Bộ đề kiểm tra các môn học kì II Khối 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh (Có đáp án)

pdf 24 trang Đăng Bình 05/12/2023 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra các môn học kì II Khối 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_de_kiem_tra_cac_mon_hoc_ki_ii_khoi_9_nam_hoc_2020_2021_tr.pdf

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra các môn học kì II Khối 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh (Có đáp án)

  1. UBND TP VŨNG TÀU KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN VẬT LÝ LỚP 9- ĐỀ 1 Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Dòng điện nào sau đây là dòng xoay chiều? A. Được tạo ra nhờ pin. B. Dòng điện trong mạch điện sử dụng ở các gia đình. C. Được tạo ra nhờ ác quy. D. Được tạo ra nhờ pin mặt trời. Câu 2. Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi: A. Số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây không đổi. B. Số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây luôn tăng. C. Số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây biến thiên liên tục. D. Số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây luôn giảm. Câu 3. Quan sát tiết diện mặt cắt ngang của một số thấu kính dưới đây và chỉ ra thấu kính hội tụ?   A B C D Câu 4. Ảnh của một vật hiện trên4 màng lưới trong mắt có đặc điểm gì? A. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật B. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật C. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật D. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật Câu 5. Khi nói về thuỷ tinh thể của mắt, câu kết luận sai là: A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ. B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được. C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi. D. Thủy tinh thể làm bằng chất trong suốt và mềm. Câu 6. Một người chỉ nhìn rõ những vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra. Hỏi mắt người đó có mắc tật gì không? A. Mắc tật lão thị B. Không mắc tật gì C. Mắc tật cận thị D. Cả ba câu A,B,C đều sai Câu 7. Trong trường hợp nào dưới đây mắt phải điều tiết mạnh nhất? A. Nhìn một vật ở điểm cực viễn B. Nhìn một vật ở trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn C. Nhìn một vật ở gần mắt hơn điểm cực viễn D. Nhìn một vật ở điểm cực cận Câu 8. Hai kính lúp có số bội giác là 2x và 10x. Câu nào sau đây là đúng khi so sánh 2 kính? A. Dùng kính lúp 10x mắt thu được ảnh nhỏ hơn. B. Dùng kính lúp 10x mắt thu được ảnh lớn hơn. C. Kính lúp 10x có kích thước lớn hơn. D. Kính lúp 10x có kích thước nhỏ hơn. Câu 9. Câu nào sau đây nói về chùm ánh sáng mặt trời là sai? A. Chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau. B. Là chùm ánh sáng trắng. C. Có lợi cho cuộc sống. 1
  2. D. Có tác dụng từ. Câu 10. Không có sự khúc xạ ánh sáng trong trường hợp nào dưới đây? A. Chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính. B. Chiếu ánh đèn pin vào một gương phẳng. C. Ánh sáng mặt trời chiếu qua một thấu kính hội tụ. D. Ánh sáng mặt trời chiếu qua một thấu kính phân kỳ. II. Tự luận: (5,0 điểm) Câu 1.(1,5đ) Một máy phát điện xoay chiều cho hiệu điện thế giữa 2 cực của máy là 3000V. Muốn tải điện năng đi xa, người ta phải tăng hiệu điện thế lên 30000V. Hỏi phải dùng máy biến thế với các cuộn dây có số vòng theo tỷ lệ nào? Cuộn dây nhiều vòng hơn hay ít vòng hơn nối với hai cực của máy phát điện? Câu 2.(1,0đ) Hàng ngày, khi nhìn vào mặt ghi của đĩa CD ta thấy nhiều màu. Em hãy gọi tên hiện tượng này và dùng kiến thức Vật lý đã học để giải thích tại sao? Câu 3.(2,5đ) Bạn Phúc bị cận, có điểm cực viễn cách mắt 60cm. Bạn Hải cũng bị cận, có điểm cực viễn cách mắt 50cm. a) Theo em, ai cận nặng hơn? Hãy giải thích ý kiến của mình. b) Để nhìn rõ các vật ở xa, hai bạn phải đeo kính như thế nào cho phù hợp với mắt? Vẽ 1 hình minh họa (Không yêu cầu đúng tỷ lệ) c) Hãy kể ít nhất 2 việc cần làm (hoặc cần tránh) khi học tập để phòng tránh tật cận thị? Hết 2
  3. UBND TP VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN VẬT LÝ LỚP 9 ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C D B C A D B D B II. Tự luận: (5,0 điểm) Bài Nội dung Điểm Câu 1 U n n 3000 1 1đ 1 1 1 1,5đ U2 n2 n2 30000 10 Cuộn dây ít vòng hơn nối với hai cực của máy phát điện. 0,5đ Câu 2 Hiện tượng phân tích ánh sáng trắng 0,5đ 1đ Mặt ghi của đĩa CD tách các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng của mặt trời, cho mỗi chùm truyền đi theo một 0,5đ phương khác nhau đến mắt. Câu 3 a) Phúc có khả năng nhìn rõ các vật xa nhất cách mắt 60cm 0,25đ 2,5đ Hải có khả năng nhìn rõ các vật xa nhất cách mắt 50cm 0,25đ 60cm>50 cm Phúc có khả năng nhìn rõ vật ở xa hơn Hải nên Hải cận nặng 0,5đ hơn Phúc. b) Để nhìn rõ các vật ở xa, hai bạn đều phải đeo kính cận là thấu 0,5đ kính phân kì có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt. Vẽ hình 0,5đ c) – Đọc sách, học tập nơi có đầy đủ ánh sáng 0,5đ - Không xem tivi, chơi game, dùng máy tính quá lâu 1. - Ăn các thực phẩm tốt cho mắt. 2. - Uống thuốc bổ mắt 3
