Báo cáo Chuyên đề Tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh qua bài học môn Giáo dục công dân

doc 25 trang Đăng Bình 05/12/2023 1240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Chuyên đề Tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh qua bài học môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_chuyen_de_tich_hop_giao_duc_an_toan_giao_thong_cho_h.doc

Nội dung text: Báo cáo Chuyên đề Tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh qua bài học môn Giáo dục công dân

  1. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: TÊN CHUYÊN ĐỀ: “TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH QUA BÀI HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS” Người viết chuyên đề: Nguyễn Thị Sơn Tổ: Sử - Địa – GDCD Trường THCS Phước Thắng Phần I. Nội dung chuyên đề A. Lý do chọn chuyên đề: I. Cơ sở lí luận: An toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề xã hội hết sức nghiêm trọng, là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Hằng ngày, thực trạng tai nạn giao thông với những con số, hình ảnh, bài viết, phóng sự làm chúng ta phải giật mình. Mỗi năm trong cả nước có hàng ngàn gia đình mất đi người thân hay phải mang theo tàn tật suốt đời không còn khả năng lao động. Các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông còn phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó vi phạm ở học sinh có chiều hướng gia tăng. Giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho các em học sinh là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi lẽ : “An toàn là bạn – tai nạn là thù!” Đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường XHCN và hội nhập nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển đó nhu cầu về giao thông cũng tăng cả về số lượng và chất lượng. Có nhiều nguyên nhân gây ra TNGT nhưng nguyên nhân chính và chủ yếu theo thống kê cho thấy hơn 90% là do thiếu ý thức chấp hành pháp luật về “Trật tự an toàn giao thông” của một số người dân. Điều đặc biệt đáng quan tâm hiện nay là hầu hết ở các trường học việc học sinh đi không đúng phần đường đây cũng là nguyên nhân 1
  2. dẫn đến tai nạn giao thông làm ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội. Tai nạn giao thông thật sự là một thảm họa ở nước ta. Và nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với nghành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiền thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Môn GDCD ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, là một môn học có nhiều khả năng tích hợp giáo dục ATGT cho HS, điều đó được thể hiện: - Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng những yếu tố của giáo dục ATGT, phù hợp với trọng tâm của giáo dục ATGT là quá trình đối thoại, tương tác lẫn nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành vận dụng vào thực tiễn; phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống. - Một trong những đặc điểm của môn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục, trong đó có các nội dung giáo dục về các vấn đề xã hội. Vì vậy, việc tích hợp nội dung giáo dục ATGT vào môn GDCD là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay. Từ khả năng giáo dục ATGT trong môn GDCD được xác định là hết sức quan trọng và cần thiết, mục tiêu giáo dục ATGT trong môn GDCD cũng được xác định rõ ràng: - Giúp học sinh nắm vững, hiểu biết về luật ATGT và thực hiện tốt luật an toàn giao thông. - Qua đó góp phần giáo dục học sinh ý tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Vậy cơ sở lý luận đề xuất chuyên đề là: - Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018 – 2019. - Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục ATGT cho học sinh. 2
  3. II. Cơ sở thực tiễn: Việc giáo dục ATGT là một phạm trù rộng, tất cả các bộ môn, các tổ chức đoàn thể: Đoàn, Đội tất cả giáo viên và học sinh đều phải bắt tay vào thực hiện. Trong đó môn GDCD là môn học có nhiều khả năng để thực hiện nội dung này nhất. Trong những năm gần đây, việc giáo dục ATGT cho học sinh trong nhà trường đã không bó hẹp ở việc giảng dạy, cung cấp tri thức văn hóa mà yêu cầu cần phải cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết để vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt từ năm học 2018- 2019, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục ATGT vào các môn học và đã tập huấn cho đội ngũ cán bộ cốt cán, cho đến giáo viên trực tiếp đứng lớp ở các cấp học và triển khai nội dung này một cách có hệ thống. Tuy nhiên khi triển khai và tổ chức thực hiện giáo dục ATGT nói chung và đối với môn GDCD nói riêng nhiều lúc giáo viên còn lúng túng khi lựa chọn kiến thức thích hợp, việc điều tiết giữa nội dung bài học với kiến thức ATGT cần giáo dục trong áp lực thời gian 45’ của một tiết học Với lí do trên tôi quyết định chọn và viết chuyên đề “Tích hợp giáo dục An toàn giao thông cho học sinh qua bài học môn GDCD ở trường THCS” nhằm giáo dục học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông để không xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc. B. Nội dung chuyên đề: I. Thực trạng: 1. Thuận lợi: - Giáo viên giảng dạy bộ môn nhiệt tình yêu nghề; được tham gia tập huấn về các nội dung giáo dục ATGT; được sự góp ý của đồng nghiệp, tổ bộ môn trong suốt quá trình giảng dạy; - BGH, tổ chuyên môn luôn quan tâm, giúp đỡ động viên kịp thời. 3
