Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì I Các môn Lớp 6

doc 11 trang thuongdo99 1960
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì I Các môn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_cac_mon_lop_6.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì I Các môn Lớp 6

  1. KHỐI 6 MÔN TOÁN A – LÝ THUYẾT - Ôn tập các câu hỏi trong phần ôn tập trong phần ôn tập Chương 1, Chương 2 Số học và Ôn tập Chương 1 Hình học B – BÀI TẬP - Số học: Thực hiện các phép tính, Tìm x biết, Tìm ƯCLN, BCNN - Hình học: Cộng đoạn thẳng, Trung điểm của đoạn thẳng BÀI TẬP VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TẾ Bài 1: Thực hiện phép tính một cách hợp lý (nếu có thể): 1) 17 . 85 + 15 . 17 – 120 6) 65 + (- 38) + (- 65) +12 - ( - 42) 2) 37.24 + 37.76 + 63.79 + 21.63 7) 25 + (–8) + (–25) + (–2). 3) 69.113 – 27.69 + 69.14 +31 8) (-37) + 54 + (-70) + (-163) + 246 4) 720 - 40.[(120 -70):25 + 23] 9) (-2003) + (-21) + 75 + 2003 5) 80 – (4.52 -3.23) 10) -69 + 53 + 46 +(-94) + (-14) + 78 11) 1 – 2 + 3 – 4 + - 98 + 99 12) 34 + 35 + 36 + 37 – 24 – 25 – 26 - 27 Bài 2: Tìm số nguyên x, biết: 1) 2x + 25 = 121 2) (2x − 8). 2 = 24 6) 2 + x : 5 = 6 3) 5. x 7 10 23.5 4) (12x – 43) . 83 = 4.84 7) 4(x – 10) = 44 : 22 3 5) 7x-33 27 : 24 8) 2(x-1) = 54 9) | x - 3 | = 7 - ( -2) Bài 3: Tìm các số tự nhiên x, biết: 1) Viết tập hợp A các số tự nhiên x thỏa mãn: x  24 ; x  180 và 0 6 3) 91 x ; 26 x và 10<x<30 4) x 4; x 7; x 8 và x nhỏ nhất Bài 4: Học sinh khối 6 có 195 nam và 117 nữ tham gia lao động. Thầy phụ trách muốn chia ra thành các tổ sao cho số nam và nữ mỗi tổ đều bằng nhau. Hỏi có thể chia nhiều nhất mấy tổ? Mỗi tổ có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?
  2. Bài 5: Một số học sinh của lớp 6A và 6B cùng tham gia trồng cây. Mỗi học sinh đều trồng được số cây như nhau và mỗi học sinh trồng nhiều hơn 1 cây. Biết rằng lớp 6A trồng được 45 cây, lớp 6B trồng được 48 cây. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh tham gia lao động trồng cây? Bài 6: Số học sinh khối 6 của trường là một số tự nhiên có ba chữ số. Mỗi khi xếp hàng 18, hàng 21, hàng 24 đều vừa đủ hàng. Tìm số học sinh khối 6 của trường đó. Bài 7: Học sinh của một trường học khi xếp hàng 4, hàng 7, hàng 9 đều vừa đủ hàng. Tìm số học sinh của trường, cho biết số học sinh của trường trong khoảng từ 1600 đến 2000 học sinh. Bài 8: Hai bạn An và Bảo học cùng lớp 6A của một trường. bạn An cứ 12 ngày đến thư viện một lần, bạn Bảo cứ 10 ngày đến thư viện một lần. Ngày 19 tháng 01 năm 2015 hai bạn cùng đến thư viện mượn sách. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng đến thư viện? Hôm đó vào ngày; tháng; năm: nào? Bài 9: Cho đoạn thẳng AB dài 8cm, lấy điểm M sao cho AM = 4cm. a.Tính độ dài đoạn thẳng MB. b.