Báo cáo chuyên đề Phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm

doc 36 trang Đăng Bình 05/12/2023 1530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo chuyên đề Phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_chuyen_de_phat_huy_tinh_tich_cuc_tu_hoc_cua_hoc_sinh.doc
  • pptxBÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ.pptx
  • docBÌA BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ.doc
  • docGIÁO ÁN HỘI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ CỤM.doc
  • pptxGIÁO ÁN HỘI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ.pptx
  • docxPHIẾU HỌC TẬP HỘI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ.docx

Nội dung text: Báo cáo chuyên đề Phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm

  1. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu MỤC LỤC Chương 1: MỞ ĐẦU 2 1.1. Lý do chọn chuyên đề 2 1.2. Đóng góp mới của chuyên đề 2 1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp 3 1.4. Phương pháp thực hiện 3 1.5. Đối tượng và phạm vi áp dụng 3 Chương 2: NỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động nhóm 3 2.2. Thực trạng của vấn đề 5 2.3. Giải pháp 6 2.4. Thiết kế, tổ chức hoạt động trong bài học cụ thể 8 Chương 3: HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ 25 3.1. Kết quả 25 3.2. Bài học kinh nghiệm 25 3.3. Phương hướng trong thời gian tới 25 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 26 4.1. Kết luận 26 4.2. Đề xuất, kiến nghị 26 4.3. Tài liệu tham khảo 27 1
  2. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu Chương 1: MỞ ĐẦU. 1.1. Lý do chọn chuyên đề. Đối với học sinh Trung tâm GDTX, môn Hóa học là bộ môn tương đối khó vì học sinh của Trung tâm có đầu vào thấp, đa số là học sinh ở trung học cơ sở có học lực trung bình, yếu. Các em có ý thức học tập chưa cao, mất phương hướng, không mạnh dạn xây dựng bài, tiếp thu một cách thụ động vì các em không tự tin cũng như không có ý kiến về những vấn đề cần trao đổi trong học tập. Qua thực tế giảng dạy, tôi đã nhận thấy rằng những học sinh tích cực xây dựng bài, góp ý hay nhận xét về kết quả làm việc của bạn thường các em có kết quả học tập tốt, tự tin hơn các học sinh khác. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phát huy tính tích cực, tự học, nhận xét đánh giá kết quả lẫn nhau của học sinh, khắc phục điểm yếu của các em. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh: về phương pháp học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm, biết cách tự đánh giá kết quả học tập, tự giác và tạo hứng thú học tập, nghiên cứu. Từ trước tới nay, có nhiều tác giả đưa ra các tài liệu giới thiệu các phương pháp dạy học tích cực. Tuy vậy, thực tế cho thấy việc học môn Hóa học đối với học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên còn yếu, khả năng tiếp thu của học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh thụ động, chưa tự tin và chưa tích cực trong việc học. Với mong muốn có thể giúp học sinh hứng thú trong học tập, phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện khả năng tư duy và sự tự tin, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên. 1.2. Đóng góp mới của chuyên đề. Về phía giáo viên: Thiết kế một số bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm. Về phía học sinh: + Nhờ các hoạt động trong nhóm, học sinh phát triển kỹ năng cá nhân 2
  3. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu (nói, lắng nghe, chia sẻ ), tiếp nhận kiến thức qua quá trình làm việc, khám phá của mình và tập thể. + Qua hoạt động học tập, nghiên cứu hầu hết các em đều tham gia vào công việc, hạn chế việc tiếp nhận kiến thức một cách bị động. + Học sinh hình thành và phát triển các năng lực học tập; phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức, tinh thần làm việc khoa học, kĩ năng hợp tác, từ đó phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo của các em. 1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp. + Cơ sở lý luận: Phát huy tính tính tích cực, tự học của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên. + Cơ sở thực tiễn: Việc học môn Hóa học của học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên có kết quả chưa cao, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế, dẫn đến học sinh không yêu thích bộ môn hóa học. 1.4. Phương pháp thực hiện. + Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài. + Nghiên cứu chương trình hóa học hệ giáo dục thường xuyên và các tài liệu tham khảo. + Phương pháp kiểm tra - đánh giá. + Tham khảo ý kiến của giáo viên cùng chuyên môn. 1.5. Đối tượng và phạm vi áp dụng. + Phạm vi áp dụng: Học sinh khối 10 của Trung tâm. + Đối tượng áp dụng: Học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên. Chương 2: NỘI DUNG. 2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động nhóm. a. Nhóm học sinh. Nhóm học sinh không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều học sinh học tập cùng nhau hoặc học tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên mà nhóm còn là một tập hợp những học sinh có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu của nhóm. 3
  4. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu Tất cả các nhóm đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra mỗi nhóm trưởng còn phải tạo ra môi trường mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau hoạt động, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác, không ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người. b. Hình thành và phát triển nhóm học sinh. Bước 1: Tạo nhóm học sinh. Giáo viên phân nhóm học sinh và phân công nhiệm vụ rõ ràng của từng thành viên trong nhóm. Bước 2: Ổn định sự hoạt động của nhóm. Giáo viên theo dõi, tìm hiểu sự khó khăn của học sinh và có phương pháp hỗ trợ kịp thời. Bước 3: Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. + Giáo viên khuyến khích sự hoạt động của từng cá nhân, sự hợp tác với nhau trong quá trình làm việc. + Giáo viên giúp đỡ, hỗ trợ những cá nhân chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bước 4: Đánh giá quá trình hoạt động của học sinh. - Giáo viên cho: + Học sinh đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm hoặc cá nhân khác. + Học sinh các nhóm phản hồi, rút ra kết luận về sản phẩm của mình. - Giáo viên nhận xét quá trình làm việc và kết luận về sản phẩm của các nhóm. c. Kĩ năng làm việc nhóm của học sinh. Để thực hiện được các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho thì mỗi một thành viên trong nhóm cần phải có một số kỹ năng sau đây: 4