  4. - Trường THCS Phước Thắng có kết nối Internet, tạo điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu, tham khảo tài liệu phục vụ công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Bản thân tôi được phân công giảng dạy môn GDCD khối 8, 7. Tôi nhận thấy các em rất năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn, thích khám phá, tìm tòi về những sự sự việc, các thông tin về đời sống xã hội, điều đó tạo hứng thú để giáo dục ATGT cho các em trong môn học GDCD. - HS có truyền thống hiếu học, chăm ngoan, hứng thú với việc học tập và thực hiện trật tự ATGT. - Đa số các em thích hoạt động sôi nổi, hào hứng với các hoạt động giáo dục kĩ năng sống như tìm hiểu về luật Giao thông đường bộ, tìm hiểu về biển đảo quê hương - Bản thân là giáo viên dạy môn GDCD tôi luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn về các chuyên đề “Giáo dục An toàn giao thông” cho học sinh THCS, luôn tìm tòi đọc các loại sách, báo, tạp chí giáo dục, cập nhật các thông tin thời sự nói về giáo dục an toàn giao thông, tham dự các buổi triển khai chuyên môn về chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông, tôi rất thích dự các tiết dạy có lồng ghép giáo dục an toàn giao thông, vì khi tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề đó các em học sinh rất thích và được trải nghiệm thực tế thông qua trò chơi, các em hiểu và nhớ có thể áp dụng khi đi tham gia giao thông trên đường cùng gia đình. - Trong thực tế hiện tại ở các xã, phường trên địa bàn thành phố Vũng Tàu nói chung và địa bàn phường 11 nói riêng số người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao thông, lưu thông như xe đạp, xe máy, ô tô với mật độ rất nhiều. Hơn nữa trường THCS Phước Thắng nằm ở trung tâm phường 11 kề giao ngã ba Đô Lương giáp trường Tiểu học Phước Thắng, Uỷ ban nhân dân phường 11 và khu vực chợ phường 11 nên phương tiện tham gia giao thông và người tham gia lưu thông rất nhiều nhất là vào giờ cao điểm dễ bị ách tắc giao thông. Nếu gặp một người lái xe 4
  5. hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn, ách tắc xảy ra tai nạn. Vì thế công tác tuyên truyền giáo dục ATGT được các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh rất quan tâm chú trọng. 2. Khó khăn: - Tài liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học về pháp luật ATGT phục vụ giảng dạy và giáo dục KNS còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học, chỉ mang tính định hướng nên giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi các thông tin, tài liệu khác để bổ trợ cho việc dạy - học. - Áp lực về thời gian (45 phút/ tiết) - Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư và cải tiến nhiều song nó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như thiếu không gian rộng để chia nhóm, di chuyển học sinh trong lớp học khi sử dụng phương pháp phòng tranh, bản đồ tư duy hay kĩ thuật khăn phủ bàn . - Một số học sinh còn rụt rè, nhút nhát trong việc học tập theo phương pháp và kỹ thuật dạy học mới. - Trong nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh vẫn xem nhẹ, coi thương môn học này, chỉ xem đây là một môn học phụ khô khan, không quan trọng, không thi nên không cần học nên chưa thực sự chú tâm, đầu tư cho việc dạy - học. - Giáo viên chưa tự tin khi xây dựng các hoạt động có lồng ghép chuyên đề giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Một số giáo viên chưa có sáng tạo trong các trò chơi giao thông còn rập khuôn. - Việc tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông cho học sinh, phải tích hợp theo chủ để, tùy đề tài mà lồng ghép. Có những chủ đề, đề tài rất dễ lồng ghép, có những đề tài rất khô khan, khó lồng ghép. 5
  6. Thực hiện tốt an toàn giao thông chính là thể hiện sự tôn trọng trong chấp hành pháp luật nhà nước. Trật tự an toàn giao thông sẽ đảm bảo mang lại hạnh phúc đến mọi người. Là trách nhiệm của toàn xã hội. II. Quá trình thực hiện: 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Để thực hiện giáo dục ATGT cho học sinh trong bài học GDCD thì việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh là hết sức cần thiết, là khâu quan trọng quyết định sự thành công. a. Đối với giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn KTKN để xác định đúng mục tiêu bài học; - Tìm hiểu nội dung và địa chỉ giáo dục ATGT trong từng bài học để xác định các nội dung cơ bản cần được giáo dục qua bài học đó; - Hướng dẫn chu