Điểm M có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không ?vì sao? c.Trên tia đối của tia AB lấy điểm K sao cho AK = 4cm.So sánh MK với AB. Bài 10 Trên tia Ax, vẽ hai điểm B và C sao cho AB = 2c, AC = 8 cm. a) Trong 3 điểm A,B,C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? b) Tính độ dài đoạn thẳng BC? c) Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Tính độ dài đoạn thẳng BM. d) Vẽ Ay là tia đối của tia Ax. Trên tia Ay xác định điểm D sao cho AD = 2cm. Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng BD không? Vì sao? Bài 11 Cho tia Ax, trên tia Ax lấy hai điểm M và N sao cho AM = 3cm, AN = 6cm, AE = 9 cm. a) Tính độ dài đoạn thẳng MN b) Chứng tỏ điểm N là trung điểm của đoạn thẳng ME. c) Trên tia đối của tia Mx lấy điểm I sao cho MI = 6 cm. Hỏi điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng IM không? Bài 12 Cho đoạn thẳng AB dài 5cm. Điểm B nằm giữa hai điểm A và C sao cho BC = 3cm. a.Tính AB. b.Trên tia của tia BA lấy điểm D sao BD = 7cm. Tính độ dài đoạn thẳng NE? c. Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng NE không? vì sao? Bài tập nâng cao (Khuyến khích HS Khá Giỏi) Bài 13 Tính tổng: S1 = 1 + 2 + 3 + + 999 S2 = 21 + 23 + 25 + + 1001 S3 = 23 + 24 + + 127 + 128 S4 = 15 + 17 + 19 + 21 + + 151 + 153 + 155 Bài 14 a) Chứng minh: A = 21 + 22 + 23 + 24 + + 22010 chia hết cho 3; và 7.
  3. b) Chứng minh: B = 31 + 32 + 33 + 34 + + 22010 chia hết cho 4 và 13. Bài 15 Người thợ mộc khéo tay: Để làm một giá sách, người thợ mộc đã phải dùng 4 tấm gỗ dài, 6 tấm gỗ ngắn, 12 cái kẹp nhỏ, 2 cái kẹp to và 14 ốc vít. Biết rằng: Người thợ mộc đáng có 26 tấm gõ dài, 33 tấm gỗ ngắn, 200 cái kẹp nhỏ, 20 cái kẹp to và 510 ốc vít. Với vật liệu như trên; người thợ mộc khéo tay này có thể làm được nhiều nhất bao nhiêu cái giá sách? Bài 16 Các số sau có phải là số chính phương không? a) A = 3 + 32 + 33 + + 320 b) B = 11 + 112 + 113 Bài 17: Tìm số tự nhiên n sao cho a) (n + 13) ⋮ (n – 5) (với n < 5) b) (15 – 2n) ⋮ (n + 1) (với n ≤ 7) c) (6n + 9) ⋮ (4n – 1) (với n ≥ 1) 2. MÔN VẬT LÍ I. Lý thuyết 1. Nêu 2 cách đo thể tích vật rắn không thấm nước ? 2. a. Lực là gì? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra kết quả nào? b. Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào? 3. a. Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực ? b. Trọng lượng là gì? Ký hiệu và đơn vị của trọng lượng là gì ? c. Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng một vật và khối lượng của một vật ? 4. Lò xo là vật có tính chất gì ? Nêu đặc điểm lực đàn hồi của lò xo ? 5. Công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất ? Viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng của vật ? II. Bài tập tham khảo 1. Một chai dầu ăn có thể tích 1m3 và khối lượng 860g. Tính: a. Khối lượng riêng của dầu ăn? b. Trọng lượng riêng của dầu ăn? 2. Bình chia độ chứa nước ở ngang vạch 50cm 3, thả 10 viên bi giống nhau vào bình, mực nước trong bình dâng lên 55cm3. Tính thể tích của một viên bi? 3. Vật thứ nhất có khối lượng 200g. Vật thứ hai có trọng lượng bằng 2 lần trọng lượng của vật thứ nhất. a. Tính trọng lượng của vật thứ hai?