  5. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, đưa ra những ý kiến của mình và bảo vệ, thuyết phục các bạn đồng tình với ý kiến của mình. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của nhau. Khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công trong việc tổ chức các hoạt động của nhóm. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người mạnh ở kỹ năng này nhưng có thể yếu ở kỹ năng khác. Đây là kỹ năng mà mỗi học sinh cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kết quả của mình. Nếu mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ thì không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí tuệ cùng nhau thực hiện nhiệm vụ của nhóm vì sản phẩm đó là kết quả lao động của cả nhóm. 2.2. Thực trạng của vấn đề. a. Ưu điểm. + Với cùng một bài giảng, có thể đưa ra nhiều phương án thực hiện vấn đề. + Các học sinh trong cùng một nhóm có thể tương tác, hỗ trợ nhau để thực hiện vấn đề một cách hiệu quả. + Học sinh được thảo luận và chia sẻ với nhiều ý kiến khác nhau, để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. + Học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân và đoàn kết hơn sau một thời gian làm việc chung. b. Hạn chế. + Dễ gây mất đoàn kết nếu phân chia công việc không đồng đều. 5
  6. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu + Nhóm càng nhiều thành viên thì sẽ có nhiều ý kiến dẫn đến việc khó thống nhất. + Một số thành viên trong nhóm không chú ý đến nhiệm vụ của nhóm. + Mất nhiều thời gian để thống nhất ý kiến, đánh giá kết quả lẫn nhau. c. Thực trạng. Dạy học theo hoạt động nhóm nhằm phát huy hết những năng lưc của học sinh, các em có cơ hội chia sẻ kiến thức với các bạn một cách tích cực, chủ động. Tuy nhiên với đối tượng là học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do năng lực của học sinh không cao, các em còn thụ động, chưa tự tin và chưa tích cực trong việc học. Bên cạnh đó, do những hạn chế ở trên nên việc dạy học theo hoạt động nhóm ở Trung tâm tương đối khó thực hiện. 2.3. Giải pháp. Để thực hiện một bài giảng có tổ chức các hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao. a. Đối với giáo viên: + Chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong môn học có sử dụng hoạt động nhóm và xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới phương pháp dạy học. + Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. + Chọn lựa phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của trường (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo ) + Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tự nhận xét kết quả học tập. + Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. + Biết tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá, nhận xét của học sinh và đồng nghiệp về phương pháp dạy học và giáo dục của mình. + Kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn. 6
  7. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu b. Đối với học sinh: + Biết lắng nghe, quan sát, tiếp nhận thông tin và nhiệm vụ. + Biết phản hồi, đưa ra ý kiến cá nhân. + Biết trao đổi, thảo luận. Tóm lại, phương pháp hoạt động nhóm là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự học của học sinh vì thế mỗi giáo viên giữ vai trò là người tổ chức, định hướng các hoạt động học tập, còn học sinh thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên chuyển giao một cách chủ động, tích cực. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh và hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm giúp học sinh giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh. c. Giải pháp cụ thể: + Tổ chức nhóm và phân công nhiệm vụ. - Ví dụ: Lớp tôi dạy có 34 học sinh, tôi chia thành 4 nhóm như sau: 2 nhóm có 8 học sinh và 2 nhóm có 9 học sinh. - Nhóm trưởng: Quản lý, điều hành hoạt động. - Thư ký nhóm: Ghi chép diễn biến, nhận xét hoặc điểm số của nhóm mình. + Phương pháp để khuyến khích các nhóm hoạt động tích cực. Để học sinh tích cực hoạt động tôi đưa ra một số biện pháp sau: - Nhóm hoàn thành nhiệm vụ trước sẽ được cộng điểm theo thứ tự: 3, 2, 1điểm. - Nhóm xung phong cử đại diện báo cáo trước: + 1 điểm. - Nhóm báo cáo hay, lý luận tốt: +1 điểm. - Nhóm có câu hỏi, ý kiến hay: + 1 điểm. - Trừ 0,5 điểm / học sinh trong nhóm không tích cực làm việc. - Trừ 0,5 điểm khi học sinh không tham gia thảo luận (khi có yêu cầu). - Giáo viên tổng kết, tuyên dương những cá nhân, tập thể nhóm có thành tích tốt. Giáo viên góp ý, khuyến khích các cá nhân, tập thể còn lại cố gắng hơn. 7
  8. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu 2.4. Thiết kế, tổ chức hoạt động trong bài học cụ thể. Phần I của bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử. A. Hoạt động: Trải nghiệm, kết nối (5 phút). a. Mục tiêu hoạt động. + Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh. + Tìm hiểu khái niệm phản ứng oxi hóa - khử, chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử. b. Phương thức tổ chức hoạt động. + Giáo viên cho học sinh cả lớp quan sát video về các phản ứng: Mg cháy trong khí O2, đốt cháy nhiên liệu (CH4), yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? 2. Cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? + Giáo viên cho hoạt động chung của cả lớp bằng cách: các nhóm đều nộp sản phẩm, mời đại diện 1 nhóm báo cáo; các nhóm khác góp ý, bổ sung. + Giáo viên dự kiến một số khó khăn mà học sinh có thể mắc phải và giải pháp hỗ trợ (giáo viên trợ giúp bằng cách gợi ý học sinh các phản ứng trên thuộc loại phản ứng: trao đổi, hóa hợp, oxi hóa – khử). + Giáo viên dự kiến câu trả lời của học sinh: Các phản ứng xảy ra: t0 2Mg + O2  2MgO t0 CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O - Phản ứng 1: Là phản ứng hóa hợp, oxi hóa – khử. - Phản ứng 2: Là phản ứng oxi hóa – khử. 8