  4. UBND TP VŨNG TÀU KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN VẬT LÝ LỚP 9-ĐỀ 2 Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Có sựkhúc xạ ánh sáng trong trường hợp nào dưới đây? A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt nước biển. B. Ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt ghi của đĩa CD. C. Ánh sáng mặt trời chiếu vào một gương phẳng. D. Ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt bảng đen. Câu 2. Hai kính lúp có số bội giác là 5x và 10x. Câu nào sau đây là đúng khi so sánh 2 kính? A. Dùng kính lúp 10x mắt thu được ảnh lớn hơn. B. Dùng kính lúp 10x mắt thu được ảnh nhỏ hơn C. Kính lúp 10x có kích thước lớn hơn. D. Kính lúp 10x có kích thước nhỏ hơn. Câu 3. Dòng điện nào sau đây là dòng xoay chiều? A. Được tạo ra nhờ pin. B. Được tạo ra nhờ pin mặt trời C. Được tạo ra nhờ ác quy. D. Dòng điện trong mạch điện sử dụng ở các gia đình. Câu 4. Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi: A. Số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây không đổi. B. Số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây biến thiên liên tục. C. Số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây luôn tăng. D. Số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây luôn giảm. Câu 5. Quan sát tiết diện mặt cắt ngang của một số thấu kính dưới đây và chỉ ra thấu kính phân kì?  A B C D  Câu 6. Ảnh của một vật hiện trên4 màng lưới trong mắt có đặc điểm gì? A. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật. C. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật. Câu 7. Khi nói về thuỷ tinh thể của mắt, câu kết luận sai là: A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ. B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được. C. Thủy tinh thể làm bằng chất trong suốt và mềm. D. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi. Câu 8. Một người chỉ nhìn rõ những vật nằm trước mắt từ 60cm trở ra. Hỏi mắt người đó có mắc tật gì không? A. Mắc tật lão thị B. Không mắc tật gì C. Mắc tật cận thị D. Cả ba câu A,B,C đều sai Câu 9. Trong trường hợp nào dưới đây mắt phải điều tiết mạnh nhất? A. Nhìn một vật ở điểm cực cận B. Nhìn một vật ở trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn C. Nhìn một vật ở gần mắt hơn điểm cực viễn 4
  5. D. Nhìn một vật ở điểm cực viễn Câu 10. Câu nào sau đây nói về chùm ánh sáng mặt trời là sai? A. Chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau. B. Là chùm ánh sáng trắng. C. Có lợi cho cuộc sống. D. Không có lợi gì cho cuộc sống II. Tự luận: (5,0 điểm) Câu 1.(1,5đ) Một máy phát điện xoay chiều cho hiệu điện thế giữa 2 cực của máy là 5000V. Muốn tải điện năng đi xa, người ta phải tăng hiệu điện thế lên 50000V. Hỏi phải dùng máy biến thế với các cuộn dây có số vòng theo tỷ lệ nào? Cuộn dây nhiều vòng hơn hay ít vòng hơn nối với hai cực của máy phát điện? Câu 2.(1,0đ) Ở ngoài trời, khi nhìn vào các bong bóng xà phòng ta thấy nhiều màu. Em hãy gọi tên hiện tượng này và dùng kiến thức Vật lý đã học để giải thích tại sao? Câu 3.(2,5đ) Bạn Hương bị cận, có điểm cực viễn cách mắt 45cm. Bạn Thảo cũng bị cận, có điểm cực viễn cách mắt 50cm. a) Theo em, ai cận nặng hơn? Hãy giải thích ý kiến của mình. b) Để nhìn rõ các vật ở xa, hai bạn phải đeo kính như thế nào cho phù hợp với mắt? Vẽ 1 hình minh họa (Không yêu cầu đúng tỷ lệ) c) Hãy kể ít nhất 2 việc cần làm (hoặc cần tránh) khi học tập để phòng tránh tật cận thị? Hết 5
  6. UBND TP VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN VẬT LÝ LỚP 9 ĐỀ 2 I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A D B A A D A A D II. Tự luận: (5,0 điểm) Bài Nội dung Điểm Câu 1 U n n 5000 1 1đ 1 1 1 1,5đ U2 n2 n2 50000 10 Cuộn dây ít vòng hơn nối với hai cực của máy phát điện. 0,5đ Câu 2 Hiện tượng phân tích ánh sáng trắng. 0,5đ 1đ Bong bóng xà phòng tách các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng của mặt trời, cho mỗi chùm truyền đi theo một 0,5đ phương khác nhau đến mắt. Câu 3 a) Hương có khả năng nhìn rõ các vật xa nhất cách mắt 45cm 0,25đ 2,5đ Thảo có khả năng nhìn rõ các vật xa nhất cách mắt 50cm 0,25đ 45cm<50 cm Thảo có khả năng nhìn rõ vật ở xa hơn Hương nên Hương 0,5đ cận nặng hơn Thảo b) Để nhìn rõ các vật ở xa, hai bạn đều phải đeo kính cận là thấu 0,5đ kính phân kì có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt. Vẽ hình 0,5đ c) – Đọc sách, học tập nơi có đầy đủ ánh sáng 0,5đ - Không xem tivi, chơi game, dùng máy tính quá lâu 3. - Ăn các thực phẩm tốt cho mắt. 4. - Uống thuốc bổ mắt 6
