Câu hỏi ôn tập học kì II Các môn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

doc 42 trang thuongdo99 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì II Các môn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_hoc_ki_ii_cac_mon_lop_7_nam_hoc_2019_2020_tru.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập học kì II Các môn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II CÁC BỘ MÔN KHỐI 7 Họ tên học sinh: Lớp: Chúc các con học sinh chăm chỉ rèn luyện, ôn tập hiệu quả. Kính mong các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh động viên, giúp đỡ để các con học sinh đạt kết quả tốt trong kì thi học kì II Giáo viên chủ nhiệm Phụ huynh học sinh NĂM HỌC 2019-2020 1
  2. TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG LỊCH KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 KHỐI 6,7,8 Tuần Thứ Ngày tháng Tiết Khối 6 Khối 7 Khối 8 Ghi chú Công nghệ Công nghệ Công nghệ 10/6/2020 3 4 2 GDCD GDCD GDCD - Các môn Nhạc, 44 5 11/6/2020 4 Mĩ thuật Mĩ thuật Mĩ thuật Thể dục: thi theo thời khóa biểu từ 2 Sinh Sinh Sinh tuần 43; kết thúc 6 12/6/2020 4 Tin Tin trước ngày 15/6/2020. 7 13/6/2020 2 Hoá - Môn Toán, Văn, Lịch sử Lịch sử Lịch sử Anh: chia thành 3 17 phòng thi. 2 15/6/2020 - Các tiết không thi học kỳ, HS học bình thường theo 2 Địa lí Địa lí Địa lí TKB 45 3 16/6/2020 4 Vật lí Vật lí Vật lí 4 17/6/2020 1, 2 Ngữ Văn Ngữ Văn Ngữ Văn 5 18/6/2020 1,2 Toán Toán Toán Tiếng Tiếng Tiếng 6 19/6/2020 3 Anh Anh Anh 2
  3. PHẦN 1: NỘI DUNG ÔN TẬP 1. MÔN TOÁN I/ Nội dung ôn tập 1. Đại số - Các câu hỏi ôn tập chương III (SGK trang 22) - Các câu hỏi ôn tập chương IV(SGK trang 49) 2. Hình học - Các câu hỏi ôn tập chương III (SGK trang 84) II/ Bài tập tham khảo A/ Bài tập đại số: Dạng 1: Thống kê. Bài 1: Một GV theo dõi thời gian làm bài tập (thời gian tính theo phút) của 30 HS của một trường (ai cũng làm được) người ta lập bảng sau: Thời gian (x) 5 7 8 9 10 14 Tần số (n) 4 3 8 8 4 3 N = 30 a) Dấu hiệu là gì? Tính mốt của dấu hiệu? b) Tính thời gian trung bình làm bài tập của 30 học sinh? c) Nêu 1 vài nhận xét thời gian làm bài tập của học sinh . Dạng 2 : Thu gọn đa thức, cộng trừ đa thức, tính giá trị của đa thức : Bài 2: Thu gọn đa thức, tìm bậc. A 15x 2 y3 7x 2 8x3y2 12x 2 11x3y2 12x 2 y3 1 3 1 B 3x5y xy4 x 2 y3 x5y 2xy4 x 2 y3 3 4 2 Bài 3: Cho hai đa thức: M = 3,5x2y – 2xy2 + 1,5 x2y + 2 xy + 3 xy2 N = 2 x2y + 3,2 xy + xy2 - 4 xy2 – 1,2 xy. a) Thu gọn các đa thức M và N. b) Tính M – N, M + N c) Tính giá trị của đa thức M tại x = 2 ; y = -1. 1 2 Tính giá trị của đa thức N tại x = ; y = . 2 3 Bài 4 : Tìm đa thức M, N biết : a. M + (5x2 – 2xy) = 6x2 + 9xy – y2 b. (3xy – 4y2) - N= x2 – 7xy + 8y2 Dạng 3 : Cộng trừ đa thức một biến, nghiệm của đa thức một biến Bài 5: Cho các đa thức: P(x) = 3x5+ 5x- 4x4 - 2x3 + 6 + 4x2; 1 Q(x) = 2x4 - x + 3x2 - 2x3 + - x5 4 a) Sắp xếp các hạng tử của đa thức theo lũy thừa giảm của biến. b) Tính P(x) + Q(x); P(x) - Q(x) c) Chứng tỏ rằng x = -1 là nghiệm của P(x) nhưng không phải là nghiệm của Q(x) Bài 6: Cho f(x) = (x – 4) – 3(x + 1). Tìm x sao cho f(x) = 4. Bài 7: Tìm nghiệm của các đa thức sau. A(x) = 3x – 6 D(x)=x2-81 G(x) = -x2 + 16 B(x) = –5x + 30 E(x) = x2 -2 H(x) = x2 + 5x + 6 C(x)=(x-3)(16-4x) F(x) = x2 + x I(x) = x2 + 2x + 2 Bài 8: Cho f(x) = 9 – x5 + 4 x - 2 x3 + x2 – 7 x4; g(x) = x5 – 9 + 2 x2 + 7 x4 + 2 x3 - 3 x. a) Sắp xếp các đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến, tìm bậc, hệ số cao nhất, hệ số tự do của từng đa thức. 3
  4. b) Tính tổng h(x) = f(x) + g(x). c) Tính f(-1); g(-2); h(-8); c) Tìm nghiệm của đa thức h(x). Bài 9 : a) Cho đa thức P(x) = mx – 3. Xác định m biết rằng P(–1) = 2 b) Cho đa thức Q(x) = -2x2 +mx -7m+3. Xác định m biết rằng Q(x) có nghiệm là -1. B/ Bài tập hình học Dạng 4: Các bài toán về mối quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác, các đường đặc biệt trong tam giác. Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE . a)C/M rằng BE = CD. b)C/M: ·ABE = ·ACD . c) Gọi K là giao điểm của BE và CD.Tam giác KBC là tam giác gì? Vì sao? Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường phân giác BE; kẻ EH vuông góc với BC ( H BC ). Gọi K là giao điểm của AB và HE . Chứng minh : a/ EA = EH b/ EK = EC c/ AH // KC c/ BE  KC Bài 3: Cho tam giác ABC có Â= 900, AB =8cm, AC = 6cm . a) Tính BC b) Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE = 2cm , trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AB. Chứng minh BEC = DEC . c) Chứng minh: DE đi qua trung điểm cạnh BC. Bài 4: Cho ABC cân tại A, kẻ AH vuông góc với BC (H BC). Gọi M là trung điểm của BH. Trên tia đối của tia MA lấy điểm N sao cho MN = MA. a) Chứng minh rằng: AMH = NMB và NB  BC b) Chứng minh rằng: NB < AB c) So sánh B· AM và M· AH . Gọi I là trung điểm của NC. Chứng minh rằng ba điểm A, H, I thẳng hàng. Bài 5:Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB < AC. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD= BA. Kẻ AH vuông góc với BC, kẻ DK vuông góc với AC. a)Chứng minh B· AD B· DA ; b)Chứng minh AD là phân giác của góc HAC. c)Chứng minh AK = AH. d)Chứng minh AB+AC < BC+AH. Dạng 5: Bài tập liên quan đến thực tế phát triển năng lực học sinh Bài 6: Cho biết công thức ước tính dung tích chuẩn phổi của mỗi người: Nam: P = 0,057h - 0,022a - 4,23 Nữ: Q = 0,041h – 0,018 a – 2,69 Trong đó: h: chiều cao (cm) a: tuổi (năm). P,Q: dung tích chuẩn phổi (lít) Em thử tính theo công thức trên để biết dung tích chuẩn phổi của mình? Của các bạn trong nhóm mình? Bài 7: Một bể cá có dạng hình hộp chữ nhật, không nắp, chứa gần đầy nước. Ở một góc thuộc mặt trên của bể, có một con thạch sùng, còn ở góc đối diện có một con kiến. Hỏi con thạch sùng sẽ chạy theo lối nào nhanh nhất để đến chỗ cn kiến? Nếu bể đó có nắp phẳng thì con thạch sùng sẽ chạy theo lối nào nhanh nhất để đến chỗ con kiến? 4
  5. Bài 8: Để làm một chiếc diều hình tam giác, người thợ phải buộc dây nối vào đâu để con diều có thể giữ được cân bằng và bay lên được? Vì sao? Bài 9: Nhà bạn An ở ven đê của một con sông, từ nhà ra bờ sông phải đi qua một cái sân vận động. Hàng ngày An phải ra sông chở nước tưới rau. Em hãy chỉ giúp bạn An đường đi thế nào cho có lợi nhất. HS tham khảo thêm: Bài 5(SGK-56); bài 9(SGK-59);bài 21,22(SGK-64) 2. MÔN VẬT LÍ I. TỰ LUẬN: 1. Lí thuyết: Câu 1: Khi nào một vật nhiễm điện âm, khi nào một vật nhiễm điện dương? Lấy ví dụ? Các vật bị nhiễm điện tương tác nhau như thế nào? Câu 2: Dòng điện là gì? Nêu quy ước về chiều dòng điện. Câu 3: Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? Mỗi loại lấy 3 ví dụ. Câu 4: Nêu các tác dụng của dòng điện. Với mỗi tác dụng, em hãy nêu một ứng dụng trong thực tế. Câu 5: Hoàn thành bảng sau: Đại lượng Cường độ dòng điện Hiệu điện thế Các thông tin Kí hiệu Đơn vị Dụng cụ đo Cách mắc dụng cụ đo Câu 6: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn, 1 công tắc và 2 bóng đèn mắc nối tiếp. a, Nhận xét về cường độ dòng điện tại các vị trí khác nhau của mạch. b, Viết biểu thức về mối quan hệ giữa điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với hiệu điện thế trên mỗi đèn. Câu 7: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn, 1 công tắc và 2 bóng đèn mắc song song. a, Viết biểu thức về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện mạch chính với các cường độ dòng điện mạch rẽ. b, Viết biểu thức thể hiện mối quan hệ giữa điện thế giữa hai đầu các đèn với hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung. 2. Bài tập: Câu 1. Đổi các đơn vị sau: a. 500mV= V b. 0,1A= mA c. 0,5kV = V d. 128 mA= A e. 12V= mV f. 1200V= kV Câu 2: Cho mạch điện có sơ đồ hình bên: a. Hai đèn Đ1 và Đ2 được mắc theo cách nào? V b. Biết cường độ dòng điện qua Đ1 là: I1= 0,2 A ; qua mạch chính là: I = 0,45 A. Hãy tính cường độ dòng Đ1 điện I2 qua đèn Đ2? I I1 c. Biết vôn kế chỉ 4,2V, hãy xác định hiệu điện thế giữa hai đầu 2 , đèn 1 (U1) và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 (U2) II. TRẮC NGHIỆM: I Đ Học sinh làm các bài tập trong Sách bài tập vật lí 7: 2 2 - 17.2, 17.6, 17.7 trang 36, 37 - 18.2, 18.6, 18.7 trang 38, 39 - 19.2, 19.4, 19.6 trang 41, 42 - 20.5, 20.7, 20.8, 20.11 trang 45,46 5
  6. - 21.4, 21.5, 21.6 trang 49 - 22.3, 22.7, 22.8 trang 50, 51 - 23.1, 23.5, 23.9, 23.12 trang 53, 54, 55 - 24.5, 24.7, 24.9, 24.13 trang 57,58, 59 - 25.1, 25.5, 25.7, 25.9 trang 60, 61, 62 - 26.2, 26.5, 26.10, 26.11 trang 63, 64, 65 - 27.5, 27.7, 27.9 trang 69, 70 - 28.1, 28.7, 28.8 trang 72, 73 CÂU HỎI TNKQ Chủ đề 1: Sự nhiễm điện do cọ xát, hai loại điện tích: Câu 1. Một thanh nhựa lúc đầu trung hòa về điện, sau đó được cọ xát và trở thành vật mang điện tích âm. Thanh nhựa đó đã A. nhận thêm electrôn. B. mất bớt electrôn. C. mất bớt điện tích dương. D. nhận thêm điện tích dương Câu 2: Trong công nghệ sơn, để tiết kiệm và tăng chất lượng sơn, người ta dùng phương pháp sơn tĩnh điện. Phương pháp sơn tĩnh điện là: A. Chỉ cần làm nhiễm điện cho sơn B. Chỉ cần làm nhiễm điện cho vật cần sơn C. Nhiễm điện cùng dấu cho sơn và vật cần sơn D. Nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn Câu 3: Xe chạy 1 thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do: A. Bộ phận điện của xe bị hỏng B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện C. Một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động D. Ngoài trời sắp có cơn giông Câu 4: Một vật trung hòa về điện nếu: A. mang nhiều điện tích dương hơn điện tích âm B. mang nhiều điện tích âm hơn điện tích dương C. mang số điện tích dương bằng với số điện tích âm D. mất bao nhiêu điện tích âm thì nhận về bấy nhiêu điện tích dương Chủ đề 2: Dòng điện, nguồn điện Câu 5: Dòng điện là A. dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. B. dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng. C. dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng D. các electron dịch chuyển có hướng Câu 6: Dòng điện trong kim loại là dòng: A. chuyển động có hướng của các electron tự do B. chuyển động có hướng của các electron nằm bên trong của lớp vỏ nguyên tử C. chuyển động có hướng của các hạt mang điện tích dương D. chuyển động có hướng của các nguyên tử Câu 7. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua? A. Một quạt điện đang chạy. B. Một bóng đèn điện đang sáng. C. Một máy tính bỏ túi đang hoạt động. D. Một đũa thủy tinh cọ xát vào lụa. Câu 8: Thiết bị điện nào sau đây là nguồn điện? A. Quạt máy B. Bếp ga C. Đi-na-mô lắp ở xe đạp D. Đèn Pin Chủ đề 3: Chất dẫn điện, chất cách điện Câu 9. Trong vật nào dưới đây không có các eclectron tự do? A. Một đoạn dây đồng B. Một đoạn dây nhựa C. Một đoạn dây thép D. Một đoạn dây nhôm Câu 10. Vật nào dưới đây là vật cách điện? A. Thanh gỗ khô B. Dây đồng C. Ruột bút chì D. Thanh sắt. Chủ đề 4: Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện Câu 11: Chiều của dòng điện theo qui ước là gì? 6