đáo, giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh về nội dung, phương tiện cho từng bài học - Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của từng bài. Cụ thể như: + SGK, SGV, chuẩn KTKN; Luật giao thông; + Máy tính, bút dạ, giấy khổ lớn, phiếu học tập . + Các tư liệu, thông tin, tranh ảnh phục vụ cho nội dung bài học. b. Đối với học sinh: - Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập. - Học sinh tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung bài học, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tìm hiểu trước nội dung bài học để tạo sự chủ động trong việc tìm kiếm, xử lí và tiếp nhận thông tin, kiến thức cho các em trong mỗi bài học; - Học sinh luôn có tâm lí sẵn sàng, tự tin khi tham gia hoạt động nhóm, giải quyết tình huống hay tham gia vào các trò chơi đó là cách thức, là cơ hội để các em rèn luyện cho mình những kĩ năng cần thiết. 6
  7. 2. Các bước tiến hành bài dạy: a. Bước 1: Nghiên cứu tài liệu chuẩn KTKN, xác định mục tiêu bài học. Sau đó nghiên cứu nội dung bài ở SGK, kết hợp tham khảo hướng dẫn giảng dạy ở SGV để định hướng kiến thức cần đạt qua bài học. Ví dụ: Xác định mục tiêu cần đạt qua bài 9: “Xây dựng gia đình văn hóa” (t1) (GDCD 7) 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là gia đình văn hóa. - Kể những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa. 2. Phẩm chất: - Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam: yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các thành viên gia đình, thực hiện tốt trách nhiệm đối với gia đình. 3. Năng lực: - Năng lực tự học: biết ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính, biết tìm kiếm thông tin thực tế - Năng lực giải quyết vần đề: phân tích được tình huống trong bài học, đề xuất cách giải quyết và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của cách giải pháp. - Năng lụ hợp tác: chủ động đề xuất mục đích khi hợp tác; biết vài trò trách nhiệm của mình trong nhóm, chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. 4. Tích hợp giáo dục: - Tích hợp bảo vệ môi trường: Những việc làm xây xây dựng gia đình văn hóa. - Tích hợp GD ANQP: Hình ảnh lực lượng vũ trang tham gia xây dựng nông thôn mới. - Tích hợp GD ATGT: Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong đó có chấp hành pháp luật giao thông. b. Bước 2: Nghiên cứu tài liệu Giáo dục ATGT trong môn GDCD ở trường THCS để xác định những nội dung cơ bản cần được giáo dục. Tham khảo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng tùy theo đối tượng và điều kiện dạy học cho phù hợp. Ví dụ: Qua bài học “Xây dựng gia đình văn hóa” (t1) giáo viên đã xác định được các nội dung cơ bản cần được giáo dục và các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng đó là: * Tích hợp GD ATGT: Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong đó có chấp hành pháp luật giao thông. * Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: 7
  8. - Thảo luận nhóm. - Nghiên cứu trường hợp điển hình. - Xử lí tình huống. - Trò chơi c. Bước 3: Tiến hành soạn bài trên giáo án Word theo bố cục gồm 5 phần: - A. Hoạt động khởi động: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết những gì về bài học sắp tới. Cho các em xem các tranh ảnh về gia đình văn hóa. - B. Hoạt động hình thành kiến thức: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết; HS được xem các bức tranh, một đoạn phim về gia đình văn hóa qua đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, quan sát và tư duy phê phán HS cùng nhau tiếp sức qua trò chơi để rèn luyện kỹ năng hợp tác - C. Hoạt động luyện tập: tạo cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng thức thức và kĩ năng vào tình huống có ý nghĩa; điều chỉnh những hiểu biết, kĩ năng còn sai lệch; - D. Hoạt động vận dụng: Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới. - E. Hoạt động tìm tòi mở rộng. Sau đó, tiến hành thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử (Ứng dụng CNTT và các phầm mềm dạy học thích hợp) d. Bước 4: Chuẩn bị đồ dùng dạy học đã được xác định trong phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Với việc xác định mục tiêu bài học theo chuẩn KTKN, xác định những nội dung cần được giáo dục qua bài học, chúng tôi mạnh dạn tiến hành bài dạy theo các phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh phát huy tính tự giác, sáng tạo để tiếp thu bài học dễ dàng hơn, đồng thời giúp các em hình thành và rèn luyện các KNS cần thiết, phù hợp. 8