  7. UBND TP VŨNG TÀU KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN HÓA HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài 45 phút I.TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM) Câu 1: Chọn chất thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: (RCOO)3C3H5 + > RCOOH + Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Câu 2: Dãy chất nào sau đây đều là hợp chất hiđrocacbon? A. C3H6, CH4, C6H6, C4H10. C. CH4, CH3Cl, C4H10, CH3NO2. B. C2H6O, C5H12, C4H8, C2H4O2. D. C2H6O, CH3Cl, C2H4O2, C2H4. Câu 3: Muốn loại khí CO2 ra khỏi hỗn hợp với khí C2H2 người ta dùng A. dung dịch HCl dư. C. dung dịch brom dư. B. dung dịch Ca(OH)2 dư. D. dung dịch NaCl dư. Câu 4: Thể tích rượu etylic có trong 1 lít rượu 150 là A. 150 ml B. 850 ml. C. 300 ml. D. 450 ml. Câu 5: Thể tích khí H2 bay ra (đktc) khi cho 100 ml dung dịch CH3COOH 1M tác dụng với một lượng dư Mg là A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 5,6 lít. Câu 6: Dãy các chất phản ứng với dung dịch axit axetic là A. NaOH, Cu, ZnO, CuSO4. C. KOH, Na, CuO, K2CO3. B. MgO, Zn, Cu, Ca(OH)2. D. KOH, MgO, Zn, CaSO4. Câu 7: Trên nhãn chai rượu có ghi số 180. Ý nghĩa của con số ghi là: A. Trong 100 ml rượu có 18 ml rượu etylic nguyên chất. B. Trong 100 ml rượu có 18 gam rượu etylic . C. Trong 100 gam rượu có 18 gam rượu etylic nguyên chất. D. Có 18 ml rượu etylic trong 100 ml nước. Câu 8: Dẫn khí metan và khí clo vào ống nghiệm, đặt ngoài ánh sáng. Sau đó, đưa mảnh giấy quì tím ẩm vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là: A. Quỳ tím chuyển thành màu xanh. B. Quỳ tím bị mất màu. C. Quỳ tím chuyển thành màu đỏ. D. Quỳ tím không đổi màu. II. TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM) Câu 1: (1,5 điểm) a/ Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các chất không màu đựng trong các lọ riêng biệt sau: dung dịch axit axetic, dung dịch glucozơ, rượu etylic. b/ Viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ có CTPT là C2H6O. Câu 2: (1,5 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau: C12H22O11 (1) C6H12O6 (2) C2H5OH (3) CH3COOH Câu 3: (3 điểm) Để điều chế axit axetic người ta có thể lên men 1,5 lít rượu etylic 100. a/ Tính khối lượng rượu etylic đã dùng. (Biết D rượu = 0,8 gam/ml) b/ Tính khối lượng axit axetic thu được ? Biết hiệu suất phản ứng là 75%. c/ Nếu pha khối lượng axit axetic trên thành dung dịch giấm 5% thì khối lượng dung dịch giấm thu được là bao nhiêu? (Cho C = 12, H = 1, O = 16) 7
  8. UBTP VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN HÓA LỚP 9- NĂM HỌC 2020 – 2021 Bài Nội dung Điểm 0 I-TRẮC Câu 1: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH t 3RCOONa + C3H5(OH)3 0,5 NGHIỆM: HS có thể điền chất khác và cân bằng PTHH đúng vẫn cho điểm. (4,0 điểm) Câu 2: A; Câu 3: B; Câu 4: A; 0,5 x 7 Câu 5: C; Câu 6: C; Câu 7: A; Câu 8: C II- TỰ a/ Nêu được cách tiến hành nhận biết từng khí: LUẬN - Lấy mẫu thử và đánh STT. (6,0 điểm) - Cho quỳ tím vào từng dung dịch. 0,5 Câu 1: + Nếu quỳ tím hóa đỏ -> dd CH3COOH 1,5 điểm + Nếu quỳ tím không đổi màu -> dd glucozơ và rượu etylic -Cho hai chất còn lại tác dụng với dd AgNO3 trong NH3, đun nóng. 0,25 + Chất nào xảy ra phản ứng tráng gương -> dd glucozơ + Còn lại là rượu etylic. PTHH: C6H12O6 + Ag2O NH3, t0 C6H12O7 + 2Ag 0,25 b/ Viết được 2 CTCT: 0,5 C2H5OH; CH3-O-CH3 Câu 2: 0 1,5 điểm 1. C12H22O11 + H2O axit, t C6H12O6 + C6H12O6 0,5 2. C6H12O6 men rượu 2 C2H5OH + 2CO2 0,5 3. C2H5OH + O2 men giấm CH3COOH + H2O 0,5 0 30 – 32 Câu 3: a/ Tính: 3,0 điểm VRnc = 10. 1500: 100 = 150 (ml) 0,5 mRnc = D.V = 0,8 . 150 = 120 (g) 0,5 b/ Tính: nR = 120 : 46 = 2,61 (mol) 0,25 PTHH: C2H5OH + O2 men giấm CH3COOH + H2O 2,61 2,61 (mol) 0,5 m CH3COOHlt = 2,61 . 60 = 156,6 (g) 0,25 Vì H = 75% -> m CH3COOHtt = 156,6. 75% = 117,45 (g) 0,5 c/ m dd CH3COOH = 117,45. 100 : 5 = 2349 (g) 0,5 Lưu ý: - CT viết sai : 0 điểm - Viết PTHH chưa cân bằng, thiếu điều kiện : - ½ số điểm/ PTHH 8
  9. UBND TP VŨNG TÀU KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN SINH HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài 45 phút A - Trắc nghiệm: (3đ) Câu 1- Điền từ thích hợp vào trống: ( 1 điểm) Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp : hooc môn, mô sẹo, mô phân sinh, dinh dưỡng đặc điền vào chỗ trống để thay cho các con số 1,2,3 trong các câu sau đây . Để nhân giống vô tính cây trồng trong ống nghiệm, người ta tách ( 1) rồi nuôi trên môi trường (2) trong ống nghiệm để tạo ra (3) Các mô này tiếp tục được nuôi cấy trong ống nghiệm chứa môi trường (4) và có (5) để kính thích chúng phân hóa thành cây con hoàn chỉnh. Các cây con này được trồng trong vườn ươm sau đó sẽ được trồng ra ngoài môi trường. Câu 2-Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau: ( 2 điểm) 1- Tác động nào sau đây được coi là tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây nhiều hậu quả xấu ? A- Khai thác khoáng sạn B - Săn bắt động vật hoang dã. C- Chăn thả gia súc D - Phá hủy thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt 2 - Điều nào sau đây là đúng với loại tài nguyên năng lượng vĩnh cửu A- Được sử dụng thay thế dần các dạng năng lượng cạn kiện. B- Gồm năng lượng mặt trời gió, gió, thủy triều, nhiệt từ lòng đất . C- Là nguồn năng lượng sạch , hạn chế môi trường bị ô nhiễm . D- Cả a, b và c đều đúng . 3- Tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu ? A.NL mặt trời B.Dầu lửa C.NL gió D.NL thủy triều 4-Trong các tài nguyên sau , tài nguyên tái sinh là : A.Nước C.Than đá B.Bức xạ mặt trời D.Khí đốt thiên nhiên 5- Tài nguyên nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên ? A.Tài nguyên rừng B.Tài nguyên đất C.Tài nguyên trí tuệ con người D.Tài nguyên sinh vật 6-Tài nguyên nào sau đây được xem là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu ? A.Nước B.Gió C.Đất D.Dầu lửa 7-Tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên tái sinh ? A.Nước B.Rừng C.Khoáng sản D.