy học, câu hỏi kiểm tra đánh giá - Phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo b. Học sinh - SGK, vở ghi bài, Internet, tư liệu GV cung cấp - Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập Page 22
  24. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng 3. Tổ chức các hoạt động học của học sinh a. Hƣớng dẫn chung Chủ đề được thực hiện theo 4 giai đoạn Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho trải nghiệm thực tiễn Giáo viên liên hệ với làng nghề đúc đồng để lên kế hoạch thời gian trải nghiệm. Học sinh nhận nhiệm vụ từ giáo viên tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến nghề đúc đồng, các giai đoạn của quá trình này? Từ đó đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cần giải quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi trải nghiệm, trao đổi với giáo viên để hoàn thiện. Giai đoạn 2:Trải nghiệm thực tiễn Học sinh tìm hiểu nghề đúc đồng tại làng nghề đúc đồng thôn Long Sơn, huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để thu thập những kiến thức từ thực tiễn, sắp xếp các kiến thức đó. Giai đoạn 3:Học tập ở nhà Học sinh hoạt động theo nhóm thảo luận xây dựng kiến thức, làm báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm Giai đoạn 4: Trao đổi thảo luận trên lớp và nghiên cứu ở nhà Học sinh báo cáo kết quả thực nghiệm, thảo luận hình thành kiến thức. Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới đây: Quá trình Thời lƣợng dự Hoạt động Nội dung hoạt động dạy học kiến *. Chuẩn bị trải nghiệm Học sinh tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến nghề đúc đồng, các giai đoạn của quá trình này qua SGK, qua các nguồn thông tin khác Trong 1 ngày, như sách, internet, , các vấn đề cần Hoạt động 1: gồm: giải quyết, những thắc mắc, xây Chuẩn bị và 1 buổi tham dựng hệ thống các câu hỏi trải tham gia trải quan từ 1giờ nghiệm. nghiệm thực đến 2 giờ. *. Trải nghiệm thực tế tiễn, xây dựng Làm báo cáo Học sinh thăm quan và tìm hiểu báo cáo trải nghiệm 1 thực tiễn tại làng nghề đúc đồng. Ghi đến 2 giờ lại những thông tin quan sát được và nghe được vào phiếu học tập 01. *. Xây dựng báo cáo Học sinh tìm hiểu thêm các thông tin từ các nguồn khác (sách báo, Page 23
  25. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Internet), thảo luận nhóm, làm báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm . Tình Hoạt động 2: Chọn từ 1 đến 2 nhóm báo cáo kết 20 phút huống báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm và từ quá ở lớp xuất phát quả trình thảo luận của nhóm. Các nhóm đọc sách giáo khoa tìm hiểu các kiến thức lí thuyết về hiện Hoạt động 3: Hình tượng nóng chảy và đông đặc. Hình thành hệ 45 phút thành Lắng nghe báo cáo của các nhóm thống kiến ở lớp kiến thức khác thức Thảo luận hình thành kiến thức về sự nóng chảy , sự đông đặc Hoạt động 4: - Hệ thống hóa kiến thức bài học Luyện Hệ thống hóa 20 phút - Giải nhanh một số bài tập tập kiến thức và ở lớp - Giải thích hiện tượng, sự kiện luyện tập Giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm: - Tìm hiểu các quy tắc an toàn điện, 5 phút Vận phòng cháy chửa cháy và tìm hiểu Hoạt động 5: giao nhiệm vụ dụng, tìm một số ngành nghề khác liên quan Tìm tòi mở và 01 tuần xây tòi mở chặt chẽ đến đúc đồng. rộng kiến thức dựng sản phẩm rộng - Các yêu cầu về nhân lực, khả năng nhóm sản xuất, kinh doanh, quản lí, vận hành b. Hƣớng dẫn cụ thể từng hoạt động Hoạt động 1: (khởi động) HS trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở đúc đồng và làm việc ở nhà –thời gian từ 4 giờ đến 5 giờ, xem video về đúc đồng trong thời gian đầu giờ học. Trải nghiệm tìm hiểu về đúc đồng trong thực tiễn để thu thập thông a) Mục tiêu tin, sắp xếp các thông tin và đặt các câu hỏi nghiên cứu. - Tổ chức trải nghiệm thực tế tại các cơ sở đúc đồng thu thập các thông tin thực tiễn. Sau đó tìm hiểu từ các nguồn tư liệu khác về hiện tượng nóng chảy và đông đặc. b) Nội dung - Xây dựng báo cáo dựa trên các nhiệm vụ của phiếu học tập 01 và các kết quả trải nghiệm. - Đề xuất và lựa chọn các câu hỏi có liên quan. c) Gợi ý - Chia nhóm từ 6 đến 8 HS. Phổ biến kế hoạch tham quan trải tổ chức nghiệm (từ 1giờ đến 2 giờ), tìm hiểu cơ sở đúc đồng có sử dụng Page 24
  26. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng hoạt động phương pháp nóng chảy và đông đặc tại địa phương. Giao nhiệm vụ thực hiện phiếu học tập 01. - Chuẩn bị học liệu (vở ghi, phiếu học tập 01) - Có thể liên hệ trước các cơ sở tham quan. Sau tham quan, trải nghiệm, HS về nhà: - Tìm kiếm thêm các thông tin về hiện tượng nóng chảy và đông đặc từ các nguồn khác nhau (sách báo, Internet). - Xây dựng báo cáo sản phẩm trải nghiệm. d) Sản phẩm mong đợi Bài powerpoint báo cáo sản phẩm tìm hiểu thực tiễn của các nhóm . e) Gợi ý GV đánh giá việc trình bày, đánh giá sản phẩm là các câu hỏi, ý đánh giá kiến trao đổi, đánh giá kết quả vở ghi Hoạt động 2: Báo cáo kết quả trải nghiệm tại lớp - thời gian 20 phút Trình bày báo cáo, chia sẻ thảo luận về các điều thu được từ trải a) Mục tiêu nghiệm về cơ sở đúc đồng bằng phương pháp nóng chảy và đông đặc. - Trình bày các báo cáo, trao đổi kết quả trải nghiệm b) Nội dung - Trình bày, thảo luận để thống nhất các câu hỏi nghiên cứu. - Đại diện HS của 1 đến 2 nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả c) Gợi ý tổ trải nghiệm. Các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung chức hoạt - Đại diện HS trình bày các câu hỏi đặt ra khi trải nghiệm để thảo động luận và lựa chọn các câu hỏi hợp lí. - Thống nhất các câu hỏi nghiên cứu lí thuyết và thí nghiệm. - HS tiến hành trình bày báo cáo và thảo luận theo kế hoạch - Lựa chọn được các câu hỏi hợp lí Các câu hỏi mong muốn: d) Sản phẩm Kim loại dùng trong cơ sở sản xuất là gì? mong đợi Nhiệt độ nóng chảy của kim loại đó là bao nhiêu? Trong quá trình đúc đồng xảy ra những quá trình chuyển thể nào? Vai trò của từng quá trình chuyển thể trong quá trình đúc đồng? - GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả ghi chép được của các HS và việc trình bày thảo luận e) Gợi ý đánh trước lớp của HS. giá - HS tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm (bàn học). Page 25