  9. 3. Một số vấn đề khi tích hợp giáo dục ATGT cho học sinh THCS qua bài học ở môn GDCD: a. Nội dung tích hợp giáo dục an toàn giao thông. * Việc lựa chon và lồng ghép giáo dục ATGT phải tùy thuộc vào từng nội dung bài học cụ thể và tình hình học sinh ở từng địa phương khác nhau. Vì tâm lý của học sinh thường ham chơi, hiếu động nhất là những lúc các em được tự do khi hết giờ ra khỏi trường là các em chơi đùa trên đường, chạy xe hàng 3 hàng tư, lạng lách, đánh võng trên đường Đặc biệt các em học sinh khối lớp 6 khi vừa bước vào môi trường mới đang có nhiều bỡ ngỡ, các em được tự mình tới trướng nên rất dễ xảy ra tai nạn. Là một giáo viên giảng dạy môn DGCD tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm giải pháp sau: ATGT không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi tham gia giao thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy Thực hiện tốt an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và của xã hội. An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển. Vậy giáo dục pháp luật giao thông là gì? Luật giao thông là hệ thống các quy phạm pháp luật và các quy tắc xử sự hành chính do Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. 9
  10. Như vậy: Pháp luật về ATGT đường bộ là: Một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. ATGT là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội. Ở trường trung học cơ sở chương trình pháp luật giao thông gồm: Dạy 4 tiết chính khoá về trật tự ATGT trong môn Giáo dục công dân gồm 2 tiết ở lớp 6, 7. Bài 14: Thực hiện trật tự ATGT, 1 tiết ở lớp 7 và 1 tiết ở lớp 8. Tuy nhiên ta có thể tích hợp dạy pháp luật ATGT vào các bài như: Chương trình lớp 6 gồm: - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật. (tôn trọng kỉ luật là cơ sở hướng tới tôn trọng pháp luật có luật ATGT) - Bài 9: Lịch sự, tế nhị (Biểu hiện của lịch sự, tế nhị là thực hiện nội quy nhà trường và pháp luật) - Bài 10: Tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội (tuyên truyền về ATGT) - Bài 14: Thực hiện trật tự ATGT - Thực hành ngoại khóa Tìm hiểu về ATGT Chương trình lớp 7 gồm: - Bài 3: Tự trọng (biết tự giác chấp hành pháp luật ATGT) - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong đó có chấp hành pháp luật) 10
  11. Chương trình lớp 8 gồm: Bài 1: Tôn trọng lẽ phải (Tôn trọng thực hiện nghiêm luật ATGT) - Bài 2: Liêm khiết (người liêm khiết chấp hành đúng pháp luật ATGT) - Bài 3: Tôn trọng người khác - Bài 5: Pháp luật và kỉ luật (Biết chấp hành và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt pháp luật) - Bài 8. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác (học hỏi văn hóa giao thông các dân tộc khác nhất là các nước phát triển) - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (Biểu hiện thực hiện tốt trật tự ATGT ) - Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (tố cáo, khiếu nại khi phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật ATGT) - Bái 19: Quyến tự do ngôn luận Chương trình lớp 9 gồm: - Bài 2: Tự chủ (Tự làm chủ bản thân và các tình huống khi tham gia giao thông) - Bài 3: Dân chủ và kỉ luật - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân - Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật - Thực hành ngoại khóa “Sống và làm việc theo pháp luật”. b. Các giải pháp. Giáo viên giảng dạy môn GDCD ở THCS cần có phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học sinh trong quá trình dạy học. người giảng dạy phải linh hoạt tùy vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của học sinh mà thiết kế nội dung giáo dục pháp luật ATGT cho phù hợp. Dạy học pháp luật giao thông trong môn GDCD phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống: phải hướng dẫn học sinh liên hệ với từng bài học, đời sống cá nhân, tập thể và địa phương. 11
  12. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thực tế việc chấp hành pháp luật giao thông ở trường học, địa phương và xã hội. Đối với học sinh THCS các em cần nắm được các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với đặc điểm tham gia giao thông của lứa tuổi; biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường thông thường; hiểu được tầm quan trọng của bảo đảm an toàn giao thông đối với bản thân và gia đình cũng như cộng đồng, có thái độ đúng đắn đối với các hành vi đúng và chưa đúng và có ý thức tôn trọng pháp luật khi tham gia giao thông. Các vi phạm ở học sinh là đi bộ qua đường không chấp hành chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, không chú ý quan sát, tụ tập dưới lòng đường, trước cổng trường; trèo qua dải phân cách; đi xe đạp không đúng phần đường quy định, đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang, chở 2 – 3 bạn trên xe, vừa đi vừa đùa nghịch, gây mất trật tự ATGT, rẽ đột ngột trước đầu xe ô tô, xe máy; không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Các em được khắc sâu về một chiếc xe đạp an toàn qua bài học: Thực hiện trật tự an toàn giao thông - ở lớp 6 “ Đi xe đạp an toàn”. Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra. * Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông. Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ. Giải pháp này các em đã được học trong những buổi hoạt động ngoại khóa. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau: 12