Đất nông nghiệp 8- Nguồn tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên nào sau đây ? A.Nước B.Rừng C.Khoáng sản D.Đất nông nghiệp E.Câu A và D đúng F.Câu A,B và D đúng B- PHẦN TỰ LUẬN . ( 7 điểm) Câu 1 : ( 2 điểm ) a- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì ? b- Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẻ ? Câu 2 (1 điểm )Cho các sinh vật : đại bàng , châu chấu , vsv ,lúa, ếch, rắn . a- Xây dựng 1 chuỗi thức ăn có đầy đủ các loài trên . b-Loại bỏ mắt xích nào trong thức ăn trên sẽ gây hậu quả lớn ? Vì sao ? Câu 3 - (2 điểm ) Hãy vẽ lưới thức ăn, trong đó có các sinh vật sau: cây xanh, rắn, vi sinh vật phân giải, ếch, cáo, chuột, sóc, sâu ăn lá. Câu 4 -( 2 điểm) a- Liên hệ tại địa phương em có những hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường (1,0)? b-Trong cuộc sống hàng ngày em đã có hành động gì cụ thể để bảo vệ môi trường sống của mình (1,0)? 9
  10. UBND TP VŨNG TÀU KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2020 - 2021 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II SINH 9 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM TỔNG TP ĐIỂM A -Trắc Câu 1: 1 - Mô phân sinh 2,4- dinh dưỡng đặc 1điêm 3,0 Đ nghiệm 3- Mô sẹo 5- Hooc môn sinh trưởng Câu 2 . 1 2 3 4 5 6 7 8 Mỗi ý D D B A C B C F đúng 0.25(Đ) B - Tự a- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực 1 điểm luận :(7đ) vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài. Câu 1 b- Trong điều kiện thiếu ánh sáng hiện tượng tự tỉa diễn (2đ) (2đ) ra mạnh mẻ 1 điểm Câu 2- -Xây dựng 1 chuỗi thức ăn có đầy đủ các loài trên . 0,5đ (1đ) (1đ) Lúa châu châu ếch rắn đại bàng VSV - Loại bỏ mắt xích đầu tiên svsx trong các sơ đồ chuỗi 0,25 thức ăn trên sẽ gây hậu quả lớn - Vì svsx là mắt xích đầu cung cấp chất dd và năng 0,25 lượng cho toàn bộ chuỗi thức ăn. CÂU 3 Hãy vẽ lưới thức ăn, trong đó có các sinh vật sau: cây Mỗi ý (2,0 Đ ) ( 2 Đ ) xanh, rắn, vi sinh vật phân giải, ếch, cáo, chuột, sóc, sâu sai trừ ăn lá. 0,25 Đ Sóc cáo Cây xanh chuột rắn VSV Sâu ăn lá ếch Câu 4 a- Liên hệ tại địa phương em có những hoạt động nào 1 điểm (2,đ) (2đ) gây ô nhiễm môi trường ? Mỗi ý HS tự liên hệ từ 4 ý trở lên . 0,2 b-Trong cuộc sống hàng ngày em đã có hành động gì cụ 1 điểm thể để bảo vệ môi trường sống của mình ? Mỗi ý HS tự liên hệ từ 4 ý trở lên . 0,2 10
  11. UBND TP VŨNG TÀU KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN TIN HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài 45 phút A. LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM (6đ) Câu 1: Để chuyển một hình ảnh được chọn xuống bên dưới ta thực hiện nháy chuột phải lên hình ảnh chọn Order. Sau đó chọn: A. Bring Forward. B. Bring to Front. C. Send Backward. D. Send to Back. Câu 2: Sắp xếp các thao tác sau theo thứ tự đúng để chèn hình ảnh vào trang chiếu: 1. Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh 2. Chọn lệnh Insert → Picture → From File 3. Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào 4. Chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert A. (1) - (2) - (3) - (4) B. (4) - (2) - (1) - (3) C. (4) - (1) - (2) - (3) D. (3) - (2) - (1) - (4) Bài 3: Để thay đổi kích thước hình ảnh ta thực hiện: A. Nháy chuột vào hình ảnh muốn thay đổi, tám nút nhỏ trên cạnh và góc của ảnh sẽ xuất hiện. B. Đưa con trỏ chuột lên các nút C. Kéo thả chuột đến khi vừa ý. D. Tất cả các bước trên Câu 4. Các bước tạo hiệu ứng động tùy biến cho đối tượng: A. Mở bảng chọn Slide Show → Animation Schemes Nháy chọn hiệu ứng thích hợp B.Chọn các trang chiếu. Mở bảng chọn Slide Show → Animation Schemes Nháy chọn hiệu ứng thích hợp C. Chọn các trang chiếu. Mở bảng chọn Slide Show → Slide Transition Nháy chọn hiệu ứng thích hợp D. Chọn các trang chiếu. Mở bảng chọn Slide Show → View Nháy chọn hiệu ứng thích hợp Câu 5. Chọn phát biểu sai: A. Khi tạo hiệu ứng động cho một khối văn bản ta có thể cho xuất hiện lần lượt từng từ trong khối văn bản khi trình chiếu B. Sau khi đã tạo hiệu ứng động cho một đối tượng nào đó ta không thể thay đổi kiểu hiệu ứng cho đối tượng đó C. Có thể thực hiện hiệu ứng chuyển trang cho 1 slide bất kỳ trong bài trình diễn D. Có thể thực hiện hiệu ứng chuyển trang cho tất cả các slide trong bài trình diễn Câu 6: Hãy chọn câu sai trong các câu dưới đây: A. Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời B. Ảnh động là một tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung C. Sản phẩm đa phương tiện là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính D. Phim là thành phần đặc biệt của đa phương tiện, tổng hợp tất cả các dạng thông tin 11