  27. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Hoạt động 3: Hình thành hệ thống kiến thức về sự chuyển thể của các chất - thời gian 45 phút a) Mục tiêu Nghiên cứu tìm hiểu và trình bày các kiến thức từ sách giáo khoa. - Đọc sách giáo khoa, lựa chọn và ghi chép các kiến thức về sự b) Nội dung chuyển thể của các chất. - Sắp xếp kiến thức thành sản phẩm nhóm để báo cáo. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - Làm việc nhóm đọc SGK kết hợp với các tài liệu bổ trợ đã nghiên c) Gợi ý cứu từ buổi trải nghiệm trước để tìm hiểu dòng điện trong chất điện tổ chức phân và ứng dụng nhằm trả lời các câu hỏi vấn đề. hoạt động - Thảo luận, lựa chọn các kiến thức quan trọng để xây dựng sản phẩm nhóm để báo cáo trước lớp. - Đại diện một nhóm báo cáo về các kiến thức thu được, trao đổi với các nhóm còn lại để hoàn thiện các kiến thức lí thuyết về sự chuyển thể của các chất. Các báo cáo, bản ghi chép của nhóm HS đầy đủ nội dung, đạt các yêu cầu: d) Sản phẩm - Sự nóng chảy, đông đặc là gì. mong đợi - Nhiệt nóng chảy là gì. - Nắm được các ứng dụng của sự chuyển thể của các chất. - Thực hiện báo cáo và trao đổi về các kiến thức thu được từ hoạt động nhóm để xác nhận các kiến thức đúng và đủ. e) Gợi ý - GV đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả đánh giá - HS đánh giá lẫn nhau như thế nào (nếu cần). Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập – thời gian 20 phút a) Mục tiêu Nhận xét, bình luận, động viên và giao nhiệm vụ tìm tòi, nghiên cứu cho các HS. b) Nội dung - Khẳng định các kiến thức đã được trình bày, bổ sung - Vận dụng giải một số bài tập đơn giản - GV đưa ra ý kiến đánh giá (nhận xét, khen ngợi, phê bình, chia sẻ ) c) Gợi ý về kết quả, tinh thần làm việc của các nhóm tổ chức - GV bổ sung thêm các kiến thức chưa đầy đủ (nếu cần) hoạt động - HS ghi kiến thức vào vở. - Giải các bài tập do GV hoặc HS đưa ra. d) Sản phẩm - HS giải được các bài tập mong đợi - Vở ghi hoàn thiện của HS e) Gợi ý - GV đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả đánh giá - HS đánh giá lẫn nhau như thế nào (nếu cần) Page 26
  28. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng về nghề liên quan đến đúc đồng- thời gian 5 phút Tìm tòi mở rộng kiến thức về các ngành có liên quan đến chủ đề a) Mục tiêu “Sự chuyển thể của các chất và nghề đúc đồng”. - Tìm hiểu các quy trình đúc đồng, đúc ngang, đúc nhôm b) Nội dung - Xây dựng báo cáo các vấn đề tìm hiểu về nghề đúc đồng liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc. * Giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, xây dựng sản phẩm là bài giới thiệu trước lớp; được hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết. c) Gợi ý tổ * Hoạt động của GV: chức hoạt - Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn các em hoạt động động ngoài giờ (thực hiện phiếu học tập 02). - Chuẩn bị học liệu (SGK, vở ghi, tư liệu ), thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, thí nghiệm thực/ảo/mô phỏng, video, slide) d) Sản phẩm Các bài viết của HS về sự chuyển thể của các chất; nghề liên quan mong đợi đến ứng dụng về sự nóng chảy và đông đặc. e) Gợi ý đánh - Giáo viên đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả giá - Học sinh đánh giá kết quả của các nhóm . IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá 4.1. Câu hỏi tự luận 1. Sự nóng chảy là gì? Quá trình ngược với sự nóng chảy là quá trình gì? 2. Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy? 3. Nhiệt nóng chảy là gì? Viết công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức này. 4.2 câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của chất rắn? A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định ứng với một áp suất ngoài xác định. B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài. C. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi. D. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi. Câu 2: Nhiệt độ nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg. Câu nào dưới đây là đúng? A. Khối đồng sẽ tỏa ra nhiệt lượng 1,8.105 J khi nóng chảy hoàn toàn. B. Mỗi kg đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. C. Khối đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J để hóa lỏng. D. Mỗi kg đồng tỏa ra nhiệt lượng 1,8.105 J khi hóa lỏng hoàn toàn. Câu 3: Nhôm có nhiệt dung riêng là 896 J/kg.K; nhiệt nóng chảy riêng là 3,9.105 J/kg. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm khối lượng 100 g ở nhiệt độ 200C, để nó hóa lỏng ở nhiệt độ 6580C? A. 57,165kJ B. 39kJ C. 96,165kJ D. 18,165kJ Page 27
  29. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Chủ đề 3: DÕNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN TRANG SỨC XI MẠ (vật lí 11) I. Xác định vấn đề cần giải quyết (bài học gắn với sản xuất kinh doanh) Hiện nay ngành xi mạ kim loại có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, trong nhiều lĩnh vực như: trong công nghệ chế tạo linh kiện ô tô, xe máy, trong xây dựng, trong sản xuất đồ gia dụng trong gia đình, trong trang trí và trang sức xi mạ Quá trình mạ kim loại là ứng dụng của hiện tượng điện phân, hiện tượng dương cực tan. Ngành nghề liên quan tới bài học: Sản xuất và kinh doanh trang sức xi mạ. Các cơ sở sản xuất và kinh doanh trang sức xi mạ xuất hiện ở mọi nơi từ thành phố tới các làng quê nên luôn có nhu cầu nhân lực. II. Những công việc chuẩn bị cho phƣơng án tổ chức dạy học - Xây dựng danh mục các cơ sở kinh doanh trang sức xi mạ. - Liên hệ với cơ sở kinh doanh vàng, bạc và trang sức xi mạ Hiền Lộc và cơ sở kinh doanh vàng, bạc và trang sức xi mạ Kim Mai ở cổng trước chợ mới Vũng Tàu, đường Nam Kì Khởi Nghĩa, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện. - Lập kế hoạch dạy học: Chú ý đến đối tượng học sinh, điều kiện đảm bảo an toàn; tài liệu, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/ vấn đề của bài học gắn với công nghệ xi mạ trang sức để học sinh tìm hiểu tại cơ sở tham quan. III. Kế hoạch dạy học 1. Mục tiêu bài học a. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức - Hiểu hiện tượng điện phân và bản chất dòng điện trong chất điện phân, - Hiểu hiện tượng cực dương tan, điều kiện để có hiện tượng này - Nắm và vận dụng được định luật Faraday về hiện tượng điện phân - Hiểu ứng dụng của hiện tượng điện phân trong xi mạ trang sức. - Trình bày được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng phổ thông khi vào làm trong các cơ sở sản xuất và kinh doanh trang sức xi mạ. - Trình bày được qui trình cơ bản của quá trình xi mạ trang sức * Kĩ năng + Tiến hành các thí nghiệm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. + Sử dụng kiến thức đã biết - sự điện li ( hóa học 11) để tìm ra hạt tải điện trong chất điện phân, giải thích hiện tượng xảy ra ở các điện cực. + Kỹ năng làm việc theo nhóm để tìm ra kiến thức. + Kỹ năng thuyết trình, tham gia thảo luận và phản biện một vấn đề nào đó. Page 28
