Câu hỏi trắc nghiệm chương 3 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019

doc 11 trang thuongdo99 1850
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm chương 3 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_chuong_3_lich_su_lop_8_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm chương 3 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019

  1. BÀI 9 Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ? A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú. B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời. C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua. D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo) Câu 2. Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ? A. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu. B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu. C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái. Câu 3. Cuộc chiến tranh giữa hai nước nào trong những năm 1754 - 1763 ngay trên đất nước Ấn Độ? A. Anh và Mĩ. B. Anh và Pháp, C. Anh và Nhật. D. Trung Quốc và Pháp. Câu 4. Thực dân Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào? A. Thế kỉ XVI. B. Đầu thế kỉ XVIII. C. Cuối thế kỉ XVIII. D. Năm 1875. Câu 5. Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm: A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ. B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ. C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình. D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.
  2. Câu 6. Điền dúng (Đ), hoặc sai (S) vào các câu sau đây: A. Thế kỉ XVIII cả Anh và Pháp cùng xâm chiếm Ấn Độ. B. Cuối thế kỉ XVIII Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ. C. Xuất khẩu lương thực năm 1901 (của Anh ở Ấn Độ) 9300000 (Livrơ). D. Hậu quả chính sách bóc lột của Anh đã gây nên những nạn đói khủng khiếp ở Ấn Độ. Câu 7. Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào? A. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ B. Áp dụng chính sách "chia để trị", C. Thi hành chính sách “ngu dân”. D. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa. Câu 8. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt xã hội? A. Tình trạng bần cùng hóa, chết đói và mâu thuẫn giữa các tôn giáo. B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ. C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp. D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Câu 9. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay (Ấn Độ) diễn ra vào thời gian nào? A. Ngày 5 tháng 10 năm 1857. B. Ngày 5 tháng 7 năm 1857. C. Ngày 10 tháng 5 năm 1858. D. Ngày 10 tháng 5 năm 1857. Câu 10. Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) là những tầng lớp nào? A. Binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh. B. Binh lính, nông dân, thợ thủ công, C. Binh lính, nông dân, công nhân. D. Binh lính, công nhân, tư sản Ấn.
  3. Câu 11. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ khởi nghĩa của binh lính Xi-pay là gì? A. Binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẻ. B. Binh lính Xi-pay bị thực dân Anh đàn áp dã man. C. Binh lính Xi-pay căm thù sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ. D. Binh lính Xi-pay bị thực dân Anh bắt đi làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh với Pháp trên đất Ấn Độ. Câu 12. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi- pay tồn tại trong thời gian nào? A. Từ năm 1857 đến năm 1858. B. Từ năm 1858 đến năm 1859. C. Từ năm 1857 đến năm 1859. D. Từ năm 1857 đến năm 1860. BÀI 10 Câu 1. Cuộc chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh gây ra ở Trung Quốc vào thời gian nào? A. Tháng 6 - 1840 đến tháng 7 - 1842. B. Tháng 8 - 1840 đến tháng 6 - 1842. C. Tháng 6 - 1840 đến tháng 8 - 1842. D. Tháng 6- 1840 đến tháng 6 - 1842. Câu 2. Đánh dấu X vào ô □ câu trả lời đúng, nguyên nhân nào dưới đây khiến các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc? A. Trung Quốc là nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên. □ B. Chế độ phong kiến mục nát. □ C. Có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ. □ D. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây và yêu cầu về thị trường thuộc địa. □ Câu 3. Tại sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc ? A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh. B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông. C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.
  4. D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp. Câu 4. Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc thực dân Anh đã làm gì? A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh. B. Cấu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc, C. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện. D. Tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản. Câu 5. Vùng nào của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nhật? A. Bắc kinh B. Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc C. Hồng Kông D. Thượng Hải Câu 6. Vùng đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc bị nước nào chiếm đóng? A. Nước Đức B. Nước Pháp C. Nước Anh D. Nước Nga Câu 7. Vùng Vân Nam của Trung Quốc bị nước nào chiếm đóng? A. Nước Đức B. Nước Pháp C. Nước Anh D. Nước Nhật Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc? A. Tỉnh Sơn Đông. B. Vùng Châu thổ sông Dương Tử. C. Vùng Đông Bắc. D. Thành phố Bắc Kinh. Câu 9. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu ?