  9. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu - Giáo viên giúp học sinh nhớ lại cả 2 phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập. * Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? 2. Cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? Các phản ứng xảy ra: t0 2Mg + O2  2MgO t0 CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O + Phản ứng 1: Là phản ứng oxi hóa – khử. + Phản ứng 2: Là phản ứng oxi hóa – khử. * Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, giáo viên biết được học sinh đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần bổ sung, điều chỉnh ở các hoạt động tiếp theo. + Tiêu chí đánh giá: Học sinh tích cực tham gia trao đổi, thảo luận (2,0 đ); trả lời được câu hỏi (1) được 4,0 điểm; trả lời được câu hỏi (2) được 4,0 điểm. B. Hoạt động : Hình thành kiến thức (40 phút). Hoạt động 1. Ví dụ (12 phút). a. Mục tiêu hoạt động. + Học sinh hoàn thành ví dụ trong phiếu học tập số 2, xác định chất khử, chất oxi hóa, xác định số oxi hóa của các nguyên tố và viết các quá trình biến đổi số oxi hóa đó. + Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác. b. Phương thức tổ chức hoạt động. + Giáo viên cho học sinh làm việc cặp đôi (nếu dư học sinh trong nhóm thì ghép 3) trong thời gian 3 phút, sau đó trao đổi với nhau trong nhóm của mình trong 2 phút để hoàn thành VD1 trong phiếu học tập số 2. 9
  10. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 VD1. Cho Mg cháy trong khí oxi. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra? Mg + O2 (1) b. Cho biết, trong phản ứng (1). Chất khử : . Chất oxi hóa : c. Xác định số oxi hóa của Magie, Oxi trước và sau trong phản ứng (1) và viết các quá trình biến đổi số oxi hóa đó. d. Nhận xét. Chất khử : electron và có số oxi hóa sau phản ứng. Chất oxi hóa: electron và có số oxi hóa sau phản ứng. + Trong quá trình học sinh làm việc giáo viên quan sát, nhắc nhở , hỗ trợ và giúp đỡ học sinh trong các nhóm. + Giáo viên cho hoạt động chung của cả lớp bằng cách: mời đại diện 1 nhóm báo cáo. + Sau báo cáo của 1 nhóm học sinh: - Giáo viên cho học sinh các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi với các bạn và giải đáp thắc mắc. - Giáo viên đặt câu hỏi với học sinh, để nắm bắt được học sinh có hiểu rõ vấn đề không? VD: 0 + 2e 2 đúng hay sai, đây cũng là vấn đề học sinh thường O2 O2 hay nhầm lẫn. - Giáo viên chốt lại kiến thức. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập. * Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 2. 10
  11. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 VD1. Cho Mg cháy trong khí oxi. a. 2Mg + O2 2MgO (1) b. Cho biết, trong phản ứng (1). Chất khử : Mg Chất oxi hóa : O2 c. Xác định số oxi hóa của Magie, Oxi trước và sau trong phản ứng (1) và viết các quá trình biến đổi số oxi hóa đó. Số oxi hóa của Mg trước và sau lần lượt : 0 và + 2. Số oxi hóa của oxi trước và sau lần lượt : 0 và – 2. 0 2 0 2 Các quá trình : Mg Mg 2e và O + 2e O . d. Nhận xét. Chất khử: nhường electron và có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất oxi hóa: nhận electron và có số oxi hóa giảm sau phản ứng. * Đánh giá kết quả học tập: + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày của 1 nhóm, giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. + Giáo viên khuyến khích học sinh bằng điểm cộng cho cả nhóm: - Trả lời đúng các câu: ( a), ( b), (c) được 1điểm cộng/ câu. - Hoàn thành câu (d): được 2 điểm cộng . Hoạt động 2. Định nghĩa chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử (18 phút). a. Mục tiêu hoạt động. + Nêu được các định nghĩa: chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử. + Nắm được cách xác định chất khử, chất oxi hóa. + Rèn năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. b. Phương thức tổ chức hoạt động. 11
  12. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu + Giáo viên cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 3 bằng hình thức hoạt động cá nhân trong 3 phút, sau đó các thành viên trong nhóm nhận xét lẫn nhau trong 2 phút. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 VD2. Cho Na tác dụng với Cl2. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra? Na + Cl2 .(2) b. Xác định số oxi hóa của Natri, Clo trước và sau trong phản ứng (2) và viết các quá trình biến đổi số oxi hóa đó. c. Dựa vào số oxi hóa và so với phản ứng (1), cho biết Chất khử : . Chất oxi hóa : d. Nhận xét. Chất khử : electron và có số oxi hóa sau phản ứng. Chất oxi hóa: electron và có số oxi hóa sau phản ứng. + Giáo viên cử đại diện nhóm mình sang nhóm khác, so sánh kết quả. Nếu có khác biệt ghi chép lại và báo cáo cho giáo viên (2 phút). + Giáo viên cho hoạt động chung của cả lớp bằng cách: mời đại diện 1 nhóm báo cáo. + Sau báo cáo của 1 nhóm học sinh: - Giáo viên cho học sinh các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi với các bạn và giải đáp thắc mắc. - Giáo viên đặt câu hỏi với học sinh, để nắm bắt được học sinh có hiểu rõ vấn đề không? Và cho điểm khuyến khích. VD: Dựa vào đâu để biết được chất khử trong 1 phản ứng. Học sinh có thể trả lời theo hai cách (chất nhường e, chất có số oxi hóa tăng). - Giáo viên chốt lại kiến thức. 12