  30. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng + Tìm hiểu ngành nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh trang sức xi mạ tại địa phương . * Thái độ + Quan tâm tới hiện tượng điện phân, hiện tượng dương cực tan, ứng dụng của hiện tượng này trong đời sống, trong sản xuất kinh doanh trang sức xi mạ. + Yêu thích môn học, tìm hiểu giải thích các hiện tượng vật lí trong tự nhiên. + Hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động học tập. + Tham gia tích cực và có ý kiến xây dựng bài học thông qua việc hoàn thành các phiếu học tập, các nhiệm vụ được giao. b. Năng lực hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề , năng lực sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu KHTN&XH, công nghệ. - Năng lực giải quyết vấn đề nghiên cứu của bài học trong SGK và thực tiễn. - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. - Năng lực tìm tòi, khám phá về công nghệ xi mạ trang sức. - Năng lực tính toán, trình bày và thảo luận thông tin. 2. Chuẩn bị a. Giáo viên - Video clip, ảnh về quá trình mạ xi kim loại. - Bộ dụng cụ thí nghiệm dòng điện trong chất điện phân. - Các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS. - Kế hoạch dạy học, câu hỏi kiểm tra đánh giá - Phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo b. Học sinh - SGK, vở ghi bài, Internet, tư liệu GV cung cấp - Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập c. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan Cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trang sức xi mạ 3. Tổ chức các hoạt động học của học sinh a. Hƣớng dẫn chung Chủ đề này được thực hiện theo 4 giai đoạn Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho trải nghiệm thực tiễn Học sinh tìm hiểu kiến thức liên quan tới trang sức xi mạ, nghề xi mạ kim loại Từ đó tự đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cần giải quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi trải nghiệm trao đổi với giáo viên để hoàn thiện. Giai đoạn 2: Trải nghiệm thực tiễn Học sinh trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở kinh doanh vàng, bạc và trang sức xi mạ Hiền Lộc và tiệm vàng, bạc Kim Mai, cổng trước chợ mới Vũng Tàu, đường Nam Kì Khởi Nghĩa, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Page 29
  31. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Học sinh đặt câu hỏi cho nhân viên để thu thập những kiến thức từ thực tiễn liên quan tới kinh doanh trang sức xi mạ sắp xếp các kiến thức đó. Học sinh quan sát các giai đoạn chính của quá trình xi mạ một đồ vật. Giai đoạn 3: Học tập tại nhà Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận xây dựng kiến thức , làm báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm. Giai đoạn 4: Trao đổi thảo luận trên lớp và nghiên cứu ở nhà Học sinh báo cáo kết quả thực nghiệm, thảo luận hình thành kiến thức. Giáo viên nhận xét, hệ thống kiến thức, giao các nhiệm vụ tìm tòi mở rộng kiến thức sau bài học . Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới đây Quá trình Thời lƣợng Hoạt động Nội dung hoạt động dạy học dự kiến *. Chuẩn bị trải nghiệm Học sinh tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến các trang sức xi mạ, các giai đoạn của quá trình xi mạ kim loại qua SGK, qua các nguồn thông tin khác như sách, internet, , các vấn đề cần giải Hoạt động 1: quyết, những thắc mắc, xây dựng hệ Trong 1 Chuẩn bị và thống các câu hỏi trải nghiệm. ngày, gồm: Tình tham gia trải *. Trải nghiệm thực tế 1 buổi tham huống nghiệm thực Học sinh thăm quan và trải nghiệm quan từ xuất phát tiễn, xây dựng thực tiễn tại hai cơ sở kinh doanh vàng 1giờ đến 2 báo cáo bạc và trang sức xi mạ Hiền Lộc và Kim giờ. Mai. Ghi lại những thông tin quan sát và Làm báo nghe được vào phiếu học tập 01. cáo trải *. Xây dựng báo cáo nghiệm 1 Học sinh tìm hiểu thêm các thông tin đến 2 giờ từ các nguồn khác, thảo luận nhóm, làm báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm . Học sinh đọc sách giáo khoa, làm thí Hoạt động 2: nghiệm, thảo luận hình thành các kiến 45 phút Hình Hình thành hệ thức về bản chất dòng điện trong chất ở lớp thành thống kiến điện phân, hiện tượng dương cực tan, (Tiết 1) kiến thức thức định luật Faraday về hiện tượng điện phân. Hoạt động 3: Chọn từ 1 đến 2 nhóm báo cáo kết quả 15 phút Page 30
  32. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng báo cáo kết thu thập từ trải nghiệm thực tiễn, thảo ở lớp quả luận nhóm hình thành kiến thức xi mạ trang sức. - Thảo luận, thiết kế phương án làm thí nghiệm xi mạ một đồ vật. Hoạt động 4: - Tiến hành thí nghiệm Luyện Hệ thống hóa - Báo cáo kiến thức tự tìm hiểu trên 25 phút tập kiến thức và mạng internet về một số loại xi mạ kim ở lớp luyện tập loại, vai trò xi mạ kim loại trong đời sống, công nghiệp và xây dựng - Hệ thống hóa kiến thức bài học. 5 phút Giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm: Vận giao nhiệm Hoạt động 5: Tìm hiểu ảnh hưởng của chất thải xi mạ dụng, tìm vụ và 01 Tìm tòi mở đối với con người và môi trường, tìm tòi mở tuần xây rộng kiến thức hiểu quy trình xử lí chất thải của ngành rộng dựng sản xi mạ kim loại phẩm nhóm b. Hƣớng dẫn cụ thể các hoạt động học Chủ đề này cần thực hiện trong thời gian 3tiết (2 tiết trên lớp theo quy định cộng với thời gian làm việc ở nhà). Cụ thể Hoạt động 1: HS chuẩn bị trải nghiệm, tham gia trải nghiệm thực tiễn tại 02 cửa hàng kinh doanh vàng, bạc, trang sức xi mạ Hiền Lộc và Kim Mai. Xây dựng báo cáo ở nhà. Thời gian: từ 3 giờ tới 5 giờ - Trải nghiệm thực tế tìm hiểu về: Các trang sức xi mạ. Phương pháp xi mạ trang sức. Cách bước để xi mạ một sản phẩm. - HS thu thập thông tin, sắp xếp các thông tin và đặt các câu hỏi nghiên cứu về a) Mục tiêu Các trang sức xi mạ là gì. Xi mạ trang sức để làm gì? Cách bước để xi mạ một sản phẩm. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt sản phẩm sau khi mạ, cách làm thay đổi bề dày của lớp mạ. - Tổ chức trải nghiệm thực tiễn, thu thập các thông tin tại 02 cửa hàng kinh doanh vàng, bạc, trang sức xi mạ: Hiền Lộc và Kim Page 31
  33. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Mai. Địa chỉ cổng trước chợ mới, đường Nam Kì Khởi Nghĩa, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. b) Nội dung - Tìm hiểu từ các nguồn khác ( sách giáo khoa, internet) về nguyên tắc xi mạ kim loại. các cách gia công bề mặt sản phẩm trước khi xi mạ. ngành xi mạ và môi trường - Xây dựng báo cáo dựa trên các nhiệm vụ của phiếu học tập 01 và các kết quả trải nghiệm. - Đề xuất các câu hỏi có liên quan. - Xây dựng nội dung bài học, làm bài powerpoint báo cáo kết quả làm được. *. Giáo viên: - Liên hệ trước với các cơ sở kinh doanh vàng bạc và các trang sức xi mạ để lên kế hoạch thời gian cho tham quan trải nghiệm thực c) Gợi ý tổ tiễn. chức hoạt - Chia lớp làm 4 nhóm. động - Phổ biến kế hoạch tham quan trải nghiệm. Giao nhiệm vụ thực hiện phiếu học tập 01. *. Học sinh: Thảo luận làm việc nhóm để -Tìm hiểu kiến thức được đề cập trong phiếu học tập 01 qua sách giáo khoa và internet hoặc các nguồn khác. -Liệt kê câu hỏi cần thiết thu thập thông tin để hoàn thành phiếu học tập 01 - Chuẩn bị học liệu (vở ghi, phiếu học tập 01). - Sau tham quan, trải nghiệm, HS thảo luận nhóm, xây dựng báo cáo sản phẩm trải nghiệm. d) Sản phẩm mong đợi Bài powerpoint báo cáo kết quả tìm hiểu thực tiễn của các nhóm . e) Gợi ý Giáo viên đánh giá việc trình bày, đánh giá sản phẩm của mỗi đánh giá nhóm. Hoạt động 2: Hình thành hệ thống kiến thức về dòng điện trong chất điện phân, hiện tƣợng dƣơng cực tan, định luật Faraday về hiện tƣợng điện phân - 55phút Dòng điện trong chất điện phân a) Mục tiêu Hiện tượng dương cực tan Định luật Faraday về hiện tượng điện phân Trình bày, thảo luận để thống nhất các câu hỏi nghiên cứu: Page 32