  4. b. Tính khối lượng của vật thứ hai theo đơn vị kg? 4. Một lò xo có chiều dài ban đầu 20cm. Khi treo một quả cân, chiều dài của lò xo là 22cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra một đoạn là bao nhiêu? 5. a. Có hai bình có dung tích là 2 lít và 5 lít. Hãy tìm cách đong được 1 lít nước? b. Một bình đựng đầy 7 lít xăng, chỉ dùng 2 loại bình 5 lít và 2 lít, làm thế nào để lấy được 1 lít xăng từ thùng 7 lít trên. Biết các bình đều không có vạch chia độ? 3. MÔN SINH HỌC Câu 1. Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? Câu 2. Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền? Câu 3: Nêu các loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây? Cho ví dụ? Câu 4: Mô tả thí nghiệm chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. Câu 5: Vì sao việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiễm không khí Câu 6: Bấm ngọn , tỉa cành có lợi gì ? Những loại cây nào thì bấm ngọn , những cây nào thì tỉa cành ? Cho ví dụ Câu 7: So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ? Câu 8. Hãy mô tả thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá? Câu 9:Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp?Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp? Câu10: Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi loại là gì? Câu 11: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? Câu12: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? 4. MÔN NGỮ VĂN I. Phần văn học: Hệ thống hoá kiến thức các văn bản: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sơn Tinh Thủy Tinh, Em bé thông minh, Treo biển, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi theo bảng sau: STT Tên tác phẩm Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật
  5. Yêu cầu: - Nắm được nội dung, nghệ thuật của từng văn bản - Phân tích một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện - Viết đoạn văn cảm thụ về hình tượng nhân vật Thánh Gióng, Sơn Tinh- Thuỷ Tinh; - Bài học của các truyện ngụ ngôn, truyện cười và liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay. *Một số bài tập tham khảo: Bài tập 1: Tiếng đàn và niêu cơm thần kì là những chi tiết đặc sắc, là mô típ quen thuộc trong nhiều truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Hãy nêu vai trò và ý nghĩa của các chi tiết ấy đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của truyện Thạch Sanh. Bài tập 2: a. Nêu ý nghĩa của chi tiết: “Đến đây một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. b. Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng. c. Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh: “Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng”. Bài tập 3: Cảm nhận của em về chi tiết: Sơn Tinh dung phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành đắp lũy ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. II. Phần Tiếng Việt: 1. Hệ thống hoá kiến thức tiếng Việt theo bảng sau: STT Kiến thức Khái niệm Đặc điểm - chức vụ Ví dụ T. Việt ngữ pháp - Tác dụng Các kiến thức cần phải ôn là: - Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt; - Từ mượn; - Nghĩa của từ; - Danh từ; Cụm danh từ; - Động từ; Cụm động từ, - Tính từ, Cụm tính từ; - Số từ, lượng từ; - Chỉ từ. Yêu cầu: - Nắm chắc lí thuyết,
  6. - Vận dụng làm bài tập nhận diện, đặt câu, viết đoạn. 2. Chữa lỗi dùng từ: - Các lỗi thường mắc - Cách chữa lỗi - Bài tập nhận diện lỗi sai và nêu cách sửa lỗi III. Tập làm văn: Ôn cách làm bài văn tự sự, kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng. Một số đề bài tham khảo: * Kể chuyện đời thường: - Kể về một chuyến đi - Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (việc tốt đã làm, một lần mắc lỗi, chuyện vui sinh hoạt, cuộc gặp gỡ ) - Kể về người thân * Kể chuyện tưởng tượng: 1. Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh. 2. Kể chuyện “ Sơn Tinh – Thuỷ Tinh ” theo ngôi kể của Sơn Tinh. 3. Hãy tưởng tượng 10 năm sau em về thăm trường cũ. Viết bài văn kể lại chuyến về thăm trường đó. 4. Mượn lời một đồ vật, con vật để kể lại một câu chuyện. 5. MÔN LỊCH SỬ 1. Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây về các nội dung sau: - Thời gian thành lập. - Điều kiện tự nhiên. - Các giai cấp cơ bản. - Hình thái nhà nước. 2. Trình bày các thành tựu văn hoá cổ đại của các quốc gia cổ đại phương Đông- phương Tây? Nhận xét ý nghĩa của các thành tựu đó với sự phát triển của loài người? 3. Sự phát triển của người nguyên thuỷ ở nước ta trải qua các giai đoạn nào, có những tiến bộ ra sao về công cụ lao động và tổ chức xã hội?