  7. A. Chiều chuyển động của các electrôn. B. Chiều từ cực dương qua vật dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. C. Chiều từ cực âm qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực dương của nguồn điện. D. Chiều chuyển động của các hạt mang điện tích Câu 12: Sơ đồ mạch điện nào dưới đây biểu diễn đúng chiều dòng điện trong mạch? Đ Đ Đ Đ K I K I K I K I A B C D Chủ đề 5: Các tác dụng của dòng điện Câu 13. Dòng điện gây ra tác dụng phát sáng trong dụng cụ nào sau đây khi chúng hoạt động bình thường? A.Máy bơm nước. B. Quạt điện C. Dây may-xo của bếp điện.D. Bóng đèn của bút thử điện. Câu 14. Dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng có thể tách đồng ra khỏi dung dịch, chứng tỏ dòng điện có tác dụng gì? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng hoá học C. Tác dụng sinh lí D. Tác dụng từ Câu 15. Vật dẫn điện nóng lên là do tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng phát sáng C. Tác dụng từ D. Tác dụng hóa học Câu 16. Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, thậm chí có thể gây chết người là do: A. Tác dụng sinh lý của dòng điện B. Tác dụng hoá học của dòng điện. C. Tác dụng từ của dòng điện. D. Tác dụng nhiệt của dòng điện. Câu 17. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút: A. Các vụn bìa B. Các vụn giấy viết C. Các vụn sắt D. Các vụn phấn Câu 18. Ấm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng quang. C. Tác dụng truyền nhiệt cho vật. D. Tác dụng từ. Chủ đề 6: Cường độ dòng điện, hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch mạch song song Câu 19. Để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn, ta mắc vôn kế? A. Nối tiếp với bóng đèn B. Bên trong bóng đèn C. Mắc song song với bóng đèn D. Vào hai đầu nguồn điện nối với các thiết bị điện khác và bóng đèn Câu 20: Có hai bóng đèn mắc nối tiếp vào nguồn điện. Cả 2 đèn đều sáng bình thường. Nếu một trong hai đèn bị đứt dây tóc thì đèn còn lại sáng như thế nào? A. Sáng hơn bình thường B. Sáng yếu hơn bình thường C. Không sáng D.Vẫn sáng bình thường 3. MÔN SINH HỌC I. TỰ LUẬN: Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn? Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Câu 3: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim. Câu 4: Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và 7
  8. noãn thai sinh. Câu 5: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó. Câu 6: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. II. CÂU HỎI TNKQ Chọn và ghi vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc lẻ? A. Tê giác. B. Trâu. C. Cừu. D . Lợn. Câu 2: Trong các động vật sau, động vật nào phát triển không qua biến thái? A. Ong mật. B. Ếch đồng. C. Thằn lằn bóng đuôi dài. D. Bướm cải. Câu 3: Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật nhai lại? A. Ngựa vằn B. Linh dương C. Tê giác D. Lợn. Câu 4: Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp giảm trọng lượng khi bay. B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay. C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay. D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay. Câu 5: Động vật nào dưới đây hô hấp chủ yếu bằng da? A. Ếch đồng. B. Báo gấm. C. Chim bồ câu. D. Thằn lằn bóng đuôi dài. Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về các đại diện của bộ Voi là đúng? A. Ăn thực vật (có hiện tượng nhai lại). B. Bàn chân năm ngón và có móng guốc. C. Thường sống đơn độc. D. Da mỏng, lông rậm rạp. Câu 7: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp A. thăm dò thức ăn. B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù. C. đào hang và di chuyển. D. thỏ giữ nhiệt tốt. Câu 8: Hiện tượng thai sinh là A. hiện tượng đẻ con có nhau thai. B. hiện tượng đẻ trứng có nhau thai. C. hiện tượng đẻ trứng có dây rốn. D. hiện tượng đẻ con có dây rốn. Câu 9: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là đúng? A. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha. B. Có một vòng tuần hoàn. C. Là động vật biến nhiệt. D. Tim bốn ngăn. Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thỏ và chim bồ câu? A. Thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành. B. Miệng có răng giúp nghiền nhỏ thức ăn. C. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. D. Đẻ con. Câu 11: Động vật nào dưới đây đẻ trứng? A. Thú mỏ vịt. B. Thỏ hoang. C. Kanguru. D. Chuột cống. Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ? A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Các ngón chân không có vuốt. C. Răng nanh lớn, dài, nhọn. D. Thiếu răng cửa. Câu 13: Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang? A. Nuôi con bằng sữa diều. B. Nuôi con bằng sữa mẹ. C. Con non tự đi kiếm mồi. D. Mẹ mớm mồi cho con non. Câu 14: Trong các lớp động vật sau, lớp nào kém tiến hóa nhất ? A. Lớp Bò sát B. Lớp Giáp xác C. Lớp Lưỡng cư D. Lớp Thú Câu 15: Tim cá sấu hoa cà có mấy ngăn? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 16: Ngà voi là do loại răng nào biến đổi thành? A. Răng nanh. B. Răng cạnh hàm. C. Răng ăn thịt. D. Răng cửa. Câu 17: Nhóm nào dưới đây gồm hai đại diện đều có hiện tượng thụ tinh ngoài? 8
  9. A. Trai sông và cá chép B. Châu chấu và cá chép C. Giun đũa và thằn lằn D. Thỏ và chim bồ câu Câu 18: Loài động vật nào dưới đây có đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo, thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất? A. cá cóc Tam Đảo. B. thạch sùng. C. thằn lằn bóng đuôi dài. D. ếch đồng. Câu 19: Động vật nào dưới đây hô hấp bằng hệ thống ống khí? A. Chim bồ câu B. Tôm sông C. Ếch đồng D. Châu chấu Câu 20: Ngành động vật nào dưới đây có cơ quan phân hóa phức tạp nhất? A. chân khớp. B. ruột khoang. C. động vật nguyên sinh. D. động vật có xương sống. 4. MÔN NGỮ VĂN I. Phần Văn học -Hệ thống hóa kiến thức các văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Đức tính giản dị của Bác Hồ; Sống chết mặc bay theo bảng sau : STT Tên tác phẩm Hoàn cảnh sáng Thể loại Giá trị nội Đặc sắc nghệ tác. Xuất xứ dung thuật - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội + Trình bày khái niệm tục ngữ + Thuộc các câu tục ngữ + Trình bày nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ về con người và xã hội. II. Phần Tiếng Việt Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt : Rút gọn câu; Câu đặc biệt; Thêm trạng ngữ cho câu; Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động; Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu; Liệt kê; Các kiểu dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang theo bảng sau : STT Đơn vị kiến thức Khái niệm(đặc điểm) Phân loại Tác dụng III. Phần Tập làm văn - Nắm vững cách làm bài văn lập luận chứng minh và lập luận giải thích. - Hoàn thiện những đề văn sau: + Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân ta vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” + Đề 2 : Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”. + Đề 3: Giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” 5. MÔN LỊCH SỬ I. Trắc nghiệm - Học sinh ôn tập lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI – đến thế kỉ XIX ( từ bài 23 đến bài 27) II. Tự luận 1. Vì sao nông nghiệp của Đàng Trong và Đàng Ngoài có sự phát triển? 2. Tình hình kinh tế - văn hóa nước ta thế kỉ XVI – XVIII có điểm gì nổi bật. 3. Trình bày tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII. Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩ Tây Sơn ngay từ đầu? 4. Nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789. 5. Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789. Em có nhận xét gì về chiến lược của nghĩa quân Tây Sơn? 9
  10. 6. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Nhà Nguyễn đã có những công lao gì đối với lịch sử dân tộc? 6. MÔN ĐỊA LÍ Phần 1: Trắc nghiệm Ôn tập nội dung trong các bài: 47, 48, 49, 51, 52 Phần 2: Tự luận Câu 1: Cho biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 trạm ở Châu Âu. Ôn đới hải dương Ôn đới lục địa Địa Trung hải So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải? Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực? Câu 3: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn? Câu 4: Trình bày đặc điểm dân cư của Châu Đại Dương? Câu 5: Hãy trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật của châu Âu? Câu 6:Cho bảng số liệu. Tên nước Bình quân thu Diện tích Dân số(triệu nhập đầu (nghìn km2) người) người(USD) Ô-xtrây-li-a 20337,5 7741 19,4 Niu Di-len 1326,7 271 3,9 Va-nu-a-tu 1146,2 12 0,2 Pa-pua Niu Ghi-nê 677,5 463 5 a.Nhận xét tình hình phát triển kinh tế Châu Đại Dương? b.Tính mật độ dân số của các nước trong bảng số liệu? 7. MÔN TIẾNG ANH PART 1. LANGUAGE FOCUS: From Unit 7 to Unit 12 I. Topic 10
  11. - Traffic rules/ problems. - Types of films - Festivals around the world. - Sources of energy - Future means of transport. - Causes and effects of a overcrowded world. II. Vocabulary - Review all vocabularies from Unit 7 to Unit 12 with the topics: + Traffic rules/ problems / Types of films / Festivals around the world / Sources of energy / Future means of transport / Causes and effects of a overcrowded world. III. Phonetics 1. Pronunciation - Sounds: / e / and / ei / - Sounds: / t / , / d / and / id / 2. Word Stress - Two syllables, three syllables ( Words from Unit 7 to Unit 12) - Rising and falling intonation for questions. IV. Grammar: - Future simple. - Future continuous tense. - Past simple / used to - Future Simple Passive - -ed/-ing adjectives - Connectors: Although, despite/ in spite of / however / nevertheless - H/ Wh- questions - Adverbial phrases - Possessive Pronouns - Comparisons of quantifiers - Tag questions V. Some types of exercises 1. Phonetics. + Pronunciation + Stress 2. Multiple choice questions. 3. Word forms. 4. Complete the sentences using cued words . 5. Rewrite the sentences so that it has similar meaning to the first sentence. 6. Make questions for the underlined words. 7. Reading comprehension. 8. Find a mistake in the four underlined parts of each sentence and correct it. PART 2. PRACTICE I. Find the word which has a different sound in the part underlined. 1. A. abundant B. travelling C. character D. biogas 2. A. diverse B. drive C. invention C. crime 3. A. prediction B. natural C. question D. future 4. A. convenient B. social C. ocean D. special 5. A. design B. pedals C. sails D. pollutes 6. A. overcrowded B. celebrated C. gridlocked D. exhausted 7. A. seatbelt B. seasonal C. pleasant D. mean 8. A. flood B. scooter C. wood D. cool 11