  34. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng b) Nội dung Bản chất dòng điện trong chất điện phân? Hiện tượng dương cực tan là gì? Điều kiện để có hiện tượng dương cực tan? Định luật Faraday về hiện tượng điện phân c) Gợi ý tổ - Học sinh làm thí nghiệm, thảo luận hình thành kiến thức. chức hoạt - Đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ động sung, hoàn thiện phiếu học tập (02, 03, 04) Hoàn thành tốt các thí nghiệm về hiện tượng điện phân, hiện tượng dương cực tan. d) Sản phẩm Xây dựng được bản chất dòng điện trong chất điện phân, điều kiện mong đợi để có hiện tượng dương cực tan và nội dung định luật Faraday về hiện tượng điện phân - Giáo viên đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm. e) Đánh giá - Học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Hoạt động 3: Báo cáo kết quả trải nghiệm tại lớp - 15 phút Báo cáo, chia sẻ thảo luận về các điều thu sau khi trải nghiệm thực a) Mục tiêu tế ở cơ sở kinh doanh vàng bạc và các sản phẩm xi mạ. -Trình bày các báo cáo, trao đổi kết quả trải nghiệm thực tế. -Trình bày, thảo luận để thống nhất các câu hỏi nghiên cứu về + Trang sức xi mạ. b) Nội dung + Hiện tượng vật lí được ứng dụng trong quá trình xi mạ kim loại + Cách bước để xi mạ một sản phẩm. - Đại diện HS của các nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả trải c) Gợi ý tổ nghiệm. Các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung. chức hoạt - Đại diện HS trình bày các câu hỏi đặt ra khi trải nghiệm để thảo động luận và lựa chọn các câu hỏi hợp lí. - Thống nhất các câu hỏi nghiên cứu. - HS tiến hành trình bày báo cáo và thảo luận theo kế hoạch. - Lựa chọn được các câu hỏi hợp lí. d) Sản phẩm Các câu hỏi mong muốn: mong đợi Trang sức xi mạ là gì. Xi mạ trang sức để làm gì? Xi mạ kim loại dựa trên hiện tượng vật lí nào? Cách bước để xi mạ một sản phẩm. - GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm. e) Đánh giá - HS tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của từng Page 33
  35. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng thành viên trong nhóm. Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập - 15 phút a) Mục tiêu Hệ thống hóa kiến thức của bài học - Giáo viên chuẩn hóa, bổ sung kiến thức, hệ thống hóa kiến thức. b) Nội dung - Học sinh vận dụng mạ vàng một sản phẩm . *. Giáo viên c) Gợi ý - Nhận xét, bình luận, khen ngợi, động viên tinh thần làm việc của tổ chức các nhóm. hoạt động - Bổ sung các kiến thức chưa đầy đủ, chưa đúng. *. Học sinh - Ghi kiến thức vào vở - Làm thí nghiệm theo nhóm d) Sản phẩm - Học sinh nắm được kiến thức mong đợi - Hoàn thành sản phẩm xi mạ vàng. - Giáo viên đánh giá sản phẩm. e) Đánh giá - Học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Về sản phẩm xi mạ của các nhóm. Hoạt động 5: Tìm hiểu thêm về ngành xi mạ kim loại. Ứng dụng của ngành này trong công nghiệp chế tạo linh kiện máy, chế tạo các vật dụng gia dụng dùng trong gia đình - 5 phút Tìm hiểu, mở rộng kiến thức về ngành xi mạ kim loại. Ứng dụng a) Mục tiêu khác của hiện tượng điện phân Tìm hiểu ứng dụng của xi mạ kim loại này trong công nghệ chế tạo linh kiện máy, chế tạo các vật dụng gia dụng dùng trong gia đình, b) Nội dung ứng dụng trong xây dựng, trong y tế Tìm hiểu các ứng dụng khác của hiện tượng điện phân trong luyện kim, trong công nghệ đúc điện phân + Giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, xây dựng sản phẩm c) Gợi ý là bài giới thiệu trước lớp, được hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết. tổ chức + Hoạt động của GV: hoạt động - Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn các em hoạt động ngoài giờ (thực hiện phiếu học tập 05) Các bài báo cáo của HS về d)Sản phẩm - ứng dụng của xi mạ kim loại này trong công nghệ chế tạo linh kiện mong đợi máy, chế tạo các vật dụng gia dụng dùng trong gia đình, ứng dụng trong xây dựng, trong y tế Page 34
  36. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng - các ứng dụng khác của hiện tượng điện phân trong luyện kim, trong công nghệ đúc điện phân e) Đánh giá GV đánh giá quá trình làm việc nhóm và báo cáo sản phẩm. IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá Kiểm tra, đánh giá thông qua quá trình các em thực hành mạ vàng một sản phẩm. 1. Quá trình mạ vàng, bạc ( xi mạ) cho một sản phẩn dựa trên hiện tượng vật lí nào? 2. Các giai đoạn chính của quá trình xi mạ ? 3. Một bình điện phân có cực dương anôt bằng bạc, điện phân dung dịch AgNO3, cực âm catot là tấm kim loại mỏng phẳng có diện tích 50cm2. Phần cực âm nhúng trong chất điện phân bằng một nửa diện tích của cực này. Cho AAg= 108; nAg=1, khối lượng riệng của bạc là 1050Kg/m3, dòng điện qua bình có cường độ 2A. Tính khối lượng và bề dày lớp bạc Ag bám vào cực catot trong 20 phút điện phân. 3. Hiệu quả chuyên đề Chủ đề 1 CÁC TẬT CỦA MẮT - KINH DOANH MẮT KÍNH Đề tài được tổ chức dựa theo phương pháp dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. Lớp tham gia thực nghiệm chủ đề: lớp 11A2 trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Thời gian thực hiện chủ đề: cuối tháng 3 năm học 2017 - 2018 . Hiệu quả của chủ đề: Trong quá trình trải nghiệm thực tế các em học sinh đã tích cực đặt câu hỏi ( trong phiếu khảo sát và cả câu hỏi bên ngoài ) cho nhân viên của cơ sở để tìm hiểu, chiếm lĩnh tri thức. Nhiều em hào hứng tham gia quá trình kiểm tra tật khúc xạ của mắt, có em nhờ thông qua kiểm tra mà phát hiện ra tật khúc xạ của mắt Sau quá trình trải nghiệm các em cũng tích cực hoạt động nhóm để hoàn thành báo cáo, hoàn thành sản phẩm của nhóm. Qua chủ đề trên, các em thấy được vật lí không phải là môn học chỉ có lí thuyết suông mà là môn học có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, gắn liền với bản thân từ đó tích cực tìm tòi, học hỏi để chiếm lĩnh tri thức. Chuyên đề “Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng” nói chung và chủ đề “Các tật của mắt- kinh doanh kính thuốc” nói riêng đã tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao năng lực nhận thức và năng lực hành động, năng lực hoạt động nhóm, năng lực hùng biện, , hình thành phẩm chất, phát huy tính chủ động, sáng tạo. Để xác định hiệu quả, tính khả thi của phương án thực nghiệm, để kiểm tra đánh giá tình trạng nắm vững bài học và hiểu biết, vận dụng kiến thức vào đời sống của học sinh, tôi và các đồng nghiệp đã bố trí 01 bài kiểm tra tự luận và 01 bài kiểm tra trắc Page 35
