Câu hỏi ôn tập môn Sinh học 7

doc 2 trang Thu Nguyệt 27/07/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_sinh_hoc_7.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Sinh học 7

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 7 I.Trắc nghiệm : Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất Câu 1 : Sự phát triển trực tiếp của thằn lằn bóng đuôi dài mới nở thể hiện ở: A. Con non đã biết đi tìm mồi mà không cần sự hướng dẫn của bố mẹ. B. Con non đã biết đi tìm mồi mà chỉ sự hướng dẫn của bố mẹ trong thời gian ngắn. C. Con non đã biết đi tìm mồi dưới sự hướng dẫn của bố mẹ trong thời gian dài. D. Bố mẹ bắt mồi và mớm thức ăn cho con non. Câu 2 : Đâu là cơ quan hô hấp của thằn lằn bóng đuôi dài ? A. Phổi B. Da C. Mang D. Phổi và da Câu 3 : Thận sau của thằn lằn bóng đuôi dài tiến bộ hơn thận của ếch vì: A. Có khả năng tiết enzyme bài tiết B. Có khả năng đẩy nước dư thừa vào máu C. Có khả năng tiết hormone tuyến thượng thận D. Có khả năng hấp thu lại nước. Câu 4 : Cho các động vật sau: cá sấu Xiêm, rùa tai đỏ, rắn ráo, giun đất, giun đũa, thằn lằn bóng, đồi mồi, trăn, ba ba, cá hồi, cua, ếch giun, ễnh ương, cá chép. Có bao nhiêu loài thụ tinh trong? A. 8 B. 7 C. 6 D. 5 Câu 5 : Cho các động vật sau: Cá sấu Xiêm, rùa tai đỏ, rắn ráo, giun đất, giun đũa, thằn lằn bóng, đồi mồi, trăn, ba ba, cá cóc Tam Đảo, ếch giun, cua. Có bao nhiêu động vật thuộc lớp Bò sát? A. 8 B. 7 C. 6 D. 5 Câu 6 : Có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Tổ tiên của bò sát được hình thành cách đây khoảng 280-230 triệu năm. II. Khủng long chỉ sống ở trên cạn và trên không trung. III. Khủng long là động vật hằng nhiệt. IV. Khủng long bị diệt vong cách đây 65 triệu năm, khi Trái Đất xuất hiện chim và thú. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 7 : Nói về tập tính của thằn lằn bóng đuôi dài , có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Sống ở những nơi ẩm ướt. II. Thích phơi nắng. III. Bắt mồi vào ban đêm. IV. Trú đông ở các hang đất ẩm ướt gần ao, hồ. A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 8 :Vai trò của thân và đuôi trong động tác di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài : A. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một trường lực vào đất đẩy con vật tiến lên. B. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một phản lực vào đất đẩy con vật tiến lên. C. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một quán tính đẩy con vật tiến lên. D. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một lực ma sát vào đất đẩy con vật tiến lên. Câu 9: Da thằn lằn khác da ếch ở chỗ: A. Da thằn lằn khô có vảy sừng bao bọc . Da ếch trơn, có tuyến nhờn.
  2. B. Da thằn lằn có thể nứt và bong ra( lột xác). Ếch không lột xác. C. Cả hai câu A, B đúng. D. Cả hai câu A, B sai. Câu 10: Thằn lằn có 8 đốt xương cổ đảm bảo cho: A. Đầu cử động linh hoạt. B. Phát huy được các giác quan nằm trên đầu. C. Tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng. D. Cả A, B, C đúng. Câu 11: Một số bò sát sống trong nước nhưng chúng vẫn giữ được những đặc điểm điển hình của bò sát ở cạn là: A. Chi có cấu tạo kiểu 5 ngón. B. Da khô, thở bằng phổi. C. Đẻ trứng trên cạn. D. Cả A, B, C đúng. Câu 12: Một số thằn lằn(Thạch sùng, Tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, Thằn lằn chạy thoát thân được là nhờ: A. Đuôi có chất độc. B. Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất. C.Tự ngắt được đuôi. D. Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ. II.Tự luận: Câu 1: Hãy nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của ếch đồng? Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa trên cạn, vừa dưới nước? Câu3: Nêu tên các bộ lưỡng cư và thích nghi của chúng với môi trường nước? Câu 4: Nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.