  12. 9. A. button B. underwater C. success D. nuclear 10. A. carbon B. regular C. artificial D. artistic II. Choose the word with different stress pattern. 1. A. harvest B. parade C. music D. pumpkin 2. A. offer B. prefer C. abroad D. arrive 3. A. famous B. joyful C. usual D. alone 4. A. exist B. avoid C. support D. notice 5. A. hungry B. disease C. spacious D. danger 6. A. favourite B. pollution C. imagine D. exhausted 7. A. energy B. plentiful C. disappear D. celebrate 8. A. recycle B. description C. contribute D. atmosphere 9. A. solution B. increasing C. recommend D. abundant 10. A. natural B. enormous C. improvement D. effectively III. Choose the correct answer to complete the sentence. 1. Many ___ and artistic activities are held as the part of the flower festival in Da Lat. A. cultural B. romance C.disappointed D.annoyed 2. Wind, hydro and solar are ___ energy sources. modern/ renewable/ non-renewable/ new) 3. In the future, more people will travel ___ a plane. A.on B.in C.by D.at 4. At a seasonal festival, people race down the hill to ___cheese. A.break B.catch C.buy D.eat 5. ___will the festival celebrated? – In March A.When B.How C.Why D.Where 6. You should spend ___time playing computer games. A.fewer B.more C.less D.much 7. Which of the following is NOT non-renewable source of energy ? A.oil B.wind C.natural gas D.coal 8. Some new energy-saving bulbs___in the dining-room. A.will put B.will be putting C. will be put D. will being put 9. These shoes are mine. They are not ___ . A. she B.her C.hers D.hers shoes 10. ___is limited and harmful to the environment. A.Coal B.Solar C. Wind D.Hydro 11. At 10 o’clock tomorrow, we ___a conference about the changing climate. A. have B.will have C.will be had D.will be having 12. Overpopulation causes a lot of problems,___? A.isn’t it B.doesn’t it C.do they D.don’t they) 13. The film has a silly plot.___, many people enjoyed it. A.Though B.Moreover C.Because D.Nevertheless 14. The movie I watched last night was ___ . A.bored B.boring C.boredom D.bore 15. I was fit when I was young because I ___ a lot of exercises. A.was used to do B.used to do C.was used to doing D.use to do IV. Rewrite the following sentences, beginning as shown, so that the meaning stay the same. 1. They will use solar energy to protect the environment. -> Solar energy 2. Although she eats lots of food, she is still very slim. ->In spite of . 3. What is the distance between Hanoi and HCM city? 12
  13. -> How far ? 4. Although she is so young, she sings beautifully (age) -> In spite of . 5. I find English interesting. -> I am . 6. She often went to secondary school on foot. -> She used . 7. The ending of the film was so disappointing. -> We were . 8. They will install solar panels on the roof of our house next week. -> Solar panels 9. Will this means of transport be useful in the future? -> This means of transport ? 10. That is not his invention. -> That invention 11. The countryside doesn’t suffer as much pollution as the city. -> The countryside suffers 12. The distance from my house to Ha Noi is over 120 kilometers. -> It’s V. Find and correct the mistakes 1. Their children have never travelled to school by bus, haven’t they? 2. There used to be less unemployed people in this city five years ago. 3. My jet pack is on the ground and her is on the table. 4. My brother will pedal his monowheel to work at this time tomorrow. 5. Will we travelling in driverless and high- speed car in the year 2020? 6. Children felt very terrifying when they watched that horror film. 7. Although having a good job, Martin doesn’t get good salary. 8. Homeless is quite popular in big cities where you can see people sleeping in a park or under the bridge. 9. These books are our. They are really helpful. 10. Children who suffer of malnutrition can have a lot of diseases. VI. Put question for the underlined part. 1. They are my glasses. 2. People will use flying cars widely in the year 2050. 3. The highlight of the festival is the tomato fight. 4. La Tomatina in Bunol near Valencia happens every year. 5. The festival began in San Francisco’s Baker Beach in 1986. 6. We learn to reuse some daily products like empty bottles to save money. 7. They often use the public transports to reduce the air pollution. 8. Solar energy can be stored for few days. 9. Scientists are looking for the alternative sources of energy. 10. She felt excited about the ending of the film. 13
  14. VII . Supply the correct form of the words in brackets. 1. The ___. of wind turbines will be completed by next Friday. (INSTALL) 2. There will be a ___of energy in near future. ( SHORT) 3. Scientists are looking for a clean and ___ sources of energy. ( EFFECT) 4. Bob feels very tired after two continuous nights of ___( SLEEP) 5. Her ___ in the film is praised by many critics. (PERFORM) 6. Thanksgiving is a ___ festival held in the USA and some other countries. (SEASON) 7. There are a lot of cultural and ___activities held as part of this festival.(ART) 8. The film is a big ___It is boring from beginning to end. (DISAPPOINT) VIII. Write the full sentences. Use the words given 1. The earth’s fossil fuels/ running out. 2. We/ used/ play /these games/ when / small. . 3. At this time next week / we / have / final examination. 4. Turn/ all/ light / when / leave / room. 5. Energy consumption / will / reduce / as much / possible. 6. We/ must/ always / obey / traffic rules / safety. 7. A film / try / make / audiences/ laugh / be / comedy. 8. Although / mother / old / she / read / books /without glasses . IX. Read the passage and decide if the statement is True or False. Many people still believe that natural resources will never be used up. Actually, the world’s energy resources are limited. Nobody knows exactly how much fuel is left. However, we also should use them economically and try to find out alternative sources of power. According to Professor Marvin Burnharm of the New England Institute of Technology, we have to start conserving coal, oil and gas before it is too late; and nuclear power is the only alternative. However, many people do not approve of using nuclear power because it’s very dangerous. What would happen if there was a serious nuclear accident? Radioactivity causes cancer and may badly affect the future generations. The most effective thing is that we should use natural resources as economical as possible. 1. We don’t know how much fuel is left. 2. According to Professor Marvin Burnham, solar energy will be used as a substitute for natural resources. 3. Radioactivity from nuclear power causes cancer and may have bad effect on the future generations. 4. Natural resources should be used as much as possible. X. Read the text about Kirsten Dunst and answer the questions that follow. A. Kirsten Dunst was born in New Jersey , USA, in 1982. Her acting career began at the age of three when she appeared in her first TV advert. She made her film debut with a small part in Woody Allen’s New York Stories (1989). In 1994, she got her big break in Interview with the Vampire, performing with famous megastars Brad Pitt and Tom Cruise. Her performance as a creepy kid earned her Golden Globe nomination, the MTV Award for Best Breakthrough Performance and the Saturn award for Best Young actress. Over the next few years, she started in more hit movies including Little Women (1994), Jumanji (1995), the romantic Get Over It (2001) and Mona Lisa Smile with Julia Roberts (2003). However, her most 14
  15. successful films are the Spider-Man film (2002-2004) with Tobey Maguire, where she plays the parts of superhero Spider-Man’s girlfriend, Mary Jane. 1. When and where was Kirsten Dunst born? 2. What was the first film? 3. What part did she play in Interview with the Vampire? 4. What awards did she win for her performance in Interview with the Vampire? 5. What are her most success films? B. Energy is fundament to human beings. Many poor people in developing countries do not have modern sources of energy like electricity or natural gas, with which their life can be improved.People who live in mountainous areas have to gather wood for fuel. This takes a lot of time. For many people living in rural areas, biogas is the largest energy resource available. The main use of biogas is for cooking and heating, but it can also provide energy for public transport. As biogas is smoke-free, it helps the problem of indoor air pollution. Moreover, it is made from plant waste and animal manure. They cost almost nothing. The tendency to use renewable energy sources in developing sources in developing countries is on the increase as non-renewable ones are running out. In the future, the wind and the sun will be uses as the most important environmentally friendly energy sources. * Decide if the statement is True or False 1. Non-renewable sources are being used up. 2. Many poor people in developing countries do not have little electricity 3. Biogas is a new source of energy available for poor people. 4. Biogas creates a lot of smoke. 5. The new energy source is not costly * Read the passage again and complete the sentences. 1. People in areas have to gather wood to use as fuel. 2. Biogas is mainly used for 3. Biogas helps solve the problem of indoor 4. The use of renewable energy sources in developing countries is 5. In the future, the will be used as the main environmentally friendly energy sources. PART 3: SPEAKING TEST TOPICS FROM UNIT 7 TO UNIT 12 TOPICS CONTENTS QUESTIONS 1. When you are a road user, - Talk about: what should you NOT do? 1. TALK ABOUT + The road safety rules for pedestrians. 2. Where should you cross the SOME RULES ABOUT + The road safety rules for drivers. street? ROAD SAFETY + The road safety rules for cyclists and 3. Must you wear a helmet when motorists. riding a motorbike or an electric bike? - Talk about : 1. How often do you watch you + Name of the film favourite type of film? 2. TALK ABOUT + the type of the film. 2. Do you like Vietnamese films YOUR FAVOURITE + the plot of the film. or foreign films? 15