  37. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng nghiệm để so sánh kết quả giữa hai lớp, lớp 11A2 ( lớp học thực nghiệm theo chủ đề ) và 11A1, 11A3 ( lớp học theo phương pháp truyền thống). Thống kê tỉ lệ kiểm tra ( Học kì có tiết dạy theo chủ đề ) Lớp Sĩ Giỏi Khá Trung bình Yếu số SL TL SL TL SL TL SL TL 11A 2 34 29 85,29% 5 14,71% 0 0% 0 0% Lớp thực nghiệm 11A1 KTN 39 18 46,15% 16 41,03% 5 12,82% 0 0% Lớp đối chứng 11A3 KTN 41 10 24,4% 17 41,47% 13 31,7% 1 2,43% Lớp đối chứng Kết quả thống kê tỉ lệ môn vật lí của các lớp trên đã nói rõ hiệu quả của chuyên đề. Ngoài việc kiểm tra đánh giá thông qua kết quả của bài kiểm tra tôi cũng đáng giá hoạt động từng nhóm theo các tiêu chí sau TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỪNG NHÓM THÔNG QUA CÁC NĂNG LỰC ĐẠT ĐƢỢC Kết quả thu đƣợc nhƣ sau Đánh giá mức độ phát triển năng TT Tiêu chí lực, hoạt động trải nghiệm thực tế/ Nhận xét Điểm đạt đƣợc Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 1. Năng lực tự chủ và tự học Tìm hiểu thông tin về vấn 2 2 2 2 đề trải nghiệm Đánh giá mức độ chính 3 3 3 3 xác của nguồn thông tin Đặt câu hỏi về sự vật, hiện 2 3 3 2 tượng Thiết kế tiến hành phương án thí nghiệm sau trải nghiệm 2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Đặt được câu hỏi về: 2 2 2 3 Page 36
  38. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Điều kiện để có hiện tượng, nguyên tắc, cấu tạo của hoạt động, mối liên hệ giữa các đại lượng Tiến hành suy luận logic đề xuất giả thiết, suy luận 3 3 3 3 ra các hệ quả có thể kiểm tra bằng thực nghiệm Khái quá hóa, rút ra kết 3 3 3 3 luận từ kết quả thu được Chỉ ra ứng dụng và giới hạn ứng dụng các kiến thức vật lí trong đời sống và kĩ thuật 3. Năng lực Thẩm mĩ Tạo ra sản phẩm có tính khoa học và thẩm mĩ Nhận thức được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên, của quy luật vật lí 4. Năng lực thể chất Điều chỉnh hoạt động cơ 3 3 3 3 thể một cách hợp lí 5. Năng lực giao tiếp Sử dụng ngôn ngữ, cách thức diễn đạt khoa học các 3 3 3 3 tình huống liên quan tới các sự kiện vật lí Sử dụng ngôn ngữ vật lí để mô tả, giải thích hiện 2 3 2 3 tượng vật lí Đưa ra các lập luận logic, biện chứng chặt chẽ về sự 2 3 2 2 vật , hiện tượng, quá trình vật lí 6. Năng lực hợp tác Thống nhất được quy trình 3 3 3 3 làm việc nhóm Page 37
  39. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Giữ thái độ đúng mực, chân thành khi trao đổi, 3 3 3 3 đóng góp ý kiến Thực hiện nhiệm vụ được giao vì thành công chung 3 3 3 3 của nhóm 7. Năng lực tính toán Mô hình hóa quy luật vật lí bằng các công thức toán học Sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã biết ra 3 3 3 3 hệ quả, kiến thức mới Thực hiện tính toán đưa ra 3 3 3 3 lựa chọn phù hợp 8. Năng lực công nghệ và tin học Sử dụng máy vi tính để tính toán, đánh giá các quá 3 3 3 3 trình vật lí Sử dụng các phần mềm hỗ 2 2 3 3 trợ tương ứng Sử dụng máy vi tính để thu thập, phân tích xử lí thông 3 3 3 3 tin Khai thác, chia sẻ, trao đổi thông tin qua internet hiệu 3 3 3 3 quả Tổng điểm đạt đƣợc 51 54 53 54 Thang điểm cho mỗi nhóm là: Tốt: 3 điểm, Khá: 2 điểm, Trung bình: 1 điểm Chưa hoàn thành: 0 điểm Page 38
  40. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng 4. Kết luận và đề xuất ý kiến 4.1 Kết luận Chuyên đề đã tạo thêm hứng thú, tìm tòi nghiên cứu sâu kiến thức của giáo viên. Đồng thời, kích thích tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong quá trình học tập của học sinh. Với các tiết học chuyên đề , các em được trải nghiệm thực tiễn hoạt động sản xuất và kinh doanh, được vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống; hoặc từ các vấn đề thực tiễn hình thành nên kiến thức mới từ đó góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh; Chuyên đề góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, học sinh có thể dựa vào kết quả của đề tài để tìm tòi chiếm lĩnh tri thức phục vụ cho việc ôn thi Đại học, Cao đẳng hoặc định hướng lựa chọn nghề nghiệp sau THPT. Chuyên đề “Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương ” đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, thể hiện rõ nguyên lí “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”. Chuyên đề đã được vận dụng trong giảng dạy nên có tính thực ứng dụng thực tiễn cao, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc dạy học, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, có thể áp dụng cho tất cả các trường THPT 4.2 Những đề xuất, kiến nghị * Một số khó khăn gặp phải khi tiến hành chuyên đề - Chuyên đề mới được triển khai nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện, từ việc lựa chọn nội dung để dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tới việc thiết kế, tổ chức buổi trải nghiện thực tiễn cho học sinh. - Cạnh đó các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn của địa phương chưa nhận thức đầy đủ, rõ ràng trách nhiệm, vai trò của mình trong việc gắn giáo dục nhà trường với sản xuất kinh doanh tại địa phương do đó chưa hoàn toàn ủng hộ và biết cách hỗ trợ nhà trường. Vì vậy giáo viên gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình liên hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh để thực hiện chủ đề. - Mặt khác cơ sở, vật chất của nhà trường chủ yếu chỉ đáp ứng được nhu cẩu giảng dạy thực nghiệm trên lớp, khi dạy học với các hoạt động sản xuất thực tế thì các cơ sở vật chất chưa đủ để đáp ứng. * Những kiến nghị, đề xuất Các cơ quan nhà nước và sở giáo dục nên có các hoạt động tuyên truyền, vận động, có các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh đồng ý hợp tác, hỗ trợ giáo viên, học sinh khi được liên hệ, tạo điều kiện cho các em học sinh được tiếp xúc trực tiếp với công việc sản xuất kinh doanh của cơ sở mình. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên có điều kiện tiếp xúc thường xuyên từ đó hiểu và vận dụng dễ dàng hơn trong thực tế giảng dạy. Page 39
  41. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Giáo viên có sự nhìn nhận đúng đắn, hiểu được vai trò của phương pháp dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong quá trình hình thành các kĩ năng, năng lực của học sinh cũng như vai trò định hướng nhề nghiệp, phân luồng sau THPT . Từ đó vận dụng phương pháp vào một số tiết học vật lí trong chương trình vật lí THPT. “Dạy học một số kiến thức vật lí trong chương trình giáo dục phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương ” là một chuyên đề mới, phạm vi áp dụng khá rộng và thời gian chuẩn bị chưa nhiều nên không thể tránh được thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để chuyên đề thêm hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! Vũng Tàu, ngày 22 tháng 11 năm 2018 Ngƣời viết Vũ Thị Ngọc Ánh Page 40