  13. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu + GV. Dẫn dắt học sinh: - Quá trình Mg, Na nhường e gọi là quá trình oxi hóa. - Quá trình O2, Cl2 nhận e gọi là quá trình khử. + Giáo viên cho học sinh hoàn thành kiến thức về các định nghĩa: chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập. * Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 VD2. Cho Na tác dụng với Cl2. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra? t0 2Na + Cl2  2NaCl (2) b. Xác định số oxi hóa của Natri, Clo trước và sau trong phản ứng (2) và viết các quá trình biến đổi số oxi hóa đó. Số oxi hóa của Na trước và sau lần lượt : 0 và + 1. Số oxi hóa của Clo trước và sau lần lượt : 0 và – 1. 0 1 0 1 Các quá trình : Na Na 1e và Cl + 1e Cl c. Dựa vào số oxi hóa và so với phản ứng (1), cho biết Chất khử : Na Chất oxi hóa : Cl2 d. Nhận xét . Chất khử : nhường electron và có số oxi hóa tăng sau phản ứng Chất oxi hóa: nhận electron và có số oxi hóa giảm sau phản ứng. * Đánh giá kết quả học tập: + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày của 1 nhóm, giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. + Giáo viên khuyến khích học sinh bằng điểm cộng cho cả nhóm: - Trả lời đúng các câu : ( a), ( b), (c) được 1 điểm cộng/ câu. - Hoàn thành câu (d) : được 2 điểm cộng. - Phát hiện điểm khác biệt của nhóm khác, giải thích được cho nhóm bạn ( nếu mình đúng) : + 2 điểm. 13
  14. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu Hoạt động 3. Hình thành định nghĩa phản ứng oxi hóa – khử (10 phút). a. Mục tiêu hoạt động. + Nêu được định nghĩa: phản ứng oxi hóa – khử. + Rèn năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. b. Phương thức tổ chức hoạt động. + Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 4. + Giáo viên thông báo sẽ thu phiếu của nhóm làm xong trước, kiểm tra và cho báo cáo (được thưởng 2 điểm). PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 ás VD3: Cho phản ứng : H2 + Cl2  2HCl (3) a. Xác định số oxi hóa của hidro, clo trước và sau phản ứng. . b. Cho biết trong phản ứng trên, electron được dịch chuyển hay chuyền hẳn từ nguyên tử nào sang nguyên tử nảo? Số oxi hóa của nguyên tố thay đổi do đâu? . c. Dựa vào số oxi hóa, so với phản ứng (1), (2). Kết luận - Phản ứng ( 3) có phải ứng oxi hóa – khử không? Tại sao ? Nếu (3) là phản ứng oxi hóa – khử, xác định chất khử và chất oxi hóa? + Giáo viên: Hỗ trợ học sinh các nhóm: - Liên kết trong phân tử HCl là liên kết CHT phân cực. - Electron bị lệch hay dịch chuyển (không chuyển hẳn) về phía Cl do Cl có độ âm điện lớn hơn H. + Sau khi các nhóm cho kết quả, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận ra được định nghĩa phản ứng oxi hóa – khử và hoàn thành kiến thức. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập. 14
  15. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu * Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 4. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 ás VD3: Cho phản ứng : H2 + Cl2  2HCl (3) a. Xác định số oxi hóa của hidro, clo trước và sau phản ứng. 0 0 1 1 ás H 2 + Cl2  2 H Cl b. Cho biết trong phản ứng trên, electron được dịch chuyển hay chuyền hẳn từ nguyên tử nào sang nguyên tử nảo? Số oxi hóa của nguyên tố thay đổi do đâu? + Có sự dịch chuyển e từ H sang Cl. + Số oxi hóa của nguyên tố thay đổi do sự chuyển dịch e từ H sang Cl. c. Dựa vào số oxi hóa, so với phản ứng (1), (2) . Kết luận Phản ứng ( 3) có phải ứng oxi hóa – khử không? Tại sao? Phản ứng (3) là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Nếu (3) là phản ứng oxi hóa – khử, xác định chất khử và chất oxi hóa? + Chất khử: H2. + Chất oxi hóa: Cl2. * Đánh giá kết quả học tập. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày của nhóm làm xong trước, giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. + Giáo viên khuyến khích học sinh bằng cách cộng 2 điểm cho nhóm làm xong trước. Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (t1). A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (5 phút). a) Mục tiêu hoạt động. + Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh. + Từ cấu hình e nguyên tử tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH. 15
  16. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu b)Phương thức tổ chức hoạt động. + Học sinh viết cấu hình e nguyên tử để hoàn thành phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố sau: 11Na 19K 16S + GV cho hoạt động chung của cả lớp bằng cách: Các học sinh đều làm, mời đại diện 1 học sinh báo cáo; các học sinh khác góp ý, bổ sung. + Dự kiến một số khó khăn mà học sinh có thể mắc phải và giải pháp hỗ trợ (ví dụ như: HS không nhớ cách viết cấu hình e nguyên tử - GV sẽ gợi ý.) c) Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập. * Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1. * Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua báo cáo của học sinh và sự góp ý bổ sung của các học sinh khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần bổ sung, điều chỉnh ở các hoạt động tiếp theo. + Tiêu chí đánh giá: - HS viết đúng cấu hình e nguyên tử của 3 nguyên tố: 7,5 điểm. - HS trả lời được câu hỏi phụ: Điểm giống nhau trong cấu hình e của Na và K, của Na và S: 2,5 điểm, B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu sơ lược về sự tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học a. Mục tiêu hoạt động. + Nêu được các loại bảng tuần hoàn và tên của người tìm ra bảng tuần hoàn đó. + Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. 16
