Câu hỏi trắc nghiệm Bài 21 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Hải

docx 7 trang Đăng Bình 11/12/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Bài 21 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_bai_21_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2019_2.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Bài 21 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Hải

  1. Đề trắc nghiệm Bài 21 – Lịch sử 12 Năm học 2019-2020 Chương IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 đến năm 1975 BÀI 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 - 1965) Câu 1. Nối sự kiện ở cột B cho phù hợp với niên đại ở cột A sau đây: A B 1.A. Pháp 1 rút quân khỏi Hà Nội, quân ta tiến vào tiêp quản Thủ đô. 6 - 5 – 1955 B. Tại quảng trường Ba Đình diễn ra cuộc mít tinh trọng thể của hàng chục 2. vạn nhân dân Hà Nội chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ 3.Chí 0Minh về Thủ đô. 1 - 01 - 1955 C. Toán lính Pháp rút khỏi Cát Bà, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Câu 2. Ngô4. Đình Diệm được Mĩ dựng lên làm thủ tướng bù nhìn ở miền Nam Việt Nam để thay cho ai? A. Thay5. cho Bảo Đại. 1 B. Thay cho Bửu Lộc. C. Thay0 cho- 10 Đồ- 1954ng Khánh. D. Thay cho Dương Văn Minh. Câu 3. Nhiệm6. vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau 1954? A. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ B. Tiến hành cách mạng xà hội chủ nghĩa C. Đấu tranh chống Mĩ, Diệm D. Câu A và c đúng. Câu 4. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì? A. Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ, Diệm. B. Tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ. C. Cùng với miền Bác tiến hành công cuộc xây dựng CNXH D. Không phải các nhiệm vụ trên. Câu 5. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước? A. Có vai trò quan trọng nhất. B. Có vai trò cơ bản nhất, C. Có vai trò quyết định trực tiếp. D. Có vai trò quyết định nhất. Câu 6. Thủ đô Hà Nội được giải phóng vào thời gian nào? A. 10-10-1954 B. 25-10-1955 C. 12-12-1954 D. 18-10-1954. Câu 7. Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau năm 1954 là gì? A. Đấu tranh chống MI - Diệm B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân C. Chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa D. Không phải các nhiệm vụ trên. Câu 8. Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời kì chống Mĩ cứu nước là gì? A. Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc. B. Tiến hành CM dân tộc DCND ở miền Nam. C. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc. D. Tất cả các đường lối trên. Câu 9. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào? A. 10-10-1954. B. 16-5-1954. C. 10-10-1955. D. 16-5-1955. Câu 10. Đế quốc Mĩ thực hiện ý đồ thâm độc biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới thể hiện ở sự kiện nào? A. Mĩ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng (20-5-1954). B. Lập khối quân sự SEATO, đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối này. C. Mĩ Diệm tổ chức bầu cử riêng lẻ, lập nước Việt Nam Cộng hòa. D. Mĩ Diệm hô hào ‘Bắc tiến”. Câu 11. Thái độ nào sau đây của Ngô Đình Diệm trong những năm 1954 - 1957, làm cho nhân dân ta bất bình nhất? A. Tiến hành bầu cử riêng lẻ, phê truất Bảo Đại lên làm Tổng thống. B. Tuyên bố tại Oa-sinh-tơn : “Biên giới Hoa Kì kéo dài đến vĩ tuyến 17”. C. Phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ D. Thực hiện chế độ “Gia đình trị”. Câu 12. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ sau 1954 là gì? A. Miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà. C. A và B đúng D. A và B sai. Câu 13. Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau 1954 là gì? A. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam. B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ - Ngụy C. Miền Bác xây dựng CNXH, miền Nam tiến hành cách mạng dán tộc dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà. D. Miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ nhân GV: Nguyễn Thị Thanh Hải Trường THPT Trần Phú
  2. Đề trắc nghiệm Bài 21 – Lịch sử 12 Năm học 2019-2020 dân, bảo vệ miền Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà. Câu 14. Vì sao miền Bắc tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất? A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp. B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn phổ biến C. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam D. Tất cả các lý do trên. Câu 15. Miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế trong thời gian nào? A. 1954 - 1957. B. 1954 - 1958. C. 1955 - 1958. D. 1955 - 1960. Câu 16. Qua đợt cải cách ruộng đất, ở miền Bắc dã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào? A. “Tấc đất, tấc vàng”. B. “Tăng gia sản nhanh, tăng gia sản xuất nữa”, C. “Người cày có ruộng” D. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. Câu 17. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào Đồng khởi 1959 - 1960 là gì ? A. Mĩ - Diệm phá Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chính sách “tố cộng” “diệt cộng” B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam. C. Do chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề. D. Câu A và B đúng. Câu 18. Điền vào chỗ trống câu sau: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, bằng: A. Lực lượng vù trang nhân dân kết hợp với lực lượng chính trị. B. Lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vù trang nhân dân. C. Sự kết hợp giữa đâu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao. D. Tất cả đều đúng. Câu 19. Tháng 2-1959, diễn ra cuộc nổi dậy của đồng bào miền Nam ở đâu? A. Trà Bồng (Quảng Ngãi). B.Phước Hiệp (Bến Tre), C. Bắc Ái (Ninh Thuận). D.Chợ Được (Quảng Nam). Câu 20: Điền mốc thời gian diễn ra các sự kiện sau đây cho phù hợp: A. Nổi dậy ở Bắc Ái ( Ninh Thuận) B. Khởi nghĩa ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) c. Đồng khởi ở Bến Tre Câu 21. Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì? A. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở Trung Bộ, 3200 thôn ở Tây Nguyên. B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo. C. Uỷ ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo. D. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 - 12 -1960). Câu 22 Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì? A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. C. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công địch. D. Câu B và C đúng. Câu 23. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng họp ở đâu vào thời gian nào? A. Ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) - từ 11 đến 19/2/1955 B.Tân Trào từ 10 đến 19/5/1960. C. Ở Hà Nội - từ 5 đến 10 - 9 – 1960 D. Ở Hà Nội - từ 6 đến 10 - 10 - 1960. Câu 24. Đại hội lần III của Đảng đã bầu ai làm Chủ tịch Đảng và Bí thư thứ nhất? A. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng. B. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng. C. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Võ Nguyên Giáp làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng. D. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Đỗ Mười làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng. Câu 24. Đại hội lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vấn đề gì? A. “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhât nước nhà”. B. “Đại hội thực hiện kê hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bác”. C. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyên lớn ở miền Nam”. D. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”. Câu 25. Miền Bắc đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất vào thời gian nào? A. 1960 - 1965. B. 1961 - 1965. C. 1965 - 1968. D. 1960 - 1964. Câu 26. Tổng thống nào của Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam? A. Ai-xen-hao. B. Ken-nơ-đi. C. Giôn-xơn. D. Ru-dơ-ven. Câu 27. “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra? GV: Nguyễn Thị Thanh Hải Trường THPT Trần Phú
  3. Đề trắc nghiệm Bài 21 – Lịch sử 12 Năm học 2019-2020 A. “Phản ứng linh hoạt”. B. “Ngăn đe thực tế”, C. “Bên miệng hố chiến tranh”. D. “Chính sách thực lực”. Câu 28. Âm mưu cơ bản trong Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam B. “Dùng người Việt đánh người Việt”, C. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam D. Đưa cô vấn Mì ào ạt vào miền Nam. Câu 29. Chỗ dựa của “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là gì? A. Ấp chiến lược. B.Lực lượng ngụy quân, ngụy quyền, C. Lực lượng cố vấn Mĩ. D.Ấp chiến lược và ngụy quân, ngụy quyền. Câu 30. Mĩ - Ngụy dự định thực hiện những mục tiêu của “Chiến tranh đặc biệt” trọng tâm là bình định trong vòng 18 tháng. Mục tiêu đó nằm trong kế hoạch nào? A. Dồn dân lập ấp chiến lược. B. Sta-lây Tay-lo. C. Giôn-xơn Mác-na-ma-ra. D. Câu B và C đúng. Câu 31. Trên mặt trận quân sự chiến thắng nào của ta có tính chất mở màn cho việc đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ? A. Bình Giã (Bà Rịa). B. Ba Gia (Quảng Ngải) C. Đồng Xoài (Biên Hoà) D.Ấp Bắc (Mĩ Tho) Câu 32. Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ? A. Ấp Bắc. B. Bình Giã. C. Đồng Xoài D. Ba Gia. Câu 34: Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” Đảng ta đã có chủ trương gì? A. Giải phóng giai cấp nông dân. B. Tiến hành cải cách ruộng đât. C. Khôi phục kinh tế. D. Cải tạo xã hội chủ nghĩa. Câu 35. Phong trào “Đồng khởi”, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre bắt đầu vào ngày nào ? A. 17-1-1959. B. 17-2-1959. C. 17-1-1960. D. 17-4-1960. Câu 36. Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng mỉền Nam là gì? A. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng XHCN ở miền Bắc. B. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định nhất. C. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp nhất. D. Miền Nam là tiền tuyến, làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Bắc. Câu 37. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày nào? A. 20-9-1960. B. 20-10-1960. C. 20-11-1960. D. 20-12-1960. Câu 38. Ai là chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam? A. Nguyễn Thị Bình. B. Nguyễn Văn Linh C. Nguyễn Hữu Thọ. D. Huỳnh Tấn Phát. Câu 39. Đại hội nào của Đảng được xác định là “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”? A. Đại hội lần thứ I. B.Đại hội lần thứ II. C. Đại hội lần thứ III. D.Đại hội lần thứ IV. Câu 40. Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của miền Bắc sẽ là gì? A. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định trực tiếp. B. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất. C. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam. D. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ bảo vệ cách mạng miền Nam. Câu 41: Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương là: A. Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. B. Tiến hành đồng thời nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước. C. Tiến hành đồng thời nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước. C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thực hiện độc lập, thống nhất đất nước. Câu 42: Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) là gì? A. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền. B. Vị trí và vai trò của cách mạng từng miền. C. Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. D. Đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc. Câu 43: Ý nào không phản ánh đúng mục tiêu đấu tranh chống Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm 1954 – 1959? A. Đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước B. Đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ C. Đòi quyền được tham gia vào hệ thống chính quyền các cấp. GV: Nguyễn Thị Thanh Hải Trường THPT Trần Phú
  4. Đề trắc nghiệm Bài 21 – Lịch sử 12 Năm học 2019-2020 D. Đòi chính quyền Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ- ne-vơ Câu 44: Những chiến thắng làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 – 1965 là: A. Ấp Bắc, Tua Hai, Bình Giã, Đồng Xoài B. Ấp Bắc, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài C. Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài D. Bình Giã, Ba Gia, Núi Thành, Vạn Tường Câu 45: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Mĩ dựng lên chính quyền Ngô ĐÌnh Diệm nhằm âm mưu gì? A. Chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới B. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. C. Chia cắt VN, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. D. Ngăn cản cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Câu 46: Vì sao sau ngày hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc phải tiến hành cải cách ruộng đất? A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn rất phổ biến C. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam D. Để khắc phục hậu quả chiến tranh Câu 47:Thắng lợi quan trọng trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là: A. Đã đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ B. Đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn C. Giải phóng hoàn toàn nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến D. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực Câu 48: “Trong hơn 2 năm, miền Bắc đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ từ tay giai cấp địa chủ”. Đó là kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ nào? A. Cải cách ruộng đất B. Khôi phục kinh tế C. Cải tạo XHCN D. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965) Câu 49: Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc trong những năm 1958-1960 là gì? A. Cải cách ruộng đất B. Khôi phục kinh tế C. Cải tạo quan hệ sản xuất D. Thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên. Câu 50: Sự kiện nào là mốc đánh dấu miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng? A. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết B. Quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội C. Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô. D. Quân Pháp rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng). Câu 51: Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954? A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân B. Xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH C. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai D. Thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. Câu 52: Nét nổi bật nhất của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là: A. Mĩ thay chân Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam B. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ. C. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên CNXH. D. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Câu 53: Nguyên nhân dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là: A. Chính quyền Ngô Đình Diệm không thực hiện đúng các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ B. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp các cuộc đấu tranh chống khủng bố, chống đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” C. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp “phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn D. Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành nhiều đạo luật, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Câu 54: Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là: A. Đấu tranh chính trị đòi Mĩ – Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị để giành chính quyền C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đt vũ trang D. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng Câu 55: Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc là: GV: Nguyễn Thị Thanh Hải Trường THPT Trần Phú