  42. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng PHỤ LỤC 1 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỪNG NHÓM THÔNG QUA CÁC NĂNG LỰC ĐẠT ĐƢỢC TT Tiêu chí Đánh giá mức độ phát triển năng Nhận xét lực, hoạt động trải nghiệm thực tế/ Điểm đạt đƣợc Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 1. Năng lực tự chủ và tự học Tìm hiểu thông tin về vấn đề trải nghiệm Đánh giá mức độ chính xác của nguồn thông tin Đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng Thiết kế tiến hành phương án thí nghiệm sau trải nghiệm 2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Đặt được câu hỏi về: Điều kiện để có hiện tượng, nguyên tắc, cấu tạo của hoạt động, mối liên hệ giữa các đại lượng Tiến hành suy luận logic đề xuất giả thiết, suy luận ra các hệ quả có thể kiểm tra bằng thực nghiệm Khái quá hóa, rút ra kết luận từ kết quả thu được Chỉ ra ứng dụng và giới hạn ứng dụng các kiến thức vật lí trong đời sống và kĩ thuật 3. Năng lực Thẩm mĩ Tạo ra sản phẩm có tính khoa học và thẩm mĩ Page 41
  43. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Nhận thức được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên, của quy luật vật lí 4. Năng lực thể chất Điều chỉnh hoạt động cơ thể một cách hợp lí 5. Năng lực giao tiếp Sử dụng ngôn ngữ, cách thức diễn đạt khoa học các tình huống liên quan tới các sự kiện vật lí Sử dụng ngôn ngữ vật lí để mô tả, giải thích hiện tượng vật lí Đưa ra các lập luận logic, biện chứng chặt chẽ về sự vật , hiện tượng, quá trình vật lí 6. Năng lực hợp tác Thống nhất được quy trình làm việc nhóm Giữ thái độ đúng mực, chân thành khi trao đổi, đóng góp ý kiến Thực hiện nhiệm vụ được giao vì thành công chung của nhóm 7. Năng lực tính toán Mô hình hóa quy luật vật lí bằng các công thức toán học Sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã biết ra hệ quả, kiến thức mới Thực hiện tính toán đưa ra lựa chọn phù hợp 8. Năng lực công nghệ và tin học Page 42
  44. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Sử dụng máy vi tính để tính toán, đánh giá các quá trình vật lí Sử dụng các phần mềm hỗ trợ tương ứng Sử dụng máy vi tính để thu thập, phân tích xử lí thông tin Khai thác, chia sẻ, trao đổi thông tin qua internet hiệu quả Tổng điểm đạt đƣợc Thang điểm cho mỗi nhóm là: Tốt: 3 điểm, Khá: 2 điểm, Trung bình: 1 điểm Chưa hoàn thành: 0 điểm Page 43
  45. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng PHỤ LỤC 2 Các phiếu học tập của đề tài: Các tật của mắt và cách khắc phục, kinh doanh kính mắt Phiếu học tập 01 Trường THPT: Lớp: Họ và tên: Nhóm BẢN THU HOẠCH TRẢI NGHIỆM (Tại cơ sở kinh doanh kính mắt BV Điện Biên Phủ) A. Chú ý an toàn: - Tuân thủ các quy định của cơ sở, của người hướng dẫn. - Không sờ vào máy móc, các vật dụng bày bán trên kệ, quầy hàng. B. Yêu cầu quan sát Quan sát các thiết bị, sản phẩm kinh doanh của cơ sở kinh doanh mắt kính, quan sát quy trình đo mắt, cắt kính Hỏi người hướng dẫn những thông tin và hoàn thiện các mục sau 1. Cơ sở kinh doanh mặt hàng gì? Có những loại kính nào được cơ sở kinh doanh . Trong các loại kính trên, loại kính nào liên quan tới các tật của mắt ? 2. Hãy tìm hiểu các tật khúc xạ thường gặp của mắt (cận thị, viễn thị)? Cơ sở để xác định tật này là gì? 3. Tìm hiểu cách khắc phục các tật của mắt mà cơ sở đang sử dụng ? Page 44
  46. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng 4. Mô tả quá trình nhân viên đo thị lực của mắt. Trong quá trình đo thị lực của mắt, nhân viên cho người đo đứng cách bảng thị lực bao nhiêu mét? Có thể đứng ở khoảng cách bất kì được không? Tại sao? 5. Để bảo vệ mắt, chúng ta cần phải chăm sóc mắt như thế nào? 6. Các cảm nhận về buổi trải nghiệm. Yêu cầu: Hoàn thành phiếu cá nhân sau buổi trải nghiệm, sau đó làm việc nhóm tại nhà để xây dựng báo cáo sản phẩm nhóm về các vấn đề trên để trình bày tại lớp vào giờ học về các tật của mắt (trình bày từ 5 đến 7 phút). Phiếu học tập 02 Trường THPT: Lớp: Họ và tên: Nhóm TÌM HIỂU NGÀNH DỊCH VỤ, KINH DOANH LIÊN QUAN ĐẾN MẮT TẠI ĐỊA PHƢƠNG Cơ sở Lĩnh vực sản Yêu cầu Mức thu Nhu cầu Đánh giá, nhận định (tên, địa xuất/kinh về con nhập nhân lực về sự phát triển của chỉ) doanh/dịch vụ người trung lĩnh vực này bình Page 45
  47. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng PHỤ LỤC 3 Các phiếu học tập của đề tài sự chuyển thể của các chất và ứng dụng đúc đồng Phiếu học tập 01 Trường THPT: Lớp: Họ và tên: Nhóm BẢN THU HOẠCH TRẢI NGHIỆM (Tại làng nghề đúc đồng thôn Long Sơn, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Trƣờng THPT: Lớp: Họ và tên: Nhóm: A. Chú ý an toàn: - Tuân thủ các quy định an toàn của cơ sở, của người hướng dẫn - Khi đến cơ sở liên quan đến điện, chỉ được xem, không được sờ tay vào các thiết bị máy móc, tránh xa nguồn nhiệt. B. Yêu cầu quan sát Quan sát các bộ phận, khu vực làng nghề đúc đồng huyện Long Điền, quan sát quy trình đúc đồng. Hỏi người hướng dẫn những thông tin, quan sát về các thiết bị đồng thời hoàn thiện các mục sau 1. Liệt kê các dụng cụ quan sát được trong quy trình đúc đồng của làng nghề 2. Nêu các bước thực hiện trong quá trình đúc Đồng nghe được từ người phụ trách cơ sở. Page 46
  48. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng 3. Trong quá trình đúc đồng có những giai đoạn chuyển thể nào? Quan sát, so sánh kích thước lòng khuôn đúc và kích thước sản phẩm? 4. Nêu những thắc mắc khi quan sát quy trình đúc Đồng 5. Nêu cảm nhận về buổi trải nghiệm Yêu cầu: Hoàn thành phiếu cá nhân sau buổi trải nghiệm, sau đó làm việc nhóm tại nhà để xây dựng báo cáo sản phẩm nhóm về 4 vấn đề trên để trình bày tại lớp vào giờ học về sự chuyển thể của các chất. (Trình bày từ 5 đến 7 phút). Page 47
  49. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng Phiếu học tập 2 TÌM HIỂU NGÀNH SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ SỬ DỤNG KĨ THUẬT ĐÖC ( ĐÖC GANG, ĐÖC NHÔM ) (định hƣớng nghề nghiệp) Cơ sở Lĩnh vực sản Yêu cầu Mức thu Nhu cầu Đánh giá, nhận (tên, địa xuất/kinh về con nhập nhân lực định về sự phát chỉ) doanh ngƣời trung triển vực này chế tạo buôn bình bán Page 48
  50. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng PHỤ LỤC 4 Các phiếu học tập của đề tài: Dòng điện trong chất điện phân, trang sức xi mạ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01 Trường THPT: Lớp: Họ và tên: Nhóm BẢN THU HOẠCH TRẢI NGHIỆM Hoạt động 1 Trải nghiệm thực tế tại cơ sở kinh doanh vàng bạc, trang sức xi mạ Hiền Lộc và cơ sở Kim Mai A. Chú ý an toàn : - Tuân thủ các quy định của cơ sở, của người hướng dẫn. - Không sờ vào máy móc, các vật dụng bày bán trên kệ, quầy hàng. B. Yêu cầu quan sát Quan sát các thiết bị, sản phẩm kinh doanh của cơ sở kinh doanh vàng bạc và trang sức xi mạ . Hỏi người hướng dẫn những thông tin và hoàn thiện các mục sau 1. Cơ sở kinh doanh mặt hàng gì? Sản phẩm mạ của cửa hàng dựa là ứng dụng thuộc lĩnh vực nào? Trang sức xi mạ là gì? Vì sao cần xi mạ trang sức? 2. Quan sát quá trình xi mạ một sản phẩm. Tìm hiểu các giai đoạn chính của quá trình này? Page 49