  5. A. Ngày 01 - 11 - 1851. Ở Quảng Tây (Trung Quốc). B. Ngày 11 - 01 - 1852. ở Quảng Đông (Trung Quốc), C. Ngày 11 - 01 – 1851. ở Quảng Tây (Trung Quốc). D. Ngày 01 - 01 - 1851. ở Thiên Kinh (Trung Quốc). Câu 10. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do ai lãnh đạo? A. Khương Hữu Vi. B. Lương Khải Siêu, C. Tôn Trung Sơn. D. Hồng Tú Toàn. Câu 11. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc kéo dài bao nhiêu năm? A. 20 năm. B. 15 năm. C. 14 năm. D. 24 năm. Câu 12. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc được khởi xướng vào năm nào? A. Năm 1840. B. Năm 1851. C. Năm 1898. D. Năm 1905. Câu 13. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc do ai khởi xướng ? A. Từ Hi Thái Hậu B. Vua Quang Tự C. Khang Hữu Vi-Lương Khải Siêu D. Tôn Trung Sơn Câu 14. Mục đích của cuộc vận động Duy Tân (1898) ở Trung Quốc là, gì? A. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa. B. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến, C. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ ở Trung Quốc.
  6. D. Phục hồi triều đình phong kiến Mãn Thanh. Câu 15. Ngày 14-8-1900 Bắc Kinh thất thủ. Từ Hi Thải hậu, Vua Quang Tự cùng quần thần phải bỏ chạy khỏi kinh đô. Quân đội các nước đế quốc đã tiến hành cuộc tàn sát, đốt phá, cướp bóc cực kì tàn bạo tại Thiên Tán và Bắc Kinh. Đó là hậu quả của cuộc đấu tranh nào? A. Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864) B. Cuộc vận động Duy Tân (1898) C. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn (1900) D. Cách mạng Tân Hợi (1911) Câu 16. Mặc dù thất bại, nhưng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc (1898) có ý nghĩa gì? A. Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc. B. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc. C. Mâu thuẫn giữa các thế lực trong triều đình Mãn Thanh phát triển gay gắt. D. A + B đúng. Câu 17. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nổ ra ở vùng nào của Trung Quốc? A. Sơn Đông. B. Sơn Tây. C. Nam Kinh. D. Bắc Kinh. Bài 11 Câu 1. Hãy đánh dấu X vào ô □ để thấy rõ lý do vì sao Đông Nam Á sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây ? A. Các dân tộc có nền văn hóa rực rỡ. □ B. Có vị trí địa lý quan trọng. □ C. Giàu tài nguyên. □ D. Có nguồn nhân công rẻ mạt và có nguồn tiêu thụ lớn. □ Câu 2. Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XIX.
  7. B. Giữa thế kỉ XIX. C. Cuối thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XX. Câu 3. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân nào đã hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập sự thống trị ở In-đô-nê-xi-a ?. A. Thực dân Tây Ban Nha. B. Thực dân Bồ Đào Nha. C. Thực dân Hà Lan. D. Thực dân Anh. Câu 4. Thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á là những nước nào ? A. Mã Lai, Miến Điện. B. Việt Nam, Cam-pu-chia. C. In-đô-nê-xia, Mã Lai. D. Mã Lai, Lào. Câu 5. Ở Đông Nam Á, nước nào là thuộc địa của Hà Lan và Bồ Đào Nha? A. In-đô-nê-xia. B. Cam-pu-chia. C. Lào. D. Miến Điện. Câu 6. Tây Ban Nha đã thống trị nước nào ở Đông Nam Á ngay từ giữa thế kỉ XVI? A. Miến Điện. B. Mã Lai. C. Thái Lan. D. Phi-líp-pin. Câu 7. Những nước nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của Pháp? A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai. D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây.