  17. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu b. Phương thức tổ chức hoạt động. + GV cho HS hoạt động nhóm, giao cho nhóm 1 về nhà tìm hiểu: Tìm hiếu trên mạng và sgk dựa trên các gợi ý của giáo viên: - Tìm hình ảnh một số loại bảng tuần hoàn của các nhà bác học, tên nhà bác học, năm phát minh. - Tìm hiểu về nhà bác học người Nga Men-đê-lê-ep. + GV mời nhóm đó trình bày kết quả tìm hiểu của nhóm mình, các nhóm khác thắc mắc, góp ý, bổ sung để bài học được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm). + Thông qua báo cáo của nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được bảng tuần hoàn hiện nay sử dụng là bảng tuần hoàn của Men-đê-lê-ep. + Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể gặp khó khăn trong qua trình trình bày như: - Nói nhỏ (hỗ trợ mic). - Chưa biết sử dụng máy chiếu (chỉ cách sử dụng). c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động. * Sản phẩm: HS chiếu phần chuẩn bị của mình trên bảng. * Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua báo cáo của nhóm 1 và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần bổ sung, điều chỉnh ở các hoạt động tiếp theo. + Tiêu chí đánh giá: - HS đưa ra hình ảnh về các loại bảng tuần hoàn: 2 điểm. - Tên của các loại bảng tuần hoàn: 2 điểm. - Tìm hiểu về nhà bác học người Nga (Men-đê-lê-ep): 2 điểm. - Báo cáo hay, cuốn hút: 2 điểm. - Đưa ra những câu hỏi tạo sự tương tác qua lại giữa các nhóm: 2 điểm. Hoạt động 2 (5 phút): Nghiên cứu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH. 17
  18. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu a. Mục tiêu hoạt động. + Nêu được 3 nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH. + Hoàn thành PHT số 2. b. Phương thức tổ chức hoạt động. + HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào VD trong phần kiểm tra bài cũ để nêu các nguyên tắc. + HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS trả lời, các HS khác góp ý, bổ sung. GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động. *Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 + Các nguyên tố đựơc sắp xếp theo chiều tăng dần của ĐTHN. + Các nguyên tố có cùng số lớp e được xếp vào một hàng. + Các nguyên tố có cùng số e hóa trị được xếp vào 1 cột. * Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình quan sát HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát kịp thời để phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Thông qua hoạt động chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức. Hoạt động 3 (5 phút): Tìm hiểu về ô nguyên tố. a.Mục tiêu hoạt động. + Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài. + Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. + Nội dung hoạt động: Hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 3. b. Phương thức tổ chức HĐ. + Nhóm 2 chuẩn bị trước dựa theo sự gợi ý của giáo viên: - Mỗi nguyên tố được xếp vào mấy ô? - STT ô nguyên tố bằng giá trị nào? 18
  19. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu - Đọc các thông tin có trong ô nguyên tố nhôm? + Nhóm 2 lên trình bày bài chuẩn bị, ở dưới lớp HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để hoàn thành phiếu học tập số 3. + Các HS khác góp ý, bổ sung bài trình bày của nhóm 2. + GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động. * Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 + Mỗi nguyên tố được xếp vào: 1 ô. + STT ô nguyên tố = Z . + Nguyên tố K ở ô thứ bao nhiêu trong BTH? 19 . + Nguyên tố Ne ở ô thứ bao nhiêu trong BTH? 10 . * Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Thông qua sản phẩm học tập là phiếu học tập số 3, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. + Tiêu chí đánh giá: - Chỉ ra được mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô: 2 điểm. - Đưa ra được cách xác định STT ô nguyên tố: 2 điểm. - Đọc thông tin có trong ô nguyên tố Nhôm : 2 điểm. - Báo cáo hay, cuốn hút: 2 điểm. - Đưa ra những câu hỏi tạo sự tương tác qua lại giữa các nhóm: 2 điểm. Hoạt động (15 phút): Tìm hiểu về chu kì. a.Mục tiêu hoạt động. + Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài. + Từ cấu hình e nguyên tử hình thành định nghĩa chu kì. + Nội dung hoạt động: Hoàn thành phiếu học tập số 4. 19
  20. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu b. Phương thức tổ chức HĐ. + Nhóm 3 có thể biên soạn các câu hỏi để tạo sự tương tác với các bạn theo nội dung giáo viên gợi ý: - Dựa vào nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong cùng 1 hàng để đưa ra định nghĩa chu kì. - Số lượng chu kì trong BTH. - STT chu kì bằng giá trị nào? - Nguyên tố bắt đầu và nguyên tố kết thúc ở mỗi chu kì, số lượng nguyên tố có trong mỗi chu kì. + GV cho nhóm 3 lên trình bày bài chuẩn bị, ở dưới lớp HS HĐ cá nhân là chủ yếu để hoàn thành phiếu học tập số 4. + Các HS khác góp ý, bổ sung bài trình bày của nhóm 3. + GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: * Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 4. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 + Đn: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. + STT chu kì = Số lớp e. + Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì, gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn. Các chu kì được đánh số thứ tự từ 1 đến 7 * Chu kì 1: Gồm 2 nguyên tố, bắt đầu là H và kết thúc là He. * Chu kì 2: Gồm 8 nguyên tố, bắt đầu là Li và kết thúc là Ne. * Chu kì 3: Gồm 8 nguyên tố, bắt đầu là Na và kết thúc là Ar. * Chu kì 4: Gồm 18 nguyên tố, bắt đầu là K và kết thúc là Kr. * Chu kì 5: Gồm 18 nguyên tố, bắt đầu là Rb và kết thúc là Xe. * Chu kì 6: Gồm 32 nguyên tố, bắt đầu là Cs và kết thúc là Rn. * Chu kì 7: Chưa hoàn thành. 20
  21. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu * Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Thông qua sản phẩm học tập là phiếu học tập số 4, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. + Tiêu chí đánh giá: - Chốt được định nghĩa chu kì: 2 điểm. - Đưa ra được cách xác định STT chu kì: 2 điểm. - Đọc được nguyên tố bắt đầu và nguyên tố kết thúc ở mỗi chu kì: 2 điểm. - Báo cáo hay, cuốn hút: 2 điểm. - Đưa ra những câu hỏi tạo sự tương tác qua lại giữa các nhóm: 2 điểm. C. Hoạt động luyện tập (5 phút). a. Mục tiêu hoạt động. + Củng cố, khắc sâu các kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. + Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. + Nội dung hoạt động: Hoàn thành phiếu học tập số 5. b. Phương thức tổ chức HĐ. + Ở HĐ này GV cho HS HĐ nhóm để giải quyết nội dung phiếu học tập số 5 (2 phút). + HĐ chung cả lớp: GV mời một nhóm lên trình bày kết quả các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức (3 phút). c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động. *Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 5. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 1: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp e trong nguyên tử là A. 3 B. 5 C. 6 D.7 21