  5. Đề trắc nghiệm Bài 21 – Lịch sử 12 Năm học 2019-2020 A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh B. Tiến lên CNXH C. đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ra miền Bắc D. Chi viện cho tiền tuyến miền Nam Câu 56: Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là: A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh B. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân D. đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn Câu 57: Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau năm 1954 là: A. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam chống Mĩ và quân đội Sài Gòn C. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà D. Miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc. Câu 58: Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất do chính quyền Ngô Đình Diệm dung thủ đoạn: A. “tố cộng”, “diệt cộng” B. “đã thực”, “bài phong”, “diệt cộng” C. “Tiêu diệt cộng sản không thương tiếc” D. “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” Câu 59: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào? A. Có vai trò quyêt định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước B. Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước C. Có vai trò quyêt định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam D. Có vai trò chủ chốt để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân Câu 60: Đường lối thể hiện sự lãnh đạo sự sang suốt, độc đáo của Đảng ta ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết là: A. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam B. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thống nhất nước nhà C. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc D. Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc Câu 61: Thời gian đầu sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được kí kết, nhân dân miền Nam đã sử dụng biện pháp nào để đấu tranh chống Mĩ – Diệm? A. Biểu tình có vũ trang B. Đấu tranh chính trị, hòa bình C. Bất hợp tác D. Bạo lực cách mạng Câu 62: Hãy lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng .” A. Con đường đấu tranh chính trị của quần chúng lật đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm B. “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân C. Con đường bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm D. Con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang, đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm Câu 63: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam là: A. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước B. Hoàn thành cách mạng dân tộc DCND trên cả nước, thực hiện hào bình, thống nhất nước nhà C. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước D. Thống nhất đất nước, thu non song về một mối Câu 64: Trong những năm 1954-1959, Mĩ Diệm đã dùng nhiều thủ đoạn để củng cố chính quyền ở miền Nam, ngoại trừ: A. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống B. Mở chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” C. Thực hiện “trưng cầu dân ý”, “bầu cử quốc hội” D. Thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương Câu 65: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã chỉ rõ cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào đối với cách mạng cả nước: A. Có vai trò quyết định đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước B. Có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước GV: Nguyễn Thị Thanh Hải Trường THPT Trần Phú
  6. Đề trắc nghiệm Bài 21 – Lịch sử 12 Năm học 2019-2020 C. Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam D. Có vai trò quyết định thành công của cách mạng XHCN ở nước ta Câu 66: Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là: A. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị của Mĩ B. Quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị của Mĩ C. Quân các nước đồng minh của Mĩ, sử dụng vũ khí, trang bị của Mĩ D. Liên quân Mĩ và đồng minh, với vũ khí, trang bị của Mĩ Câu 67: Mục đích sâu xa của Mĩ khi can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương trong những năm 1950 – 1954 là: A. Nhằm ràng buộc chính phủ Bảo Đại B. Nhằm từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương C. Nhằm giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương D. Nhằm giúp đỡ cho chính quyền tay sai của Mĩ ở Đông Dương Câu 68: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đề ra vấn đề quan trọng gì? A. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền B. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm C. Đường lối tiến hành công nghiệp hóa, điện khí hóa đất nước D. Biện pháp giải quyết khó khăn về kinh tế, xã hội ở miền Bắc Câu 69: Công cụ chiến lược của Mĩ trong âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiêu mới giai đoạn 1961-1965 là: A. Chính quyền và quân đội Sài Gòn B. Cố vấn Mĩ C. Quân đội viễn chinh Mĩ D. Quân đội các nước đồng minh của Mĩ Câu 70:Chiến thắng nào đã mở đầu phong trào “Tìm Mĩ mà đánh, lung ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam? A. ẤP Bắc (Mĩ Tho) B. An Lão (Bình Định) C. Ba Gia (Quảng Ngãi) D. Vạn Tường (Quảng Ngãi) Câu 71: Địa phương được đánh giá là tiêu biểu nhất trong phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) là: A. Quảng Ngãi B. Bến Tre C. Bình Định D. Ninh Thuận Câu 72: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã quyết định và thông qua nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ: A. đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền B. Quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng C. Thông qua báo cáo chình trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất D. Bầu Ban chấp hành Trung ương mới, bầu Bộ chính trị Câu 73: Loại hình chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam trong những năm 1961-1965 là: A. Chiến tranh đơn phương B. Chiến tranh đặc biệt C. Chiến tranh cục bộ D. Việt Nam hóa chiến tranh Câu 74: Biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và “quốc sách ” trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) là gì? A. Lập các “khu trù mật” B. lập các “vành đai trắng” để khủng bố lực lượng cách mạng C. Dồn dân lập “Ấp chiến lược” D. Phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam Câu 75: Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “Ấp chiến lược” trong những năm 1961-1965 là gì: A. Củng cố quyền lực cho chính quyền Sài Gòn B. Mở rộng vùng kiểm soát C. Đẩy lực lượng cách mạng khỏi các xã ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương tringh bình định miền Nam D. Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Câu 76: Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961-1965, Đảng ta chủ trương thành lập cơ quan hay lực lượng nào ở miền Nam? A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam C. Trung ương Cục miền Nam, Quân giải phóng miền Nam D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Câu 77: Cuộc đấu tranh chính trị nổi bật nhất trong năm 1963 của đồng bào miền Nam? A. Cuộc biểu tình của 2 vạn Tăng ni Phật tử Huế GV: Nguyễn Thị Thanh Hải Trường THPT Trần Phú
  7. Đề trắc nghiệm Bài 21 – Lịch sử 12 Năm học 2019-2020 B. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm ở Sài Gòn C. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn D. Cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm Câu 78: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì? A. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp. B. Đấu tranh chính trị chống Mĩ-Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảovệ hòa bình. C. Bảo vệ miền Bắc XHCN, để miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam. D. Chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ. Câu 79: Mĩ - Diệm ra “đạo luật 10/59” vào thời gian nào? A. Tháng 4 – 1957 B. Tháng 5 - 1957 C. Tháng 5 - 1959 D. Tháng 10 - 1959 Câu 80: Việc Mĩ-Diệm mở rộng chiến dịch “Tố cộng”, “diệt cộng”, ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoàỉ vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10/59”.Chứng tỏ điều gì? A. Sự suy yếu và ngày càng bị cô lập của chúng B. Sức mạnh về quân sự của Mĩ-Diệm. C. Chính sách độc tài của chế độ gia đình trị D. Mĩ - Diệm rất mạnh. Câu 81. Đầu năm 1955, khi đã đứng được ở miền Nam Việt Nam, tập đoàn Ngô Đình Diệm mở chiến dịch: A. “Tố cộng”, “Diệt cộng” trên toàn miền Nam. B. “Đã thực”, “Bài phong”, “Diệt cộng” trên toàn miền Nam. C. ‘Tiêu diệt cộng sản khồng thương tiếc” trên toàn miền Nam. D. “Thà bắn nhầm còn hơn bỏ sót” trên toàn miền Nam. Câu 82. Hình thức đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 chủ yếu là gì ? A. Đâu tranh vù trang. B.Đấu tranh chính trị, hòa bình, C. Khởi nghĩa giành lại quyền làm chủ.D. Dùng bạo lực cách mạng. Câu 83: Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1/1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là: A. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. Đấu tranh chính trị kết hợp đâu tranh vũ trang giành chính quyền, C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang D. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Câu 84. Có Nghị quyết TW Đảng 15 soi sáng nhân dân Trà Bồng Quảng Ngãi đã nổi dậy khởi nghĩa vào thời gian nào? A. 5 - 1 9 5 9 B. 6 - 1959. C. 7 - 1959. D. 8 - 1959. GV: Nguyễn Thị Thanh Hải Trường THPT Trần Phú