Đề kiểm tra cuối học kì I Lịch sử Khối 8 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

docx 5 trang thuongdo99 7050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I Lịch sử Khối 8 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_lich_su_khoi_8_de_2_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I Lịch sử Khối 8 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

  1. Trường THCS Trưng Vương ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2020 – 2021 Mã đề 002 Môn: LỊCH SỬ 8 Thời gian làm bài: 45 phút. Lưu ý: 1. Học sinh KHÔNG khoanh đáp án vào đề. 2. Học sinh làm bài vào Phiếu trả lời trắc nghiệm. 3. Cuối giờ nộp cả đề và phiếu trả lời. Lựa chọn 1 câu trả lời đúng nhất Câu 1. Cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỉ XX, Mã Lai và Miến Điện trở thành thuộc địa của nước nào? A. Anh. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Hà Lan. Câu 2. Quốc gia nào duy nhất ở Đông Nam Á không bị xâm lược? A. Singapo. B. Đông Ti-mo. C. Thái Lan. D. Bruney. Câu 3. Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập vào cuối thế kỉ XIX? A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh. B. Thái Lan được Mĩ giúp đỡ. C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. D. Thái Lan có chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp. Câu 4. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nổi bật nào? A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa. C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị. D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính. Câu 5. Thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào trước chính sách cai trị khắc nghiệt của chính quyền đô hộ? A. Nhanh chóng đầu hàng. B. Chấp nhận sự cai trị. C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc. D. Hợp tác với chính quyền đô hộ. Câu 6. Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XVIII. B. Nửa đầu thế kỉ XIX. C. Nửa sau thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XX. Câu 7. Đáp án nào sau đây không phải nguyên nhân khiến các phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều thất bại? A. Các nước xâm lược còn mạnh về lực lượng, vũ khí. B. Các nước thuộc địa tập trung phát triển kinh tế, không kiên quyết chống xâm lược. C. Chính quyền phong kiến trở thành tay sai cho tư bản phương Tây. D. Thiếu tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ. Câu 8. Cuối thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của nước nào? A. Pháp B. Anh C. Bồ Đào Nha D. Hà Lan 1
  2. Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? A. Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược. B. Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại. C. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. D. Một số nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân. Câu 10. Ở Ấn Độ thế kỷ XIX, Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào? A. Tầng lớp tri thức B. Giai cấp nông dân C. Giai cấp công nhân D. Giai cấp tư sản. Câu 11. Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ? A. Chế độ phong kiến ở Ấn Độ lâm vào khủng hoảng và suy yếu. B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu. C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ. D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái nặng nề. Câu 12. Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào? A. Thế kỉ XVI B. Thế kỉ XVIII C. Thế kỉ XIX D. Thế kỉ XV Câu 13. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã để lại hậu quả gì trong xã hội? A. Bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp. B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ. C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp. D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Câu 14. Trong 20 năm đầu (1885 – 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để yêu cầu chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ? A. Dùng bạo lực B. Dùng thương lượng. C. Dùng phương pháp ôn hòa. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị. Câu 15. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì? A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ. C. Dựa vào Anh để Ấn Độ phát triển. D. Giành quyền tự chủ phát triển kinh tế. Câu 16. Cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay là cuộc đấu tranh A. vũ trang. B. chính trị. C. biểu tình. D. kinh tế. Câu 17. Phái “Cấp Tiến” do Ti-lắc cầm đầu, có thái độ như thế nào đối với thực dân Anh? A. Kiên quyết chống Thực dân Anh. B. Ôn hoà với Anh. C. Lệ thuộc vào Anh. D. Không kiên quyết chống thực dân Anh Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp tranh giành Ấn Độ? A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú. B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời. 2