  51. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm mạ? Làm thế nào để sản phẩm mạ đều màu, để điều chỉnh độ dày, mỏng của lớp mạ ? 4. Công nghệ xi mạ và môi trường Chất thải của quá trình xi mạ có ảnh hưởng tới môi trường không? Hiện nay cơ sở đã xử lí chất thải trong quá trình xi mạ như thế nào? 5. Các cảm nhận về buổi trải nghiệm. Yêu cầu: Hoàn thành phiếu cá nhân sau buổi trải nghiệm, sau đó làm việc nhóm tại nhà để xây dựng báo cáo sản phẩm nhóm về các vấn đề trên để trình bày tại lớp vào giờ học (trình bày từ 5 đến 7 phút). Page 50
  52. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02 Thời gian tối đa: 10 phút Nhóm Hoạt động 2:Bản chất của dòng điện trong chất điện phân Nhiệm vụ 1: Thí nghiệm 1: kiểm chứng sự dẫn điện của chất điện phân 1. Để kiểm tra dung dịch đồng sunphat CuSO4 có dẫn điện không ta cần sử dụng những dụng cụ thí nghiệm nào? 2. Với các dụng cụ đã chọn ở trên em hãy a. Lắp ráp sơ đồ và tiến hành thí nghiệm b. Quan sát kim điện kế rút ra kết luận về sự dẫn điện của dung dịch CuSO4? Nhiệm vụ 2: Hình thành kiến thức: bản chất dòng điện trong chất điện phân 1. Giải thích sự dẫn điện của dung dịch CuSO4 Vẽ Bổ sung vào hình bên - tên của các hạt tải điện trong dung dịch CuSO  4 - hướng của điện trường ngoài E - hướng chuyển động của các hạt tải điện dưới tác dụng của điện trường ngoài => Kết luận : Hạt tải điện trong dung dịch CuSO4 là Hạt tải điện trong chất điện phân là 2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân => Hạt tải điện trong chất điện phân: => Bản chất dòng điện chất điện phân: Page 51
  53. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03 Thời gian tối đa: 10 phút Nhóm Hoạt động 3: Hiện tƣợng dƣơng cực tan Nhiệm vụ 1: Giải thích hiện tƣợng xảy ra ở cực âm của bình điện phân trong thí nghiệm 1 ( điện phân dung dịch CuSO4). Quan sát cực âm K (catôt) của bình điện phân và nêu hiện tượng xảy ra ở cực này. => hiện tượng : Giải thích sự trao đổi điện tích tại cực âm catôt ? Nhiệm vụ 2: Thí nghiệm 2: điện phân dung dịch CuSO4 với cực dƣơng bằng đồng (Cu) 1. Sử dụng các dụng cụ trong thí nghiệm 1,em hãy đề xuất phương án thí nghiệm 2? 2. Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm 2 3. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra ở hai điện cực? Giải thích sự trao đổi điện tích ở hai điện cực này? *. Ở cực âm K (catôt) của bình điện phân Hiện tượng Giải thích *. Ở cực dương A (anôt) của bình điện phân Hiện tượng Giải thích 4. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm 2 gọi là hiện tượng dương cực tan. Điều kiện để xảy ra hiện tượng dương cực tan là gì ? Page 52
  54. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 04 Thời gian tối đa: 10 phút Nhóm Hoạt động 4: Xi mạ trang sức Nhiệm vụ 1: Báo cáo của nhóm sau khi trải nghiệm thực tế tại cửa hàng vàng, bạc, trang sức xi mạ Nhiệm vụ 2: Thí nghiệm 3: thực hành mạ vàng cho một đồ vật. 1. Em hãy đề xuất phương án mạ vàng cho một đồ vật 2. Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm Kết quả Rút kinh nghiệm PHIẾU HỌC TẬP SỐ 05 Trường THPT: Lớp: Họ và tên: Nhóm TÌM HIỂU NGÀNH SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẠ KIM LOẠI ( MẠ CROM, MẠ NIKEN, MẠ KẼM, MẠ ĐỒNG ) (định hƣớng nghề nghiệp) Cơ sở Lĩnh vực sản Yêu cầu Mức thu Nhu cầu Đánh giá, nhận (tên, địa xuất/kinh về con nhập nhân lực định về sự phát chỉ) doanh ngƣời trung triển vực này chế tạo buôn bình bán Page 53
  55. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRẢI NGHIỆM THỰC TIỄN VÀ BÁO CÁO TRÊN LỚP 1. TRẢI NGHIỆM TẠI TIỆM KÍNH MẮT BV ĐIỆN BIÊN PHỦ Page 54
  56. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng 2. TRẢI NGHIỆM TẠI CƠ SỞ KINH DOANH VÀNG, BẠC VÀ TRANG SỨC XI MẠ HIỀN LỘC Page 55
  57. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng 3. TRẢI NGHIỆM TẠI CƠ SỞ KINH DOANH VÀNG, BẠC VÀ TRANG SỨC XI MẠ KIM MAI Page 56
  58. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÁO CÁO TRẢI NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN TRÊN LỚP Page 57
  59. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng TÀI LIỆU BỔ TRỢ Chủ đề 1: CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC - KINH DOANH KÍNH THUỐC I. Kính thuốc Qua điều tra cho thấy, tật khúc xạ là nguyên nhân chính gây giảm thị lực; đục thể thủy tinh Thậm chí là nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa ở những nước có thu nhập trung bình và thấp. Tại Việt Nam, tật khúc xạ chiếm 2,5% trong tất cả các trường hợp có gặp vấn đề ở mắt. Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, lác đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên với tỷ lệ mắc khoảng 10-15% ở học sinh nông thôn, 35-40% ở thành phố. Nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6-15 tuổi, cả nước có gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó 2 phần 3 trẻ bị cận thị. Tỷ lệ cận ở trẻ ngày càng tăng cao, đặc biệt tại các thành phố lớn đang là mối quan tâm của các bậc phụ huynh. Nguyên nhân gây cận thị chủ yếu là do đọc sách ở nơi không đủ ánh sáng, ngồi đọc không đúng tư thế, xem ti vi , xem các thiết bị điện tử trong thời gian dài Do đó để có đôi mắt “ khỏe” chúng ta phải khắc phục những điều nêu trên. Nếu không may bị giảm thị lực do tật khúc xạ, bạn cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt. Khám mắt toàn diện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt và kỹ thuật viên khúc xạ. Việc đo khám bằng trang thiết bị hiện đại sẽ xác định chuẩn xác mắt mắc tật khúc xạ gì, số độ (diopter), dùng kính gì để điều chỉnh. Từ đó, các bác sĩ mới tư vấn cho bạn một cặp kính phù hợp. Chỉ khi theo quy trình đó, sản phẩm kính mới thực sự được gọi là kính thuốc. Kính thuốc là các thấu kính thường đeo trước mắt người để cải thiện tầm nhìn. Ứng dụng phổ biến nhất của nó là để chữa các tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị, và lão thị. Kính mắt với các thấu kính này được đeo trên mặt gần mắt. Ngoài ra có thể dùng Kính áp tròng , kính được đeo trực tiếp lên bề mặt của mắt. Khi mua kính, để an tâm về chất lượng, bạn nên chọn những cửa hàng có các tiêu chuẩn sau: có nhân viên đã được huấn luyện chuyên ngành, đã mở lâu năm, nhân viên có nhiều kinh nghiệm; có đầy đủ trang thiết bị để đo và khám mắt đúng tiêu chuẩn (trang thiết bị máy móc hiện đại, mới và sạch sẽ). Page 58