  7. 4. Sự thành lập của nước Văn Lang? Những chuyển biến về vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? Nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? 5. Sự thành lập của nước Âu Lạc? So sánh những chuyển biến của đất nước ta ở thời Văn Lang và Âu Lạc. 6. MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Mô tả hiện tượng tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả của nó? Câu 2. Mô tả hiện tượng quay quanh Mặt trời của trái đất và các hệ quả? Câu 3. Phân biệt đặc điểm núi già và núi trẻ? Câu 4. Nêu đặc điểm địa hình đồng bằng-cao nguyên-Đồi? 7. MÔN TIẾNG ANH Part 1. Language Focus: From Unit 1 to Unit 6 1, Topic: - School and school activities. - Houses, rooms and furniture. - Friends and things to do with friends. - Neighbourhood and directions. - Natural wonders and travelling. - Tet holiday and things to do at Tet. 2, Phonetics: - Souds: / әu/ and /Λ / - Souds: /z/, /s/, /iz/ - Souds: /p/, and /b/ - Souds: /i/ and /i:/ - Souds: /t/ - /st/ - Souds: /s/ and /∫ / 3, Grammar: - The present simple and the present continuous./ The present coutinuous for future - There is/ There are - Prepositions of place - Verbs be and have for description - Comparative adjectives: smaller, more expensive . - Superlative of short adjectives: longest, hottest - Modal verb: must/ should
  8. - Should & shouldn’t for advice - Will/ won’t to talk about intentions 4, Vocabulary: - Words to describe school activities - Verb + noun (study, have, do, play + noun) - Words to describe types of houses - Words to describe rooms and furniture - Words to talk about appearance and personality - Adjectives for personality - Places / Directions - Adjectives - Things in nature / Travel items - Things and activities related to Tet 5, Skills: - Talking about and describing school, school activities, house, rooms and furniture , appearance and personality of friends, a neighbourhood, things in nature, Tet activities and traditions - Reading and writing e-mails and informal letters - Asking for and giving directions - Giving travel advice - Giving advice and talking about intention Part 2. Practice I. Decide the word which has different sound in the part underlined. 1. A. matches B. parades C. decides D. relatives 2. A. clothing B. hold C. poster D. dove 3. A. comb B. climb C. suburb C. bomb 4. A. although B. thinking C. gather D. other 5. A. headline B. heating C. meal D. leave II. Choose the word with different stress pattern. 1. A. toothpaste B. sandwich C. cartoon D. chocolate 2. A. aerobics B. activity C. badminton D. basketball 3. A. police B. gymnast C. teacher D. farmer 4. A. different B. dangerous C. difficult D. delicious 5. A. visit B. unload C. receive D. correct III. Choose the correct answers. 1. John is the___ in his class. (A. most tall/ B. taller/ C. tallest/ D. more tall) 2. There ___ a cap and two pillows on the bed. (A. has /B. have /C. are/ D. is) 3. Everyday Nam ___ judo with his brother. (A. makes /B. plays/ C. does / D. has) 4. What do you usually do ___ break time ?(A. in / B. on /C. at / D. for) 5. Their sister ___ her uniform to go to school everyday. (A. wears/B. is wearing/C. wear/ D. are wearing) 6. K’sor lives with his family in a/an ___ , a special house in Tay Nguyen. (A. town house/ B. villa / C. stilt house / D. apartment) 7. After school, you can see many students ___ badminton in the school yard. (A. are playing /B. play / C. playing / D. to play)
  9. 8. Why ___ our mother ___ so much food today ? (A. do- buy /B. are- buying / C. does- buy / D. is- buying) 9. Our school is named ___ a famous historian, Tran Phu. (A.to / B. for / C. on / D. after) 10. The temple is the___ building in our town.(A. elder/ B. eldest/C. older/ D. oldest) IV. Rewrite the following sentences, beginning as shown, so that the meaning stay the same. 1. Doing morning exercises every morning is good for you. -> You 2. It’s not good to stay up so late to listen to music. -> You shouldn’t 3. Nobody is older than my grandmother in my family. -> My grandmother 4. Mai is the best at English in her class. -> Nobody in Mai’s class 5. It’s necessary for us to be present at the class discussion on Sunday. -> We must 6. Hanoi is large, Bangkok is larger and Tokyo is the largest.