  12. Câu 7: Hãy chọn câu đúng. Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tập tin, hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị như: A. Trang web B. Bài trình chiếu C. Từ điển bách khoa đa phương tiện D. Tất cả ý trên Câu 8: Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện: A. Văn bản B. Âm thanh C. Phim D. Tất cả ý trên Câu 9:Thao tác chỉnh sửa âm thanh đơn giản bằng phần mềm Audicity: A. Nghe lại, đánh dấu một đoạn âm thanh B. Làm to, nhỏ âm lượng hoặc tắt âm thanh của từng rãnh C. xóa, cắt, dán đoạn âm thanh D. Tất cả các đáp án trên Câu 10: Để tách rãnh âm thanh tại một vị trí thành hai clip ta thực hiện: A. Sử dụng công cụ Split trên thanh công cụ. B. Nháy chuột chọn vị trí trên rãnh muốn tách, sau đó thực hiện lệnh: Edit → Clip Boundaries → Split. C. Nháy chuột chọn vị trí trên rãnh muốn tách, sau đó nhấn tổ hợp (Ctrl + I). D. Tất cả đáp án trên Câu 11:Để nối hai clip liền nhau ta thực hiện: A. Dùng chuột nháy vào vạch giữa chúng để nối lại khi 2 clip nằm sát nhau trên rãnh. B. Sử dụng công cụ chọn, đánh dấu đoạn âm thanh chứa vị trí tách, sau đó thực hiện lệnh: Edit → Clip Boundaries → Join (Ctrl + J). C. Dùng chuột nháy vào 2 clip rồi kéo lại gần nhau. D. Cả A và B Câu 12: Để xuất kết quả âm thanh ta chọn: A. File → Export Audio B. File → Import Audio C. File → Save D. Tất cả đáp án trên đều sai B. TỰ LUẬN: (4đ) Câu 13:Khi chèn hai hình ảnh trên một trang chiếu, em thấy một hình ảnh che lấp một phần của ảnh kia. tại sao? Nếu muốn hiển thị đầy đủ cả hai hình ảnh trên cùng một trang chiếu, em cần thực hiện thao tác gì? Câu 14: Thao tác tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu và hiệu ứng động cho đối tượng đoạn văn bản trên trang chiếu? Câu 15: Theo em, thông tin nhận được qua công nghệ thực tế ảo có phải là đa phương tiện không? Hãy giải thích và chứng minh quan điểm của em về việc Hết Họ tên học sinh: Lớp STT: Giáo viên coi kiểm tra không giải thích thêm. 12
  13. UBND TP VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN TIN HỌC LỚP 9 A. LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM (6đ) Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D D D B B B D D D D A A Bài Nội dung Điểm Bài 13. Khi chèn hai hình ảnh trên một trang chiếu, ta thấy một hình 1 đ ảnh che lấp một phần của hình ảnh kia. Bởi vì, chúng chồng 0,5 đè lên nhau. Để hiển thị đầy đủ cả hai hình ảnh trên cùng trang chiếu. em cần thực hiện thao tác thay đổi kích thước cua hai hình ảnh 0,5 đó. Bài 13. Thao tác tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu 1.5 đ Chọn slide cần tạo hiệu ứng > Chọn tab Transitions > Chọn 0.5 hiệu ứng chuyển trang trong phần Transition to This Slide. Để chỉnh sửa hiệu ứng, bạn thực hiện trong phần Timing. Để xem trước hiệu ứng, nhấn chọn Preview 0.25 Để xóa hiệu ứng, bạn nhấn chọn None trong phần Transition to This Slide. Hiệu ứng động cho đối tượng đoạn văn bản trên trang chiếu? Chọn đoạn văn bản cần tạo hiệu ứng > Chọn tab 0.5 Animations > Chọn hiệu ứng trong khung Animation Để chỉnh sửa hiệu ứng, bạn thực hiện trong phần Timing Để kiểm tra và chỉnh sửa, bạn nhấn chọn Animation Pane. 0.25 Để xóa hiệu ứng, bạn bôi đen đoạn văn bản và chọn None trong phần Animation. Bài 14. Theo em, thông tin nhận được qua công nghệ thực tế ảo là đa 0.5 1.5 đ phương tiện. Vì công nghệ thực tế ảo mô tả một môi trường bằng máy tính, các môi trường thực tại ảo gồm hình ảnh, và một số hiệu ứng giác quan như âm thanh, xúc giác, nên nó là sự kết 1 hợp của nhiều dạng thông tin với nhau và được thể hiện đồng thời (định nghĩa đa phương tiện). : 13
  14. UBND TP VŨNG TÀU KỲ THI KIỂM TRA HKI TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH Năm hoc 2020 – 2021 Môn thi: Công Nghệ Thời gian làm bài 45 phút ĐỀ THỰC HÀNH Lắp mạch điện gồm: - Một cầu chì bảo vệ : - Một công tắc 2 cực - Một công tắc 3 cực điều khiển hai bóng đèn dây tóc sáng luân phiên. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THỰC HÀNH - Lắp đúng yêu cầu kỷ thuật – An toàn (6 điểm) + Nối dây vào thiết bị chuẩn, đúng sơ đồ mạch điện (4 điểm) + Mạch điện không có mối nối (1 điểm) + Dây dẫn nối giữa các thiết bị phải gọn không để dư nhiều quá.(1 điểm) - Yêu cầu về mỹ thuật (3 điểm) + Bố trí các thiết bị lên bảng điện cân đối (2 điểm) + Cố định các thiết bị lên bảng điện thật chặt (1 điểm) - Kiểm tra (1 điểm) + Dùng điện thật để kiểm tra bóng đèn và ổ điện. (1 điểm) 14
  15. UBND TP VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: Lịch sử LỚP: 9 Thời gian làm bài:45 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1:. Pháp rút lui khỏi miền Nam, Mĩ nhảy vào đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền để thực hiện âm mưu gì? a. Chống phá cách mạng miền Bắc. b. Chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ của Mĩ. c. Cô lập miền Bắc. d. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Câu 2. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì? a. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp. b. Đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ, bảo vệ hòa bình. c. Bảo vệ miền Bắc XHCN, để Miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam. d. Chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ. Câu 3. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là gì? a. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. b. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền. c. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang. d. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Câu 4. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì? a. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. b. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. c. Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển mạnh. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. d. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 5. Yếu tố nào được xem là “xương sống”,”quốc sách” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? a. Ngụy quân. b. Ngụy quyền, c. “Ấp chiến lược”. d. Đô thị (hậu cứ). Câu 6. Âm mưu thâm độc nhất của “Chiến tranh đặc biệt” là gì? a. Dùng người Việt đánh người Việt. b. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ. 15
