Bộ đề thi học kì I Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

docx 14 trang thuongdo99 3180
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kì I Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_thi_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong_t.docx

Nội dung text: Bộ đề thi học kì I Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

  1. PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: SINH HỌC 9 Năm học 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút (Ngày thi: 05/12/2018) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Trình bày được vai trò, cấu tạo của các đại phân tử trong tế bào. - Nêu được các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể. - Bản chất của các quá trình sinh học. - Giải thích được một số hiện tượng về bệnh, tật di truyền. - Nhận biết được các dạng và nguyên nhân phát sinh đột biến. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng vận dụng vào thực hành và giải bài toán. - Kĩ năng làm việc độc lập. 3. Về thái độ: - Yêu thích môn học. - Nghiêm túc trong thi cử và học tập.
  2. II. MA TRẬN ĐỀ THI Nội dung Mức độ nhận biết kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Các thí Trình bày được nghiệm một số khái của niệm, quy luật di Menđen truyền Số câu hỏi 4 4 Số điểm 1đ 1đ 2. Nhiễm Sự biến đổi NST sắc thể ở các kì phân bào; ý nghĩa các quá trình NP, GP, thụ tinh. Số câu hỏi 4 4 Số điểm 1đ 1đ 3. ADN và Cấu tạo của Các quá trình Bài tập về Gen gen ADN, ARN và nhân đôi, tổng và ADN Pr hợp ARN, Pr Số câu hỏi 2 2 1 5 Số điểm 0.5đ 0.5đ 2đ 3đ 4. Biến dị Khái niệm biến Số lượng bộ NST dị, thường biến, ở các dạng đột đột biến. biến Số câu hỏi 4 2 6 Số điểm 1đ 0.5đ 1.5đ 5.Di Nêu được các Hiểu được cơ chế truyền bệnh di truyền ở nghiên cứu trẻ học người người đồng sinh. Số câu hỏi 2 1 3 Số điểm 0.5 3đ 3.5đ Tổng số 16 4 1 1 22 câu hỏi Tổng số 4 1 3 2 10 điểm (40%) (10%) (30%) (20%) (100%)
  3. ĐỀ THI HỌC KÌ I PHÒNG GD VÀ ĐT LONG BIÊN MÔN SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Thời gian: 45 phút Năm học 2018 – 2019 Ngày thi: 05/12/2018 Mã đề thi: 135 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không là thường biến: A. Lá rụng vào mùa thu mỗi năm B. Da người sạm đen khi ra nắng C. Sự xuất hiện bệnh loạn sắc ở người D. Cùng một giống trong điều kiện chăm sóc tốt cho năng suất cao Câu 2: mARN sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng hợp: A. ADN. B. tARN. C. Chuỗi axit amin. D. rARN. Câu 3: Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền ? A. Biết tính trạng nào chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, tính trạng nào dễ biến đổi do tác động của môi trường B. Cho biết tương tác giữa kiểu gen và môi trường làm thay đổi tính trạng C. Cho biết kiểu gen của những tính trạng số lượng D. Cho biết kiểu gen của những tính trạng chất lượng Câu 4: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng: A. Chỉ có một cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng B. Chỉ có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về cấu trúc C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng D. Có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng Câu 5: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể không nhiễm (2n – 2) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 20B. 21 C. 22D. 23 Câu 6: Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể 2n trong giảm phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào nào? A. 4n B. 2n C. 3n D. 2n + 1 Câu 7: Tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh Đao có chứa: A. 3 nhiễm sắc tính X B. 3 nhiễm sắc thể 21 D. 2 cặp nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể C. 2 nhiễm sắc thể X Y Câu 8: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? A. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính. B. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. C. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng. D. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được. Câu 9: Cơ thể lai F1 ( kiểu gen Aa ) khi giảm phân cho ra 2 loại giao tử A và a có xác xuất: A. Giao tử A gấp 3 lần a B. Ngang nhau C. Giao tử A gấp 2 lần a D. Giao tử a gấp 2 lần A Câu 10: Các loại ARN được tổng hợp trên khuôn mẫu của: A. Phân tử prôtêin B. Phân tử ADN C. Phân tử ARN mẹ D. Ribôxôm
  4. Câu 11: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin là: A. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit D. Đều được cấu tạo từ các axit amin Câu 12: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là : A. Tính trạng trội. B. Tính trạng tương ứng. C. Tính trạng lặn. D. Tính trạng trung gian. Câu 13: Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng? A. P: AaBb X Aabb B. PaaBb X AABB C. P: AaBb X aabb D. AaBb X aaBB Câu 14: Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã được tạo ra? A. 2 tế bào con B. 8 tế bào con C. 4 tế bào con D. 16 tế bào con Câu 15: Trong tế bào của các loài sinh vật ở kì giữa của nguyên phân, NST có dạng: A. Hình chữ V, hình que B. Hình que, hình hạt C. Hình hạt, hình chữ V D. Hình hạt, hình que, hình chữ V Câu 16: Tác nhân nào được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội: A. Tia gamma B. Hóa chất EMS C. Cônsixin D. Hóa chất NMU Câu 17: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là: A. Axit photphoric B. Nuclêôtit C. Axit nuclêic D. Axit amin Câu 18: Ở ruồi giấm 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân II là? A. 2 B. 16 C. 8 D. 4 Câu 19: Biến dị di truyền gồm: A. Đột biến; B. Biến dị tổ hợp; C. Thường biến; D. Biến dị tổ hợp và đột biến. Câu 20: Chức năng của ARN vận chuyển (tARN) là: A. Tham gia cấu tạo màng tế bào B. Truyền đạt thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm C. Vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin D. Tham gia cấu tạo nhân tế bào II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ): Câu 1 (2đ): Một gen có chiều dài là 0,51 micromet, trong đó A= 900 . a. Xác định số nuclêotit của gen? b. Số Nu từng loại của gen ? Câu 2 (3đ): Trình bày quy luật phân li độc lập? Điều kiện nghiệm đúng của quy luậ phân li độc lập? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu!
  5. ĐỀ THI HỌC KÌ I PHÒNG GD VÀ ĐT LONG BIÊN MÔN SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Thời gian: 45 phút Năm học 2018 – 2019 Ngày thi: 05/12/2018 Mã đề thi: 213 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Câu 1: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể không nhiễm (2n – 2) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 20B. 21 C. 22D. 23 Câu 2: Cơ thể lai F1 ( kiểu gen Aa ) khi giảm phân cho ra 2 loại giao tử A và a có xác xuất: A. Giao tử A gấp 3 lần a B. Ngang nhau C. Giao tử A gấp 2 lần a D. Giao tử a gấp 2 lần A Câu 3: Tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh Đao có chứa : A. 2 cặp nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y B. 2 nhiễm sắc thể X C. 3 nhiễm sắc thể 21 D. 3 nhiễm sắc tính X Câu 4: Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã được tạo ra? A. 2 tế bào con B. 8 tế bào con C. 16 tế bào con D. 4 tế bào con Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không là thường biến: A. Sự xuất hiện bệnh loạn sắc ở người B. Lá rụng vào mùa thu mỗi năm C. Da người sạm đen khi ra nắng D. Cùng một giống trong điều kiện chăm sóc tốt cho năng suất cao Câu 6: Tác nhân nào được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội: A. Hóa chất EMS B. Cônsixin C. Tia gamma D. Hóa chất NMU Câu 7: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính. C. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng D. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được. Câu 8: Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền ? A. Cho biết kiểu gen của những tính trạng số lượng B. Cho biết kiểu gen của những tính trạng chất lượng C. Cho biết tương tác giữa kiểu gen và môi trường làm thay đổi tính trạng D. Biết tính trạng nào chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, tính trạng nào dễ biến đổi do tác động của môi trường Câu 9: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là: A. Axit photphoric B. Nuclêôtit C. Axit nuclêic D. Axit amin Câu 10: Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể 2n trong giảm phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào nào? A. 4n B. 2n C. 3n D. 2n + 1
  6. Câu 11: Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng? A. P: AaBb X Aabb B. PaaBb X AABB C. P: AaBb X aabb D. AaBb X aaBB Câu 12: Biến dị di truyền gồm: A. Đột biến. B. Thường biến. C. Biến dị tổ hợp và đột biến. D. Biến dị tổ hợp. Câu 13: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng: A. Có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. B. Chỉ có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về cấu trúc. C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. D. Chỉ có một cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. Câu 14: Chức năng của ARN vận chuyển (tARN) là: A. Tham gia cấu tạo nhân tế bào B. Truyền đạt thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm C. Tham gia cấu tạo màng tế bào D. Vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin Câu 15: Trong tế bào của các loài sinh vật ở kỳ giữa của nguyên phân, NST có dạng: A. Hình que, hình hạt B. Hình hạt, hình chữ V C. Hình hạt, hình que, hình chữ V D. Hình chữ V, hình que Câu 16: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin là: A. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit B. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau D. Đều được cấu tạo từ các axit amin Câu 17: Ở ruồi giấm 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân II là? A. 2 B. 16 C. 8 D. 4 Câu 18: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là : A. Tính trạng lặn. B. Tính trạng trội. C. Tính trạng tương ứng. D. Tính trạng trung gian. Câu 19: Các loại ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của: A. Phân tử ARN mẹ B. Phân tử ADN C. Ribôxôm D. Phân tử prôtêin Câu 20: mARN sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng hợp: A. tARN. B. rARN. C. Chuỗi axit amin. D. ADN. II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ): Câu 1 (2đ): Sau một đợt giảm phân của 15 tế bào sinh trứng, người ta nhận thấy đã có tất cả 1755 NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. a/ Xác định bộ NST của loại trên và cho biết tên loài. b/ Cho biết số NST có trong các tinh trùng của loài trên nếu có 4 tế bào dinh tinh giảm phân. Câu 2 (3đ): Vì sao Protein có vai trò quan trọng đối với cơ thể? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu!