  16. FILM + the actors or directors of the film. 2. Which type of film do you + the critics’ reviews. think is the most suitable to the + your feelings. children? - Talk about : 1. Name some traditional + The name of festival. festivals in Vietnam? 3. TALK ABOUT A + The country / people celebrate the 2. Which festival do you like FESTIVAL YOU festival. best? ATTENDED + Time to celebrate the festival. 3. What do you like most when + The reason to celebrate the festival. you take part in a festival? + The way they celebrate the festival. + Your feelings. - Talk about: 1. How big is your carbon 4. TALK ABOUT THE + The advantages and disadvantages of footprint? TWO MAIN SOURCES Renewable source of energy. 2. What should you do everyday OF ENERGY + The advantages and disadvantages of to reduce your carbon footprint? Non-renewable source of energy. - Talk about : 1. Name some of future means of + The name of means of transport. transport that you know? + The advantages of this means of 2. Which means of transport are 5. TALK ABOUT A transport. environmentally friendly? FUTURE MEANS OF + The disadvantages of this means of 3. Which means of transport do TRANSPORT YOU transport. you think will be popular in the LIKE MOST + Your feelings. future? - Talk about: 1. Is overpopulation in the cities 6. TALK ABOUT + The causes of overcrowded or in the countryside? DISADVANTAGES population. 2. Are there any slums in Viet THAT AN + The problems / effects of overcrowded Nam? OVERCROWDED population. 3. What are the lives of people in PLACE CAN CREATE + overcrowded places? 8. MÔN CÔNG NGHỆ Câu 1: Em hãy cho biết nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới là gì? Câu 2: Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại khai thác rừng. Câu 3: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Lấy ví dụ. Câu 4: Chọn phối là gì? Em hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống. Câu 5: Nêu vai trò của thức ăn đối với cơ thế vật nuôi? Câu 6: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? 9. MÔN TIN HỌC I. Phần tự luận Câu 1. Nêu các bước định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ? Câu 2. Nêu các bước căn lề trong ô tính, các bước gộp ô và căn giữa, tô màu nền và kẻ đường biên? Câu 3. Nêu bước tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số? Câu 4. Nêu các bước điều trỉnh ngắt trang? 16
  17. Câu 5. Nêu các bước đặt lề và thay đổi hướng giấy in cho trang tính? Nêu các bước in trang tính? Câu 6. Lọc dữ liệu là gì? Nêu các bước lọc dữ liệu? Nêu các bước lọc các giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất )? Câu 7. Sắp xếp là gì? Nêu các bước sắp xếp dữ liệu? Câu 8. Biểu đồ là gì? Nêu ưu điểm điểm của việc minh họa dữ liệu bằng biểu đồ. Nêu một số dạng biểu đồ thường dùng (nếu cả công dụng của từng loại).? Câu 9. Nêu các bước tạo biểu đồ? II. Phần trắc nghiệm: 1. Học sinh làm phần trắc nghiệm trong SÁCH BÀI TẬP TIN HỌC: bài 6 trang (37-40), bài 7 trang(42- 48), bài 8 trang(49-53), bài 9 trang (54-55), bài 11 trang (68-70), bài 12 trang (71-73). 2. Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan tham khảo Câu 1: Để điều ngắt trang, ta sử dụng lệnh nào: A. Page Break Preview B. Print C. Print Preview D. Margin Câu 2: Để thiết đặt lề Trên cho trang tính, ta sử dụng nút lệnh: A. Left B. Top C. Bottom D. Right Câu 3: Nút dùng để: A. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần B. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần C. Tăng chữ số thập phân D. Giảm chữ số thập phân Câu 4: Để chọn hướng giấy in, ta sử dụng hộp thoại Page Setup và trang: A. Margins B. Header C. Sheet D. Page Câu 5: Để tô màu chữ cho trang tính em sử dụng nút lệnh: A. Nút B. Nút C. Nút D. Nút 10. MÔN GDCD I. Phần tự luận Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Yêu cầu : + Lí thuyết : Học sinh học toàn bộ nội dung bài học. + Bài tập : Học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa + sách bài tập tình huống. II. Phần trắc nghiệm: 1. Học sinh làm các bài tập trong SGK bài 15,16,17 11. MÔN THỂ DỤC - Biết cách thực hiện đà 3 bước giậm nhảy. - Biết chạy đà tự do nhảy xa kiểu ngồi. 12. MÔN ÂM NHẠC 1. Hát: gồm các bài: + Đi cắt lúa + Khúc ca bốn mùa + Cachiusa 2. Tập đọc nhạc: + TĐN số 6: Xuân về trên bản + TĐN số 7: Quê hương + TĐN số 8: Chú chim nhỏ dễ thương 13. MÔN MĨ THUẬT 1/Xem lại tất cả các bài trang trí trong chương trình Mĩ Thuật 7 học kì II : + Bài vẽ tĩnh vật có 2 vật mẫu. 17
  18. + Bài tạo họa tiết trang trí. + Bài sử dụng họa tiết trong trang trí cơ bản. + Bài sử dụng họa tiết trong trang trí ứng dụng. 2/Sưu tầm 1 số tranh ảnh phong cảnh, giao thông đẹp. 18
  19. PHẦN 2: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 1. MÔN TOÁN I/ Nội dung ôn tập II/ Bài tập tham khảo A/ Bài tập đại số: Dạng 1: Thống kê. Bài 1: a) Dấu hiệu: thời gian làm bài tập (thời gian tính theo phút) của 30 HS của một trường. Mốt của dấu hiệu: MO=8 hoặc MO=9. 5.4 7.3 8.8 9.8 10.4 14.3 259 b) X 8,63 30 30 c) Nhận xét: -Có 4 bạn làm trong thời gian nhanh nhất là 5 phút chiếm 13,3% -Có 3 bạn làm trong thời gian lâu nhất là 14 phút chiếm 10% -Phần lớn các bạn làm trong 8 phút chiếm 26,7% Dạng 2 : Thu gọn đa thức, cộng trừ đa thức, tính giá trị của đa thức : Bài 2: Thu gọn đa thức, tìm bậc. A 15x 2 y3 7x 2 8x3y2 12x 2 11x3y2 12x 2 y3 A (15x 2 y3 12x 2 y3 ) (7x 2 12x 2 ) ( 8x3y2 11x3y2 ) A 3x 2 y3 5x 2 3x3y2 Bậc của A là: 5. 1 3 1 B 3x5y xy4 x 2 y3 x5y 2xy4 x 2 y3 3 4 2 1 1 3 B (3x5y x5y) ( xy4 2xy4 ) ( x 2 y3 x 2 y3 ) 2 3 4 5 7 1 B x5y xy4 x 2 y3 2 3 4 Bậc của B là: 6. Bài 3: Cho hai đa thức: M = 3,5x2y – 2xy2 + 1,5 x2y + 2 xy + 3 xy2 N = 2 x2y + 3,2 xy + xy2 - 4 xy2 – 1,2 xy. a)Thu gọn các đa thức M và N. M = 3,5x2y – 2xy2 + 1,5 x2y + 2 xy + 3 xy2 M = (3,5x2y + 1,5 x2y) + (– 2xy2 + 3 xy2) + 2 xy M = 5x2y + xy2+ 2 xy N = 2 x2y + 3,2 xy + xy2 - 4 xy2 – 1,2 xy N = 2 x2y + (3,2 xy – 1,2 xy) + (xy2 - 4 xy2) N = 2 x2y + 2xy - 3xy2 b) Tính M – N, M + N M – N = (5x2y + xy2+ 2 xy ) – (2 x2y + 2xy - 3xy2) = 5x2y + xy2+ 2 xy - 2 x2y - 2xy + 3xy2 = (5x2y- 2 x2y )+(xy2+ 3xy2)+(2 xy - 2xy) = 3x2y + 4xy2 M + N = (5x2y + xy2+ 2 xy ) + (2 x2y + 2xy - 3xy2) = 5x2y + xy2+ 2 xy + 2 x2y + 2xy - 3xy2 = (5x2y+ 2 x2y)+(xy2- 3xy2)+(2xy + 2xy) = 7x2y - 2xy2+ 4xy c)Tính giá trị của đa thức M tại x = 2 ; y = -1. 19
  20. Thay x = 2 ; y = -1 vào M ta được: M = 5.22.(-1) + 2.(-1)2+ 2.2.(-1) M = -20+2-4 M = -22 Vậy M = -22 tại x = 2 ; y = -1. 1 2 Tính giá trị của đa thức N tại x = ; y = . 2 3 1 2 Thay x = ; y = vào N ta được: 2 3 2 2 1 2 1 2 1 2 N 2. . 2. . 3. . 2 3 2 3 2 3 1 2 2 N 3 3 3 1 N 3 1 1 2 Vậy N tại x = ; y = 3 2 3 Bài 4 : Tìm đa thức M, N biết : a. M + (5x2 – 2xy) = 6x2 + 9xy – y2 M = (6x2 + 9xy – y2) – (5x2 – 2xy) M = 6x2 + 9xy – y2 - 5x2 + 2xy M = (6x2- 5x2) + (9xy+2xy) – y2 M = x2 + 11xy – y2 b. (3xy – 4y2) – N = x2 – 7xy + 8y2 N = (3xy – 4y2) – (x2 – 7xy + 8y2) N = 3xy – 4y2 - x2 + 7xy - 8y2 N = (3xy+ 7xy)+(– 4y2- 8y2)- x2 N = 10xy – 12y2 – x2 Dạng 3 : Cộng trừ đa thức một biến, nghiệm của đa thức một biến Bài 5: Cho các đa thức: P(x) = 3x5+ 5x- 4x4 - 2x3 + 6 + 4x2; 1 Q(x) = 2x4 - x + 3x2 - 2x3 + - x5 4 a) Sắp xếp các hạng tử của đa thức theo lũy thừa giảm của biến. P(x) = 3x5+ 5x- 4x4 - 2x3 + 6 + 4x2 P(x) = 3x5- 4x4 - 2x3 + 4x2 + 5x + 6 1 Q(x) = 2x4 - x + 3x2 - 2x3 + - x5 4 1 Q(x) = - x5+2x4 - 2x3 + 3x2 - x + 4 b) Tính P(x) + Q(x); P(x) - Q(x) 25 P(x) + Q(x) = 2x5 – 2x4 – 4x3 + 7x2 + 4x + 4 23 P(x) - Q(x) = 4x5 – 6x4 +x2 + 6x + 4 c) Chứng tỏ rằng x = -1 là nghiệm của P(x) nhưng không phải là nghiệm của Q(x) Ta có: P(-1)=3.(-1)5- 4.(-1)4 – 2.(-1)3 + 4.(-1)2 + 5.(-1) + 6=0 20
  21. 1 37 Q(-1)= - (-1)5+2.(-1)4 – 2.(-1)3 + 3.(-1)2 – (-1) + = 4 4 Vậy x = -1 là nghiệm của P(x) nhưng không phải là nghiệm của Q(x). Bài 6: Cho f(x) = (x – 4) – 3(x + 1). Tìm x sao cho f(x) = 4. Xét: f(x) = 4 ⇒ (x – 4) – 3(x + 1) = 4 x – 4 – 3x - 3 = 4 -2x – 7 = 4 -2x = 11 11 x = 2 11 Vậy với x = thì f(x) = 4. 2 Bài 7: Tìm nghiệm của các đa thức sau. Xét: A(x) = 3x – 6 = 0 Vậy nghiệm của A(x) là x=2 Xét: B(x) = –5x + 30 = 0 Vậy nghiệm của B(x) là x=6 Xét: C(x)=(x-3)(16-4x) = 0 Vậy nghiệm của C(x) là x=3 hoặc x=4 Xét: D(x)=x2-81 = 0 Vậy nghiệm của D(x) là x=9 hoặc x=-9 Xét: E(x) = x2 -2 = 0 Vậy nghiệm của E(x) là x=2 hoặc x=- 2 Xét: F(x) = x2 + x = 0 Vậy nghiệm của F(x) là x=0 hoặc x=-1 Xét: G(x) = -x2 + 16 = 0 Vậy nghiệm của G(x) là x=4 hoặc x=-4 Xét: H(x) = x2 + 5x + 6 = 0 x2 + 2x + 3x + 6 = 0 x(x + 2) + 3(x + 2) = 0 (x+2)(x+3) = 0  x+2 = 0 hoặc x+3 = 0  x= -2 hoặc x= -3 Vậy nghiệm của H(x) là x= -2 hoặc x=-3 Xét: I(x) = x2 + 2x + 2 = 0 x2 + x + x + 1 + 1 = 0 x(x+1) + (x+1) +1 = 0 (x+1)(x+1) +1 = 0 (x+1)2 + 1 = 0 (x+1)2 = -1 (Vô lí) Vậy I(x) vô nghiệm. Bài 8: Cho f(x) = 9 – x5 + 4 x - 2 x3 + x2 – 7 x4; g(x) = x5 – 9 + 2 x2 + 7 x4 + 2 x3 - 3 x. a) Sắp xếp các đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến, tìm bậc, hệ số cao nhất, hệ số tự do của từng đa thức. f(x) = – x5 – 7 x4 - 2 x3 + x2 + 4 x + 9 có bậc 5, hệ số cao nhất: -1, hệ số tự do: 9. g(x) = x5 + 7 x4 + 2 x3 + 2 x2 - 3 x– 9 có bậc 5, hệ số cao nhất: 1, hệ số tự do:- 9. b) Tính tổng h(x) = f(x) + g(x). 21