  16. c. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”. d. Phá hoại cách mạng miền Bắc. Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nhất đưa đến cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm? a. Do nội bộ chính quyền Ngụy mâu thuẫn. b. Do Mĩ giật dây cho tướng lĩnh Dương Văn Minh. c. Do chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu. d. Do phong trào đấu tranh quyết liệt của nhân dân miền Nam trên tất cả các mặt trận, làm rung chuyển chế độ Sài Gòn. Câu 8. Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thể hiện ở chỗ nào? a. Quân Mĩ không ngừng tăng lên vệ số lượng. b. Quân Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu vãn quân đội Sài Gòn. c. Quân Mĩ cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng tham chiến. d. Mục tiêu tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam, vừa phá hoại miền Bắc. Câu 9. Thủ đoạn trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì? a. Tăng số lượng ngụy quân. b. Rút dần quân Mĩ về nước. c. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, Cam- pu-chia. d. Cô lập cách mạng Việt Nam. Câu 10. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược và thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”? a. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự, trong 3 năm 1969, 1970, 1971. b. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ta đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. c. Thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở Pari. d. Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tiếp tục chi viện cho miền Nam. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1.(2 điểm) Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)? Câu 2. (2 điểm) So sánh điểm khác nhau giữa hai loại hình chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam? Câu 3. (2 điểm) Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 4.(1 điểm) Vì sao gọi thắng lợi của trận chiến đấu 12 ngày đêm chống cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ cuối năm 1972 là trận : “Điện Biên Phủ trên không”? 16
  17. UBND TP VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: Lịch sử LỚP: 9 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1B,2B,3C,4D,5C,6A,7D,8D 9C,10B (3,0 điểm) II. PHẦN TỰ LUẬN: Nội dung Điểm Câu 1 - Nguyên nhân chủ quan: (2 điểm) + Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối 0,5 cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao. 0,25 + Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng. 0,25 + Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền. 0,25 - Nguyên nhân khách quan: 0,5 + Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương. 0,25 + Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. + Nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ. Câu 2 * Giống nhau: 1,0 (2 điểm) - Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. - Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ. 1,0 - Đều bị thất bại. * Khác nhau: Đặc điểm Chiến lược “Chiến Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” tranh cục bộ” (1961-1965) (1965-1968) Âm mưu “dùng người Việt Mĩ giành lại thế chủ động đánh người Việt”. trên chiến trường, đẩy ta 17
  18. trở về thế phòng ngự, bị động. Thủ đoạn và “Ấp chiến lược” Thực hiện chiến lược hai hành động được coi như gọng kìm “tìm diệt” và “xương sống” “bình định” Lực lượng Lực lượng chủ lực Quân đội Mĩ, quân đồng tham gia là quân đội Sài minh và quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ Gòn. Nhưng chủ yếu là của cố vấn quân sự quân đội Mĩ và quân Mĩ đồng minh. Địa bàn Miền Nam Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Tính chất ác Không ác liệt bằng Là hình thức chiến tranh liệt chiến lược “Chiến xâm lược cao nhất, là tranh cục bộ” chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc. Câu 3 a. Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3) (2 điểm) 10/3/1975, quân ta đánh Buôn Ma Thuột giành thắng lợi 12/3 địch phản công chiếm lại nhưng thất bại. 14/3 quân địch rút khỏi Tây nguyên. 24/3 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. 0,5 b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 đến 29/3) 21/3 quân ta đánh địch ở Huế. 26/3 giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên. 0,5 29/3 quân ta giải phóng Đà Nẵng. c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4) 5 giờ chiều 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu 1,0 10 giờ 45 phút 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng 11 giờ 30 phút ngày 30/4 lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng Câu 4 Năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm sụp 1,0 (1 điểm) đổ chế độ thực dân kiểu cũ, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào đàm phán với Việt Nam, ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7/1954), chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và rút hết quân đội về nước. 18