  7. ĐỀ THI HỌC KÌ I PHÒNG GD VÀ ĐT LONG BIÊN MÔN SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Thời gian: 45 phút Năm học 2018 – 2019 Ngày thi: 05/12/2018 Mã đề thi: 358 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Câu 1: Tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh Đao có chứa : A. 2 nhiễm sắc thể X B. 2 cặp nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y C. 3 nhiễm sắc tính X D. 3 nhiễm sắc thể 21 Câu 2: Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể 2n trong giảm phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào nào? A. 4n B. 2n C. 3n D. 2n + 1 Câu 3: Ở ruồi giấm 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân II là? A. 2 B. 16 C. 8 D. 4 Câu 4: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng: A. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng B. Chỉ có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về cấu trúc C. Có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng D. Chỉ có một cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không là thường biến: A. Sự xuất hiện bệnh loạn sắc ở người B. Da người sạm đen khi ra nắng C. Cùng một giống trong điều kiện chăm sóc tốt cho năng suất cao D. Lá rụng vào mùa thu mỗi năm Câu 6: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính. C. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng D. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được. Câu 7: Cơ thể lai F1 ( kiểu gen Aa ) khi giảm phân cho ra 2 loại giao tử A và a có xác xuất: A. Giao tử A gấp 3 lần a B. Giao tử a gấp 2 lần A C. Giao tử A gấp 2 lần a D. Ngang nhau Câu 8: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể không nhiễm (2n – 2) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 20 B. 21C. 22 D. 23 Câu 9: Các loại ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của: A. Phân tử ARN mẹ B. Phân tử ADN C. Ribôxôm D. Phân tử prôtêin Câu 10: Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng? A. P: AaBb X Aabb B. PaaBb X AABB C. P: AaBb X aabb D. AaBb X aaBB Câu 11: Biến dị di truyền gồm: A. Đột biến. B. Thường biến. C. Biến dị tổ hợp và đột biến. D. Biến dị tổ hợp.
  8. Câu 12: Chức năng của ARN vận chuyển (tARN) là: A. Truyền đạt thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm B. Tham gia cấu tạo màng tế bào C. Tham gia cấu tạo nhân tế bào D. Vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin Câu 13: Tác nhân nào được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội: A. Tia gamma B. Hóa chất EMS C. Cônsixin D. Hóa chất NMU Câu 14: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là: A. Axit nuclêic B. Axit amin C. Axit photphoric D. Nuclêôtit Câu 15: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin là: A. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit B. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau D. Đều được cấu tạo từ các axit amin Câu 16: Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền ? A. Biết tính trạng nào chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, tính trạng nào dễ biến đổi do tác động của môi trường B. Cho biết tương tác giữa kiểu gen và môi trường làm thay đổi tính trạng C. Cho biết kiểu gen của những tính trạng chất lượng D. Cho biết kiểu gen của những tính trạng số lượng Câu 17: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là : A. Tính trạng lặn. B. Tính trạng trội. C. Tính trạng tương ứng. D. Tính trạng trung gian. Câu 18: mARN sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng hợp: A. tARN. B. rARN. C. Chuỗi axit amin. D. ADN. Câu 19: Trong tế bào của các loài sinh vật ở kỳ giữa của nguyên phân, NST có dạng : A. Hình que, hình hạt B. Hình hạt, hình chữ V C. Hình hạt, hình que, hình chữ V D. Hình chữ V, hình que Câu 20: Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã được tạo ra? A. 2 tế bào con B. 16 tế bào con C. 8 tế bào con D. 4 tế bào con II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ): Câu 1 (2đ): Ở một loài, giả sử một trứng được thụ tinh cần có 100.000 tinh trùng tham gia. Một cá thể cái đẻ được 15 con với tỉ lệ sống của các hợp tử là 60%. Xác định: a/ Số hợp tử được tạo thành. b/ Số tinh trùng cần thiết cho quá trình thụ tinh. Câu 2 (3đ): Thường biến là gì? Cho ví dụ minh họa HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu!