  22. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu Câu 2: Trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và mấy chu kì lớn là. A. 3 và 3 B. 3 và 4 C. 4 và 4 D. 4 và 3 Câu 3: Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 là: A. 8 và 18 B. 18 và 8 C. 8 và 8 D. 18 và 18 Câu 4: Trong BTH các nguyên tố đựơc sắp xếp theo nguyên tắc nào? A. Các nguyên tố đựơc sắp xếp theo chiều tăng dần của ĐTHN. B. Các nguyên tố có cùng số lớp e được xếp vào một hàng. C. Các nguyên tố có cùng số e hóa trị đựoc xếp vào 1 cột. D. Cả A, B, C đều đúng. * Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của Hs và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Thông qua sản phẩm học tập là phiếu học tập số 5, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. + Tiêu chí đánh giá: - Kết quả của nhóm đúng: 6 điểm. - Các thành viên trong nhóm tích cực trao đổi, thảo luận: 2 điểm. - Tạo sự tương tác qua lại giữa các nhóm: 2 điểm. Bài 29: Oxi – ozon. A. Hoạt động: Trải nghiệm, kết nối. a. Mục tiêu hoạt động. + Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh. + Tìm hiểu những vấn đề gắn liền với đời sống liên quan đến oxi và ozon b. Phương thức tổ chức hoạt động. + Giáo viên cho học sinh các nhóm lựa chọn (hoặc bốc thăm) 1 trong 3 nội dung sau và có yêu cầu kèm theo : 22
  23. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu 1. Vai trò của oxi, ozon trong đời sống . - Nội dung trình bày không quá dài, chọn lựa và nêu 4 vai trò mà nhóm mình đồng ý cao nhất. 2. Để bảo vệ môi trường sống, chúng ta cần có những hành động nào? - Đưa ra các hành động thể với bản thân và kiến nghị với cộng đồng. Lựa chọn khoảng 6 đến 8 hành động mà nhóm thống nhất để trình bày. 3. Bằng những hiểu biết của mình, cho biết - Ở nhiệt độ thường O2 có trạng thái tồn tại ở thể gì? Dễ hóa lỏng hay không? Tan trong nước nhiều hay ít? - Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế O2 thì thu O2 bằng phương pháp dời nước hay đẩy không khí? + Giáo viên giao nhiệm vụ cho 3 nhóm học sinh về nhà tìm hiểu trong thời gian 1 tuần và thực hiện theo yêu cầu sau: - Trong 4 ngày đầu, các nhóm hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Các nhóm chia sẻ nội dung mình tìm hiểu được cho các nhóm khác ở các ngày tiếp theo (không giải thích các vấn đề). + Mỗi nhóm tìm hiểu một nội dung, trình bày sản phẩm của mình ra giấy. + Đại diện các nhóm trình bày các vấn đề vào tiết học kế tiếp trong thời gian 2 phút/ nhóm. + Trong quá trình học sinh thực hiện, giáo viên kết nối với nhóm trưởng hoặc cá nhân các nhóm để giúp đỡ, giải quyết những khó khăn của các nhóm. + GV: - Thông báo cho các nhóm biết là chỉ hỗ trợ các nhóm, không thực hiện thay hay giúp nhóm này tìm ra câu hỏi để hỏi nhóm khác. - Yêu cầu các nhóm trước khi chia sẻ nội dung cho nhóm khác, cần trao đổi với GV trước để kiểm tra độ chính xác kiến thức. - Giáo viên có thể trao đổi hoặc đặt câu hỏi với bất kì thành viên nào trong nhóm để đánh giá quá sự kết hợp, gắn kết của cá thành viên. 23
  24. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu + Sau khi các nhóm báo cáo, GV cho học sinh các nhóm đặt câu hỏi về các nội dung bạn đưa ra: tại sao phải làm việc đó, cơ sở nào để biết những tính chất và cách thực hiện. c. Phương thức đánh giá sản phẩm. - Sản phẩm các nhóm đưa ra được xem là chính xác, đặc sắc: + 4 điểm. - Trình bày đẹp, báo cáo tốt: + 2 điểm. - Giải thích được các vấn đề mình đã đưa ra hoặc cá nhân, nhóm khác yêu cầu: + 3 điểm (tối đa). - Có ý kiến với các kết quả của nhóm khác một cách tích cực, mang tính xây dựng, nhận xét: + 1 điểm. - Trong nhóm, cứ 1 thành viên không tham gia hoạt động hoặc không thể thay bạn báo cáo: - 1 điểm. d. Dự kiến sản phẩm của các nhóm. Câu 1. Vai trò của oxi, ozon: - O2 có các vai trò cho sự hô hấp, sự cháy, dùng trong công nghiệp luyện kim, chất oxi hóa trong tên lửa đẩy - O3 có vai trò khử nước sinh hoạt, tẩy trắng thực phẩm, diệt khuẩn, bảo vệ trái đất Câu 2. Các hành động: - Trồng cây xanh, sử dụng điện hợp lý, bảo vệ rừng , tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tắt máy xe khi dừng đèn đỏ lâu, sử dụng năng lượng mặt trời, gió Câu 3. a. Ở điều kiện thường O2 là chất khí, tan rất ít trong nước, khó hóa lỏng. b. Thu khí O2 bằng cách dời nước. 24
  25. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu Chương 3: HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ. 3.1. Kết quả. Qua quá trình thực hiện tôi thấy: + Học sinh phát huy được tính tích cực, tự học của bản thân, thích tìm tòi, sáng tạo và có hứng thú hơn trong việc học bộ môn Hóa. + Đa số học sinh có trách nhiệm với công việc được giao, có ý thức học tập tốt, nhiệt tình, hăng hái tham gia xây dựng bài, cùng nhau chuẩn bị nhiệm vụ của nhóm. + Học sinh có khả năng trình bày kết quả của nhóm, biết đánh giá kết quả của các nhóm khác. + Kết quả kiểm tra đánh giá của học sinh ở năm học này tốt hơn năm trước. 3.2 Bài học kinh nghiệm. a. Đối với giáo viên. + Cần có kế hoạch tổ chức nhóm cho các nội dung cụ thể. + Các yêu cầu đặt ra phải phù hợp với khả năng của học sinh. + Quan sát, hỗ trợ kịp thời, không bỏ rơi học sinh. + Khuyến khích sự tác động qua lại giữa các học sinh, các nhóm. + Chốt kiến thức chính xác, khoa học để học sinh nhận xét được kết quả hoạt động của mình. + Mỗi tiết học chỉ nên cho học sinh hoạt động nhóm từ 1 đến 3 lần, có thể lồng ghép hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi nhằm tránh trường hợp một số học sinh thụ động, không chú ý đến nhiệm vụ của nhóm. b. Đối với học sinh. + Chủ động, sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ của mình. + Có tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau. + Biết lắng nghe ý kiến của các thành viên. 3.3. Phương hướng trong thời gian tới. Bản thân không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và tiếp tục đẩy mạnh việc phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm, để học sinh ngày càng có hứng thú hơn trong việc học. 25