  60. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng II. Phẫu thuật mắt cận Tối ngày đeo kính là nỗi khổ của người bị cận thị. Vì vậy để giải thoát tình trạng “4 mắt” rất nhiều người đã chọn phương án phẫu thuật mắt ( mổ mắt ) bằng laser Trong phẫu thuật chữa tật khúc xạ đang được áp dụng hiện nay, có 3 phương pháp chính là: –Phẫu thuật LASIK thông thường –Femtosecond LASIK –RELEX SMILE® Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm trên, nhưng nói chung phẫu thuật lasik chữa tật khúc xạ là phương pháp an toàn, thời gian phẫu thuật ngắn, thị lực hồi phục nhanh chóng – tức hiệu quả điều trị là như nhau. Sự khác nhau cơ bản giữa các phương pháp là: phẫu thuật LASIK thông thường thì mắt bệnh nhân phải chịu kích thích nhiều hơn (cảm giác cộm, chảy nước mắt), còn Femtosecond LASIK và RELEX SMILE® thì do là thế hệ máy hiện đại hơn nên bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, ít bị kích thích ở mắt hơn trong quá trình mổ. Dù là sử dụng phương pháp nào thì sự khó chịu ở mắt sẽ không còn sau khoảng 4 tiếng sau phẫu thuật. Bệnh nhân sau phẫu thuật chỉ cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, bảo vệ mắt khỏi nước bẩn trong 3 ngày đầu. Hạn chế xem thiết bị điện tử trong 3 ngày đến 1 tuần, tạm dừng chơi các môn thể thao có tính chất đối kháng, tạm dừng bơi lội trong khoảng 3 tháng đầu sau phẫu thuật Sau thời đó, mọi sinh hoạt trở về bình thường. 1. Phƣơng pháp LASIK LASIK (viết tắt từ Laser Assisted in Situ Keratomileusis) là phương pháp tiên tiến sử dụng Laser Excimer điều trị tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị ). Phương pháp này có đặc điểm: -Chi phí thấp -Không đau, không chảy máu -Độ an toàn và chính xác cao với các thế hệ máy laser hiện đại -Thời gian phẫu thuật ngắn -Có thể xuất viện trong ngày -Thị lực phục hồi nhanh chóng Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo vạt bằng dao vi phẫu cơ học tự động, sau đó chiếu Laser Excimer tạo hình giác mạc rồi lật vạt về vị trí cũ. Mắt sẽ tự lành, không cần khâu. 2. Femtosecond LASIK Đây là phương pháp phẫu thuật tiên tiến dùng Femtosecond Lser tạo vạt giác mạc (thay vì dùng dao), kết hợp chiếu Laser Excimer. Do dùng tia laser tạo vạt giác mạc nên độ Page 59
  61. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng chính xác cao, tiết kiệm được chiều dày giác mạc, có thể áp dụng cho những bệnh nhân có giác mạc mỏng hay bề mặt giác mạc cong hơn bình thường. Cũng giống như phương pháp lasik thông thường, sau khi tạo vạt, chiếu tia laser tạo hình lại giác mạc, phẫu thuật viên để vạt về vị trí cũ và vạt sẽ tự liền. Ưu điểm của Femtosecond LASIK là: -An toàn hơn LASIK thường quy do tia laser tạo vạt sẽ có độ chính xác cao. -Tiết kiệm chiều dày giác mạc -Thị lực phục hồi nhanh -Loại bỏ biến chứng khâu tạo vạt giác mạc bằng dao -Phù hợp với người cận thị cao hoặc giác mạc mỏng. Xem thêm: Tại sao giác mạc mỏng không phẫu thuật LASIK được 3. RELEX SMILE® RELEX SMILE® là phương pháp chữa cận, loạn thị tiên tiến và an toàn, ít xâm lấn nhất hiện nay. Phẫu thuật viên sẽ sử dụng Femtosecond laser tạo lõi mô và vết mổ nhỏ 2-4mm, sau đó rút lõi mô để điều chỉnh tật khúc xạ. Ưu điểm của phương pháp này là: -Giác mạc duy trì độ bền vững tốt hơn do không tạo vạt. -Vết mổ rất nhỏ nên lành nhanh, chăm sóc sau mổ đơn giản. -Không có biến chứng vạt trong phẫu thuật -Kết quả mổ cận chính xác hơn, tỷ lệ tái cận rất thấp So sánh các pương pháp phẫu thuật chữa tật khúc xạ Bệnh nhân muốn phẫu thuật lasik chữa tật khúc xạ cần đi khám chuyên khoa mắt, đo thị lực, chụp bản đồ giác mạc Bác sĩ sẽ đánh giá xem bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn phẫu thuật hay không, nếu đủ tiêu chuẩn thì phù hợp với phương pháp phẫu thuật nào Sẽ có những bệnh nhân không thể phẫu thuật do giác mạc quá mỏng hoặc giác mạc mỏng không tương xứng với độ khúc xạ. Cũng có những bệnh nhân sau mổ sẽ không hết hoàn toàn độ khúc xạ (thường gặp ở bệnh nhân có độ khúc xạ quá cao). Xem thêm: Chăm sóc mắt sau phẫu thuật chữa tật khúc xạ Để phẫu thuật LASIK hiệu quả, an toàn, bạn nên đến các bệnh viện mắt có uy tín, có bác sĩ chuyên khoa giỏi, trang thiết bị hiện đại Phẫu thuật LASIK là phương pháp hiện đại nên an toàn. Điều bạn cần làm nếu muốn đạt hiệu quả điều trị là tuân thủ điều trị. Page 60
  62. Dạy học một số kiến thức trong chƣơng trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng TÀI LIỆU BỔ TRỢ Chủ đề 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT VÀ ỨNG DỤNG ĐÖC ĐỒNG Quy trình đúc đồng truyền thống ở Việt Nam trải qua các giai đoạn sau: trước hết phải tạo vật mẫu, tạo khuôn mẫu, nung nóng khuôn sau đó nấu đồng chảy thành nước rồi rót vào khuôn mẫu. Sau khi đúc, chờ khuôn nguội rồi dỡ khuôn sau đó sửa nguội,đánh bóng và làm màu cho sản phẩm. Giai đoạn tạo khuôn mẫu: đòi hòi nghệ nhân có tay nghề cao,trình độ điêu khắc điêu luyện, nhiều năm kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu,ý tưởng,diện mạo cho mẫu. Khuôn mẫu là quá trình quan trọng cho sản phẩm đúc đồng đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào người tạo khuôn, cần đáp ứng yêu cầu kỹ,mỹ thuật cao. Cốt để làm khuôn mẫu gồm: đất sét,thạch cao,bông sợ, khung thép dùng đúc những sản phẩm chuông,đỉnh đồng,tượng đồng cỡ lớn Tạo khuôn mẫu bằng công nghệ sáp,nhựa để đúc những sản phẩm nhỏ,yêu cầu kỹ thuật cao. Giai đoạn làm khuôn:Làm khuôn có vai trò quan trọng cho việc thành công cho sản phẩm đúc,với những khuôn mẫu cho tượng chuông lớn đòi hỏi người thợ tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm, đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối quyết định hình thành của sản phẩm.Chất liệu làm khuôn thường là đất sét,đá,thạch cao,nhựa composite Giai đoạn nung khuôn nóng: Trước khi đúc đồng cần 2 việc khá quan trọng đó là nung khuôn hay còn gọi là sấy, nhiệt độ nung khuôn thường 1000 – 1200 độ Giai đoạn nấu đồng chảy và rót nƣớc đồng: Nấu đồng bằng nồi chuyên dụng, nồi nấu đồng thường được làm bằng chất chịu lửa như đất nung,đất sét thịt,cấu tạo nồi thành 2 phần, phần dưới là lò than,phần trên đựng nước đồng nóng chảy. Nấu đồng: để dây đồng vụn vào nồi,thau đồng,thiếc nấu chảy thành nước ở nhiệt độ cao khi thấy ánh sáng trắng bốc lên là được. Rót nƣớc đồng: Khi rót đồng cần đặt khuôn ngược lên,để các lỗ để rót nước đồng vào khuôn cho dễ dàng, khi rót đồng người thờ cần đều tay,liên tục để giữ nhiệt độ của đồng. Rót nước đồng vào khắp khuôn mẫu,từ những góc hoa văn nhỏ, khi nước đồng chảy khắp khuôn mẫu, trào lên miệng khuôn là đẹp. Giai đoạn làm nguội: Sau khi rót đồng vào khuôn mẫu xong,chờ khuôn nguội là dỡ khuôn để lấy sản phẩm cần làm nguội. Sau khi cắt ba via, cần sửa cho các hoa văn sắc nét hơn,tỉ mỉ hơn trong từng chi tiết để sản phẩm hoàn thiện hơn,người thợ cần có tay nghề cao để tạo lên sản phẩm mang giá trị nghệ thuật cao. Giai đoạn làm màu là dùng hóa chất,đánh bóng,tẩy sạch sẽ để tạo màu đồ đồng bền đẹp, đồng giả cổ Mỗi màu sắc cần có những chất phụ giúp để lấy màu khác nhau. Sau khi làm màu đều công đoạn cuối là phù chất bảo vệ ngoài cùng chánh ẩm ướt, mưa nắng. Page 61