  9. ĐỀ THI HỌC KÌ I PHÒNG GD VÀ ĐT LONG BIÊN MÔN SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Thời gian: 45 phút Năm học 2018 – 2019 Ngày thi: 05/12/2018 Mã đề thi: 468 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Câu 1: Cơ thể lai F1 ( kiểu gen Aa ) khi giảm phân cho ra 2 loại giao tử A và a có xác xuất: A. Giao tử a gấp 2 lần A B. Giao tử A gấp 3 lần a C. Ngang nhau D. Giao tử A gấp 2 lần a Câu 2: Tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh Đao có chứa : A. 3 nhiễm sắc tính X B. 2 cặp nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y C. 3 nhiễm sắc thể 21 D. 2 nhiễm sắc thể X Câu 3: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin là: A. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit B. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau D. Đều được cấu tạo từ các axit amin Câu 4: Chức năng của ARN vận chuyển (tARN) là: A. Truyền đạt thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm B. Tham gia cấu tạo màng tế bào C. Tham gia cấu tạo nhân tế bào D. Vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin Câu 5: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là: A. Axit photphoric B. Nuclêôtit C. Axit nuclêic D. Axit amin Câu 6: Tác nhân nào được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội: A. Tia gamma B. Cônsixin C. Hóa chất EMS D. Hóa chất NMU Câu 7: Ở ruồi giấm 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân II là? A. 4 B. 2 C. 16 D. 8 Câu 8: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể không nhiễm (2n – 2) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 20 B. 21 C. 22 D. 23 Câu 9: mARN sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra chaát tế bào để tổng hợp: A. rARN. B. ADN. C. Chuỗi axit amin. D. tARN. Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không là thường biến: A. Cùng một giống trong điều kiện chăm sóc tốt cho năng suất cao B. Sự xuất hiện bệnh loạn sắc ở người C. Lá rụng vào mùa thu mỗi năm D. Da người sạm đen khi ra nắng Câu 11: Biến dị di truyền gồm: A. Biến dị tổ hợp và đột biến. B. Thường biến. C. Đột biến. D. Biến dị tổ hợp. Câu 12: Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể 2n trong giảm phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào nào? A. 4n B. 2n C. 3n D. 2n + 1
  10. Câu 13: Các loại ARN được tổng hợp dựa khuôn mẫu của: A. Phân tử prôtêin B. Phân tử ARN mẹ C. Phân tử ADN D. Ribôxôm Câu 14: Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã được tạo ra? A. 2 tế bào con B. 16 tế bào con C. 8 tế bào con D. 4 tế bào con Câu 15: Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền ? A. Cho biết tương tác giữa kiểu gen và môi trường làm thay đổi tính trạng B. Biết tính trạng nào chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, tính trạng nào dễ biến đổi do tác động của môi trường C. Cho biết kiểu gen của những tính trạng chất lượng D. Cho biết kiểu gen của những tính trạng số lượng Câu 16: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là : A. Tính trạng lặn. B. Tính trạng trội. C. Tính trạng tương ứng. D. Tính trạng trung gian. Câu 17: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính. C. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng D. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được. Câu 18: Trong tế bào của các loài sinh vật ở kỳ giữa của nguyên phân, NST có dạng : A. Hình que, hình hạt B. Hình hạt, hình chữ V C. Hình chữ V, hình que D. Hình hạt, hình que, hình chữ V Câu 19: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng: A. Có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng B. Chỉ có một cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng D. Chỉ có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về cấu trúc Câu 20: Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng? A. P: AaBb X Aabb B. PaaBb X AABB C. P: AaBb X aabb D. AaBb X aaBB II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ): Câu 1 (2đ): Cho 2 nòi chuột thuần chủng lông dài và lông ngắn giao phối với nhau. F1 thu được toàn chuột lông dài. Biết rằng tính trạng màu lông tuân theo định luật của Menđen. a. Biện luận và tìm kiểu gen của bố mẹ . b. Cho F1 lai với chuột lông ngắn. F2 thu được kiểu gen, kiểu hình như thế nào? Câu 2 (3đ): Trẻ đồng sinh là gì? Đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu!
