Báo cáo chuyên đề Hình thành kĩ năng mắc mạch điện cho học sinh Lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ

doc 5 trang Đăng Bình 08/12/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo chuyên đề Hình thành kĩ năng mắc mạch điện cho học sinh Lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_chuyen_de_hinh_thanh_ki_nang_mac_mach_dien_cho_hoc_s.doc

Nội dung text: Báo cáo chuyên đề Hình thành kĩ năng mắc mạch điện cho học sinh Lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HẢI CHÂU TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ -*-*-*-*- BÁO CÁO SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VẬT LÝ 7 Tên chuyên đề: “HÌNH THÀNH KĨ NĂNG MẮC MẠCH ĐIỆN CHO HỌC SINH LỚP 7” Tháng 2 năm 2017
  2. UBND QUẬN HẢI CHÂU TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN VẬT LÝ 7 Tên chuyên đề: “Hình thành kĩ năng mắc mạch điện cho học sinh lớp 7” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong chương trình Vật lý lớp 7 ở học kì II, học sinh chỉ tìm hiểu những kiến thức liên quan thuộc lĩnh vực Điện học. Một trong những phần quan trọng không thể thiếu đối với phần lớn các tiết học đó là thực hành. Học sinh sẽ được làm rất nhiều thí nghiệm để từ đó phát hiện ra kiến thức mới hoặc để củng cố kiến thức vừa học. Qua thực tế giảng dạy, nhóm giáo viên Vật lý 7 chúng tôi nhận thấy cần hình thành ngay từ bây giờ cho học sinh những kĩ năng cơ bản về mắc mạch điện, là nền tảng để các em có thể học tốt hơn phần Điện học trong chương trình Vật lý lớp 9, vốn được xây dựng tiếp nối với những nội dung kiến thức của Vật lý 7. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã cùng nhau xây dựng chuyên đề “Hình thành kĩ năng mắc mạch điện cho học sinh lớp 7” II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Thực trạng: Vì đến lớp 7, các em học sinh mới bắt đầu làm quen với kiến thức thuộc phần Điện học nên hầu hết các em đều bỡ ngỡ khi chạm tay đến các dụng cụ thực hành của phân môn này. Từ kiến thức của trang sách đến thực tế luôn có một khoảng cách không hề nhỏ. Tất cả các em đều có chung suy nghĩ khi được giáo viên đề nghị thực hành mắc mạch điện là “liệu rằng mình hay bạn có bị điện giật không? Nguy hiểm quá!” Nên rất ít em chịu thực hiện thí nghiệm dù thầy cô giáo có lời hứa đảm bảo an toàn 100%, kết quả là gần như giáo viên là người thực hiện chính các thí nghiệm có trong bài học. Đây thực sự là một hiện tượng không hay trong dạy học Vật lý 7 những năm qua mà chúng tôi gặp phải.
  3. 2. Biện pháp: Để khắc phục tình trạng như đã nêu, nhóm chúng tôi đã thống nhất thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sao cho học sinh không còn rụt rè, sợ hãi khi đối mặt với việc mắc các mạch điện trong chương trình Vật lý 7 như sau: - Cho học sinh có cảm nhận đầu tiên về các thiết bị điện một cách tường tận thông qua việc giao dụng cụ thí nghiệm để các em được thoải mái chạm tay vào dụng cụ. Qua đây khơi gợi ở các em sự thích thú, tò mò khám phá về mạch điện. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cặn kẽ về mạch điện mà các em sẽ thực hành bao gồm: tên thiết bị, số lượng từng loại, cách nối dây dẫn các thiết bị như thế nào. Khi đã nắm vững và hiểu rõ về mạch điện thì lúc tiến hành mắc mạch điện các em sẽ có sự bố trí thiết bị điện đúng, hợp lý và đạt yêu cầu. - Bước quan trọng nhất trong quá trình hình thành kĩ năng thực hành cho học sinh là giáo viên nhắc cho học sinh biết những quy tắc cần thực hiện trong khi mắc mạch điện gồm có: + ngắt nguồn điện trước khi nối. + công tắc luôn được mở (ngắt) + sắp xếp các thiết bị điện có trong mạch điện cho đúng vị trí theo sơ đồ mạch điện đã mô tả. + Dây dẫn đầu tiên nên lấy ra từ cực dương của nguồn điện, các dây dẫn tiếp theo sẽ nối nguồn điện với thiết bị điện (thường là công tắc), và nối các thiết bị điện với nhau (ví dụ công tắc nối với bóng đèn) và dây dẫn cuối cùng luôn kết thúc ở cực âm của nguồn điện. + Sau cùng là kiểm tra lại các dây dẫn đã nối xem có bị hở, đứt Nếu đã an toàn thì đóng công tắc (hoặc nguồn điện) để kiểm tra hoạt động của các thiết bị điện đã tốt chưa. - C ó thể cho hai học sinh cùng phối hợp với nhau trong việc lắp đặt một mạch điện để đồng thời phát huy khả năng hoạt động nhóm cho học sinh. 3. Kết quả: Sau một thời gian vận dụng chuyên đề này, chúng tôi nhân thấy kĩ năng thưc hành mắc mạch điện của học sinh đã được nâng lên đáng kể, các em tự tin, hăng hái trong việc xung phong thực hành mắc mạch điện trong các tiết học.
  4. III. Kết luận: Giải pháp mà chúng tôi đã thực hiện có thể chưa đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động dạy học của bộ môn, nhưng nó cũng đã phần nào đem lại một số hiệu quả tích cực như phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, làm cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn Chúng tôi xin được chia sẻ chuyên đề này đến các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và mong nhân được sự góp ý để chúng tôi ngày càng làm tốt hơn công tác và nhiệm vụ dạy học được giao. Chân thành cảm ơn quí thầy cô giáo vì đã lắng nghe! Người viết báo cáo Phan Thị Cẩm Tú