  13. Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy). Đi đúng hướng đường, phần đường của mình. Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường. Khi đi từ đường ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ. Ở tuối các em không được chạy xe gắn máy đến trường. Cho các em nhận biết các loại biển báo giao thông như : Biển báo cấm; biến báo nguy hiểm; biển báo hiệu lệnh. + Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau: Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường. Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang (từ 3 xe trở lên). Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật. Dừng xe giữa đường nói chuyện. Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều. Rẽ đột ngột qua đầu xe. Không đùa nghịch, chạy nhảy trên đường. (Theo điều 28 - Khoản 1, 2, 3 ; Điều 29 – Khoản 1, 2 Luật giao thông đường bộ) Tôi thường nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia giao thông, từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà cả người lớn. Là môn học GDCD, tài liệu giảng dạy còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc dạy an toàn giao thông cho học sinh. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi dạy an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có 13
  14. kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng Internet để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh trong trường, đồng thới áp dụng phương pháp dạy an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì những bài học về an toàn giao thông có nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh dạy áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi dạy an toàn giao thông để cho sinh động tôi thường sử dụng phương pháp dạy tích cực là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên cụ thể: Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp trò chơi Phương pháp quan sát Phương pháp động não Phương pháp sắm vai giải quyết tình huống pháp luật. Ở chương trình DGCD lớp 6, có nguyên bài “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” ngoài việc dạy các kiến thức căn bản về các loại tín hiệu đèn, biển báo, quy tắc đi đường Để các em dễ nắm ta có thể cho các em tham gia sắm vai giải quyết tình huống, tìm các bài hát về ATGT chơi thi tài năng: Bài hát “Chúng em với an toàn giao thông”: “Chúng em với ATGT là hạnh phúc là tình yêu cuộc sống. Chúng em với ATGT là hạnh phúc, là niềm vui cho mọi nhà. Nào bạn ơi chớ quên. Đi trên đường ta không lạng lách, đi trên đường không dàn hàng ngang. Gặp đèn đỏ nhanh nhanh đứng lại, đèn xanh bật ta đi an toàn. Nào bạn ơi vì cuộc sống của 14
  15. bạn của tôi, vì tương lai đất nước đẹp giàu. Chấp hành tốt luật giao thông là mang đến hạnh phúc cho mọi nhà”. Các bài vè vui dễ ghi nhớ như: “Ve vẻ vè ve. Nghe vè nhớ luật. Ô tô xe máy. Vượt ẩu, phóng nhanh. Lấn đường, cạnh tranh. Có ngày tai nạn Bạn ơi hãy nhớ. Học luật đi đường. Bất cứ ở đâu. Chấp hành nghiêm chỉnh. An toàn, hạnh phúc. Cho bạn cho tôi. Cho cả mọi người. Hãy tuân theo luật. Ve vẻ vè ve. Nghe vè nhớ luật ” Ở nhà trường hiện nay đang diễn ra một thực trạng là phần lớn học sinh tham gia giao thông còn ý thức chưa cao như phóng nhanh, vượt ẩu, đi bộ và băng qua đường không đúng qui định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông phụ huynh lấn chiếm lòng đường để đưa đón học sinh vẫn tái diễn. Một số em chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe trên 50 phân khối đến trường. Nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm và vượt đèn đỏ khi đi qua các nút giao thông có đèn tín hiệu Ngoài ra, giáo viên dạy tích hợp giáo dục ATGT vào hoạt động tìm tòi, mở rộng có thể cho các em về nhà vẽ tranh theo chủ đề ATGT. Các em vẽ theo ý thích, sau đó nộp lại giáo viên chấm lấy điểm. Qua đó, chúng ta động viên khen chọn những bài tiêu biểu trưng bày ở bảng tin của nhà trường. Giáo viên tổ chức cho các em sinh hoạt chuyên đề về ATGT vào các tiết sinh hoạt ngoại khóa. Các em sẽ tham gia tích cực, hào hứng, tự do trình bày ý tưởng của mình. 4. Kết luận: Việc chú trọng giáo dục ATGT cho học sinh vào nội dung các môn học trong đó có môn GDCD đã đem lại một số kết quả như sau: Với những kinh nghiệm của một giáo viên dạy môn GDCD trên mà bản thân đã thực hiện trong các năm học đến nay. Hầu hết tất cả HS trong toàn trường đều hiểu và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đến nay vẫn chưa có vụ tai nạn đáng tiếc nào xảy ra. Các em có kỹ năng thói quen tốt đi sát lề đường bên phải 15