  11. PHÒNG GD VÀ ĐT LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút Ngày thi: 05/12/2018 Mã đề thi: 135 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Mỗi đáp án đúng được 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C A D C A B B B B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A C D D C D D D C II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ): Câu Đáp án (Hướng dẫn chấm) Biểu điểm Câu 1 a. Số Nu của gen là: 1 (2đ) Nu = L x 2 : 3,4 = 0,51. 104. 2 : 3,4 = 3000 (Nu) b. Số Nu từng loại là: 1 A = T = 900 Nu G = X = (Nu : 2) – A = 3000 : 2 – 900 = 600 (Nu) Câu 2 - Quy luật phân li độc lập: Lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai 1 (3đ) cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập với nhau tì F2 cho tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó. - Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập : 2 + P phải thuần chủng + Các cặp gen phải phân li độc lập + Số lượng cá thể đem phân tích phải lớn. Ban giám hiệu Tổ trưởng Giáo viên ra đề (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) Lý Thị Như Hoa Đỗ Thị Thúy Giang Khuất Thị Thu Trang
  12. PHÒNG GD VÀ ĐT LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút Ngày thi: 05/12/2018 Mã đề thi: 213 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Mỗi đáp án đúng được 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B C C A B A D D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C A D C B D B B C II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ): Câu Đáp án (Hướng dẫn chấm) Biểu điểm Câu 1 a. Vì số thể cực gấp 3 lần số trứng, số NST trong mỗi thể cực là n NST, 1 (2đ) nên ta có: 15. 3. n = 1755 n = 39 NST Vậy 2n = 78 NST. Đây là bộ NST của gà. b. Số NST có trong các tinh trùng là: 1 4. 4. 39 = 624 NST Vậy có 624 NST. Câu 2 Vì Pr có nhiều chức năng quan trọng: (3đ) - Chức năng cấu trúc của tế bào; 0.5 - Xúc tác các quá trình trao đổi chất; 0.5 - Điều hòa các quá trình trao đổi chất; 0.5 - Bảo vệ cơ thể (kháng thể); 0.5 - Thu nhận thông tin của tế bào và cơ thể (thụ thể); 0.5 - Vận chuyển, vận động của tế bào. 0.5 Ban giám hiệu Tổ trưởng Giáo viên ra đề (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) Lý Thị Như Hoa Đỗ Thị Thúy Giang Khuất Thị Thu Trang
  13. PHÒNG GD VÀ ĐT LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút Ngày thi: 05/12/2018 Mã đề thi: 358 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Mỗi đáp án đúng được 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A D C A A D C B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C D C B B A B C C B II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ): Câu Đáp án (Hướng dẫn chấm) Biểu điểm Câu 1 a. Số hợp tử là: 1 (2đ) 15 : 60% = 25 (hợp tử) b. Số hợp tử = Số trứng thụ tinh 1 Có 25 trứng thụ tinh. Vậy cần số tinh trùng tham gia thụ tinh là: 25. 10 5 = 2.500.000 (tinh trùng) Câu 2 + Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể 1 (3đ) dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. + Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương 1 ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được. Ví dụ : Cây rau muống ở trên cạn lá thường nhỏ, cọng nhỏ hơn so với 1 cây rau muống sống ở dưới nước. Ban giám hiệu Tổ trưởng Giáo viên ra đề (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) Lý Thị Như Hoa Đỗ Thị Thúy Giang Khuất Thị Thu Trang
  14. PHÒNG GD VÀ ĐT LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút Ngày thi: 05/12/2018 Mã đề thi: 468 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Mỗi đáp án đúng được 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C B D D B A C C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A C B B B A D A C II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ): Câu Đáp án (Hướng dẫn chấm) Biểu điểm Câu 1 Khi lai giữa chuột lông dài với chuột lông ngắn, thu được F1 hoàn toàn 0.5 (2đ) lông dài lông dài là tính trạng trội so với lông ngắn. Quy ước gen: 0.5 A – lông dài a – lông ngắn a. Sơ đồ lai: P(TC): lông dài x lông ngắn 0.5 AA aa G(P): A a F1: Aa (100% lông dài) b. F1 x lông ngắn Aa aa 0.5 G(F1): A, a a F2: 1 Aa : 1 aa Tỉ lệ kiểu hình: 1 lông dài : 1 lông ngắn. Câu 2 - Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ sinh ra trong cùng 1 lần, có thể là 1 (3đ) sinh đôi, sinh ba, - Sự khác biệt: Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng - Được sinh ra do sự kết hợp của - Được sinh ra do 2 hay nhiều 1 1 trứng và 1 tinh trùng. trứng với 2 hay nhiều tinh trùng. - Cùng kiểu gen và cùng giới. - Khác nhau kiểu gen, có thể là 1 cùng giới hoặc khác giới. Ban giám hiệu Tổ trưởng Giáo viên ra đề (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) Lý Thị Như Hoa Đỗ Thị Thúy Giang Khuất Thị Thu Trang