  26. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận vấn đề. Hoạt động nhóm mang lại những kết quả mà có thể từng cá nhân học sinh không thể thực hiện được hay thực hiện mà hiệu quả không cao. Hoạt động nhóm giúp cho học sinh vượt qua cản trở của bản thân, hòa mình vào tập thể để phát huy hết những khả năng, năng lực của mình. Vì vậy, mỗi giáo viên cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của học sinh trong hoạt động học. 4.2. Đề xuất, kiến nghị. a. Đối với nhà trường. Trang bị phòng nghe nhìn để hỗ trợ công tác giảng dạy được tốt hơn. b. Đối với tổ bộ môn. Giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên xây dựng bài dạy tốt hơn. c. Đối với giáo viên. + Chọn lựa và áp dụng hợp lí phương giảng dạy. + Tự rèn luyện, học hỏi và nâng cao năng lực sư phạm. 26
  27. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu 4.3. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) - Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017) - Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. 3. Nguyễn Công Khanh (2013) - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực. 4. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2010) - Sách giáo khoa Hóa học 10, NXB Giáo dục Việt Nam. 5. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) (2010) - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học 10, NXB Giáo dục Việt Nam. 27
  28. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu GIÁO ÁN TIẾT DẠY MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA ( T1) - Bài hóa trị và số oxi hóa (tiết 1) gồm các nội dung: Hóa trị trong hợp chất ion, hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị. - Bài giảng được thiết kế theo hướng: Giáo viên là người tổ chức, định hướng các hoạt động học tập, còn học sinh thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên chuyển giao một cách chủ động, tích cực. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh và hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm giúp học sinh giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh. - Bài giảng thực hiện trong 1 tiết. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức , kỹ năng , thái độ. a. Kiến thức. Học sinh nêu được: + Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị. + Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hoa trị. + Cách xác định điện hóa trị và cộng hóa trị. b. Kỹ năng. + Xác định được điện hóa trị và cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất bất kì. + Học tập tích cực và yêu thích bộ môn hóa học, say mê khoa học. 2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển. + Năng lực tự học, năng lực hợp tác. + Năng lực quan sát. + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. 28
  29. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu + Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ. + Máy chiếu. 2. Học sinh. + Ôn lại kiến thức về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. + Nghiên cứu trước bài mới. III. Thiết kế, tổ chức hoạt động học. A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối. (7 phút) a. Mục tiêu hoạt động. + Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới. b. Phương thức tổ chức hoạt động. + Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm theo cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập số 1 (trong thời gian 3 phút). PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Cho các hợp chất sau: NH3, NaCl. a) Chất nào là hợp chất ion? Xác định các ion có trong hợp chất đó. b) Chất nào là hợp chất cộng hóa trị? Viết công thức cấu tạo của hợp chất đó. + Giáo viên mời đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. + Giáo viên chốt kiến thức, cho các nhóm kiểm tra bài của nhau và giáo viên thu bài, nhận xét. + Giáo viên trình chiếu câu hỏi số 2 và yêu cầu học sinh trả lời để dẫn dắt, kết nối vào bài học mới. 29
  30. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu Câu 2: Trong các công thức hóa học sau, công thức nào viết đúng? A. NaO. B. Na2O. C. CaCl. D. CaCl3. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập. * Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: a) Hợp chất ion: NaCl. Các ion: Na+; Cl-. b) Hợp chất cộng hóa trị: NH3. Công thức cấu tạo: H – N – H  H * Đánh giá kết quả hoạt động: +Thông qua kết quả của các nhóm, giáo viên biết được học sinh đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần bổ sung, điều chỉnh ở các hoạt động tiếp theo. + Tiêu chí đánh giá: - Xác định được hợp chất ion: 2 điểm. - Xác định được các ion: 2 điểm. - Xác định được hợp chất cộng hóa trị: 2 điểm. - Xác định được công thức cấu tạo: 2 điểm. - Trả lời câu hỏi phụ (dựa vào kiến thức nào xác định được hợp chất chất ion, hợp chất cộng hóa trị): 2 điểm. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu về hóa trị trong hợp chất ion. a. Mục tiêu hoạt động: + Nêu được điện hóa trị là gì, cách xác định điện hóa trị. 30