  22. h(x) = 3x2 + x c) Tính f(-1); g(-2); h(-8); f(-1) = – (-1)5 – 7.(-1)4 – 2.(-1)3 + (-1)2 + 4.(-1) + 9 = 2 g(2) = (-2)5 + 7.(-2)4 + 2.(-2)3 + 2.(-2)2 – 3.(-2) – 9 = 69 h(8) = 3.82 + 8 = 200 d) Tìm nghiệm của đa thức h(x). Xét: h(x) = 0 =>3x2 + x=0 x(3x+1)=0 => x=0 hoặc 3x+1 = 0 1 => x=0 hoặc x= 3 1 Vậy nghiệm của đa thức h(x) là 0 và . 3 Bài 9 : a) Cho đa thức P(x) = mx – 3. Xác định m biết rằng P(–1) = 2 1 Xét: P(–1) = 2 => m.(-1) – 3 = 2 => m.(-1) = 5 => m = 5 b) Cho đa thức Q(x) = -2x2 +mx -7m+3. Vì Q(x) có nghiệm là -1 => Q(-1) = 0 => -2.(-1)2 +m.(-1) -7m+3 = 0 => -2 – m – 7m + 3 = 0 => 8m = 1 1 => m = 8 B/ Bài tập hình học Dạng 4: Các bài toán về mối quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác, các đường đặc biệt trong tam giác. Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE . a)C/M rằng BE = CD. b)C/M: ·ABE = ·ACD . c) Gọi K là giao điểm của BE và CD.Tam giác KBC là tam giác gì? Vì sao? Giải a) ABC cân tại A (gt) => AB=AC và ·ABC = ·ACB (tính chất) Xét ABE và ACD có: AB=AC (cmt) A AE=AD (gt) Góc A chung  ABE = ACD (c.g.c)  BE = CD (2 cạnh tương ứng) b) Do ABE = ACD (cmt)  ·ABE = ·ACD (2 góc tương ứng) D E c) Ta có: ·ABC = ·ABE + E· BC K B C ·ACB = ·ACD + D· CB Mà ·ABC = ·ACB và ·ABE = ·ACD (cmt)  E· BC = D· CB hay K· BC = K· CB 22
  23.  Tam giác KBC cân tại K. Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường phân giác BE; kẻ EH vuông góc với BC ( H BC ). Gọi K là giao điểm của AB và HE . Chứng minh : a/ EA = EH b/ EK = EC c/ AH // KC d/ BE  KC Giải a) Ta có: EH  BC (gt) => B· HE =E· HC =900 ABC vuông tại A (gt) => B· AE =900 Xét BAE và BHE có: B B· HE =B· AE (=900) ·ABE =H· BE (do BE là tia phân giác) BE chung  BAE = BHE (ch-gn)  EA=EH (2 cạnh tương ứng) H b) Xét AEK và EHC có: · · 0 EAK EHC 90 A EA=EH (cmt) E C ·AEK H· EC (đối đỉnh) I  AEK = EHC (g.c.g) K  EK=EC (2 cạnh tương ứng) c) Ta có: BAE = BHE (cmt) 1800 ·ABH 1800 K· BC  BA = BH => BAH cân tại B => B· AE = (1) 2 2 Ta có: AEK = EHC (cmt)  AK=HC (2 cạnh tương ứng) Mà BA=BH (cmt)  AK+BA=HC+BH 1800 K· BC  BK=BC => BKC cân tại B => B· KC = (2) 2 Từ (1) và (2) => B· AE =B· KC mà hai góc này ở vị trí đồng vị  AH//KC (dhnb) d) Gọi O là giao điểm của BE và AH BAH cân tại B có BO là tia phân giác => BO đồng thời là đường cao => BO  AH mà AH//KC (cmt) => BO  KC hay BEKC (đpcm) Bài 3: Cho tam giác ABC có Â= 900, AB =8cm, AC = 6cm . a) Tính BC b) Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE = 2cm , trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AB . Chứng minh BEC = DEC . c) Chứng minh: DE đi qua trung điểm cạnh BC. Giải a) Xét ABC vuông tại A, có: 23
  24. AB2+AC2=BC2 (Theo định lid Pytago) 82+62 = BC2 BC 2= 64+36 = 100  BC = 10 cm. 0 b) Ta có: B· AC 90 (gt) => CAAB hay CABD tại A (1) B Lại có: AB=AD và D thuộc tia đối của tia AB (gt) => A là trung điểm của BD (2) Từ (1) và (2) => CA là đường trung trực của BD I Mà C ∈ CA, E ∈ CA  CB=CD và EB=ED (tính chất) Xét BEC và DEC có: CE chung; CB=CD; EB=ED (cmt)  BEC = DEC (c.c.c) c) Ta có: A là trung điểm của BD (cmt) A E C => CA là đường trung tuyến của BCD Ta có: EC = AC – AE = 6 – 2 = 4cm CE 4 2  mà CA là đường trung tuyến BCD (cmt) CA 6 3  E là trọng tâm của BCD  DE là đường trung tuyến của BCD  DE đi qua trung điểm của cạnh BC. Bài 4: Cho ABC cân tại A, kẻ AH vuông góc với BC (H BC). Gọi M là D trung điểm của BH. Trên tia đối của tia MA lấy điểm N sao cho MN = MA. a) Chứng minh rằng: AMH = NMB và NB  BC b) Chứng minh rằng: NB NB  BC (đpcm) b) Ta có: AHBC tại H => ABH vuông tại H B M H C => AB>AH (Quan hệ giữa góc với cạnh đối diện trong tam giác) Lại có: AMH = NMB (cmt)  AH=NB (2 cạnh tương ứng) I Mà AB>AH (cmt)  AB>NB hay NB B· AN B· NA Quan hệ giữa góc với cạnh đối diện trong tam giác) Hay B· AM B· NM (1) 24
  25. Vì AMH = NMB (cmt)  M· AH B· NM (2 góc tương ứng) (2) Từ (1) và (2) => B· AM M· AH d) ABC cân tại A có AH là đường cao (gt)  AH đồng thời là đường trung tuyến  H là trung điểm BC  BH=CH 1 1 Lại có: M là trung điểm BH (gt) => MH = BH CH 2 2 CH CH CH CH 2 Ta có: 1 3 CM CH MH CH CH CH 3 2 2 Mà CM là đường trung tuyến của ACN (Do M là trung điểm của AN)  H là trọng tâm của ACN  AH là đường trung tuyến mà I là trung điểm NC (gt)  A, H, I thẳng hàng. Bài 5:Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB ABD cân tại B => B· AD B· DA (tính chất) b) Ta có: ABC vuông tại A (gt) => BAAC mà DKAC (gt) => BA//DK (Từ vuông góc đến song song) => B· AD ·ADK mà B· AD B· DA (cmt) => B· AD ·ADK hay H· AD ·ADK => AD là tia phân giác của góc HAC (đpcm) c) Ta có: AHBC (gt) => ·AHD 900 DKAC (gt) => ·AKD 900 Xét AHD và AKD có: ·AHD ·AKD 900 AD chung H· AD ·ADK  AHD = AKD (ch-gn) 25
  26.  AH=AK (2 cạnh tương ứng) d) Ta có: BC+AH=BD+DC+AH Mà BD=AB (gt) và AH=AK  BC+AH= AB+DC+AK (1) Lại có: DKC vuông tại K (do DKAC tại K) => DC > KC (Quan hệ giữa góc với canh đối diện trong tam giác) => AB+DC+AK>AB+KC+AK => AB+DC+AK>AB+AC (2) Từ (1) và (2) => BC+AH>AB+AC hay AB+AC<BC+AH (đpcm) 2. MÔN VẬT LÍ I. TỰ LUẬN: 1. Lí thuyết: Câu 1: - Khi vật nhận thêm electron thì nhiễm điện âm, cho electron thì nhiễm điện dương. Câu 2: - Dòng điện: là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Quy ước về chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện. Câu 3: - Chất dẫn điện: Là chất cho dòng điện đi qua. - Chất cách điện: Là chất không cho dòng điện đi qua. Câu 4: - Các tác dụng của dòng điện: tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lý, tác dụng nhiệt, tác dụng sinh lý. Câu 5: Hoàn thành bảng sau: Đại lượng Cường độ dòng điện Hiệu điện thế Các thông tin Kí hiệu I U Đơn vị A V Dụng cụ đo Ampe kế Vôn kế Cách mắc dụng cụ đo Nối tiếp Song song Câu 6: a, Bằng nhau b, I = I1 = I2 U = U1 + U2 Câu 7: a, I = I1 + I2 b, U = U1 = U2 2. Bài tập: Câu 1. Đổi các đơn vị sau: a. 500mV= 0,5V b. 0,1A= 100 mA c. 0,5kV = 500V d. 128 mA=0,128A e. 12V= 12000 mV f. 1200V= 1,2kV Câu 2: a, Hai đèn mắc song song b. I2 = 0,45-0,2 = 0,25 A c. U1 = U2 = 4,2V CÂU HỎI TNKQ 26
  27. Câu 1. A Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: A Câu 6: A Câu 7: D Câu 8: C Câu 9: B Câu 10: A Câu 11: B Câu 12: B Câu 13: D Câu 14: B Câu 15: A Câu 16: A Câu 17. C Câu 18. A Câu 19. C Câu 20: C 3. MÔN SINH HỌC I, Tự luận Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn? 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước: Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi. - Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước. Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước. 2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn: Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ d ễ quan sát. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn. - Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển. Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. - Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước. - Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng. - Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô. - Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ. - Thân dài, đuôi rất → động lực chính của sự di chuyển. - Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn. Câu 3: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim. *Đặc điểm chung: - Là động vật có xương sống thích nghi với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau - Mình có lông vũ bao phủ. - Chi trước biến đổi thành cánh. 27
  28. - Có mỏ sừng. - Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp. - Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. - Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. - Là động vật hằng nhiệt. * Vai trò: - Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm. - Cung cấp thực phẩm: Chim bồ câu, gà, vịt - Làm cảnh: vẹt, yểng - Làm chăn đệm, đồ trang trí: lông vịt, ngan, ngỗng, lông đà điểu - Phục vụ du lịch, săn bắt: vịt trời, ngỗng trời, gà gô - Huấn luyện để săn mồi: cốc đế, chim ưng, đại bàng - Giúp phát tán cây rừng, thụ phấn cho cây. - Có hại cho kinh tế nông nghiệp: chim ăn quả, ăn hạt, ăn cá - Là động vật trung gian truyền bệnh. Câu 4: Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh. * Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai. * Ưu điểm: - Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàn có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng. - Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. - Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên. Câu 5: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó * Động vật có 2 hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. +Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái. Ví dụ: trùng roi, thủy tức +Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Ví dụ: thỏ, chim, * Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính: Sinh sản vô tính - Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái. - Có 1 cá thể tham gia - Thừa kế đặc điểm của 1 cá thể *Sinh sản hữu tính: - Có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái. - Có 2 cá thể tham gia - Thừa kế đặc điểm của 2 cá thể Câu 6: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. * Lợi ích của đa dạng sinh học: - Cung cấp thực phẩm→nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người - Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị - Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo - Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc - Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu * Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: - Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi 28
  29. - Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư - Ô nhiễm môi trường * Bảo vệ đa dạng sinh học: - Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi - Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài. II, Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C B C A B B A D C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C B B A D A C D D 4. MÔN NGỮ VĂN DÀN Ý ĐỀ TẬP LÀM VĂN Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân ta vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” 1. Mở bài Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn". 2. Thân bài *LĐ 1: Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn". - "Uống nước" ở đây nghĩa là gì? + Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống. + Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại. - "Nguồn" ở đây cũng có hai lớp nghĩa: + Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước. + Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng. => Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ "Hãy luôn biết ơn và đền đáp những người đã có công giúp đỡ mình, không được "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát". *LĐ 2: Tại sao uống nước phải nhớ nguồn: - Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên. - Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu. - Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái". Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. - Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ. - Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội. * LĐ 3: Bài học nhận thức và hướng hành động: - Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. 29