  8. Câu 8. Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của thực dân Anh vào thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XIX. B. Đầu thế kỉ XX C. Cuối thế kỉ XVIII. D. Đầu thế kỉ XIX Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á? A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po. Câu 10. Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị? A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V. B. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV. C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa. D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ. Câu 11. Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập? A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh. B. Thái Lan được Mĩ Giúp đỡ. C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. D. Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền. Câu 12. Nét nổi bật về sự phân hóa xã hội ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì? A. Sự hình thành giai cấp vô sản mới. B. Sự hình thành hai giai cấp mới, đó là công nhân và tư sản. C. Sự hình thành các tầng lớp xã hội mới, đó là quý tộc và tư sản mại bản.
  9. D. Sự đan xen tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Câu 13. Năm 1905, diễn ra sự kiện lịch sử gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân ở In-đô-nê-xi-a? A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập. B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời. C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi a thành lập. D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời. Câu 14. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật? A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa. C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị. D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính. Câu 15. Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ, thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào? A. Nổi dậy khởi nghĩa. B. Thành lập các tổ chức yêu nước. C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc. D. Tiến hành những cuộc đấu tranh vũ trang. Câu 16. Đảng cộng sản In-đô-nê-xia thành lập vào thời gian nào? A. Tháng 5-1920. B. Tháng 5-1921. C. Tháng 5-1922. D. Tháng 5-1923. Câu 17. Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, can thiệp sâu vào Phi-líp- pin vào thời gian nào? A. Ngày 28 - 8 - 1896. B. Tháng 4 - 1898. C. Tháng 6 - 1898.
  10. D. Tháng 8 - 1898. BÀI 12 Câu 1. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trèn lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, văn hóa. B. Kinh tế, chính trị, xã hội. C. Văn hóa, giáo dục, quân sự. D. Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự. Câu 2. Viết chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu dưới đây về tình hình thực hiện cải cách ở Nhật Bản: A. Thống nhất tiền tệ. B. Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, C. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn. D. Xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá, cầu cống. Câu 3. Những chính sách nào sau đây thể hiện sự tiến bộ tích cực của những cải cách về chính trị, xã hội? A. Chế độ nông nô được bãi bỏ. □ B. Đưa quý tộc hóa và đại tư sản lên cầm quyền. □ C. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. □ D. Chú trọng nội dung khoa học- kĩ thuật trong giảng dạy. □ E. Cử những học sinh ưu tú đi học ở phương Tây. □ Câu 4. Trong cải cách giáo dục, nội dung nào dược tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản? A. Nội dung về khoa học và kĩ thuật. B. Nội dung về pháp luật. C. Nội dung về công nghiệp hóa và hiện đại hóa. D. Nội dung về giáo lí của các tôn giáo. Câu 5. Vì sao Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây ? A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tót. B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển, C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.
  11. D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh. Câu 6. Cuộc Duy Tân có tác dụng như thế nào đối với nền kinh tế xã hội Nhật? A. Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, C. Chế độ nông nô bị xóa bỏ. D. A + B đúng. Câu 7. Vì sao nói cuộc Duy Tân của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản? A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo. B. Lật đổ chế độ phong kiến. C. Chính quyền từ tay phong kiến chuyển sang tay quí tộc tư sản hóa D. Xóa bỏ chế độ nông nô. Câu 8. Lí do nào là cơ bản nhất để nói cuộc cải cách Duy Tân của Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Xóa bỏ chế độ nông nô. B. Thiên Hoàng Minh Trị vẫn còn. C. Liên minh quý tộc và tư sản nắm quyền. D. Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Câu 9. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là gì? A. Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản. B. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á. C. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á. D. Sau cải cách nền chính trị-xã hội Nhật ổn định. Câu 10. Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng thời gian nào? A. Giữa thế kỉ XVIII B. Cuối thế kỉ XVIII C. Đầu thế kỉ XIX. D. Cuối thế kỉ XIX.