  16. và luôn quan sát trước, sau khi muốn sang đường, có ý thức trước khi sử dụng xe đạp tham gia giao thông phải kiểm tra các bộ phận của xe. Đặc biệt có ý thức tốt thực hiện các quy định của giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông. Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn minh của một công dân khi các em lớn lên. Kết quả trường đã đạt nhiều khen thưởng từ cấp phường đến thành phố qua các cuộc thi về luật ATGT, văn hóa giao thông. Phụ huynh học sinh chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ, đưa đón con em đúng nơi quy định, học sinh trong trường nắm rõ về những điều cơ bản về luật giao thông đường bộ và hạn chế tình trạng vi phạm: “ Trường Phước Thắng trường em đổi mới Học sinh trường tuân thủ giao thông Cùng nhau vận động người thân. Chấp hành tốt luật giao thông khi đi đường” Qua đó, mục tiêu thông điệp gửi tới cho các em học sinh và mọi người là: “Đi đúng đường – dừng đúng vạch – thiết lập trật thự kỉ cương giao thông”. “Mọi người cùng nhau thực hiện văn hóa giao thông” - Học sinh hứng thú, say mê với bộ môn thích khám phá bày tỏ ý kiến của mình với từng tình huống được đặt ra trong từng tiết học, nhờ vậy mà chất lượng bộ môn cũng tăng lên. 5. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục ATGT ở trường THCS Phước Thắng, tổ Sử - Địa - GDCD chúng tôi đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu như sau: 16
  17. Các cấp chính quyền địa phương, Ban giám hiệu nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác giáo dục ATGT cho học sinh. Tuyên truyền để mỗi cán bộ giáo viên là tấm gương sáng về chấp hành luật giao thông cho học sinh noi theo. Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, chính quyền địa phương ủng hộ công tác giáo dục ATGT cho học sinh. Tuyên truyền vận động Phụ huynh học sinh là người gương mẫu thực hiện và giáo dục con em mình có thói quen thực hiện tốt luật ATGT ngay từ khi còn nhỏ. Hình thành kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho sau này, phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi tham gia giao thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, các cuộc thi vế luật ATGT. Xây dựng cổng trường an toàn giao thông trật tự văn minh. Tất cả giáo viên dạy GDCD cần phải nắm chắc khái quát nội dung chương trình, các nội dung cần tích hợp liên quan đến từng bài dạy cụ thể. Sưu tầm các tình huống thực tế liên quan đến nội dung bài học và gần gũi thân thiết với các em, giúp các em dễ dàng liên hệ và vận dụng cho bản thân. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý liên hệ với nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi lẽ đây cũng là một nội dung tích hợp trong chương trình giáo dục của chúng ta hiện nay. Trong những lần sinh hoạt tổ, giáo viên cần tập trung thảo luận, trao đổi những vướng mắc khi giảng dạy bộ môn này. Bản thân người giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD là tấm gương phản chiếu nhiều chiều, vì thế người giáo viên phải gương mẫu luôn chấp hành tốt luật giao thông, chuẩn mực trong tư thế, tác phong, trong cách ứng xử - giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh Phải luôn có thái độ, tinh thần vui vẻ cởi mở khi đến trường đến lớp, vui với nghề có như vậy trong mỗi tiết dạy mới sinh động, thầy trò dễ gần nhau hơn, dễ giáo dục đạo đức học sinh. Đặc biệt, luôn thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”. 17
  18. Phải thường xuyên trao dồi về kiến thức chuyên môn, rèn luyện các kỹ năng sư phạm, nâng cao trình độ tin học để theo kịp thời đại và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào bài dạy. Giáo viên giảng dạy môn GDCD như tôi cần linh hoạt sử dụng nhiều hình thức tổ chức giáo dục, dạy học, vận dụng các phương pháp thích hợp như trò chơi, hoạt động nhóm, thực hành, trắc nghiệm, sắm vai thường xuyên cập nhật các nội dung thông tin mới mẻ để gây hứng thú cho các em, tránh sự nhàm chán. Tiết dạy về pháp luật giao thông phải nhẹ nhàng tự nhiên, không áp đặt, tạo không khí vui tươi, thoải mái thu hút các em cùng tham gia. Giáo viên căn cứ vào điều kiện tình hình cụ thể của địa phương, đối tượng học sinh để lựa chọn kiến thức và kĩ năng cơ bản hình thành cho học sinh của mình không nhất thiết phải tuân thủ máy móc, nhưng tuyệt đối phải dạy đúng yêu cầu về ATGT và đúng luật giao thông. Đặc biệt tạo cho các em học sinh ý thức tự giác thực hiện tốt các quy định của luật giao thông đường bộ khi đi xe đạp, đi bộ hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông. Biết lựa chọn đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lý tốt các tình huống giao thông khi đi học. Với những kết quả đạt được ở trên tôi nghĩ rằng bước đầu mình đã góp một phần nhỏ bé tham gia vào công cuộc xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông, vì tôi cũng như tất cả các thầy cô đều hiểu rằng: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người”. D. Kiến nghị, đề xuất: Tôi thiết nghĩ chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc lồng ghép các hoạt động này vào nội dung bài dạy đa dạng phong phú hơn nữa phù hợp với điều kiện cụ thể từng lứa tuổi học sinh. Có thể giao lưu giữa các trường trong khu vực, cụm nhóm bằng nhiều hình thức như đố vui để học, thi kịch tiểu phẩm, những sáng tác biểu diễn văn nghệ có nội dung về ATGT thì hiệu quả sẽ cao nữa. Hãy tạo điều kiện cho các em tham quan thực tế, nghe cảnh sát giao thông nói 18