-> Tokyo is the three cities. V. Find and correct the mistakes. 1. What would you like buying at the canteen? 2. Mr. Minh rides his bike to work at the moment. 3. How many homework does Lien have today? 4. There are some orange juice and some milk to drink. 5. I’m the younger person in my family. VIII, Put question for the underlined part. 1. My mother often goes to work by motorbike 2. The girls are skipping rope in the school yard now 3. Her brother is very creative. 4. Miss Lien is traveling to HCM city next Sunday. 5. The new programme often finishes at 8 o’clock IX. Write the full sentences. Use the words given 1. He / not / tall / but / he / kind / funny. 2. Peter’s exam results / bad/ Nick’s exam results. 3. There / be / many / buildings / offices / so / streets /always / busy. 4. I / live / small house / centre / the / village. 5. Which / high / Fuji / or / Mount Everest/ ? XI. Arrange these words or phrases in correct order to make meaningful sentences. 1. living room / tables / in / there / the / are / two/. 2. there / memorial / front / your school / in / is / of / a/? 3. in / more / living / is / the country / living / peaceful / the city / than / in/. 4. near / house / is / your / there / post office / a/? 5. tell/ get /cathedral / could / the / how / the / me / to / you / to/? XII. Read the passage and answer the questions. My mother goes to the market every morning. She buys chicken, fish and vegetables. Sometimes she buys bread and fruit. My mother knows the fruit seller very well. The fruit that she buys is always sweet and juicy. After marketing, she goes to the coffee shop to have breakfast. Her favorite food is noodles. Then she goes home by bus. It is only four bus stops away. 1. Where does the writer’s mother go every morning? . . . 2. What does she buy every day? . . . 3. Why is the fruit always nice to eat? . . .
  10. 4. Do you think the writer’s mother cooks every day? Why? . . . 8. MÔN CÔNG NGHỆ 1. Trang phục là gì? Em hãy nêu các bước bảo quản trang phục và ý nghĩa của nó 2. Em hãy nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học? Tại sao về mùa hè người ta thích mặc vải bông, vải tơ tằm mà không thích mặc vải nilon, polyeste ? 3. Vai trß cña nhµ ë ®èi víi ®êi sèng con ng­êi? Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp ?Nêu những việc làm của em để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. 4. Em h·y nªu c«ng dông tranh ¶nh, rèm cửa trong trang trÝ nhµ ë? C¸ch chän tranh ¶nh, v¶i may rÌm cöa? 5. Em h·y nªu ý nghÜa cña c©y c¶nh vµ hoa trong trang trÝ nhµ ë? 9. MÔN TIN HỌC 1. Các dạng thông tin cơ bản, mỗi dạng cho một ví dụ? Biểu diễn thông tin là gì? Quyển “Tạp chí học trò cười” được biểu diễn dưới dạng thông tin nào? 2. Nêu một số khả năng của máy tính? Những điều gì máy tính chưa làm được? 3. Phần mềm là gì? Nó được chia làm mấy loại, cho biết khái niệm của từng loại? 4. Các thao tác với chuột? Hãy kể tên các hàng phím của máy tính điện tử và dấu hiệu nhận biết hàng phím cơ sở? Hãy cho biết lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón tay? 5. Phần mềm luyện tập chuột có phải là Hệ điều hành hay không? Vì sao? Hãy nêu sự khác nhau giữa Hệ điều hành và một phần mềm ứng dụng ? 6. Định nghĩa tệp tin, thư mục, đường dẫn? Hãy nêu các thao tác chính với tệp và thư mục? Nêu các bước tạo thư mục mới và đổi tên một thư mục? 10. MÔN GDCD I.Lí thuyết: 1. Nêu những biểu hiện của lịch sự, tế nhị.
  11. 2. Theo em vì sao cần phải lịch sự và tế nhị? Em cần làm gì để trở thành người lịch sự, tế nhị? 3. Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? 4. Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? 5. Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? 6. Mục đích học tập của bản thân em là gì? Theo em việc xác định đúng đắn mục đích học tập mang lại lợi ích gì cho bản thân và xã hội? 7. Để thực hiện đúng mục đích học tập chúng ta cần phải học tập như thế nào? II. Bài tập: Học sinh làm bài tập của ba bài 9,10,11