  3. C. Ấn Độ có tiềm lực mạnh về quân sự. D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo) Câu 19. Ý nghĩa quan trọng nhất của các phong trào đấu tranh ở Ấn Độ trong những năm 1875-1885 là A. làm lung lay nền thống trị của thực dân Anh. B. thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên đấu tranh. C. thắt chặt khối đoàn kết dân tộc ở Ấn Độ. D. giành được quyền tự trị, thúc đẩy nền kinh tế dân tộc phát triển. Câu 20. Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng thời gian nào? A. Giữa thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XVIII. C. Đầu thế kỉ XIX. D. Cuối thế kỉ XIX. Câu 21. Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách gì? A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa. B. Đẩy mạnh chính sách đưa người giỏi sang học ở phương Tây. C. Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành tướng. D. Phát triển thâm canh trong nông nghiệp. Câu 22. Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở đâu? A. Triều Tiên. B. Trung Quốc. C. Đông Nam Á. D. Việt Nam. Câu 23. Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài? A. Cử học sinh đi du học Phương Tây. B. Giáo dục bắt buộc. C. Coi trọng khoa học – kỹ thuật. D. Đổi mới chương trình. Câu 24. Thiên Hoàng Minh Trị đã làm gì để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu? A. Thực hiện những cải cách tiến bộ. B. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh. C. Thực hiện việc hợp tác với phương Tây. D. Mua các bằng phát minh khoa học. Câu 25. Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành chủ yếu trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Văn hóa – giáo dục. C. Kinh tế. D. Quân sự. Câu 26. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị là gì? A. Nhật giữ vững độc lập, chủ quyền và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. B. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á. C. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á. D. Sau cải cách nền kinh tế - xã hội của Nhật Bản ổn định. Câu 27. Ý nào không phải tác dụng của cuộc Duy tân đối với nền kinh tế Nhật Bản? A. Nhật thoát khỏi nguy cơ thành thuộc địa. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. C. Chế độ nông nô bị xóa bỏ. D. Đưa kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng đầu thế giới. Câu 28. Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á? A. Bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm lược. B. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng. C. Nhà nước thực hiện chính sách "bế quan toả cảng". 3
  4. D. Giai cấp thống trị sớm nhận thức vai trò của cải cách và đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước. Câu 29. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX diễn ra A. yếu ớt rồi nhanh chóng kết thúc. B. lẻ tẻ, không có sự liên kết. C. liên tục, bền bỉ. D. như vũ bão. Câu 30. Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, thực dân Anh đã A. khuất phục triều đình Mãn Thanh. B. câu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc. C. tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện. D. tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mỹ, Nhật Bản. Câu 31. Đến cuối thế kỉ XIX, Nga - Nhật chiếm vùng nào của Trung Quốc? A. Vùng Đông Bắc. B. Vùng Vân Nam. C. Vùng châu thổ song Dương Tử. D. Tỉnh Sơn Đông. Câu 32. Người đứng đầu cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc năm 1898 là ai? A. Khang Hữu Vi. B. Vua Quang Tự. C. Tôn Trung Sơn. D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi. Câu 33. Đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai? A. Lương Khải Siêu. B. Khang Hữu Vi . C. Vua Quang Tự. D. Tôn Trung Sơn. Câu 34. Nội dung cơ bản của học thuyết Tam dân do Tôn Trung Sơn đề ra là A. dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. B. xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. C. dân tộc độc lập, bình đẳng, bác ái. D. dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng. Câu 35. Mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc khởi nghĩa ở A. Sơn Đông. B. Nam Kinh. C. Vũ Xương. D. Bắc Kinh Câu 36. Mục đích của cuộc vận động Duy Tân (1898) ở Trung Quốc là gì? A. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa. B. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến. C. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ ở Trung Quốc. D. Phục hồi triều đình phong kiến Mãn Thanh. Câu 37. Đế quốc nào là nước đầu tiên chiếm Trung Quốc? A. Pháp. B. Anh. C. Mĩ. D. Đức. Câu 38. Đáp án nào sau đây không phải là kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi? A. Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. B. Thành lập chế độ Cộng hòa, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc. C. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á 4
  5. D. Cổ vũ phong trong đấu tranh yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Câu 39. Đến cuối thế kỷ XIX, vùng nào của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Pháp? A. Bắc Kinh. B. Vân Nam . C. Hồng Kông. D. Thượng Hải. Câu 40. Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là A. phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất B. phải kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. C. phải sử dụng bạo lực cách mạng để giành độc lập. D. phải có sự liên kết với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. HẾT 5