  19. chuyện về ATGT. Mỗi người giáo viên giảng dạy môn GDCD như chúng ta cần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc giảng dạy, tham gia tổ chức các hoạt động nhằm làm công tác giáo dục pháp luật ATGT thực sự có tác dụng hiệu quả. Ngoài ra cần đầu tư thêm về đồ dùng dạy học trực quan, tài liệu, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu giảng dạy vể pháp luật giao thông như: Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, Bộ tranh biển báo giao thông, Bộ đĩa hình về tiết dạy mẫu an toàn giao thông Thường xuyên tập huấn bồi dưỡng kiến thức kĩ năng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Cần có những giải pháp để tuyên truyền trong học sinh và phụ huynh về tầm quan trong của việc giáo dục ATGT để từ đó nâng co hơn nữa chất lượng giáo dục. Trên đây là một vài suy nghĩ về việc làm của chúng tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề: “Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh qua bài học ở môn GDCD” nhằm góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học và đáp ứng mục tiêu dạy học chú trọng giáo dục ATGT cho học sinh. Quá trình viết báo cáo và thực hiện tiết dạy minh họa chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ quý cấp quản lí, các thầy cô giáo để chúng ta cùng nhau rút kinh nghiệm và đi đến thống nhất trong quá trình giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vũng Tàu, ngày tháng năm 2018 Duyệt của BGH Người xây dựng chuyên đề Nguyễn Thị Sơn 19
  20. Tuần 11 – Tiết 11 Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ (T1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là gia đình văn hóa. - Kể những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa. 2. Phẩm chất: - Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam: yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các thành viên gia đình, thực hiện tốt trách nhiệm đối với gia đình. 3. Năng lực: - Năng lực tự học: biết ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính, biết tìm kiếm thông tin thực tế - Năng lực giải quyết vần đề: phân tích được tình huống trong bài học, đề xuất cách giải quyết và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của cách giải pháp. - Năng lụ hợp tác: chủ động đề xuất mục đích khi hợp tác; biết vài trò trách nhiệm của mình trong nhóm, chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. 4. Tích hợp giáo dục: - Tích hợp bảo vệ môi trường: Những việc làm xây xây dựng gia đình văn hóa. - Tích hợp GD ANQP: Hình ảnh lực lượng vũ trang tham gia xây dựng nông thôn mới. - Tích hợp GD ATGT: Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong đó có chấp hành pháp luật giao thông. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viện - SGK, SGV GDCD 7. - Giấy khổ to, bút dạ. - Ca dao, tục ngữ, câu truyện, tranh, ảnh các bài báo liên quan đến bài học. - Bài tập tình huống. 2. Học sinh: - SGK GDCD 7, vở ghi - Ca dao, tực ngữ liên quan đến bài học III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Khoan dung là gì? Hãy kể lại một việc làm thể hiện lòng khoan dung của em ? ? Nêu một số câu ca dao tục ngữ về khoan dung. HS: Trả lời và liên hệ bản thân GV: Nhận xét và cho điểm 3. Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 20
  21. HS: cả lớp hát bài hát “ Ba ngọn nến lung linh” của nhạc sĩ Ngọc Lễ ? Em cảm nhận gì về nội dung bài hát? HS: Tình cảm gia đình yêu thương, đầm ấm, hạnh phúc ? Nội dung đó thể hiện điều gì? HS: Gia đình văn hóa GV: dẫn dắt vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu những tiêu I. Tìm hiểu truyện: chuẩn của một gia đình văn hóa Một gia đình văn hóa – sgk trang * Mục tiêu :- HS kể được những tiêu 26. chuẩn chính của một gia đình văn hóa - Rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện cùa gia đình văn hóa * Phương pháp: nghiên cứu trường hợp điển hình * Cách tiến hành: HS đọc truyện : Một gia đình văn hóa HS thảo luận cặp đôi: Câu 1: Nếp sống của gia đình cô Hòa ra sao? Câu 2: Gia đình cô Hòa có mấy người? Câu 3: Gia đình cô đối xử như thế nào với bà con hàng xóm láng giềng? Câu 4: Gia đình cô đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào? HS: thảo luận, trình bày kết quả Dự kiến kết quả: Câu 1: - Mọi người chia sẻ lẫn nhau - Đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. - Không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ. - Mọi người trong gia đình biết chia sẻ buồn vui cùng nhau. - Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn. - Tú ngồi học bài - Cô chú là chiến sĩ thi đua. Tú là học sinh giỏi. Câu 2: Gia đình cô Hoa có 3 người. 21