  30. - Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài. - Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay. - Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta. - Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông. Đề 2 : Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”. 1. Mở bài: Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sua đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”. II. Thân bài * LĐ1. Giải thích học là gì? Hành là gì? + Học là gì? - Học là hoạt động tiếp nhận kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp, . - Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội. - Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả. - Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẻ phải của cuộc sống, . - Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội. + Hành là gì? - Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống. - Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. - Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học. => Học và hành có mối quan hệ mật thiết gắn bó chặt chẽ với nhau LĐ 2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành” - Hiệu quả trong học tập. Học lý thuyết xuông mà không có thực hành thì chỉ là học vẹt, sẽ rất mau quên, làm giảm hiệu quả học tập. - Học sẽ không bị nhàm chán. Thực tế là những thứ muôn hình muôn vẻ, chứ không cứng nhắc như những con số trên trang giấy, do vậy dễ đi vào trí nhớ và khắc sâu trong tâm trí con người hơn. - Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả. Nếu học hiệu quả sẽ giúp mỗi con người làm chủ kiến thức, dễ dàng vận dụng kiến thức đó trong thực tế. Giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. LĐ 3. Một số phương pháp học sai lầm - Học chuộng hình thức. Tức là học vẹt, không hiểu bản chất vấn đề, do đó rất nahnh quên và không thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. - Học vì ép buộc Học vì không xuất phát vì yêu thích, mà do áp lực từ nhà trường, gia đình nên rất dễ gây nhàm chán, mau quên. LĐ 4. Ý kiến của bản thân về phương pháp - Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn - Nêu cách học của mình - Thường xuyên vận dụng cách học này - Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này - Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả. 3. Kết bài: Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng 30
  31. bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”. Đề 3: Giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” 1. Mở bài - Đoàn kết tương thân, tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh của người xưa. - Đó là bài học về đạo lí làm người thể hiện rõ nét mối quan hệ tình cảm đậm đà 2. Thân bài LĐ1. Giải thích câu tục ngữ - Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tâm lá lành bao bên ngoài. - Nghĩa bóng: “lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ‘lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó. - Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đờ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn. LĐ2: Bàn luận nội dung câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" - Vì sao con người cần phải yêu thương lẫn nhau? + Tình yêu thương có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách. + Tình yêu thương là một trong số những cội nguồn tạo ra tinh thần đoàn kết. + Tình yêu thương sẽ đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người. - Lật lại vấn đề: Trong xã hội hiện nay, vẫn còn tồn tại những con người sống vô tâm, vị kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không hề biết sẻ chia, giúp đỡ, yêu thương, đùm bọc người khác. LĐ 3. Bài học nhận thức và hành động - Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta. - Con người cần biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia trước những khó khăn, hoạn nạn. - Tích cực tham gia vào các phong trào quyên góp, ủng hộ. 3. Kết bài – Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay. – Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ. 5. MÔN LỊCH SỬ Câu 1: - Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như: + Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp. + Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn. - Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, => Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt. Câu 2: Tình hình kinh tế: * Nông nghiệp: - Đàng Ngoài: Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng. Ruộng đất bị bỏ hoang⇒⇒đời sống nhân dân cực khổ, phải đi phiêu tán khắp nơi. - Đàng Trong: Sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà nước ra sức khuyến khích khai khẩn đất hoang lập làng, ấp ⇒⇒đời sống nhân dân dần đi vào ổn định, hình thành một số địa chủ lớn. * Thủ công nghiệp và thương nghiệp: -Thủ công:phát triển đa dạng, xuất hiện thêm nhiều làng nghề nghề thủ công. -Thương nghiệp: được mở rộng, đô thị xuất hiện. Các thương nhân nước ngoài thường xuyên trao đổi với nước ta. Nhưng đến thế kỉ XVIII, các đô thị suy tàn dần. Tình hình văn hóa: 31
  32. - Tôn giáo: Nho giáo được đề cao. Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi. Thiên Chúa Giáo du nhập vào nước ta. - Chữ Quốc Ngữ ra đời. - Chữ Hán chiếm ưu thế, chữ Nôm phát triển mạnh. -Văn học dân gian phát triển phong phú. -Nghệ thuật dân gian và nghệ thuật sân khấu phát triển đa dạng. Câu 3: *Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. - Việc mua quan, bán tước phổ biến, số quan lại ngày càng tăng. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. - Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó” và khét tiếng tham nhũng. - Nông dân bị địa chủ, cường hào lẫn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế, nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong, - Cuộc sống nhân dân ngày càng cơ cực, bất bình, oán hận ngày càng dâng cao dẫn đến những cuộc nổi dậy của nông dân *Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩ Tây Sơn ngay từ đầu vì: - Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao. - Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia. - Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân. => Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu. Câu 4: - Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê. - Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước. - Đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh. - Bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc Câu 5: 11/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung -> Cho tiến quân ra Bắc ngay. + Đến Nghệ An: Tuyển quân, duyệt binh. + Đến Thanh Hoá: Tuyển quân. + Đến Tam Điệp: Khen kế hoạch rút quân và khao quân. + Từ Tam Điệp ta chia 5 đạo. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa: + Đêm 30 tết: đánh đồn tiền tiêu. + Đêm 3 tết: vây đồn Hà Hồi (Thường Tín- Hà Tây) + Mờ sáng 5 tết: Đánh cùng lúc đồn Ngọc Hồi và đồn Khương Thượng (Đống Đa – HN) *Kết quả: - Trong 5 ngày quét sạch 29 vạn quân Thanh. - Nhận xét về chiến lược của quân Tây Sơn: + Thần tốc, táo bạo, tiên đoán trước thắng lợi => Nghệ thuật quân sự thần tốc, táo bạo, bất ngờ, cơ động. Với thắng lợi đại phá quân Thanh đã giữ vững độc lập dân tộc, 1 lần nữa đập tan cuồng vọng xâm lược của các đế chế quân chủ phương Bắc Câu 6: Nhà Nguyễn tái thiết lập chế độ phong kiến: - Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến vào Thăng Long, Nguyễn Quang toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt chấm dứt triều Tây Sơn. - Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân là kinh đô, lập ra triều Nguyễn, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc, xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và hện thống trạm ngựa theo chiều dài đất nước - Những công lao của nhà Nguyễn 32
  33. + Hoàn thành thống nhất đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước phát triển + Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh + Mở mang bờ cõi, xác lập chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa + Có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước 6. MÔN ĐỊA LÍ Phần 2: Tự luận Câu 1: Đặc điểm Ôn đới hải dương Ôn đới lục địa Địa trung hải 1.Nhiệt độ Cao nhất:180C(tháng 7) Cao nhất:200C(Tháng 7) Cao nhất:250C(tháng 7) Thấp nhất:80C(tháng 1) Thấp nhất: -80C(tháng 1) Thấp nhất:100C Biên độ nhiệt: 100C Biên độ nhiệt -320C Biên độ nhiệt:150C Mùa mưa: tháng 10-tháng Mùa mưa:tháng 5-tháng Mùa mưa:tháng 10- 2. Lượng 1(năm sau) 10 tháng 3(năm sau) mưa Mùa mưa ít: tháng 2- Mùa mưa ít:tháng 11- Mùa mưa ít: tháng 4- tháng 9 tháng 4(năm sau) tháng 9 Tổng lượng mưa:820mm Tổng lượng mưa:443 mm Tổng lượng mưa:711 mm 4. Tính - Mùa hạ mát, mùa đông -Mùa hạ nóng, mùa đông -Mùa hạ nóng, mùa đông chất chung không lạnh lắm lạnh không lạnh lắm. - Nhiêt độ thường trên - Nhiệt độ xuống dưới - Mưa vào mùa thu-đông 00C.Mưa quanh năm 00C, nhiều nơi có tuyết - Ấm, ẩm rơi, sông đóng băng. Câu 2: * Đặc điểm tự nhiên: - Khí hậu: Rất lạnh giá – cực lạnh của Trái đất - Nhiệt độ: Quanh năm 60km/giờ - Địa hình: Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao TB 2600m - Thực vật: Không có - Động vật: Có khả năng chịu rét giỏi (chim cánh cụt, hải cẩu, ) - Khoáng sản: giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên Câu 3: Đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây -li-a lại có khí hậu khô hạn do: + Đại bộ phận lục địa Ô-xtrây -li-a nằm trong vùng áp cao chí tuyến. + Dãy núi ở phía đông chạy sát ven biển đã ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa. + Ven bờ phía tây có dòng biển lạnh tây Ô-xtrây -li-a chảy sát ven bờ Câu 4: Đặc điểm dân cư của Châu Đại Dương *Đặc điểm phân bố dân cư: - Dân số ít: 31 triệu người (2001) -Mật độ thấp trung bình 3,6 người/km2 - Phân bố không đều: + Đông nhất:Phía đông và đông nam của Ô- xtrây-li-a, Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua niu Ghi-nê. +Thưa: Các đảo *Đặc điểm dân thành thị: 33