  31. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu + Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. b. Phương thức tổ chức hoạt động: + Giáo viên cho các hợp chất: NaCl, CaCl2, Al2O3, K2O. + Giáo viên yêu cầu học sinh: - Xác định các ion có trong hợp chất NaCl? - Xác định điện tích ion? + Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp theo dõi phần dẫn dắt của mình. Trong hợp chất NaCl. - Ion Natri có điện tích 1+, điện hóa trị của natri là 1+ - Ion clorua có điện tích 1- , điện hóa trị của clo là 1- + Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2 (trong thời gian 5 phút). PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Hợp chất Ion Điện tích ion Điện hóa trị Na+ Na: 1+ Na: 1+ NaCl Cl- Cl: 1- Cl: 1- CaCl2 Al2O3 K2O + Giáo viên quan sát hoạt động của các cá nhân trong nhóm, phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Giáo viên mời đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. + Giáo viên hướng dẫn để học sinh chốt được kiến thức, cụ thể: - Dựa vào cơ sở nào các em xác định được điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất trên? 31
  32. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu - Điện hóa trị là gì? - Điện hóa trị của các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA, IIA, IIIA và phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA bằng bao nhiêu? Giải thích - Quy ước cách viết điện hóa trị của nguyên tố như thế nào? c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: * Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Hợp chất Ion Điện tích ion Điện hóa trị NaCl Na+ Na: 1+ Na: 1+ Cl- Cl: 1- Cl: 1- Ca2+ Ca: 2+ Ca: 2+ - CaCl2 Cl Cl: 1- Cl: 1- Al3+ Al: 3+ Al: 3+ 2- Al2O3 O O: 2- O: 2- K+ K: 1+ K: 1+ 2- K2O O O: 2- O: 2- * Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua báo cáo của 1 nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, giáo viên hướng dẫn học sinh chốt được kiến thức. + Tiêu chí đánh giá: - Nhóm hoàn thành nhiệm vụ trước sẽ được cộng điểm theo thứ tự: 3, 2, 1điểm. - Nhóm xung phong cử đại diện báo cáo: + 1 điểm. - Nhóm báo cáo hay, lý luận tốt: +1 điểm. - Nhóm có câu hỏi, ý kiến hay: + 1 điểm. - Trừ 0,5 điểm / học sinh trong nhóm không tích cực hoặc không tham gia thảo luận (khi có yêu cầu). Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu về hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị. a. Mục tiêu hoạt động. + Nêu được thế nào là cộng hóa trị, cách xác định cộng hóa trị. 32
  33. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu + Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. b. Phương thức tổ chức hoạt động. + Giáo viên cho các phân tử: HCl, CO2 , CH4, C2H2 , H2S . + Giáo viên yêu cầu học sinh: Em hãy cho biết công thức cấu tạo của HCl, CO2? + Giáo viên cung cấp cho học sinh biết cộng hóa trị của nguyên tố Hiđrô và nguyên tố Clo trong phân tử HCl, cộng hóa trị của nguyên tố Cacbon và nguyên tố Oxi trong phân tử CO2. + Dựa vào ví dụ giáo viên đưa ra, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3 (trong thời gian 5 phút). PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 CTPT Công thức cấu tạo Cộng hóa trị H: 1 HCl H – Cl Cl: 1 O: 2 CO2 O = C = O C: 4 CH4 C2H2 H2S + Giáo viên quan sát hoạt động của các cá nhân trong nhóm, phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Giáo viên mời đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. + Giáo viên hướng dẫn để học sinh chốt được kiến thức, cụ thể: - Cộng hóa trị của các nguyên tố được xác định bằng cách nào? - Cộng hóa trị là gì? 33
  34. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: * Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 CTPT Công thức cấu tạo Cộng hóa trị H: 1 HCl H – Cl Cl: 1 O: 2 CO2 O = C = O C: 4 H: 1 CH 4 C: 4 H: 1 C2H2 H – C  C – H C: 4 H: 1 H2S H – S – H S: 2 * Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua báo cáo của 1 nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, giáo viên hướng dẫn học sinh chốt được kiến thức. + Tiêu chí đánh giá: - Nhóm hoàn thành nhiệm vụ trước sẽ được cộng điểm theo thứ tự: 3, 2, 1điểm. - Nhóm xung phong cử đại diện báo cáo trước: + 1 điểm. - Nhóm báo cáo hay, lý luận tốt: +1 điểm. - Nhóm có câu hỏi, ý kiến hay: + 1 điểm. - Trừ 0,5 điểm / học sinh trong nhóm không tích cực làm việc. - Trừ 0,5 điểm khi học sinh không tham gia thảo luận (khi có yêu cầu). Hoạt động 3 (8 phút): Luyện tập, củng cố. a. Mục tiêu hoạt động. + Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức đã học. 34
  35. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu + Phát huy năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. b. Phương thức tổ chức hoạt động. + Giáo viên cho học sinh hoạt động cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập số 4 (trong thời gian 5 phút). PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1. Trong hợp chất ion Na2R, điện hóa trị của phi kim R là A. 1. B. 2. C. 1+. D. 2-. Câu 2. Hợp chất ion của kim loại M có công thức M2SO4. Điện hóa trị của kim loại M là A. 1. B. 1+. C. 2+. D. 2. Câu 3. Hóa trị của Cacbon trong hợp chất C2H4 là A. 4-. B. 4+. C. 2. D.4. Câu 4. M là hợp chất ion tạo bởi cation kim loại R3+ và anion O2-. a) Viết công thức phân tử của M. b) Biết trong hợp chất M, oxi chiếm 47,06% về khối lượng. Xác định tên kim loại R. + Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày kết quả, các học sinh khác góp ý, bổ sung. + Giáo viên giúp học sinh nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động. * Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 4. 35
  36. Chuyên đề Hội giảng cấp cụm GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1. Trong hợp chất ion Na2R, điện hóa trị của phi kim R là A. 1. B. 2. C. 1+. D. 2-. Câu 2. Hợp chất ion của kim loại M có công thức M2SO4. Điện hóa trị của kim loại M là A. 1. B. 1+. C. 2+. D. 2. Câu 3. Hóa trị của Cacbon trong hợp chất C2H4 là A. 4-. B. 4+. C. 2. D.4. Câu 4. M là hợp chất ion tạo bởi cation kim loại R3+ và anion O2-. a) Viết công thức phân tử của M. (R2O3) b) Biết trong hợp chất của M, oxi chiếm 47,06% về khối lượng. Xác định tên kim loại R. (Nhôm : Al) * Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức. + Tiêu chí đánh giá: Mỗi học sinh được gọi có câu trả lời đúng, nhóm được: + 1 điểm. 36