Câu hỏi trắc nghiệm chương 2 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019

doc 3 trang thuongdo99 3500
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm chương 2 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_chuong_2_vat_li_lop_7_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm chương 2 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019

  1. CHƯƠNG 2: ÂM HỌC Câu 1. Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng. Âm thanh được tạo ra nhờ: A. nhiệt B. điện C. ánh sáng D. dao động Câu 2. Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây? A. Khi kéo căng vật B. Khi uốn cong vật C. Khi nén vật D. Khi làm vật dao động Câu 3. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó? A. Tay bác bảo vệ gõ trống. C. Mặt trống. B. Không khí xung quanh trống. D. Dùi trống. Câu 4. Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm? A. Tay bấm dây đàn. C. Hộp đàn. B. Tay gảy dây đàn. D. Dây đàn. Câu 5. Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm? A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm. B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm. C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm. D. Cả ba lí do trên. Câu 6. Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm? A. Mặt bàn dao động phát ra âm. B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm. C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm. D. Lớp không khi giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm. Câu 7. Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm? A. Người ca sĩ phát ra âm. B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm. C. Màn hình tivi dao động phát ra âm. D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm. Câu 8. Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen có tác dụng chủ yếu là gì? A. Để tạo kiểu dáng cho đàn. B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra. C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn. D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết. Câu 9. Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn. B. Khi vật dao động chậm hơn. C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. D. Khi tần số dao động lớn hơn. Câu 10. Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất? A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động. B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động. C. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động. D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động.
  2. Câu 11. Khi nào ta nói, âm phát ra trầm? A. Khi âm phát ra với tần số cao. B. Khi âm phát ra với tần số thấp. C. Khi âm nghe to D. Khi âm nghe nhỏ. Câu 12. Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể có kết luận nào sau đây? Khi gảy dây đàn, nếu: A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn. B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ. C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to. D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra ngh càng nhỏ. Câu 13. Vật phát ra âm to hơn khi nào? A. Khi vật dao động nhanh hơn. C. Khi tần số dao động lớn hơn. B. Khi vật dao động mạnh hơn. D. Cả 3 trường hợp trên. Câu 14. Biên độ dao động là gì? A. Là số dao động trọng một giây. B. Là độ lệch của vật trong một giây. C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được. D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động. Câu 15. Biên độ dao động của âm càng lớn khi: A. vật dao động với tần số càng lớn. C. vật dao động càng chậm. B. vật dao động càng nhanh. D. vật dao động càng mạnh. Câu 16. Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi? A. Vận tốc truyền âm. C. Biên độ dao động của âm. B. Tần số dao động của âm. D. Cả ba trường hợp trên. Câu 17. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây? A. 130 dB B. 180 dB C. 100 dB D. 70 dB. Câu 18. Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào sau đây? A. 120 dB B. 50 dB C. 30 dB D. 80 dB Câu 19. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Tần số dao động. C. Thời gian dao động. B. Biên độ dao động. D. Tốc độ dao động. Câu 20. Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không. C. Nước biển. B. Tường Bê tông D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất. Câu 21. Kết luận nào sau đây là sai? A. Vận tốc âm thanh trong không khí vào khoảng 340 km/s. B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s. C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100 m/s. D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400 m/s. Câu 22. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn. B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn. C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí. D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất rắn. Câu 23. Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? (Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s)
  3. A. 1700m. B. 170m. C. 340m. D. 1360m. Câu 24. Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi? A. Độ cao của âm. B. Độ to của âm. C. Biên độ của âm. D. Cả A, B. Câu 25. Tai ta nghe được tiếng vang khi nào? A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ. B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ. C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ. D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang. Câu 26. Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt? A. Miếng xốp. B. Tấm gỗ. C. Mặt gương. D. Đệm cao su. Câu 27. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề. B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng. C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn. D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn. Câu 28. Những vật nào sau đây hấp thụ âm tốt? A. Thép, gỗ, vải. C. Đá, sắt, thép. B. Bê tông, sắt, bông. D. Vải, nhung, dạ. Câu 29. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng sấm rền. B. Tiếng xình xịch cảu bánh tàu hỏa đang chạy. C. Tiếng sóng biển ầm ầm. D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài. Câu 30. Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng: A. Tường Bê tông. C. Rèm treo tường. B. Cửa kính hai lớp. D. Cửa gỗ.