  34. - Tỉ lệ dân thành thị cao: 69%(2001) - Tỉ lệ cao nhất: Niu Di-len, Ô-xtrây-li-a *Đặc điểm thành phần dân cư: - Người bản địa: 20% bao gồm người Ô-xtra-lô-it( ở Ô- xtrây-li-a), người Mê-la-nê-điêng và người Pô-li- nê-điêng - Người nhập cư: 80% phần lớn là gốc Âu, Á Câu 5: *Địa hình:Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, ăn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh - Có 3 dạng địa hình chính: + Đồng bằng kéo dài từ tây –đông , chiếm 2/3 diện tích châu lục + Núi già: ở phía bắc và vùng trung tâm ( đỉnh tròn, sườn thấp, thoải) + Núi trẻ: phía nam( đỉnh cao, nhọn, sườn thoải) * Khí hậu: - Đại bộ phận có khí hậu ôn đới, phía bắc có diện tích nhỏ khí hậu hàn đới, phía nam có khí hậu Địa trung hải - Nằm trong vùng có gió tây ôn đới * Sông ngòi: - Mật độ sông dày đặc, lượng nước dồi dào - Các sông lớn: Von-ga, Rai-nơ, Đa-nuyp. * Thực vật: - Ven biển tây Âu: ( ôn đới hải dương) rừng cây lá rộng như dẻ, sồi - Vùng nội địa:( ôn đới lục địa) rừng lá kim như thông, tùng - Ven Địa Trung hải ( Địa Trung Hải) rừng lá cứng - Phía đông nam có thảo nguyên. Câu 6: a. Nhận xét -Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều - Kinh tế phát triển nhất ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len b. Tính mật độ dẫn số: Tên nước Ô- xtrây-li-a Niu Di-len Va-nu-a-tu Pa-pua Niu Ghi-nê Mật độ dân số 2,5 14,4 16,6 10,8 (người/km2) 7. MÔN TIẾNG ANH PART 2. PRACTICE I. Find the word which has a different sound in the part underlined. 11. A. abundant B. travelling C. character D. biogas 12. A. diverse B. drive C. invention C. crime 13. A. prediction B. natural C. question D. future 14. A. convenient B. social C. ocean D. special 15. A. design B. pedals C. sails D. pollutes 16. A. overcrowded B. celebrated C. gridlocked D. exhausted 17. A. seatbelt B. seasonal C. pleasant D. mean 18. A. flood B. scooter C. wood D. cool 19. A. button B. underwater C. success D. nuclear 20. A. carbon B. regular C. artificial D. artistic III. Choose the word with different stress pattern. 11. A. harvest B. parade C. music D. pumpkin 34
  35. 12. A. offer B. prefer C. abroad D. arrive 13. A. famous B. joyful C. usual D. alone 14. A. exist B. avoid C. support D. notice 15. A. hungry B. disease C. spacious D. danger 16. A. favourite B. pollution C. imagine D. exhausted 17. A. energy B. plentiful C. disappear D. celebrate 18. A. recycle B. description C. contribute D. atmosphere 19. A. solution B. increasing C. recommend D. abundant 20. A. natural B. enormous C. improvement D. effectively III. Choose the correct answer to complete the sentence. 1. Many ___ and artistic activities are held as the part of the flower festival in Da Lat. (cultural/ romance/ disappointed/ annoyed) 2. Wind, hydro and solar are ___ energy sources. (modern/ renewable/ non-renewable/ new) 3. In the future, more people will travel ___ a plane. (on/ in / by / at) 4. At a seasonal festival, people race down the hill to ___cheese. (break/ catch/ buy/ eat) 5. ___will the festival celebrated? – In March (When/ How/ Why/ Where) 6. You should spend ___time playing computer games. (fewer / more / less / much) 7. Which of the following is NOT non-renewable source of energy ? (oil / wind /natural gas / coal) 8. Some new energy-saving bulbs___in the dining-room. (will put / will be putting / will be put / will being put) 9. These shoes are mine. They are not ___ . ( she /her /hers /hers shoes ) 10. ___is limited and harmful to the environment. (Coal / Solar / Wind / Hydro) 11. At 10 o’clock tomorrow, we ___a conference about the changing climate. ( have / will have /will be had / will be having) 12. Overpopulation causes a lot of problems,___? ( isn’t it / doesn’t it / do they / don’t they) 13. The film has a silly plot.___, many people enjoyed it. (Though / Moreover / Because / Nevertheless) 14. The movie I watched last night was ___ . (bored / boring / boredom / bore) 15. I was fit when I was young because I ___ a lot of exercises. (was used to do / used to do/ was used to doing / use to do) IV. Rewrite the following sentences, beginning as shown, so that the meaning stay the same. 1. They will use solar energy to protect the environment. -> Solar energy will be used to protect the environment. 2. Although she eats lots of food, she is still very slim. ->In spite of eating lots of food, she is still very thin. 3. What is the distance between Hanoi and HCM city? -> How far is it from Hanoi to HCM city? 4. Although she is so young, she sings beautifully (age) -> In spite of her age, she sings beautifully. 5. I find English interesting. 35
  36. -> I am interested in English. 6. She often went to secondary school on foot. -> She used to go to secondary school on foot. 7. The ending of the film was so disappointing. -> We were disappointed with the ending of the film. 8. They will install solar panels on the roof of our house next week. -> Solar panels will be installed on the roof of our house next week. 9. Will this means of transport be useful in the future? -> This means of transport will be useful in the future, won’t it? 10. That is not his invention. -> That invention isn’t his. 11. The countryside doesn’t suffer as much pollution as the city. -> The countryside suffers less pollution as the city. 12. The distance from my house to Ha Noi is over 120 kilometers. -> It’s over 120 kilometers from my house to Ha Noi. V. Find and correct the mistakes 1. Their children have never travelled to school by bus, haven’t they? haven’t  have 2. There used to be less unemployed people in this city five years ago. less  fewer 3. My jet pack is on the ground and her is on the table. her  hers 4. My brother will pedal his monowheel to work at this time tomorrow. will pedal  will be pedaling 5. Will we travelling in driverless and high- speed car in the year 2020? Will we travelling  Will we be travelling 6. Children felt very terrifying when they watched that horror film. terrifying  terrified 7. Although having a good job, Martin doesn’t get good salary. Although  Despite/ In spite of 8. Homeless is quite popular in big cities where you can see people sleeping in a park or under the bridge. Homeless  Homelessness 9. These books are our. They are really helpful. our  ours 10. Children who suffer of malnutrition can have a lot of diseases. of  from VI. Put question for the underlined part. 1. They are my glasses.  Whose glasses are they? 2. People will use flying cars widely in the year 2050.  When will people use flying cars widely? 3. The highlight of the festival is the tomato fight.  What is the highlight of the festival? 4. La Tomatina in Bunol near Valencia happens every year.  How often does La Tomatina in Bunol near Valencia? 5. The festival began in San Francisco’s Baker Beach in 1986.  Where did the festival begin in 1986? 6. We learn to reuse some daily products like empty bottles to save money.  Why do you learn to reuse some daily products like empty bottle? 7. They often use the public transports to reduce the air pollution. 36
  37.  What do they use to reduce the air pollution? 8. Solar energy can be stored for few days.  How long can solar energy be stored? 9. Scientists are looking for the alternative sources of energy.  Who are looking for the alternative sources of energy? 10. She felt excited about the ending of the film.  How did she feel about the ending of the film? VII . Supply the correct form of the words in brackets. 9. The ___ of wind turbines will be completed by next Friday. (INSTALL)  installment 10. There will be a ___of energy in near future. ( SHORT)  shortage 11. Scientists are looking for a clean and ___ sources of energy. ( EFFECT)  effective 12. Bob feels very tired after two continuous nights of ___( SLEEP)  sleeplessness 13. Her ___ in the film is praised by many critics. (PERFORM)  performance 14. Thanksgiving is a ___ festival held in the USA and some other countries. (SEASON)  seasonal 15. There are a lot of cultural and ___activities held as part of this festival. (ART)  artistical 16. The film is a big ___It is boring from beginning to end. (DISAPPOINT)  disappointment VIII. Write the full sentences. Use the words given 9. The earth’s fossil fuels/ running out.  The earth’s fossil fuels are running out. 10. We/ used/ play /these games/ when / small.  We used to play these games when we were small. 11. At this time next week / we / have / final examination.  At this time next week we will be having final examination. 12. Turn/ all/ light / when / leave / room.  Turn off all light when we leave the room. 13. Energy consumption / will / reduce / as much / possible.  Energy consumption will reduce as much as possible. 14. We/ must/ always / obey / traffic rules / safety.  We must always obey the traffic rules and safety. 15. A film / try / make / audiences/ laugh / be / comedy. A film tries to make audiences laugh is comedy. 16. Although / mother / old / she / read / books /without glasses  Although my mother is old, she reads books without glasses. IX. Read the passage and decide if the statement is True or False. Many people still believe that natural resources will never be used up. Actually, the world’s energy resources are limited. Nobody knows exactly how much fuel is left. However, we also should use them economically and try to find out alternative sources of power. According to Professor Marvin Burnharm of the New England Institute of Technology, we have to start conserving coal, oil and gas before it is too late; and nuclear power is the only alternative. However, many people do not approve of using nuclear power because it’s very dangerous. What would happen if there was a serious nuclear accident? 37