  19. Còn chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã khởi nguồn cho sự sụp đổ chế độ thực dân kiểu mới, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi lại đàm phán với ta ở Hội nghị Pa-ri và ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (ngày 27/1/1973). Hai sự kiện giống nhau về tầm vóc và ý nghĩa, đều giành thắng lợi và buộc kẻ thù phải ngồi đàm phán, ký kết hiệp định công nhận độc lập chủ quyền của dân tộc ta; đều là đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam. 19
  20. UBND TP VŨNG TÀU KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Lưu vực sông có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ là: a. Sài Gòn b. Đồng Nai c. Cửu Long d. Vàm Cỏ Câu 2 (0,5 điểm) Khó khăn đối với vùng Đông Nam Bộ là: a. ít khoáng sản trên đất liền b. diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp c. ô nhiễm môi trường ngày càng tăng d. tất cả các ý trên Câu 3 (0,5 điểm) Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ: a. Bình Thuận b. Tây Ninh c. Đồng Nai d. Bà Rịa Vũng Tàu Câu 4 (0,5 điểm) Vị trí địa lý của vùng Đông Nam Bộ rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với: a. Đồng bằng Sông Cửu Long b. Tây Nguyên, duyên hải miền Trung c. các nước trong khu vực Đông Nam Á d. tất cả các ý trên Câu 5 (0,5 điểm) Trung tâm kinh tế lớn nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long là: a. Mỹ Tho b. Long Xuyên c. Cà Mau d. Cần Thơ Câu 6 (0,5 điểm) Biện pháp để phát triển ngành giao thông vận tải của nước ta hiện nay là: a. phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống cảng biển b. phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải c. phát triển mạnh đội tàu biển quốc gia và ngành đóng tàu d. tất cả các ý trên II. Tự luận (7 điểm) Câu 1 (3 điểm) Cho bảng số liệu về một số chỉ tiêu của vùng kinh tế trọng điểm phía nam so với cả nước năm 2002 (Cả nước 100%) Vùng kinh tế Tổng GDP GDP CN và XD Vùng kinh tế trọng 35,1% 56,6% điểm phía nam a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện GDP và GDP CN-XD vùng kinh tế trọng điểm phía nam so với cả nước? (2điểm) b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét gì? (1 điểm) Câu 2 (1 điểm) Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có những thuận lợi tự nhiên nào để phát triển ngành thủy sản? Câu 3 (3 điểm)Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo? 20
  21. UBND TP. VŨNG TÀU Trường THCS Nguyễn Văn Linh HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN ĐỊA LÝ 9 A Trắc nghiệm (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án b d a d d d B. Tự luận Câu 1 (3 điểm) - Vẽ biểu đồ: Hình cột chồng (2 cột) yêu cầu; chính xác, đẹp, 2 có kí hiệu, có chú giải, có tên biểu đồ Thiếu mỗi kí hiệu trừ - Nhận xét: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 56,6% 0.5 GDP CN-XD cao nhất so với cả nước, tổng GDP chiếm 35,1% tương đối cao so với cả nước - Như vậy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng vai trò 0.5 quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ, mà còn đối với các tỉnh phía Nam và đất nước. Câu 2 (1 điểm) Nêu được: Những thuận lợi về mặt tự nhiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để phát triển ngành thủy sản là: + Có nhiều hệ thống sông lớn 0.25 + Bờ biển dài, rộng, bãi biển sạch, nóng quanh năm 0.25 + Có điều kiện thuận lợi để phát triển, khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước ngọt, nước lợ 0.5 Câu 2 (3 điểm) Nêu được: - Tiềm năng sinh vật 0.5 - Khai thác hải sản sang vùng nước sâu xa bờ 0.5 - Bảo vệ rừng ngập mặn 0.5 - Bảo vệ rạng san hô 0.5 - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 0.5 - Phòng chống ô nhiễm biển, đặc biệt là dầu mỏ 0.5 21
  22. UBND TP VŨNG TÀU KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 Thời gian làm bài 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm). HỌC SINH CHỌN Ý ĐÚNG NHẤT: Câu 1 (0.5 điểm). Quyền nào sau đây không thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội? A. Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. B. Quyền khiếu nại, tố cáo. C. Quyền được học tập. D. Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Câu 2 (0.5 điểm). Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội bằng hình thức nào? A. Quan sát hoặc góp ý. B. Trực tiếp hoặc gián tiếp. C. Bàn bạc hoặc trao đổi D. Đặc biệt và thông thường. Câu 3 (0.5 điểm) . Anh H 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, trong lúc chờ tìm việc làm, anh có giấy gọi nhập ngũ. Đang chân chừ thì có người bạn gợi ý H nên học thêm một bằng đại học nữa thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Theo em, bạn của H nói vậy là đúng hay sai? Vì sao? A. Đúng, vì những sinh viên đang học đại học sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Đúng, vì khi học đại học sinh viên đã được học giáo dục quốc phòng nên không cần tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Sai, vì chỉ có con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một mới được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Sai, vì công dân chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong thời gian một khoá đào tạo của một trình độ đào tạo. Câu 4 (0.5 điểm). Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội A. là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân. B. là quyền chính trị duy nhất của công dân. C. là quyền của cán bộ. D. là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân. Câu 5 (0.5 điểm). Vừa qua trường trung học cơ sở Nguyễn Viết Xuân tổ chức cho giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến vào việc làm thế nào để thực hiện tốt cuộc vận động “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực’’. Theo em, đây là biểu hiện quyền gì của công dân? A. Quyền bình đẳng trước pháp luật. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tự do dân chủ. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Câu 6 (0.5 điểm). Theo Luật nghĩa vụ quân sự, hiện nay độ tuổi gọi nhập ngũ đối với công dân nam là: A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. B. Từ 18 tuổi đến 25 tuổi. C. Từ đủ 18 đến hết 27 tuổi. D. Từ đủ 20 đến hết 27 tuổi. II. TỰ LUẬN (7.0 điểm). Câu 1 (2.0 điểm). Vì sao chúng ta cần sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Bản thân em cần làm gì để luôn sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Câu 2 (2.0 điểm). 22
  23. a. Khi bàn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, có bạn nói: Bảo vệ Tổ quốc là phải trực tiếp cầm súng đánh giặc, bây giờ hoà bình rồi, việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thực là khó. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? b. Kể các việc làm của học sinh để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? Câu 3: (3 điểm) Ngày 23-3- 2018, TAND tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Lý Văn Giỏi (sinh năm 2000, học sinh lớp 9, trường THCS Hàm Rồng), 15 năm tù (13 năm tù về tội giết người và 2 năm tù về tội cướp tài sản). Đồng thời, buộc gia đình bị cáo phải bồi thường cho phía bị hại hơn 200 triệu đồng. Theo cáo trạng, sáng ngày 14-4-2017, Giỏi từ nhà đi đến trường để học. Trên đường đi, Giỏi gặp bạn học là Lê Vũ Phụng (sinh năm 2002, ngụ cùng xã Hàm Rồng). Lúc này, Phụng chửi Giỏi là “thằng miên, thằng thổ”. Bực tức vì bị chửi vô cớ, Giỏi rủ bạn ra phía sân trường đánh tay đôi. Trong lúc đánh nhau, Giỏi dùng cây tràm đánh vào vùng gáy của Phụng dẫn đến chấn thương sọ não và tử vong tại chỗ. Sau khi đánh bạn tử vong, Giỏi kéo thi thể Phụng đến bụi lá dừa nước giấu xác và lấy điện thoại của Phụng. Ngày 17- 4-2017, Giỏi đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Năm Căn đầu thú. (Trích: soha.com, ngày 23-3-2018) Câu hỏi: 1. Em có nhận xét gì về hành vi của Lý Văn Giỏi và Lê Vũ Phụng? 2. Hành vi của Lý Văn Giỏi vi phạm pháp luật gì? Lý Văn Giỏi phải chịu trách nhiệm pháp lí gì? 3. Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? 23
  24. UBND TP VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2020-2021 MÔN: GDCD - LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM: 1A; 2B; 3D; 4A; 5D; 6A (3 điểm) II. TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm + Chúng ta cần sống có đạo đức và tuân theo pháp luật vì (tùy theo cách trả lời của HS nhưng yêu cầu nêu được một số ý như): - Đó là điều kiện để con người phát triển, tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 1 - Được mọi người kính trọng. - Là điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc, thúc đẩy xã hội Câu 1 phát triển. (2 điểm) + Bản thân em cần làm gì để luôn sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? (tùy theo cách trả lời của HS ví dụ) - Thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân. - Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức, các quy định của pháp 1 luật trong trong quan hệ hắng ngày. - Rèn luyện trong học tập, tu dưỡng đạo đức. - Tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động XH + Không tán thành với ý kiến đó (tùy theo cách trả lời của HS VD) Bảo vệ Tổ quốc không phải chỉ là trực tiếp cầm súng đánh giặc. Nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc còn có những hoạt động 1 Câu 2 bảo vệ trật tự trị an, chống lại các âm mưu phá hoại của các thế (2 điểm) lực thù địch, làm tốt công tác hậu phương quân đội + Kể các việc làm của học sinh để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? 1 HS nêu ít nhất 4 việc làm 1. Em có nhận xét gì về hành vi của Lý Văn Giỏi và Lê Vũ Phụng? 1 Lý Văn Giỏi: là hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật. Lê Vũ Phụng: chửi bạn, xúc phạm bạn. 2. Hành vi của Lý Văn Giỏi vi phạm pháp luật gì? Lý Văn Giỏi Câu 3 phải chịu trách nhiệm pháp lí gì? 1 (3 điểm) Lý Văn Giỏi vi phạm pháp luật hình sư và chịu trách nhiệm pháp lí hình sự, trách nhiệm pháp lí dân sự. 3. Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? (tùy theo cách trình bày của học sinh nhưng cần nêu được) 1 - Không xúc phạm, xâm phạm tính mạng người khác. - Luôn tự chủ bản thân trong mọi tình huống 24