  22. Câu 3: Tích cực xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. - Cô chú quan tâm giúp đỡ nối xóm - Tận tình giúp đỡ những người ốm đau, bệnh tật Câu 4: - Vận động bà con làm vệ sinh môi trường. - Chống các tệ nạn xã hội ? Theo em gia đình văn hóa cần phải có II. Nội dung bài học: những tiêu chuẩn gì? 1. Các tiêu chuẩn chính của gia HS: Là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, đình văn hóa: tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa - Là gia đình hòa thuận, hạnh vụ công dân. phúc, tiến bộ GV: nhận xét, chốt ý - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình - Đoàn kết với xóm giềng - Làm tốt nghĩa vụ công dân. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của gia 2. Ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa đình văn hóa * Mục tiêu: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa * Phương pháp: thảo luận nhóm * Cách tiến hành: GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm ? Nhận xét các gia đình tình huống sau: TH1: Gia đình bác Ân là cán bộ công chức về hưu, nhà tuy nghèo nhưng mọi người rất yêu thương nhau. Các con của bác đều chăm ngoan, học giỏi, luôn biết giúp đỡ bố mẹ công việc nhà. Bố mẹ luôn gương mẫu, không khí gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm. TH2: Gia đình bác Huy có hai con trai lớn; kinh tế khá giả nhưng vợ chồng thường hay cãi nhau. Mỗi khi gia đình bất hoà là bác Huy lại uống rượu và chửi bới lung tung, làm ảnh hướng tới mọi người xung quanh. Hai con trai bác cũng cãi nhau và xưng hô rất vô lễ, thường trốn 22
  23. học đi chơi, hay cãi lại bố mẹ. HS: Làm việc cá nhân. Thảo luận thống nhất với nhóm. Đại diện nhóm trình bày HS: nhận xét, phản biện, bổ sung. TH1: Gia đình bác Ân tuy nghèo nhưng gia đình hạnh phúc, vui vẻ TH2: Gia đình bác Huy bất hòa, thiếu nề nếp gia phong, không hạnh phúc. GV: nhận xét ? Vậy gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào? HS: - Đối với cá nhân và gia đình: Gia - Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục người. Gia đình văn hóa góp phần quan mỗi người. Gia đình văn hóa góp trọng hình thành nên những con người phần quan trọng hình thành nên phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo những con người phát triển đầy đức, và chính những con người đó đem đủ, sống có văn hóa, có đạo đức, lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững và chính những con người đó đem cho gia đình. lại hạnh phúc và sự phát triển bền - Đối với xã hội: Gia đình là tế bào xã vững cho gia đình. hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì - Đối với xã hội: Gia đình là tế bào xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia xã hội. Gia đình có hạnh phúc, đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội bình yên thì xã hội mới ổn định, vì văn minh, tiến bộ, hạnh phúc vậy xây dựng gia đình văn hóa là HS: nhận xét, chốt ý góp phần xây dựng xã hội văn GV kết luận: Vấn đề gia đình và xây minh, tiến bộ, hạnh phúc. dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi hình thành nhân cách con người. Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần làm cho xã hội bình yên hạnh phúc. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: III. Bài tập Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, nhận biết được những hành vi xây dựng gia đình văn hóa và thiếu văn hóa. Cách tiến hành: GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức. Chia lớp hai đội chơi, đội nào tìm được nhiều hơn thì chiến thắng. ? Tìm biểu hiện của việc xây dựng gia 23
  24. đình văn hóa và thiếu văn hóa trong cuộc sống hằng ngày. HS: Gia đình văn hóa Chưa văn hóa - không khí vui vẻ, - bố mẹ cãi nhau ấm no - con cái vô lễ, hư - anh chị em yêu hỏng, ăn chơi đua thương đùm bọc đòi nhau - rượu chè cờ bạc - cha mẹ gương gây mất trật tự mẫu xóm giềng - con cái chăm - Không quan tâm ngoan, lễ phép đến người khác. - tuân thủ luật giao - Vứt rác bừa bãi thông - Tụ tập quán xá - vệ sinh nhà ở, - Vi phạm an toàn khu phố sạch đẹp giao thông. - hàng xóm quan - không tham gia tâm, giúp đỡ nhau nghĩa vụ quân sự - thực hiện các - không tham gia khoản đóng góp ở các hoạt động xã khu phố hội HS: Cử đội trưởng mời các thành viên lần lượt lên bảng ghi. Thời gian 3 phút, đội nào tìm được nhiều hơn sẽ chiến thắng. HS: Làm bài tập c trong SGK HS: Nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày ở địa phương. - Cách tiến hành: ? Tìm hiểu tình hình xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương em như thế nào? (Mặt tích cực và hạn chế) HS: Liên hệ thực tế ở địa phương. 24
  25. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Mục tiêu: Giúp HS liên hệ rộng hơn kiến thức đã học với cuộc sống bên ngoài. - Cách tiến hành: + Tìm hiễu mỗi người cần phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa + Tìm ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình + Mỗi tổ xây dựng một kịch bản về gia đình văn hóa (tiết sau đóng vai) - Hướng dẫn học tập: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới - Làm bài tập trong SGK 25