  38. Radioactivity causes cancer and may badly affect the future generations. The most effective thing is that we should use natural resources as economical as possible. 1. We don’t know how much fuel is left.  T 2. According to Professor Marvin Burnham, solar energy will be used as a substitute for natural resources.  F 3. Radioactivity from nuclear power causes cancer and may have bad effect on the future generations.  T 4. Natural resources should be used as much as possible.  F X. Read the text about Kirsten Dunst and answer the questions that follow. A. Kirsten Dunst was born in New Jersey , USA, in 1982. Her acting career began at the age of three when she appeared in her first TV advert. She made her film debut with a small part in Woody Allen’s New York Stories (1989). In 1994, she got her big break in Interview with the Vampire, performing with famous megastars Brad Pitt and Tom Cruise. Her performance as a creepy kid earned her Golden Globe nomination, the MTV Award for Best Breakthrough Performance and the Saturn award for Best Young actress. Over the next few years, she started in more hit movies including Little Women (1994), Jumanji (1995), the romantic Get Over It (2001) and Mona Lisa Smile with Julia Roberts (2003). However, her most successful films are the Spider-Man film (2002-2004) with Tobey Maguire, where she plays the parts of superhero Spider-Man’s girlfriend, Mary Jane. 1. When and where was Kirsten Dunst born?  She was born in New Jersey , USA, in 1982. 2. What was the first film?  It was Woody Allen’s New York Stories. 3. What part did she play in Interview with the Vampire?  She performed as a creepy kid. 4. What awards did she win for her performance in Interview with the Vampire?  Her performance as a creepy kid won Golden Globe nomination, the MTV Award for Best Breakthrough Performance and the Saturn award for Best Young actress. 5. What are her most success films?  Her most successful films are the Spider-Man film (2002-2004). B. Energy is fundament to human beings. Many poor people in developing countries do not have modern sources of energy like electricity or natural gas, with which their life can be improved people who live in mountainous areas have to gather wood for fuel. This takes a lot of time. For many people living in rural areas, biogas is the largest energy resource available. The main use of biogas is for cooking and heating, but it can also provide energy for public transport. As biogas is smoke-free, it helps the problem of indoor air pollution. Moreover, it is made from plant waste and animal manure. They cost almost nothing. The tendency to use renewable energy sources in developing sources in developing countries is on the increase as non-renewable ones are running out. In the future, the wind and the sun will be uses as the most important environmentally friendly energy sources. * Decide if the statement is True or False 6. Non-renewable sources are being used up.  T 7. Many poor people in developing countries do not have little electricity  T 8. Biogas is a new source of energy available for poor people.  T 9. Biogas creates a lot of smoke. 38
  39.  F 10. The new energy source is not costly.  T * Read the passage again and complete the sentences. 6. People in mountainous areas have to gather wood to use as fuel. 7. Biogas is mainly used for cooking and heating. 8. Biogas helps solve the problem of indoor air pollution. 9. The use of renewable energy sources in developing countries is on the increase. 10. In the future, the wind and the sun will be used as the main environmentally friendly energy sources. 8. MÔN CÔNG NGHỆ Câu 1: Em hãy cho biết nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới là gì? Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có: + Trồng rừng sản xuất. + Trồng rừng phòng hộ. + Trồng rừng đặc dụng. Câu 2: Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại khai thác rừng. Giống nhau: đều là chặt hạ cây rừng Khác nhau: Lượng cây chặt hạ Thời gian chặt hạ Cách phục hồi KT trắng Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần < 1 năm Trồng rừng KT dần Chặt toàn bộ cây rừng trong 3-4 lần 5-10 năm Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên KT chọn Chặt hạ cây già yếu; giữ lại cây non, gỗ Không hạn chế Rừng tự phục hồi tốt và có sức sống mạnh bằng tái sinh tự nhiên Câu 3: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Lấy ví dụ. -Sự sinh trưởng:Là sự tăng về khối lượng, kích thước của các bộ phận cơ thể. -Sự phát dục:Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể - Ví dụ: HS tự lấy 1 ví dụ Câu 4: Chọn phối là gì? Em hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống. - Chọn phối là: Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi. - Ví dụ: HS tự lấy 1 ví dụ Câu 5: Nêu vai trò của thức ăn đối với cơ thế vật nuôi? Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi là: + Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. + Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa, lông, sừng, móng Câu 6: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? - Chế biến thức ăn: Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ các chất độc hại. - Dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. 9. MÔN TIN HỌC I. Phần tự luận Câu 1. Các bước định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ là: Định dạng phông chữ: Chọn các ô dữ liệu cần định dạng - Nháy chuột tại mũi tên ở ô Font 39
  40. - Nháy chuột chọn Font chữ Định dạng cỡ chữ: Chọn các ô dữ liệu cần định dạng - Nháy chuột tại mũi tên ở ô Font Size - Nháy chuột chọn cỡ chữ Định dạng kiểu chữ: - Bước 1:Chọn các ô dữ liệu cần định dạng - Bước 2: em có thể chọn Bold B để in đậm chữ Italic I chọn chữ nghiêng Underline U để gạch chân Em có thể sử dụng đồngthời nhiều lệnh này để có các kiểu chữ kết hợp như vừa đậm vừa nghiêng vừa nghiêng vừa gạch chân Định dạng màu chữ: - B1: Nháy chuột tại mũi tên ở ô Font color - B2: Nháy chuột chọn màu Câu 2. Các bước căn lề trong ô tính, cách gộp ô và căn giữa, tô màu nền và kẻ đường biên là: Các bước căn lề ô tính là: - B1: Chọn các ô cần căn lề - B2: Chọn lệnh Center để căn giữ, Align left để căn lề trái, Align Right để căn lề phải. Cách gộp ô và căn giữa là: - B1: Chọn các ô cần căn dữ liệu vào giữa - B2: Chọn lệnh Merge & Center Cách tô màu nền là: - B1: Chọn các ô cần đổ màu nền - B2: Nháy chuột tại mũi tên ở lệnh Fill Color - B3: Chọn màu nền Cách kẻ đường biên là: - B1: Chọn các ô cần kẻ đường biên - B2: Nháy chuột tại mũi tên ở lệnh Borders - B3: Chọn tùy chọn đường biên thích hợp. Câu 3. Các bước tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số là: - B1: Chọn ô cần giảm ( hoặc tăng) số chữ số thập phân - B2: Nháy chuột chọn lệnh Decrease Decimal (để giảm chữ số thập phân) lệnh Increase Decimal (để tăng chữ số thập phân) - B3: Kết quả Câu 4. Các bước điều trỉnh ngắt trang là: - B1: Hiển thị trang tính trong chế độ Page Break preview. - B2: Đưa con trỏ chuột vào dấu ngắt trang mà em cho rằng không hợp lí. Con trỏ chuột chuyển thành mũi tên 2 chiều dạng ngang hoặc dọc - B3: kéo thả dấu ngắt trang đến vị trí em mong muốn Câu 5. Các bước đặt lề và thay đổi hướng giấy in cho trang tính là: - B1: nháy chuột để mở trang Page của hộp thoại Page Setup - B2: chọn Portrait cho hướng giấy đứng hoặc landscape cho hướng giấy ngang. Các bước in trang tính là: - B1: Chọn lệnh Pint trên bảng chọn File (hoặc trên hộp thoại Page setup, nếu hộp thoại nãy vẫn đang được hiển thị) - B2: Nháy chuột chọn tiếp vào nút Print Câu 6. Lọc dữ liệu là chọn và hiển thị các hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó 40
  41. Các bước lọc dữ liệu - B1: Chuẩn bị + Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc + Mở dải lệnh Data và chọn lệnh Filter trong nhóm Sort & Filter. - B2: Lọc + Đây là bước chọn tiêu chuẩn lọc + Nháy chuột chọn vào biểu tượng trên hang tiêu đề cột có giá trị dữ liệu cần lọc (con trỏ chột có dạng bàn tay) + nháy chọn dữ liệu cần lọc trên danh sách nháy OK Các bước lọc các giá trị lớn nhất ( hay nhỏ nhất ) - B1: Chọn Top (lớn nhất) hoặc Bottom (nhỏ nhất) - B2: Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc - B3: Nháy OK Câu 7. Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng của bảng dữ liệu để giá trị dữ liệu trong một hay nhiều cột được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần Các bước sắp xếp dữ liệu + B1: Nháy chuột chọn một ô trong cột em cần sắp xếp dữ liệu + B2: chọn lệnh trong nhóm Sort & Filter của dải lệnh Data để sắp xếp theo tứ tự tăng dần ( hoặc lệnh để sắp xếp theo thứ tự giảm dần) Câu 8. Biểu đồ là gì? Nêu ưu điểm điểm của việc minh họa dữ liệu bằng biểu đồ. Nêu một số dạng biểu đồ thường dùng ( nếu cả công dụng của từng loại).? Biểu đồ là cách biểu diễn dữ liệu một cách trực quan bằng các đối tượng đồ họa (các cột, các đoạn ) Ưu điểm của việc sử dụng biểu đồ: - Dễ hiểu, dễ gây ấn tượng và người đọc ghi nhớ lâu hơn - Biểu đồ được tự động cập nhật khi dữ liệu thay đổi - Có nhiều dạng biểu đồ phong phú Các dạng biểu đồ hay sử dụng nhất: - Biểu đồ hình cột: rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột - Biểu đồ đường gấp khúc: dùng để so sánh và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu - Biểu đồ hình tròn: thích hợp để mô tả tỷ lệ các giá trị dữ liệu so với tổng thể Câu 9. Các bước tạo biểu đồ là: Bước 1: Chỉ định miền dữ liệu để biểu diễn bằng biểu đồ - Nháy chuột để chọn một ô trong miền có dữ liệu cần tạo biểu đồ Bước 2: chọn dạng biểu đồ - Nháy chuột chọn nhóm biểu đồ thích hợp trong nhóm lệnh charts trên dải lệnh Insert rồi chọn dạng biểu đồ trong nhóm đó 10. MÔN THỂ DỤC - Thực hiện cơ bản đúng giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa. - Chạy đà 3 bước không bị phạm quy. 11. MÔN ÂM NHẠC 1. Hát : - HS hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát. - HS thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát. 2. Tập đọc nhạc : - HS hát đúng cao độ, trường độ nốt nhạc, lời ca của bài TĐN. 41
  42. - HS thể hiện được sắc thái tình cảm của bài TĐN. 12. MÔN MĨ THUẬT I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Nắm được các bước vẽ bức tranh đề tài: Giao thông với các nội dung khác nhau. - Kĩ năng:Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để vẽ được bức tranh về giao thông với các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không kết hợp với bối cảnh để tạo thành bố cục bức tranh đề tài - Thái độ: Học sinh giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận của mình về tác phẩm. II. ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI: * Đạt: - Chủ đề tư tưởng tốt. - Bố cục, màu sắc đẹp * Chưa đạt: - Chưa hoàn thành bài vẽ ở mức cơ bản. 42